11 ý tưởng trồng rau Thạch Sanh tại gia hay tuyệt vời

rau thạch sanh
Bạn có tin là một số cây rau, đặc biệt là rau thơm, sau khi bạn đã cắt những phần ăn được, phần còn lại vẫn có thể trồng tiếp để ăn? Gọi là rau Thạch Sanh vì bạn chỉ mất tiền mua một lần, nếu biết cách tận dụng thì sẽ rau cỏ trong nhà sẽ “hết vơi lại tự nhiên đầy”. Vừa tiết kiệm tiền đi chợ, vừa tạo thêm màu sắc thiên nhiên trong căn nhà như đang được trang hoàng cây cảnh vậy. Bạn sẽ vô cùng thích thú với những ý tưởng này.

Hành, tỏi và các loại thảo mộc tươi rất dễ trồng và mọc lại ngay cả khi chỉ còn thừa một mẩu cuống, vài loại thậm chí còn mọc ngay cả trên khay đựng trong bếp. Dưới đây là 10 loại rau, thảo mộc bạn chỉ cần trồng một lần và sẽ mọc lại mãi mãi.

1. Tỏi

Một khi những củ tỏi bắt đầu mọc mầm, chúng sẽ không còn thơm và cay mấy nữa. Vì thế, nếu bạn sử dụng để nấu nướng thì cũng không còn hương vị như ý. Nhưng bạn đừng vội vứt chúng đi. Hãy cho chúng vào một cốc nước và chúng sẽ phát triển thành cây. Lá tỏi có hương vị nhẹ hơn củ nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu dùng với salad, mỳ ống hoặc trang trí  trên một số món ăn.

 

tỏi, trồng tỏi

Cách làm hết sức đơn giản, bạn hãy lấy những củ tỏi đã bắt đầu mọc mầm, cho vào bát hoặc cốc, đổ nước ngập qua rễ một chút và đặt chúng ra cửa sổ. Lưu ý là không nên đổ quá nhiều nước nếu bạn không muốn tỏi bị úng và hỏng.

Các tép tỏi sẽ bắt đầu mọc rễ rất nhanh sau một vài ngày. Bạn có thể thu hoạch những mầm tỏi khi chúng lên khoảng 6-7cm. Khi thu hoạch, bạn chỉ cần dùng kéo và cắt mầm ra là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng tỏi xuống đất nếu thích, tỏi sẽ lớn rất nhanh và bạn cứ thu hoạch mầm giống như trên hoặc để lâu cho chúng ra thêm nhánh.

2. Cà rốt

Phần đầu gốc của củ cà rốt thường bị vứt đi khi chế biến, nhưng nếu bạn cho chúng và khay nước và đặt phía ngoài cửa số, bạn sẽ thấy chúng mọc mầm. Mầm xanh đó có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng làm salad.

Món salad sử dụng lá cà rốt

Cách trồng cà rốt như sau:

– Chọn cà rốt tươi (quả già) có màu xanh phía đầu gốc
– Cắt cà rốt, chừa lại khoảng 3-4cm ở phía đầu gốc
– Đặt phần đầu gốc cà rốt trong một chiếc tô nhựa nông, phần gốc hướng lên trên
– Cho nước vào nhưng không ngập đến phần đầu gốc
– Đặt tô nhựa ở nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên
– Thêm nước vào nếu nước bị cạn

Ngọn cà rốt sẽ nảy mầm trong khoảng 1-2 tuần cho bạn thu hoạch.

cà rốt, trồng cà rốt

3. Húng quế

Dùng kéo cắt một cọng húng quế dài khoàng 10cm, cho cọng này vào một cốc nước đầy và đặt chúng ra ngoài ánh sáng tự nhiên. Nước trong cốc cần thay hàng ngày. Bạn sẽ thấy vài hôm sau sẽ rễ sẽ mọc ra. Khi nào rễ được khoảng 5cm bạn có thể trồng chúng ra đất và sử dụng lâu dài.

húng quế, trồng húng quế

4. Hành lá

Chỉ cần bạn để lại khoảng 2cm rễ và một phần thân dưới của hành lá rồi cho chúng vào một cốc nước nhỏ ngập khoảng 1/3-1/2 phần thân. Mất khoảng 5 ngày để một củ hành lá (hoặc hành xanh) có thể mọc lại đầy đủ lá.  Trong một tuần, bạn đã có thể sử dụng lá để nấu ăn.

