Tìm hiểu cách trồng hoa lan Ophrys (lan con ong, lan ruồi)

lan Ophrys

Mô tả và cách trồng lan con ong, lan ruồi – lan Ophrys

Hôm nay hãy cùng Farmvina hân loại, nguồn gốc, xuất xứ, kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan con ong, lan ruồi – hay còn gọi là lan Ophrys.

Xuất xứ tên gọi:

Tiếng Hy-lạp, ophrys nghĩa là tròng mắt, có lẽ căn cứ vào môi của hoa có lông, giống lông mi ở mắt ngưới.

Tông:

Orchideae.

Tông phụ:

Orchidinae.

Phân bố:

Có lẽ có khoảng 20-30 loài ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Diển hình cho giống này là Ophrys apifera (lan con ong), Ophrys insectifera (lan ruồi), Ophrys lutea (lan ong vàng) và Ophrys tenthredinifera (lan ong cắn lá).

lan Ophrys
Lan Ophrys apifera.
lan Ophrys
Lan Ophys insectifera.
lan Ophrys
Lan Ophrys lutea.
lan Ophrys
Lan Ophrys fuciflora.

Địa lan thân thảo, với 2 hoặc 3 thân củ hình cầu hoặc hình ê líp. Lá mọc từ gốc và dọc theo thân. Vòi hoa đứng thẳng, không phân nhánh, có ít đến một số hoa. Các lá đài nằm ngang, lá không có lông, màu xanh, xanh vàng hoặc màu hồng. Các cánh hoa thường nhỏ hơn các lá đài. Môi hơi cuộn lại, có ba thùy, không có cựa. Môi có lông, nhưng ở tâm có một vùng màu xanh dương hoặc xám sáng.

Người ta ước tính số lượng các loài trong giống này có thể từ 16 đến 251. Một số nhà nghiên cứu thì đưa ra một con số rộng, nhưng người khác thì lại đưa ra một con số hạn chế.

Cách trồng lan con ong, lan ruồi – lan Ophrys

Hầu hết các loài thuộc giống này xuất xứ từ vùng Địa trung hải, và việc trồng chúng được thực hiện trong chậu đặt trong những ngôi nhà trên núi. Chúng cần được thoát nước tốt, đất giầu can-xi và sau khi cây lan đã cho hoa thỉ giữ khô cho đến khi lá tàn.

Phạm Tiến Khoa

Lan bướm Psychopsis và lan Psychopsiella trồng làm sao?

lan bướm

Mô tả và cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm

Lan Psychopsiella

Xuất xứ tên gọi: Gọi theo tên của giống Psychopsis, vì chúng tương tự như nhau.

Tông: Maxillarieae.

Tông phụ: Oncidiinae.

Phân bố: Có 1 loài ở Brasil và Venezuela. Điển hình cho giống này là loài Psychosiella limminghei.

Loài lan lùn, thân rễ leo lên phía trên. Giả hành  nhỏ, hai bên dẹt, hình trái tim, trên đỉnh có 1 lá, cả giả hành và lá đề nằm sát trên mặt chất trồng. Vòi hoa phát xuất từ gốc, dài hơn lá nhiều. Có vài hoa, hoa to so với cây lan, màu sắc nổi bật. Các lá đài và cánh hoa phẳng, không liên nhau, các cánh hoa lớn hơn các lá đài. Môi có ba thùy, phần chân trông như cái túi, thùy giữa rộng hơn hai thùy bên.

CÁCH TRỒNG

Vì chúng có những thói quen khác thường, do vậy nên trồng bằng cách ghép. Nhiệt độ trung bình, bóng râm vừa phải, độ ẩm cao là thích hợp với loài này. Khi thấy cây lan không phát triển bình thường thì giảm tưới.

lan bướm
Lan Psychopsiella limminghei
lan bướm
Lan Psychopsiella limminghei
lan bướm
Lan Psychopsis papilio.

Lan Psychopsis

LAN BƯỚM

Xuất xứ tên gọi: Tiếng Hy-lạp, psyche nghĩa là con bướm, và opsis nghĩa là giồng. Căn cứ vào hoa của chúng giống con bướm.

Tông: Maxillrieae.

Tông phụ: Oncidiinae.

Phân bố: Có 4 loài ở Trung và Nam Mỹ. Điển hình cho giống này là loài Psychopsis krameniana, Psychopsis papilio.

Giả hành mọc thành cụm, hai bên dẹt, ở gốc được bọc một lớp vỏ lụa mỏng. Lá cứng, dựng đứng, thường có những đốm đỏ. Vòi hoa phát xuất từ gốc, dựng đứng, không phân nhánh, hoa nở từng bông một và nở liên tục trong một thời gian. Hoa có màu sắc nổi bật. Lá đài sau và cánh hoa dựng đứng, hẹp ở phần chân, lên đến phần đầu thì rộng ra. Các lá đài bên rộng, phẳng, mép gợn sóng. Môi rộng, có ba thùy, ở chân có mô sần. Khối phấn 2.

CÁCH TRỒNG

Có thể trồng trong chậu với chất trồng thô, dành cho lan biểu sinh hoặc trồng ghép trên tấm dớn. Chúng cần ánh sáng, nơi thoáng khí, nhiệt độ từ trung bình đến ấm, tưới nhiều nước trong thời kỳ tăng trưởng, nhưng cần đưa vào chỗ mát khi cây lan đi vào kỳ nghỉ, lúc đó chỉ cần phun sương trong một ít ngày. Vòi hoa khi hoa đã tàn, không nên cắt bỏ, vì sau đó chúng có thể lại ra hoa tiếp.