hành lá, trồng hành lá

hành lá, trồng hành lá

hành lá, trồng hành lá

5. Rau diếp lá dài

Nếu bạn có một thân rau diếp lá dài hoặc xà lách nguyên vẹn, hãy cắt phần lá trên để sử dụng, giữ lại phần dưới gốc nhé. Để phần gốc này trong một bát với khoảng 1,2cm nước và cho ra ngoài cửa sổ. Bạn sẽ có thể nhìn thấy các lá mới sẽ mọc sau 2 tuần và phát triển hoàn toàn sau 3-4 tuần.

rau diếp, trồng rau diếp

rau diếp, trồng rau diếp

rau diếp, trồng rau diếp

6. Cải chíp (cải thìa)

Cũng giống như rau diếp lá dài, cải thìa có thể phát triển tương tự. Cách đơn giản là bạn giữ lại phần gốc và khoảng 2cm phần thân sát gốc, cho chúng vào bát nước ngập khoảng 2/3, sau đó chúng sẽ lớn lên. Trong 1 hoặc 2 tuần, bạn có thể cho chúng ra đất để chúng phát triển toàn diện hơn.

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

7. Hành tây

Bạn có thể dùng dao cắt lấy đoạn cuối có rễ của củ hành tây và giữ lại. Trồng đoạn cuối của củ hành tây trong một khay nước hoặc trực tiếp xuống đất, chúng sẽ mọc lại. Bạn có thể thu hoạch lá hoặc chờ để thu hoạch củ.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

Phần lá của hành tây sẽ y chang hành lá đấy. Bạn có thể dùng để tăng gia vị cho các món ăn rất tuyệt. Nếu đợi để thành củ thì thời gian chờ sẽ lâu hơn nhiều nhé.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

8. Gừng

Cũng như hành tây, củ gừng có thể trồng lại vào đất để chúng sinh sôi nảy nở, nhưng quá trình này sẽ lâu hơn một chút. Nếu bạn thấy củ gừng nhà mình bắt đầu hơi héo đi thì hãy lấy vài nhánh và gieo vào đất hoặc chậu đất nhé. Không nhất thiết phải trồng quá sâu trong đất, bạn chỉ cần chăm chỉ tưới cho cây, giữ đất ẩm ướt và để ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên là gừng sẽ phát triển. Có thể mất vài tháng để chúng nảy mầm và sau 8-10 tháng mới có thể thu hoạch được những củ gừng ngon nhưng có lẽ cũng đáng để bạn chờ đợi đấy.

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

9. Nấm

Trồng thân cây nấm trong một ít đất hữu cơ hoặc sử dụng bã cà phê để bón, đặt chúng trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ và thiếu ánh sáng. Việc phát triển của chúng sẽ tương đối khó khăn, sau vài tuần chúng mới mọc lại nhưng cũng có thể bị thối nếu môi trường không đủ điều kiện phát triển.

nấm tươi, trồng nấm tươi

10. Rau mùi

Như húng quế, rau mùi có thể mọc lại từ phần gốc nếu đặt chúng trong cốc nước. Một khi rễ đủ dài, bạn hãy trồng chúng ra đất. Một vài tuần, những lá đầu tiên sẽ mọc và bạn có thể thu hoạch sau vài tháng.

cây rau mùi, trồng rau mùi

11. Cần tây

Cũng giống như cải thìa, với cần tây, bạn giữ khoảng 2cm phần thân ở gốc. Cho phần thân vào bát nước ngập khoảng 1/3-1/2 thân cây, rồi cho bát ra nơi có ánh sáng tự nhiên. Thay nước mỗi ngày.

Sau khoảng 5-7 ngày thì phần lá ở giữa sẽ nhú lên.

Bạn di dời thân cần tây vào một lon kim loại đã dùng hết có đựng đất.

Bạn cần tưới cây thường xuyên tới khi chúng mọc cao lên.

Khi chúng phát triển cao, bạn có thể cho cây và đất ra ngoài.

Đục lỗ ở đáy lon thiếc.

Sau đó lại cho đất và cây vào trồng lại tới khi thu hoạch được.

Sau khi thu hoạch thì bạn cứ tiếp tục trồng lại theo cách cũ nhé.

Hướng dẫn trồng cây trong chậu treo ngược

chậu treo ngược
Khi đã thích cây, hoa cảnh, ta sẽ quan tâm đến các cách trồng cây để có thể ngắm hết được vẻ đẹp của nó. Trồng cây trong chậu với giá thể, trồng cây trong nước ( trồng thủy canh), trồng cây trong chậu treo ngược, lạ phải không các bạn, treo ngược thì làm sao mà các chậu cây có thể sống và phát triển được chứ, nhưng không có gì mà không thể đúng không nào? Hãy xem cách làm nhé!.

Nguồn gốc của các chậu hoa treo ngược

Những chậu cây treo ngược - cách trồng cây khá mới lạ và ngộ nghĩnh

Ý tưởng trồng cây trong các  chậu  treo ngược này xuất phát từ New Zealand, một đất nước nổi tiếng với thảm thực vật sống động và phong cảnh ngoạn mục. Người đã đưa ra các ý tưởng cho chậu hoa treo ngược chính là là Jake và Patrick Morris.

 Các vật dụng cần chuẩn bị

Một chậu hoa treo ngược với cây giống là một loài hoa thân mềm

1. Đất tơi xốp dùng để trồng cây;
2. Cây giống có thân mềm (cây lá màu,cà chua, dưa leo, bí, ớt, các loại cây gia vị….);
3. Chậu có thể dùng treo ngược ( có thể mua tại các của hàng hoặc cũng có thể tự làm).

Các bước thực hiện

các bước thực hiện khi trồng cây treo ngược

Trước khi trồng các chậu cây, hoa treo ngược cần kiểm tra lại dây treo, đảm bảo dây và chậu sử dụng chắc chắn, không mục, giòn dễ bị đứt, vì nếu dây treo không tốt sẽ dễ làm hỏng cây kiểng của bạn.
Bước 1: Cho cây giống vào lỗ chậu từ phía dưới
Bước 2: Cho các đất tơi xốp vào chậu từ phía trên
Bước 3: Tưới nước lên phía trên để đảm bảo độ ẩm cho cây

 Lợi ích của việc trồng cây kiểng trong các chậu hoa treo ngược

Trồng cây treo ngược giúp ta tận dụng được các không gian nhỏ hẹp, đáp ứng nhu cầu thư giãn

Đây là một cách trồng khá mới và ngộ nghĩnh đúng không , những thiết kế này khiến ta không còn phải lo lắng về việc phân bổ diện tích cho các chậu cây nhỏ, chúng có thể được treo bất cứ nơi nào trên trần nhà hoặc gắn trên tường. Các mẹ các chị có thể tận dụng không gian nhà mình để trồng các  loại cây gia vị, tuy không nhiều nhưng có thể giúp các bà nội trợ giải quyết nhu cầu cần gia vị của mình trong lúc khẩn cấp.

Các loại chậu này có ưu điểm:

Các dưỡng chất có trong chậu sẽ được cây hấp thụ 100%;
Tiết kiệm không gian và diện tích nhà của bạn;
Tiết kiệm nước tưới khoảng 80%;
Có thể dễ dàng trồng và chăm sóc không tốn nhiều thời gian, không lo nấm mốc, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Bí quyết của việc trồng cây treo ngược là gì? Chính là bên trong túi có đất trồng, nước và các dưỡng chất bao quanh sẽ thường xuyên “bồi bổ” cho cây, giúp cho bộ rễ cây luôn được bao phủ bởi các chất dinh dưỡng, giúp cây khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn khi trồng cây thẳng đứng.

Chậu cây treo ngược phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà, phòng khách với một chậu cây treo ngược là nét lạ mà khách mời

Chậu cây treo ngược dễ dàng phù hợp với mọi không gian, ngay cả khi diện tích nhà khiêm tốn, hay ta không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thì chúng vẫn sẽ giúp ta thực hiện được thú vui ngay tại căn hộ nhỏ bé của mình.Các chậu cảnh đẹp sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, yêu đời hơn trong thú vui làm vườn ngay tại sân nhà, tầng thượng hay ban công đầy gió…

Căn nhà bạn trở nên xinh xắn, độc đáo với những chậu cây treo ngược như thế này!

Chậu cây treo ngược hiện nay đang là là xu hướng mới nhiều người thích có trong căn hộ xinh xắn của mình.

 

Mồng tơi: Công dụng và lưu ý khi trồng

rau mồng tơi
Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.

Mồng tơi có hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Mồng tơi là cây rau mùa hè, nhiệt độ thích hợp 25-30°C. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m. Về thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được cho ta 14 kcal, 580 mg Vitamin A, 72mg Vitamin C và các chất khoáng vi lượng.