Chăm sóc địa lan thời kỳ ra hoa như thế nào?

chăm sóc địa lan

Cách chăm sóc địa lan thời kỳ ra hoa

Muốn điều tiết được thời kỳ ra hoa của địa lan cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra hoa của nó, từ đó có cách chăm sóc địa lan một cách phù hợp.

Đặc điểm thời kỳ ra hoa của địa lan

Các nghiên cứu chứng minh rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ra hoa của địa lan và tác dụng của chúng hết sức phức tạp. Ngoài các yếu tố khí tượng còn phải biết chăm sóc địa lan như liên quan đến nước, phân bón và trạng thái sinh trưởng của địa lan.

Sự hình thành mầm hoa của địa lan có liên quan mật thiết đến trạng thái dinh dưỡng của cây. Cây khỏe mạnh là tiền đề cho địa lan mang hoa và hoa nở được bình thường vì thời gian mang hoa của địa lan khá dài, vào khoảng 8 tháng cho nên nó đòi hỏi phải có nhiều dinh dưỡng hơn các loài hoa lan khác.

Cây khỏe mạnh thân giá to dự trữ được nhiều dinh dưỡng, cành hoa dài và nhiều hoa, chất lượng tốt. Chăm sóc địa lan lúc này chủ yếu là bón phân cho địa lan hợp lý, tỉa mầm, khống chế sinh trưởng dinh dưỡng tăng sinh trưởng sinh thực.

Đối với địa lan trưởng thành tháng 1 – 6 là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, lúc này bón đạm là chính làm cho cây sinh trưởng khỏe, từ tháng 6-10 địa lan bắt đầu chuyển sang sinh trưởng thực cần bón tăng lân và kali, giảm đạm nhằm thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng ở mùa xuân, hè cần tiến hành tỉa mầm, mỗi một giả hành chỉ nên để lại 1-2 mầm nách phát dục bình thường sinh trưởng khoẻ mạnh, làm như vậy sẽ giảm bớt lượng dinh dưỡng bị tiêu hao ở địa lan, thúc đẩy sinh trưởng sinh thực.

Thời gian phân hóa, mầm hoa cần phải khống chế nước đảm bảo cho giá thể khô, giảm lượng nước trong tế bào, tăng cường độ dịch tế bào, khống chế sinh trưởng dinh dưỡng, làm như vậy cũng sẽ thúc đẩy được phân hóa mầm hoa và chùm hoa vươn dài, giúp cho địa lan sớm ra hoa.

Mối quan hệ giữa độ lớn của giả hành với độ dài cành hoa và số lượng hoa

  • Đường kính giả hành = 4,4 cm – Chiều dài cành hoa = 23,3 cm – Số lượng hoa = 10
  • Đường kính giả hành = 3,8 cm – Chiều dài cành hoa = 17,4 cm – Số lượng hoa = 10
  • Đường kính giả hành = 3,6 cm – Chiều dài cành hoa = 17,9 cm – Số lượng hoa = 8
  • Đường kính giả hành = 3,4 cm – Chiều dài cành hoa = 14,6 cm – Số lượng hoa = 6

Cũng có thí nghiệm chứng minh rằng, lượng ánh sáng thích hợp cho địa lan cũng có khả năng thúc đẩy giả hành phình to. Nhiệt độ không khí cũng có liên quan mật thiết đến thời gian ra hoa sớm muộn của địa lan.

Trong điều kiện bình thường, tổng tích ôn từ khi xuất hiện nụ đến ra hoa khá ổn định, vào khoảng 1650 – 1820°c.

Nhiệt độ bình quân/ngày cao hơn 15°C thì thời gian từ xuất hiện nụ đến nở hoa là 110 – 120 ngày. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống 14-15°c thì thời gian xuất hiện nụ đến nở sẽ kéo dài vào khoảng 130 ngày.

Người trồng địa lan có thể căn cứ vào số liệu khí tượng để dự tính thời gian hoa nở để xác định một cách chắc chắn thời gian đưa ra thị trường đáp ứng với nhu cầu thị trường.

chăm sóc địa lan
Hướng dẫn cách chăm sóc địa lan thời kỳ ra hoa

Mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian nở hoa

  • Nhiệt độ bình quân/ngày = 15,8°C – Từ xuất hiện nụ đến ra hoa = 110 ngày
  • Nhiệt độ bình quân/ngày = 15,1°C – Từ xuất hiện nụ đến ra hoa = 122 ngày
  • Nhiệt độ bình quân/ngày = 14.2°C – Từ xuất hiện nụ đến ra hoa = 132 ngày

Chăm sóc địa lan lúc ra hoa

Người ta thường nói nghìn ngày trồng hoa một giờ ngắm hoa để nói rằng kỹ thuật thúc cây ra hoa không dễ. Thực tế chứng minh, qua điều tiết, chăm sóc tỷ mỷ không những thúc đẩy cho địa lan ra nhiều hoa, hình dạng đẹp, màu sắc rực rỡ, hương thơm đậm đà mà còn kéo dài được thời gian ra hoa, cành hoa đẹp.