Mồng tơi trong Đông y có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng. Rau mồng tơi chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, đái dắt, kiết lỵ, là loại rau tốt cho người tiểu đường, trị núm vú sưng, trị tiểu buốt, tăng sữa cho sản phụ sau sinh, trị vết thương, trị đau nhức xương khớp, chữa yếu sinh lý ở nam giới và chữa di hoạt tinh rất hiệu quả, nước ép từ quả dùng trị đau mắt và làm đẹp da…

mồng tơi

Rau mồng tơi còn thường được gọi với cái tên là mùng tơi, nhiều nơi còn gọi đây là rau lạc quỳ. Tên khoa học của loại rau này là Basella alba L. Đây là một loài cây leo dễ trồng, dễ nuôi, dễ phát triển tốt, và cũng rất dễ tìm mua. Mồng tơi thường được sử dụng để nấu canh, đặc biệt là canh cua. Ngoài ra, rau mồng tơi dùng nhúng lẩu ăn cũng rất hợp miệng. Vậy cụ thể mồng tơi có những đặc điểm và lợi ích gì cho chúng ta?

1. Đặc điểm của rau mồng tơi

1.1. Đặc điểm chung

Rau mồng tơi là loại cây leo xuất hiện ở rất nhiều nơi ở nước ta. Loại cây rau này có thể dễ dàng được gieo trồng và phát triển nhanh chóng. Các cây mồng tơi có đặc điểm kiểu hình chung là phần thân mập mạp, căng mọng và khá nhẵn nhụi. Lá mồng tơi cũng tương đối dày và mọng nước. Cả lá lẫn thân cây mồng tơi đều có rất nhiều chất nhầy bên trong.

Lá cây rau mồng tơi thường mọc ở dạng hình tim. Nhưng cũng có nhiều lúc bạn sẽ bắt gặp những chiếc lá hình trứng. Lá cây có màu khá tương đồng so với phần thân, và trở nên sẫm hơn khi lá càng già đi. Những chiếc lá mọc xen kẽ nhau trên thân cây và có phần cuống lá cũng căng mọng không kém để kết nối với thân.

Có thể bạn chưa biết, cây mồng tơi cũng có hoa và quả. Những bông hoa thường nằm xen trong các kẽ lá. Hoa nở thường có màu trắng hoặc tím. Quả mồng tơi rất nhỏ, nhưng chúng cũng mọng nước giống như các bộ phận khác của cây dù chỉ lớn khoảng vài milimet. Khi mới nhú, quả của cây mồng tơi thường có màu xanh, trùng với cuống và lá. Càng về già, lá rau mồng tơi sẽ càng trở lên tím dần rồi đen hẳn.

Những cây rau mồng tơi ưa những nơi có điều kiện đất đai tơi xốp. Kết hợp với đặc điểm khí hậu của các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Loại rau này được tìm thấy và sử dụng nhiều tại các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Âu, Nam Á,…

1.2. Giá trị dinh dưỡng rau mồng tơi

Không phải tự dưng mà mồng tơi rất được coi trọng trong giới đông y. Tất cả là do hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và nhiều thể loại, rất tốt cho sức khỏe của con người.

Cụ thể hơn, rau mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin thiết yếu của cơ thể như vitamin A, các loại vitamin B như B1 và B2, vitamin C, PP, chất đạm, chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, trong rau còn có các chất khoáng cần thiết khác như Calcium, chất sắt, protein, folate, sắt …

rau mồng tơi

2. Công dụng của rau mồng tơi

Mồng tơi là một loại thảo dược quý trong đông y. Nó là công cụ thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, mồng tơi còn đặc biệt tốt cho tiêu hóa vì nó có khả năng nhuận tràng tốt, cải thiện các triệu chứng táo bón, tiểu buốt, tiểu dắt,…

Nhiều phương thuốc đông y đã sử dụng nguyên liệu rau mồng tơi trong việc chữa bệnh nhiễm trùng đường ruột, kiết lị, ruột thừa,… Không chỉ thế, mồng tơi còn có khả năng chữa trị những triệu chứng đau nhức xương khớp, gãy xương,… Và các bệnh ngoài da như bỏng, nổi mề đay, nấm, gàu,…

Bên cạnh đông y, tây y cũng sử dụng nguyên liệu rau này để giảm lượng mỡ và cholesterol trong máu, trị mụn nhọt, chăm sóc da,…

Dưới đây là danh sách tham khảo những cách sử dụng rau mồng tơi để điều trị một số triệu chứng nói trên tại nhà.

2.1. Điều trị hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài

Nếu bạn hoặc người thân đang phải chịu đựng triệu chứng này, hãy tích cực kết hợp mồng tơi vào trong các bữa ăn. Có thể nấu món gà hầm với rau mồng tơi theo hướng dẫn dưới đây.

  • Chuẩn bị một lượng rau tùy ý sao cho đủ ăn, và 1 con gà cỡ vừa để hầm.
  • Nhặt rau, lấy những phần lá, thân và ngọn còn non. Sau đó rửa rau thật sạch rồi thái nhỏ.
  • Có thể mua gà đã được làm sạch sẵn, hoặc tự làm sạch ở nhà đều được. Đảm bảo gà được nhặt sạch lông, cắt bỏ phần đầu, chân và nội tạng. Sau đó chặt gà ra thành từng miếng vừa ăn.
  • Hầm gà trong nồi cho đến khi chín tới, sau đó tiếp tục cho rau mồng tơi vào, chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục hầm trong vòng 20 phút rồi múc ra ăn.

Ăn món này khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ giúp thông tiện hiệu quả, không còn gặp hiện tượng ra máu khi đi ngoài nữa.

2.2. Làm dịu, trị các vết bỏng, giúp vết thương mau lành

Rau mồng tơi có khả năng làm dịu rất tốt. Nếu bạn bị phỏng, bị thương, hãy giã nhuyễn các lá rau ra. Sau đó, bôi phần chất nhầy lên vết bỏng, có thể đắp cả phần bã rau lên nếu muốn. Vết thương, vết bỏng sẽ được làm dịu nhanh chóng, và mau lành hơn hẳn.

2.3. Trị mụn trứng cá, mụn nhọt bằng rau mồng tơi

Nếu bạn đang khổ sở vì những nốt mụn trứng cá, hay những nốt nhọt gây đau đớn, khó chịu, hãy sử dụng rau mồng tơi để điều trị tình trạng này.

  • Sử dụng vài lá mồng tơi rửa sạch, ngâm với nước muối để diệt bớt vi khuẩn.
  • Sau đó giã nát lá rau mồng tơi. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn giã chung với lá rau diếp cá – một loại rau cũng rất tốt cho việc trị mụn.
  • Lấy phần nước nhầy thoa lên vùng bị mụn, thực hiện đều đặn 2 đến 4 lần mỗi tuần. Đối với những nốt nhọt lớn, bạn có thể đắp cả phần bã lá lên càng tốt.

Đây là phương pháp thiên nhiên, nên sẽ khó có thể có tác dụng ngay lập tức như các loại hóa mỹ phẩm khác. Tuy nhiên, cách này sẽ an toàn hơn cho da của bạn.

2.4. Cải thiện tình trạng bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng rau mồng tơi

Nếu bạn đang bị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, hãy thực hiện những cách sau. Đảm bảo sau một thời gian, tình trạng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể. Có hai cách để thực hiện.

Cách đầu tiên, bạn hãy sử dụng vài lá mồng tơi để giã nát chung với vài hạt muối. Sau đó dùng hỗn hợp rau và muối đó đắp lên hậu môn và giữ nguyên trong vòng 30 phút rồi rửa sạch. Cách một ngày lại đắp một lần. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng trĩ của mình được cải thiện hiệu quả.

rau mồng tơi

Một cách làm khác mà bạn có thể tham khảo. Đó là ăn canh rau mồng tơi thường xuyên. Có thể dùng để nấu các loại canh như canh cua, thịt băm, nấu với tôm,… Ăn rau mồng tơi nhiều ngày trong tuần để thấy tình trạng trĩ của mình được thuyên giảm đáng kể.

Cách làm thứ 3 là làm nước uống. Bạn rửa sạch rau, ngâm với muối để diệt sạch vi khuẩn. Sau đó, xay nhuyễn một bó rau mồng tơi chung với 1 cốc nước lọc sạch. Sau khi xay, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt để uống mỗi ngày. Uống liên tục trong vài tuần, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.

2.5. Trị táo bón, thanh nhiệt giải độc hiệu quả

Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

2.6. Điều trị suy nhược cơ thể, khí hư

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, cơ thể bị suy nhược, thì hãy tích cực sử dụng rau mồng tơi. Theo đó, bạn hãy chuẩn bị khoảng 100 gram rau, 1 con gà ác, 1 chút đậu đen.

Sau đó, sơ chế gà sạch sẽ, nhặt sạch lông và bỏ nội tạng. Cho vào nồi hoặc nồi áp suất để ninh mềm nhừ chung với đậu đen. Sau khi gà đã nhừ, cho tiếp rau mồng tơi vào cho đến khi chín là có thể múc ra ăn. Lưu ý, hãy ăn hết cả phần nước lần cái, do gà ninh tiết ra rất nhiều chất dinh dưỡng vào nước.