Điều tiết ánh sáng cho địa lan

Từ khi cây địa lan mang nụ đến nở hoa phải mất vài tháng cho nên phải thường xuyên di chuyển chậu hoa sao cho cây lan thường xuyên nhận được ánh sáng, tránh tình trạng hoa lá mọc lệch làm ảnh hưởng đến giá trị trang trí của cây hoa. Khi hoa nở tùy theo tình hình cụ thể mà đưa cây hoa vào chỗ râm mát nhưng vẫn nhận được ánh sáng tán xạ, tránh ánh sáng mạnh, trực tiếp làm tổn thương hoa làm cho hoa bị héo mất màu, chóng tàn.

Điều chỉnh độ ẩm cho địa lan

Thời kỳ ra hoa của địa lan rất mẫn cảm với độ ẩm của giá thể. Giá thể quá khô phần mềm của rễ bị héo, hoa khó phát triển, hoa nở cũng không bình thường. Nhưng nếu như tưới nước quá nhiều hoặc đọng nước mưa, rễ thiếu oxy sẽ bị thôi, bệnh xâm nhập làm cho cành hoa ngừng phát triển, nụ bị rụng. Bởi vậy việc cấp nước cho địa lan lúc này phải căn cứ vào tình hình cụ thể của giá thể để tưới. Nếu như gặp lúc thời tiết đặc biệt như nhiệt độ cao, khô hanh gió lớn có thể cải thiện môi trường trồng địa lan bằng cách phun mù. Nên giữ cho lá sạch bóng, không được phun nước trực tiếp vào hoa.

Bổ sung dinh dưỡng cho địa lan

Địa lan từ khi mang nụ cho đến kết thúc ra hoa cần tiêu thụ một lượng dinh dưỡng lớn, đặc biệt là các nguyên tố có liên quan đến ra hoa như lân, kali, cần phải bổ sung ở các giai đoạn khác nhau. Thông thường từ lúc phân hóa mầm hoa đến khi bắt đầu ra hoa, mỗi tháng phun KH2PO4 một lần với nồng độ 0,1% – 0,2%.

Bảo vệ cây

– Cần chú ý các việc sau:

+ Chú ý phòng chống rét: phần lớn địa lan đều ra hoa vào đông xuân nên rất dễ bị gió lạnh, sương muối gây hại cho nên phải tiến hành hàng loạt các biện pháp phòng chống rét như gió Tây Bắc hoặc đưa vào phòng ấm mới có thể đảm bảo địa lan ra hoa bình thường.

+ Giữ cho cành hoa đứng thẳng: địa lan có nhiều hoa, chùm hoa to nếu như thấp cành hoa bị nghiêng phải lập tức cắm cọc chống đỡ.

+ Tác động cơ giới: va chạm của người, gia súc, phun thuốc diệt khuẩn đề phòng chống bệnh hại.

+ Tỉa hoa đúng lúc

Địa lan từ khi ra nụ đến hoa nở tiêu hao nhiều dinh dưỡng, do vậy cũng cần một lượng dinh dưỡng lớn. Khi trồng lan nên tránh để cây lan kéo dài thời gian ra hoa, nên tỉa bớt những nụ xấu và họa đã tàn nhằm giảm bớt lượng dinh dưỡng bị tiêu hao. Đồng thời khi hoa đã nở hoàn toàn có thể cắt cả cành hoa cắm vào lọ để nhằm giúp cho cây có thể sớm nẩy mầm, làm như vậy rất có lợi cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây năm tới.

Chăm sóc địa lan sau khi cắt hoa

Cần xem xét cụ thể để xác định xem nên giữ nguyên chậu cũ hay là thay chậu khác to hơn hoặc tách cây hoặc dồn vào và lập kế hoạch chăm sóc địa lan.

Thông thường nếu như một chậu địa lan chỉ có 2-3 cây, cây sinh trưởng khỏe, giả hành vẫn bình thường, giá thể còn tốt thì không nên đổi chậu, chỉ cần chăm sóc địa lan bằng việc nước phân đầy đủ và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, bón phân theo định kỳ mỗi tháng tỉa mầm một lằn cho đến trước khi ra hoa, làm như vậy có tác dụng tập trung dinh dưỡng, cây mập năm sau sẽ ra nhiều hoa và hoa đẹp.

Nếu như sau khi hái hoa mà trong chậu có 3-4 cây hoàn toàn khỏe mạnh và choán hết mặt chậu, không còn chỗ nào cho cây mới mọc, hoặc mặc dù bề mặt chậu vẫn còn rộng nhưng phía dưới không còn không gian cho rễ phát triển, cần phải thay bằng chậu to hơn.

Chậu dùng để thay phải rửa sạch khử trùng, dưới lót bằng ngói vỡ, đá dăm cho dễ thoát nước, trên phủ 1 lớp giá thể và chất dinh dưỡng hữu cơ, nên sử dụng phân phân giải chậm sẽ tốt cho sinh trưởng của cây. Sau đó chuyển cả khóm sang chậu mới đã chuẩn bị, điều chỉnh sao cho mầm non có không gian phát triển, đưa giá thể vào xung quanh, dùng que chọc xuống lấp đầy 1/3 thân giả, cách mép chậu chừng 2-3cm.

Nếu như sau thu hoa trong chậu có trên 4 cây khỏe mạnh hoặc thân giả không lá đầy chậu, không còn chỗ cho mầm dưới phát triển, hoặc do chăm sóc địa lan không tốt, cây không có khả năng nảy mầm, nhiều cây nhưng yếu, giá thể mục nát biến chất, cần phải tách cây thay chậu ngay hoặc dồn chậu. Thông thường dùng dao sắc cắt đi khoảng 1/3 rễ, cắt bỏ lá già, vẩy bám trên thân, sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định tách cây to nhỏ.

Dù là khóm to hay nhỏ, mỗi khóm nên có cây mẹ đã có hoa và những cây sinh trưởng khoẻ mạnh chưa ra hoa đang nảy mầm, đồng thời tỉa hết những cây yếu và mầm yếu, mỗi cây chi cần giữ lại 1-2 mầm khoẻ là có thể ghép chậu đảm bảo năm sau có được 2 cây ra hoa. Dùng thuốc tím 0,5% để ngâm rễ chừng 5-10 phút, sau đó bỏ ra đặt ở chỗ râm mát cho khô rồi đem trồng vào chậu, mỗi chậu giữ lại 1/3 thân cũ, trồng bổ sung cây mới, sau khi trồng tưới nước xối mạnh cho tạp chất trong chậu theo nước trôi xuống đáy chậu trôi ra ngoài. Sau khi trồng một tuần tưới nước bằng cách phun vào lá chờ cho rễ mới phát sinh rồi mới tiến hành bón phân tưới nước.

Dù là đổi chậu hay tách cây, để đảm bảo cho địa lan chóng hồi phục sinh trưởng nhanh, ngoài việc định kỳ bón phân còn phải phun định kỳ 10 ngày 1 lần bằng ure 0,1% và super lân 0,2%, đồng thời định kỳ tỉa mầm, giữ lại những mầm khoẻ mạnh.

Trong điều kiện bình thường mỗi năm mọc mầm 2 lần, phần lớn vào mùa xuân và hè nhưng nhiều mầm dinh dưỡng cho nên chỉ giữ lại khoảng 3 mầm là đủ, còn những mầm phát sinh vào mùa thu có cả mầm dinh dưỡng và mầm hoa vì vậy phải chờ đến khi có thể phân biệt được mầm hoa và mầm dinh dưỡng sẽ chọn giữ lại những mầm hoa khoẻ mạnh, bỏ hết các mầm dinh dưỡng và mầm hoa yếu ớt nhằm tập trung dinh dưỡng cần thiết cho ra hoa.

Phòng chống giá rét cho địa lan

Mùa đông, nhiệt độ thấp, gió to khô hanh khiến cho việc chăm sóc địa lan là loại cây ưa khí hậu ấm gặp rất nhiều khó khăn; cho nên việc chăm sóc địa lan qua đông là hết sức quan trọng. Mùa đông giá lạnh khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10°c phải đưa cây lan vào trong nhà ấm.

Ban đêm phải đóng cửa sổ, ban ngày thời tiết tốt thì mở hết cửa sổ cho thông khí và đón nhận ánh sáng. Khi lạnh quá có thể bỏ chậu lan vào trong túi nylon, khi lạnh vừa miệng túi được mở ra, nếu quá lạnh phải buộc hoặc khâu miệng túi lại hoặc dùng ni lon đậy lên. Khi đợt lạnh đã qua bỏ địa lan ra đặt trong phòng sưởi ấm bằng bóng đèn 60-100W.

Ở phía Nam mùa đông thời tiết ấm áp hơn, không nhất thiết phải có sự chăm sóc địa lan đặc biệt nhưng phải ngừng bón phân tưới nước khi nhiệt độ xuống thấp.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

trồng hoa lan

Cách trồng hoa lan tại nhà không khó

Xin chào các bạn, nếu bạn cũng như tôi và “bị” cuốn hút bởi sự đa dạng và vẻ đẹp của hoa lan thì chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về cách trồng hoa lan tại nhà được tốt hơn.

Hiện nay trên Farmvina đã có gần 100 bài viết về hoa lan các loại, khối lượng kiến thức đồ sộ này sẽ giúp bất kì ai đam mê có thể trồng hoa lan thành công.

Tuy vậy, tôi nhận thấy rằng cuộc sống bận rộn có thể ngăn bạn tìm tòi hết những bài viết này, nên tôi sẽ tóm gọn cách trồng hoa lan tại nhà trong 1 bài viết, hòng giúp các bạn trồng được những chậu hoa lan đẹp:

  1. Tìm hiểu về lịch sử hoa lan: Không gì thú vị hơn là mình nuôi trồng loại cây hoa cảnh mà có thể rôm rả với bạn bè sự am tường của mình về loài cây hoa đó.
  2. Đặc tính sinh học của cây hoa lan: Bài viết vỡ lòng về kết cấu của một cây hoa lan bạn nên biết
  3. Yếu tố ÁNH SÁNG ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan thế nào?: Với ánh sáng không phù hợp với loại hoa lan bạn trồng, cây của bạn sẽ khó phát triển tốt.
  4. Yếu tố NHIỆT ĐỘ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan ra sao?: Nhiều khi bạn tự hỏi tại sao cây lan của tôi lại không ra hoa, có thể câu trả lời nằm ở vấn đề nhiệt độ, khí hậu nơi bạn trồng.
  5. Độ ẩm và sự thông thoáng đóng vai trò thế nào cho sự phát triển của hoa lan?: Tại sao vào trời nắng nóng, người trồng lan kinh nghiệm chỉ tưới sàn, đất trồng bên dưới giò lan mà không tưới trực tiếp. Hi vọng bạn có được câu trả lời.
  6. Các giai đoạn phát triển của cây hoa lan
  7. Kỹ thuật trồng lan con
  8. Kỹ thuật trồng lan lớn
  9. Hướng dẫn cách nhìn bệnh trên lá lan
  10. Vì sao cây lan của bạn không ra hoa? – điều trăn trở nhất với mọi người trồng hoa lan
  11. Cách tưới phân cho cây hoa lan thế nào thì hiệu quả
  12. Bí quyết sử dụng phân vô cơ trồng lan
  13. Các loại phân hữu cơ trồng lan
  14. Cây lan cần dinh dưỡng gì để khoẻ đep
  15. Những điều chúng ta nên biết về rễ lan

“Luyện” xong 15 bài viết trên là bạn có thể tự tin về cách trồng hoa lan tại nhà khoẻ đẹp, sai bông. Với từng loại hoa lan khác nhau thì cách chăm sóc cũng có phần khác nhau, để tìm hiểu riêng từng loại thì các bạn có thể xem chi tiết cách trồng hoa lan tại nhà dưới đây.