Bạn có thể cho thêm đậu phộng, đậu nành, hạt sen vào để hầm chung cũng rất bổ.

2.7. Chữa sưng hoặc nứt núm vú

Vì mồng tơi có khả năng làm dịu tốt, nên nếu bạn bị sưng hoặc nứt núm vú, hãy thử những cách dưới đây.

Cách 1, xay rau mồng tơi lấy nước uống. Đầu tiên, bạn giã nát 1 nắm rau mồng tơi. Sau đó, cho thêm vào khoảng 300 đến 500 ml nước sôi để nguội, sau đó lọc phần lá ra để giữ lấy nước uống. Uống loại nước này mỗi ngày sẽ giúp vết thương được kháng khuẩn, mau lành hơn.

rau mồng tơi

Bạn cũng có thể giã nát rau mồng tơi rồi đắp trực tiếp cả phần nước nhầy lẫn bã rau lên núm vú. Sau 20 phút, hãy dùng một chiếc khăn lau sạch phần mồng tơi đã đắp. Vết thương đau nhức sẽ được làm dịu và mau lành hơn.

2.8. Chữa đau nhức xương khớp

Để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp, hãy chuẩn bị khoản 3 lạng thịt chân giò heo, cùng với 2 lạng rau mồng tơi và một ít rượu trắng.

Sau đó, bạn mang giò heo đi ninh thật nhừ, sau đó tiếp tục cho thêm rượu trắng và rau vào để nấu đến khi chín là có thể ăn được. Khi thời tiết thay đổi, các cơn đau nhức xương khớp hoành hành dữ dội hơn. Ăn canh rau mồng tơi nấu với chân giò heo có thể cải thiện rất hiệu quả. Những người bị đau xương khớp do chấn thương cũng nên cân nhắc ăn món ăn này để việc điều trị tiến triển tốt hơn.

2.9. Ngăn ngừa chảy máu cam

Mồng tơi là một loại rau có tính mát, ăn vào sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả. Vì thế, mà nó có thể giúp ngăn ngừa các đợt chảy máu cam do nóng trong người. Thường xuyên ăn canh rau mồng tơi sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, từ đó không còn bị chảy máu cam.

Mồng tơi khi trồng cần chú ý:

– Thời vụ:

Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Tuy nhiên ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm.

– Giống:

Mồng tơi có 2 giống phổ biến trong sản xuất như: mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.

– Làm đất:

Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng. Làm luống rộng 1-1,2m, rãnh luống rộng 0,2-0,3m và cao 25-30cm.

mồng tơi

– Mật độ khoảng cách:

Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật. Khoảng cách khoảng 20-25cm x 20cm/1 cây. Mật độ 16,5 vạn cây/ha, lượng hạt gieo khoảng 20-21 kg/ha.

– Phân bón:

Phân hữu cơ cần ủ thật hoại, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau. Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

Tùy theo từng loại đất, giống, các giai đoạn sinh trưởng của mồng tơi mà tính toán lượng phân bón hàng năm cho cây thích hợp. Đặc biệt là các loại phân có hàm lượng chất hữu cơ cao như phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên có hàm lượng hữu cơ 45%; N: 9%; P2O5: 0,3%; K2O: 4,5%, ngoài ra còn có một số dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, axít amin và vitamin.

Mồng tơi trồng mới bón lót trước khi trồng 50 kg phân hữu cơ khoáng Vedagro + 50 kg phân lân. Thúc sau khi trồng 15 ngày bón 20 kg urea. Mồng tơi gốc, sau mỗi lần thu hoạch cần bón 50 phân hữu cơ khoáng vedagro .

Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất.

Mẹo trồng rau tại nhà đơn giản và tiết kiệm cho gia đình

trồng rau tại nhà

Hiện nay người dân đô thị quan tâm nhiều vào việc trồng rau tại nhà với nhiều vấn đề cần giải đáp như dụng cụ chuẩn bị ra sao? Vị trí để các chậu rau sao cho cây mọc tốt khỏe ? việc tưới nước bón phân cho trồng rau tại nhà cần biết những điều cơ bản gì ?

Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn các thắc mắc đối với những ai muốn tập trồng rau tại nhà.

trồng rau tại nhà

1/Những dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau tại nhà

Nếu tại nhà có sẳn những chậu đang trồng cây kiểng thì có thể tận dụng trồng rau tại nhà gồm các loại rau thơm như rau hung quế, húng chanh ( tần dầy lá), ớt, bạc hà, rau diếp cá, rau răm…

2/Vị trí tốt nhất cho việc trồng rau tại nhà

 Nếu ở nhà có diện tích sân thượng hay mảng vườn khoảng gần 10m2 thì có thể trồng thêm rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách, rau dền, ….trồng trực tiếp xuống đất hay trồng trong các khay xốp.

Về ánh sánh cần cho trồng rau tại nhà tốt nhất là nắng chiếu buổi sáng ( nhà ở hướng Đông), trường hợp nhà ở thành phố thì cần thời gian chiếu sáng từ 5-6 tiếng là cây rau mọc tốt nhất, nếu trồng nơi ít ánh sáng thì cây rau sẽ vóng cao và ít lá.

 3/Vấn đề nước tưới cho trồng rau tại nhà

 Trồng rau tại nhà có thể dùng nước giếng để tưới cho rau  là tiết kiệm, còn dùng nước máy cần tưới vừa đủ bằng thùng tưới hay vòi phun để hạn chế nước dư tràn ra ngoài gây lãng phí.Nên tưới vào sáng sớm và tưới nhẹ lần nữa và buổi chiều mát.Nếu dùng vòi tưới có tia nước mạnh dễ làm dập lá rau.

 4/Gieo hạt là bước quan trọng nhất đối với trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà quan trọng nhất là gieo hạt giống rau, các loại rau ăn lá thì gieo dễ dàng, riêng một vài giống rau thơm rất khó gieo như kinh giới, ngò gai, hành lá, …cần ủ ngâm hạt giống trong nước ấm từ 6-10 giờ giúp hạt mau nứt vỏ, tốt nhất nên mua giống cây rau mà người ta gieo và nuôi cây giống đang lớn thì thuận lợi hơn.

 5/Kinh nghiệm bón phân và chăm sóc đối với trồng rau tại nhà

Sau mỗi đợt thu hái là rau để dùng cần bón thêm phân trùn quế vào gốc cây để cây cho thêm đợt lá mới.

Trường hợp rau ăn lá có thể tưới thêm phân urê theo tỉ lệ pha là 02 muỗng ca phê phân Ure ( khoảng 8 gram) trong 02 lít nước tưới vào rau lá khi cây còn nhỏ hay có 2-3 cặp lá vừa ra.Nên tưới phân ure vào chiều mát để cây hấp thu hết lượng phân cung cấp.Thời gian cách ly khi bón phân ure như trên là 5-7 ngày do lượng phân đạm được pha loãng.

Lưu ý khi trồng rau tại nhà tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thưc vật, nếu thật sự cần thiết thì tham khảo danh mục thuốc BVTV cho rau an toàn ban hành năm 2008.

Trồng rau tại nhà thật đơn giản ai ai cũng có thể thực hiện được.

2 cách trồng rau quế hiệu quả

rau quế

Nếu như các bạn có dịp ra nước ngoài nhất là các nước Châu Âu hay Mỹ thì các bạn sẽ nhận thấy rằng các loại rau đều rất mắc và nhiều khi cũng không có mà mua nữa. Cho nên việc tự lực cánh sinh khi muốn ăn rau khi ở đây rất cần thiết khi bạn muốn có 1 bữa cơm gia đình theo truyền thống Việt hay đơn giản chỉ là bát phở có đầy đủ rau vị. Farmvina xin chia sẻ vài cách trồng rau quế đơn giản dễ làm phù hợp cho mọi người như sau :

Cách trồng rau quế có 2 cách

1) Mua rau quế ăn phở về ăn hết lá già, còn lá non trên ngọn thì ngâm vào nước lạnh và sau đó giâm thẳng vào chậu

2) Trồng bằng hạt

Trồng theo cách 1 và sau đó cây lên nhiều và lại gieo thêm 1 mớ hạt nữa. Lọai hạt gieo mua từ VN có tên là sweet basil.

Mua đất trồng rau bỏ vào chậu. Nước sạch 1 thùng to và trộn thêm 1 nắp nước dùng để cho rau phát triển tốt rồi tưới vào chậu và dùng tay không (ròm không dùng găng tay khi làm vườn) trộn đều đất cho thấm nước.

Rau quế ăn hết lá già, còn lá non và ngọn cây, đem cắt vát ở gốc rồi cắm hết vào ly nước. Đến chều tối tắt nắng và hơi nóng không còn bốc lên từ cây cỏ nữa thì ra trồng. Lúc ấy mới cắm các cây quế xuống và cắm sâu 1 chút cho nó có đủ sức hút.