Cách trồng cách loại hoa phong lan

Chúc các đồng hữu trồng lan thành công và có nhiều giò hoa lan đẹp đón Xuân. Xin hãy chia sẻ kinh nghiệm trồng lan của bạn bên dưới để chúng ta cùng học hỏi.

Chọn chậu trồng lan và cách làm giá thể hiệu quả

Chọn chậu trồng lan

1. Chọn chậu trồng lan

Chọn chậu trồng lan có khó không? Tất cả những người thích trồng lan trong chậu đều phải lựa chọn chậu cho phù hợp với từng loại cây mình định trồng. Thông thưòng cây lan Kiếm còn gọi là Địa Lan (Cymbidium) hay trồng vào các chậu gốm, sứ có lỗ thoát nước ở đáy. Các cây lan Cattleya, Vũ Nữ (Oncidium). . .

Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

Thường nên trồng vào các chậu có nhiều lỗ thoát nước. Dù trồng vào chậu nào hay làm giá thể trồng lan gì đi chăng nữa cũng nên theo nhu cầu của cây lan cần đó là: “Thích ẩm nhưng sợ úng, thích khô nhưng sợ cháy”. Khi chọn chậu ta nên tránh các loại chậu nung non quá hoặc già quá cũng đều không tốt
cho việc trồng lan.

chọn chậu trồng lan
Chọn chậu trồng lan bằng gỗ.
chọn chậu trồng lan
Chọn chậu trồng lan bằng nhựa.
chọn chậu trồng lan
Chọn chậu trồng lan bằng đất nung

Nên chọn chậu trồng lan ra sao:

– Nên chọn chậu trồng lan phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm sự phát triển của rễ lan. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Thông thường trồng các loại địa lan (Cymbidium) chúng ta nên dùng các loại chậu cao rộng bởi vì chúng thông thoáng. Có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ.

– Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.

chọn chậu trồng lan
Chậu gốm để trồng lan Kiếm (Địa lan).

2. Làm giá thể trồng lan

– Loại chất trồng được chọn tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, loài lan và quy mô sản xuất.

– Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than gỗ, gạch, dớn, sơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông…

2.1. Than gỗ.

Được dùng với mục đích giữ ẩm. Thân là một chất trồng tốt nhất vì không có mầm mống sâu bệnh, không bị mục và có khả năng giữa nước, vì thế than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút của rễ lan.

Giá thể trồng lan bằng than củi.
Than gỗ dùng làm giá thể trồng lan.

2.2. Gạch.

– Gạch trồng lan tốt phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. Gạch ngói tốt hơn là gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn luôn có độ thoáng thích hợp. Ngoài ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn, nên rễ không phải mọc trồng chất nên nhau, cây sẽ phát triển tốt hơn nhưng nhược điểm của gạch là nặng nên không thích hợp cho việc trồng lan bằng dây treo.

2.3. Dớn.

– Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương sỉ, là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn làm giá thể trồng lan vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn bằng dớn thì không có độ thông thoáng.

Dớn vụn làm giá thể trồng lan.
Dớn vụn làm giá thể trồng lan.

Dớn sợi làm giá thể trồng lan.
Dớn sợi làm giá thể trồng lan.

Lan trồng trên dớn.
Lan được trồng trên dớn.

Có 2 loại dớn:

– Dớn sợi: Là loại dớn già, hóa mộc.

– Dớn vụn: Là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi. Loại dớn vụn là các phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng làm giá thể trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì nó hút ẩm rất cao, thiếu thoáng khí nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài, do đó dơn tạo được một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.

2.4. Xơ dừa.

– Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn. Xơ dừa có khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và rất rẻ nên xơ dừa được trồng thành từng băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy nhiên, xơ dừa lại là môi trường trồng lan rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium.

Xơ dừa dùng làm giá thể trồng lan.Xơ dừa sợi dùng làm giá thể trồng lan.
Xơ dừa dùng làm giá thể trồng lan.

2.5. Rễ cây lục bình.

– Cây lục bình sống lan tràn mạnh mẽ ở khắp ao hồ, sông rạch trong cả nước, nên rất dễ kiếm, thuận lợi trong việc trồng hoa lan. Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất mạnh trong thời gian đầu, nhưng rễ lục bình rất dễ bị mục nát.

– Tiến hành thu cây lục bình sau đó lấy rễ phơi khô, xử lý nấm mốc, vi sinh vật bằng thuốc Benlat C. Sau 15 ngày là có thể dùng làm giá thể trồng lan.

Rễ cây lục bình để làm giá thể trồng lan.
Rễ cây lục bình để làm giá thể trồng lan.

2.6. Vỏ cây.

– Ở Việt Nam có nhiều loại cây có vỏ để làm giá thể trồng lan rất tốt. Tuy nhiên, nên chọn loại cây nào có vỏ nâu mục. Vì vỏ cây cũng thuộc một trong số những chất mau bị phân hủy.

– Cây phong lan được trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt. Sau 1 năm vỏ bị phân hủy thành mùn, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp cho sự xuất hiện của một số loại sâu cắn phá rễ. Vì vậy, với chất trồng bằng vỏ cây, cây lan phải được thường xuyên thay chậu.

– Các loại vỏ cây sau thường được dùng để làm chất trồng cho lan như: Vỏ thông, vú sữa, sao, me… Vỏ thông là loại được ưa chuộng nhất vì vỏ thông có chứa chất Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm mống sâu bệnh.

* Vỏ thông.

– Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

– Vỏ thông có 3 hạng:

1. Lớn to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.

2. Vừa từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.

3. Nhỏ từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.

Gỗ thông dùng để làm giá thể trồng lan.
Gỗ thông dùng để làm giá thể trồng lan.

2.7. Một số công thức pha trộn giá thể trồng lan.

– Đối với các giống lan Cattleya, lan hồ điệp – Phalaenopsis.
+ Vỏ thông 6 phần.
+ Xơ dừa 2 phần.
+ Gạch 2 phần.

– Đối với giống lan Dendrobium.
+ Vỏ thông 6 phần.
+ Xơ dừa (dớn) 2 phần.
+ Gạch 2 phần.
+ Gỗ thông 1 phần.
– Đối với giống lan hài và các giống rễ nhỏ như Miltonia, lan vũ nữ – Oncidium.
+ Vỏ thông nhỏ 6 phần.
+ Than nhỏ 2 phần.
+ Gạch nhỏ 1 phần.
+ Rễ lục bình 1 phần.
– Đối với địa lan – Cymbidium.
+ Vỏ thông nhỏ 5 phần.
+ Vỏ thông vừa 2 phần.
+ Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn 2 phần.
+ Đất cát 4 phần.

Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

hoa lan

Kỹ thuật trồng hoa lan nhập môn

Lời người dịch: Xin lưu ý các bạn một điểm, Loạt bài này là được dịch từ những bài viết về kỹ thuật trồng hoa lan của những chuyên gia Âu, Mỹ nên khi nói về các điều kiện như khí hậu, môi trường các bạn cần nghĩ ngay rằng đó là những điều kiện ở Mỹ và châu Âu. Nhiều yếu tố nếu đem vào áp dụng ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm thì không phù hợp, dễ dẫn đến thất bại. Vì vậy việc áp dụng những kinh nghiệm này cần thận trọng.

Trồng lan ngoài trời và nơi cửa sổ

Tác giả: STEPHEN R. BATCHELOR

Tất cả những người yêu thích lan đều đối diện với những thử thách trong việc sưu tầm – hoặc xử lý – một môi trường phù hợp để trồng lan. Đối với những người mới vào nghề cũng không nghĩ đến việc làm một nhà kính để co những điều kiện tốt nhất cho cây lan, lý do thì nhiều nhưng trước hết là chi phí đắt đỏ về vật lieu, về nhân công và cho công việc bảo trì. Cũng chẳng ngạc nhiên khi những người mới vào nghề và những người trồng lan lâu đời cũng chọn một giải pháp nào đó ít tốn kém hơn để trồng lan. Bằng sự khéo tay và tính kiên trì, những người trồng lan có thể trồng và cho lan ra hoa ở bất cứ đâu – từ dưới mặt đất đến sân thượng những ngôi nhà cao tầng, hoặc trong nhà dưới ánh sáng nhân tạo, hoặc ngoài trời trong môi trường tự nhiên.

TRỒNG NGOÀI TRỜI

Hầu hết chúng ta sống trong những khu vực mà ở đó trong một năm cũng có một số tháng có đủ điều kiện làm ta phải nghĩ đến con người và lan. Nói chung, chúng ta cần lợi dụng những điều kiện tốt nhất để đưa cây lan ra ngoài trời vào thời gian này. Cũng có thể dưới ban-công hay dưới mái nhà, nếu như bạn sống trong một căn hộ thuộc nhà cao tầng, hoặc trong sân nếu như nhà bạn có sân. Thực ra các cây lan cũng khá thích nghi với nơi các bạn trồng nó ở nơi cửa sổ, dưới ánh sáng đèn hoặc trong nhà kính trong suốt thời gian có thời tiết khắc nghiệt trong năm. Trong thời gian tôi sống ở Florida, tôi luôn ngạc nhiên bởi các cây lan luôn phát triển và cho hoa khi tôi đưa chúng ra khỏi nhà kính và trồng ở ngoài trời sau khi bị đe dọa bởi nhiệt độ lạnh giá vào mùa xuân ở ngoài sân hoặc treo chúng trên những cây gỗ ở sân sau, ở đó cây lan nhận được sự luân chuyển không khí tối ưu, nhiệt độ ban ngày thấp hơn và những lợi ích từ những cơn mưa như trút một cách hiển nhiên ở Florida.

Nếu như bạn không có may mắn được sống ở những vùng có khii hậu ấm quanh năm, mà bạn lại muốn trồng những cây lan ngoài trời, hoạt ít nhất cũng được một ít tháng nào đó trong năm, hãy hành động một cách thận trọng. Vào mùa xuân, cần chờ cho đến khi nhiệt độ chắc chắn đang ấm lên (nhiệt độ ban đêm không thấp hơn 50 oF, tức là 10 oC) để bảo vệ cây lan của bạn không bị những cú giảm nhiệt độ đột ngột.