Lúc cắm xong tưới để cho nước ngập trong chậu và đất nhão nhẹt thì qua đêm nó mới không ngủm, yếu cây.

Buổi sáng thì tưới nhẹ, và buổi tối thì tưới đẫm nước.

Rau quế
Trồng rau quế đơn giản

Đây là 5 chậu quế của ròm trồng bằng cách giâm cành. Nếu có thấy cây bé bé là do ròm mới thảy hạt vào sau này.

Cây lớn là giâm cành còn thấy mấy bé bé tí tí đó là mới quăng thêm 1 ít hạt giống vào chậu

Còn một cách nữa đó là trồng trong cốc luôn ròm thấy từ VF.

Cắt nhánh rau như vầy …. Đừng tách nhánh rời ra

rau quế
cách cắt rau quế
rau quế
Bỏ cành quế vào trong nước chờ ra rễ

Lấy 1 cái ly cao và ngâm trong nước lạnh vài ngày cho đến khi thấy rễ mọc ra thì đem ra đất đào lỗ và cắm xuống.

trồng cây quế
Và đây là trước và sau khi ra rễ …. và hai cây này khác loại …. cho nên các nhánh không giống nha

trồng quế

 

Các hệ thống trồng rau thủy canh phổ biến

thủy canh
Hệ thống trồng rau Thủy Canh phổ biến

1-      Thủy canh (WATER CULTURE)

– Hệ thống trao đổi nước là đơn giản nhất và lâu nhất của hệ thống thủy canh.

– Xây dựng nên rất đơn giản theo nguyên lý : tất cả đều trên dung dịch dinh dưỡng nuôi cây , toàn bộ rễ cây cũng trên .

– Một loại máy bơm khong khí sử dụng để cung cấp ô xi cho rễ.

 

2-      Hệ thống Nước lên và xuống định kì ( Ebb & Flow)

–          Khi kích hoạt, dung dịch dinh dưỡng được nhỏ giọt đều theo thời gian đặt sẵn,

–          Các dung dịch được bơm vào khay, khi nào tắt bơm, dung dịch dược hút trở lại bồn chứa. Những phần dug dịch rễ cây ko hấp thụ được sẽ quay ngược lại thùng dung dịch và được chế tạo lại sử dụng sau này.

  • Ưu điểm : Hệ thống này linh hoạt, sử dụng nhiều loại chất trồng khác nhau.
  • Nhược điểm : Nếu không chăm sóc cẩn thận, cây nhanh bị hỏng rễ . rễ có thể khô nhanh khi chu kì nước ngưng. Vì vậy khay chứa nên dung chất giữ nhiều nước hơn : xơ dừa, các chất khác : Rockwool.. được bán nhiều trên thị trường.

 

3-   Hệ thống N.F.T (Nutrient Film Technique)

–          Hệ thống N.F.T có 1 dòng chảy dinh dưỡng liên tục chạy qua các rễ,

–          Cây được đặt trên từng khay, các khay đặt trên 1 rãnh kí nước được gọi là kênh,

–          Hệ thống NFT được dựa trên nền tảng của : độ dốc của kênh, tốc độ dòng chảy, đồng thời cân đối giữa dòng chảy và chiều dài của kênh,

  •      Ưu điểm : rễ cây được tiếp xúc với đày đủ các nguồn cung cấp Ô-xy; nước; và các chất dinh dưỡng. Đây cũng là hình thức Trồng Thủy Canh mang lại hiệu quả cao
  •      Nhược điểm: khó chống lại mức gián đoạn của dòng chạy, chẳng hạn mất điện…

 

4-      Hệ thống Bấc (wick system)

–          chất dinh dưỡng được đặt thùng riêng

–          máy bơm không khí được bơm lên cung cấp ôxy cho cây.

–          Sử dụng các Bấc (vWick) các chất dinh dưỡng được đẩy dần lên trên cây.

Phương pháp này, phải áp dụng những lượng dung dịch lớn, cung cấp cho cây.

 

5-      Khí canh ( Aeroponic System):

–          Phương pháp sử dụng dạng phun sương không khí,

–          Rễ cây được phơi trong không khí và được phun sương bởi dung dịch dưỡng chất.

–          Do tiếp xúc với không khí, nên nếu quá trình bị gián đoạn, rễ dễ bị khô. Đồng thời, thời gian sử dụng hệ thống, phải cài đặt chu kì ngắn : tầm vài giây 1 lần.