Lan thì cũng như con người thôi, chúng cũng cần những điều kiện đối với môi trường xung quanh. Vì thế cần phải thận trọng đối với những thất thường ở ngoài trời. Ngay cả đối với những giống lan cần ánh sáng mạnh cũng dễ bị cháy lá nếu ta bất thình lình chuyển chúng từ môi trường của nhà kính hay trong nhà chẳng hạn ra ngoài trời mà không dùng lưới để che bớt ánh sáng lại, nhất là vào thời điểm cuối mùa xuân. Sau cùng, nếu như vậy thì ngay con người cũng bị cháy nắng! Không may là với những cây lan bị cháy lá như vậy thì phải cắt bỏ chỗ cháy, làm cho cây xấu xí hoặc phải bỏ đi cả cây lan, để tránh tình trạng đó cần phải giảm cường độ quang hợp một cách quyết liệt. Cần áp dụng những giải pháp bổ sung tạm thời tạo bóng mát cho chúng cho đến khi cây lan có thể thích nghi với môi trường mới, sau đó cứ định kỳ chuyển cây ra nhưng phải quan sát kỹ coi phản ứng của cây lan như thế nào. Việc tưới nước cho lan cần làm đều đặn và phải khác với việc trồng lan trong nhà. Việc tưới nước cho các cây lan ở ngoài trời thì cần thường xuyên hơn và nhiều khi phải tưới đột xuất tùy thuộc vào các điều kiện khác biệt ở ngoài trời. Hàng ngày phải lưu tâm để điều chỉnh các điều kiện cho cây lan ngoài trời cũng như điều chỉnh cho bản thân bạn vậy.

Mặc dù các giống lan một khi đã thích nghi với khí hậu, cũng vẫn cần được bảo vệ khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời, thí dụ ta có thể bổ sung thêm chu kỳ tưới, vì hầu hết các giống lan thông thường đều cần được trồng dưới lưới che nắng. Để thực hiện việc này ta có thể đặt cây lan dưới bóng cây khác hoặc dưới một dàn cây leo hoặc dùng lưới che, các thanh gỗ vân vân. Tóm lại là căn cứ vào cường độ ánh sáng cần thiết cho từng loài lan để ta áp dụng phương pháp che sáng, miễn sao đừng để cho chúng bị đốt cháy và cân bằng với những yếu tô nuôi trồng khác. Nói chung, các cây lan đều cần tránh để trực tiếp trên mặt đất, vì nó không hưởng thụ được nhiều sự lưu chuyển của không khí đồng thời phải tăng cường phòng bệnh và con trùng có hại. Tốt nhất vẫn là đặt chúng trên các kệ, hoặc treo trên cây hoặc một số phương pháp nào đó, tùy theo điều kiện từng nơi và từng người.

Khi mùa tu và mùa đông đến, việc chịu đựng không khí lạnh là không tránh được, điều quan trọng là sự quan tâm đến cây lan lại càng được thường xuyên hơn. Có nhiều giống lan được trồng rộng rãi, đặc biệt là Cymbidium, Dendrobium nobile (có người gọi là Hoàng thảo dẹt, có người gọi là Thạch hộc?) và các loài lai từ nó, Paphiopedilum (lan hài), và ngay cả Phalaenopsis (Hồ điệp), thích nghi với nhiệt độ thấp về đêm của mùa thu (mùa thu ở Mỹ thì lạnh lắm – nd) làm cho sự phát triển chậm lại, thậm chí còn chậm ra hoa nữa. Mặc dù vậy các loài lan này cũng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ ban đêm ở 50 oF, để bảo vệ an toàn cho lan, thì khi mùa thu đến nên đưa chúng vào trong nhà để tránh băng giá, và trước khi nhiệt độ kịp xuống dưới 50 oF. Cần lưu ý trước khi đưa cây lan vào trong nhà các bạn cần làm vệ sinh, diệt nấm, diệt côn trùng để tránh đem vào nhà những thứ độc hại.

Có nhiều người đã thành công trong việc trồng lan trong nhà, đó là những người khẳng định một cách chính đáng rằng những cây lan trồng ngoài trời vào mùa hè không đáng bỏ công sức và là sự mời gọi sâu bệnh. Tuy nhiên, các cây lan cũng đã cho ta những kết quả đáng ghi nhận nếu chúng được xử lý thỏa đáng, và cũng là một điều đáng ghi nhớ của những người mới vào nghề, đặc biệt là nếu bộ sưu tập những cây lan của chúng ta không là những con số nhỏ.

kỹ thuật trồng hoa lan

Trồng lan trong hành lang nhà.

TRỒNG TRÊN CỬA SỔ

Khi mà khí hậu trở nên lạnh lẽo đối với con người cũng như đối với cây lan, và ngoài trời một lần nữa trở nên không còn là nơi thích hợp để duy trì sự sống cho cây lan, ngay cả ở ngay sát nhà bạn. Một nơi hợp lý để giải quyết vấn đề trên là nơi cửa sổ nhà bạn, ở đó ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu tới nhưng cái lạnh lại không thể xâm nhập. Chọn một cái cửa sổ, nơi có thể tiếp nhận ánh sáng trực tiếp của mặt trời, như các cửa sổ hướng đông hoặc hướng tây, và hướng nam (đặc biệt là vào mùa xuân ở vùng bắc bán câu). Trong trường hợp có quá nhiều ánh sáng, có thể dùng thứ gì đó để che bớt lại. Anh nắng trực tiếp từ mặt trời chỉ nên trong thời gian vài giờ một ngày, nhằm mục đích cho cây lan được khỏe mạnh và ra hoa, ngay cả đối với những giống lan thích nhiều bóng râm hơn, nhưng cũng đừng để cho ánh nắng quá mạnh, (như vị trí các cửa sổ trên cao ở phía bắc, hoặc cửa sổ trên mái nhà thì mở hẳn cánh cửa đối diện với bầu trời).

Một khu vực bị hạn chế nhận ánh sáng mặt trời từ những cửa đối diện hai hướng hoặc hơn là tốt nhất, vì như vậy các cây lan có một chu kỳ nhận ánh sáng được kéo dài hơn, và như vậy cũng có thể không nảnh hưởng đến khu vực khác của căn phòng, đồng thời cũng giúp ta kiểm soát các điều kiện nuôi trồng tốt hơn. Càng trồng ở nơi chật hẹp thì lại càng dễ duy trì một mức độ độ ẩm phù hợp.

Như tôi đã viết, tôi đã làm việc trong một không gian lý tưởng. Đó là cơ quan nơi tôi làm việc ở góc phía tây nam, lầu ba của Hội Hoa lan Hoa kỳ, ở Cambridge, bang Massachusetts, ở đó không dưới 6 giờ một ngày là kéo rèm cửa để che ánh sáng mặt trời trong ngày hè, qua một cái cửa sổ ở khu vực có hình chữ L. Nếu tôi không chiếm được chỗ này và dự định tiến hành vài việc thì tôi sẽ dễ dàng chuyển qua một khu vực nhỏ gần với điều kiện của một nhà kính bằng cách đóng cửa ra vào lại, kéo rèm cửa và mở cửa sổ để cho không khí nhẹ nhàng luân chuyển. Vì lẽ đó, tôi không thích ngôi ở chỗ cái bàn luôn bị ra mồ hôi, phải mang kính mát, kể cả khi nhiệt độ ngoài trời trong nhiều ngày của mùa đông xuống dưới 0 oF (-18 oC). Thay vì tôi dùng rèm để che chắn để giảm bớt cái lạnh mùa đông và thiếu độ ẩm, tôi đã dùng một cái khay, trong rải đều các viên sỏi ướt, như vậy ta có thể ở trong một cái phòng mở rộng hơn, trong một văn phòng được sưởi ấm, nhờ vậy mà các cây lan của tôi đã phát triển tốt, ngay cả trong thời gian kinh khủng nhất. Một sự kiện hy hữu là cây Ascocenda của tôi ra hai chồi hoa một lúc, cây này trước đây được trồng dưới ánh nắng mặt trời vào mùa hè ở Florida. Cũng như vậy, một bộ sưu tập hỗn hợp của giống Vandaceous, các thế hệ cây lai lan Cattleya, Oncidium, Catasetum và Catlanthe đã được trồng bắng ca1h đó cũng mang lại kết quả tốt.

Cũng chẳng cần giữ bí mật, tôi có nghe người ta dùng hành lang để trồng lan trong nhà làm giống như một “nhà kính trong nhà”. Nếu bạn có hành lang hoặc một cái phòng lắp kính, thì có thể cử dụng chúng như một nhà kính. Nếu không có, bạn có thể lắp đặt một hoặc nhiều “nhà kính nơi cửa sổ” để tiêu khiển và cũng để tạo ra những điều kiện về môi trường tương tự hoặc tốt hơn trong một mức độ nhỏ hơn.

Những cây lan trồng trong chậu đòi hỏi một bề mặt để chúng nghỉ ngơi. Dù trồng trong nhà hay ngoài trời cũng vậy, và hầu hết các cửa sổ thông thường cần phải được cải tiến đôi chút để có chỗ cho các chậu lan. Để làm điều đó, có thể dùng các kệ bằng kim loại gắn vào bệ cửa sổ cách bệ cửa sổ khoảng 30,5 cm, kích thước kệ kim loại là 45 cm rộng, sâu 27,5 cm, khay dài 122 cm, đặt trong khay là những viên sỏi rồi đặt các chậu lan lên trên. Một điều cần lưu ý là phải tính đến việc thoát nước sau khi tưới nước cho lan. Những viên sỏi trong khay giúp chó các chậu lan không trực tiếp với nước song nó lại tạo độ ẩm tốt cho các chậu lan, đặc biệt là trong những ngày hè khi nhiệt độ tăng cao. Trong một khu vực hạn chế, độ ẩm được tạo ra bởi cách này có lẽ là đủ, song nếu các bạn có ý định trồng trong căn phòng rộng ho7nno73 trong nhà bạn, chúng ta cần phải bổ sung thêm máy tạo độ ẩm, trên thị trường đều có bạn. Mặt khác, trong một diện tích hẹp thì bạn cần có quạt để chp không khí được lưu chuyển, quạt cần hoạt động thường xuyên thì cây lan của bạn mới phát triển được và giảm thiểu bệnh tật cho lan.

Trong trường hợp căn phòng của bạn quá rộng, ánh sáng trời không đủ thì tại sao bạn bạn lại không dùng ánh sáng nhân tạo – hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát minh của con người? Những cây lan có thể phát triển tốt dưới ánh sáng nhân tạo mà ngày nay khoa học kỹ thuật đã rất phát triển./.

kỹ thuật trồng hoa lan

Trồng lan nơi cửa sổ trong nhà.

Tiếp theo: Trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo