Trồng rau mầm đậu cove

rau mầm

Chúng ta đã biết rau mầm có thể được trồng từ nhiều loại rau hoa đậu khác nhau, ví dụ như trồng rau mầm từ hạt hoa hướng dương . Trong bài viết này Farmvina chia sẻ với các bạn cách trồng rau mầm từ cây đậu cove. Đây là cách trồng đơn giản, giúp gia đình bạn có ngay một bữa rau mầm ngon, sạch, ngay từ chính vườn nhà.

Vật liệu

– Hạt giống mầm cove: 50 – 60 gr

– Giá thể : 3 dm3

– Khay trồng: 30 x 40 cm

– Bình phun

trồng rau mầm
Rau mầm đậu cove

Cách làm

– Ngâm hạt: dùng nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 3h, rửa sạch, ủ hạt trong túi vải 12h.

– Cho giá thể  vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 3 – 4 cm.

–  Rãi hạt thật đều. Phủ một lớp đất mỏng (giấy ăn) lên hạt. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều.

-Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 lần.

– Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra. Đặt khay nơi có nhiều ánh sáng, tránh mưa trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.

Thu hoạch

– 4 – 6 ngày sau gieo có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.

– Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ. Có thể phơi khô hoặc bổ sung 1 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.

* Chú ý: không nên tưới nước quá nhiều

Tại sao phải sử dụng phân vô cơ khi trồng rau tại nhà

phân vô cơ

Rau trồng tại nhà phải đảm bảo yếu tố rau sạch và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, đôi khi đề cập đến phân vô cơ sẽ tạo nên thành kiến là phân này tạo ra loại rau trồng không được sạch. Trước tiên chúng ta nói về rau hữu cơ và rau an toàn, chúng khác nhau ra sao?

Rau được trồng trên đất hay giá thể sạch không có mầm bệnh, nguồn nước tưới sạch và không sử dụng phân vô cơ, mà chỉ dùng phân hữu cơ cao cấp như phân trùn quế, phân hữu cơ ủ vi sinh hoai mục… sẽ cho sản phẩm rau hữu cơ, tuy nhiên rau trồng theo phương pháp này khá chậm lớn, lá nhỏ nhưng hương vị rau rất ngon, đậm đà hương vị đặc trưng.

Còn rau an toàn cũng trồng giá thể sạch, tưới nước sạch nhưng có sự kết hợp bón thêm một số phân vô cơ như Urê, Dap, Lân, NPK trong những giai đoạn sinh trưởng ban đầu của rau trồng giúp rau mau lớn, cùng với thời gian cách ly đúng theo yêu cầu cũng cho thu hoạch rau sạch an toàn.

phân vô cơ

Vậy để rau trồng tại nhà vừa sạch an toàn vừa có nguồn rau thu hoạch nhiều như mong muốn gia đình nên chăng kết hợp giữa hai phương pháp trồng rau trên.

1.Chọn hạt giống và đất trồng rau

Hạt giống trồng rau nên chọn lọai có bao bì rõ ràng nơi sản xuất giống, hạt giống mua về được bảo quản nơi thoáng mát để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm.

Đất trồng rau nên chọn đất hay giá thể được xử lý vi sinh và có thành phần từ phân trùn quế.

2. Chăm sóc và bón phân vô cơ rau trồng tại nhà

Sau khi ủ và gieo hạt theo hướng dẫn trồng rau, nên đưa rau trồng ra nơi có đầy đủ ánh sáng để cây rau mau cứng cáp thân lá.

Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để khay rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Nếu trời mưa thì tưới một lần vào sáng sớm và tránh để nước mưa rơi trực tiếp làm dập hư lá rau trồng.

Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:

– Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau

– 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước

– Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên.

Lưu ý : bón phân vô cơ nên làm buổi chiều mát sau khi tưới nước  và đợi khô nước trên lá.

Tùy vào thời điểm cắt thu hoạch mà có thời gian cách ly an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 -14 ngày, khi cắt xong có thể bón thêm một đợt phân vô cơ như trên, nếu cây rau đã lớn thì tăng gấp đôi liều lượng phân vô cơ.

3. Dùng phân bón lá cho rau trồng tại nhà

Phân bón lá cũng cần thời gian cách ly như khuyến cáo nhà sản xuất, tuy nhiên chỉ dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vi lượng cho rau trồng mau lớn.

Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, Atonik, ra rễ mầm chồi…

Trồng rau tại nhà là một thói quen tốt

trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà, tại sao không?

Việc hàng ngày đi chợ phải chấp nhận dùng rau chưa sạch, chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe vẫn dễ hơn là thực hiện thói quen trồng rau tại nhà. Đây là điều không nên, nhất là khi khoa học kỹ thuật ngày nay tiên tiến, giúp ta có thể tự trồng rau sạch tại nhà một cách dễ dàng mà lại ít tốn kém, cả công sức lẫn tiền bạc.

trồng rau tại nhà
Trồng rau mầm tại nhà thật đơn giản

Vậy trồng rau tại nhà ngoài khả năng tài chính để mua các dụng cụ trồng rau thì cần thiết phải có lòng quyết tâm và quan trọng nhất là thời gian dành cho công tác chăm sóc vườn rau nhỏ của mình. Farmvina xin chia sẻ các bước tập thói quen trồng rau tại nhà như sau:

1.Trồng rau mầm

Trước tiên các bạn có thể làm quen dần việc trồng rau tại nhà bằng cách thực hành trồng rau mầm, đây là hình thức trồng rau khá đơn giản lại nhanh thu hoạch sản phẩm sạch.

Các bạn có thể tham khảo các cách trồng rau mầm trên mạng internet cũng khá cụ thể và dễ thực hiện.

2.Trồng rau ăn lá

Ban đầu các bạn nên chọn các loại rau ăn lá phổ biến như rau muống, rau cải, xà lách…có thể trồng luân phiên từng loại hạt giống để rút kinh nghiệm. Mời các bạn tham khảo hướng dẫn cách trồng rau ăn lá tại nhà hay điện thoại tư vấn trực tiếp.

Dần dần các bạn trồng thêm các loại rau thơm rau gia vị …để bổ sung cho vườn rau tại nhà của mình.Việc chăm sóc vườn rau hàng ngày sẽ tạo thói quen quan tâm đến tình hình phát triển của những cây rau, mỗi khi nhìn thấy hạt giống nẩy mầm hay từng chiếc lá rau lớn dần các bạn sẽ cảm nhận được công sức mà mình đã bỏ ra, sau cùng là nguồn rau sạch an toàn cho mọi người thân trong gia đình.

3.Trồng rau ăn quả hay cây ăn trái

Khi đã quen với việc trồng rau tại nhà thì các bạn sẽ quan tâm đến cách trồng các loại rau củ quả khác, lúc này các bạn đã trở thành chuyên gia trồng rau tại nhà rồi đấy.

5 bước làm giá tại nhà an toàn

làm giá tại nhà

Việc lạm dụng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ cung cấp cho người tiêu dùng tạo ra tâm lý người dân thành thị không dám ăn giá sống kèm món phở hủ tiếu, thà bị giảm khẩu vị còn hơn đưa hóa chất độc hại vào người.Vì thế cần thiết phải học cách làm giá tại nhà, vừa ngon lại an toàn cho sức khỏe. Sau đây là 5 bước làm giá tại nhà theo truyền thống ông bà xưa:

 1/ Nguyên liệu: Hạt đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành tùy vào ý thích từng người khi học cách làm giá.

làm giá
Một trong những nguyên liệu phổ biến để làm giá tại nhà là đậu xanh, sử dụng 1 dụng cụ để địng lượng hạt đậu cho mỗi lần làm giá

–  Nếu có sử dụng hóa chất Trung Quốc thì 1 ký hạt đậu xanh sẽ cho ra 10-11 ký giá vừa mập vừa trắng trong rất bắt mắt.

 Riêng cách làm giá tại nhà thì  1 ký hạt đậu xanh sẽ thu hoạch được từ 7-8 ký giá, cọng giá hơi dài và ốm hơn.

–  Nếu sử dụng đậu đỏ thì thu hoach ít hơn khoảng từ 3-4 ký giá do hạt đậu đỏ to hơn.

2/ Chuẩn bị dụng cụ làm giá tại nhà:

làm giá
Dụng cụ làm giá tại nhà có thể là thau, rổ, hủ sành, khăn giấy, khăn vải…

– Dùng rổ, thau, chậu miễn dễ thoát nước dưới đáy.

– Dùng giấy thấm hay khăn để lót phía dưới chậu thau giữ ẩm và che phía trên không cho ánh sánh chiếu vào khi ủ giá.Có thể dùng tro trấu lót phía dưới một lớp mỏng.

– Dùng vật nặng tay để chặn lại phía trên khi ủ giúp hạt đậu cố định và cây gía ngắn mập hơn.

3/ Ngâm ủ hạt :

 Pha nước ấm khoảng 40oC-50oC hoặc pha nước với tỷ lệ 2 ly nước sôi + 3 ly nước thường, ngâm hạt đậu từ 8-10 giờ.Lượng nước gấp 2-3 lần đậu.

Sau  khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch xong đem ủ khoảng 12 giờ ( thường để qua đêm)

4/ Chèn hạt đậu trong rổ, chậu, thau… :

làm giá
Đậu đỗ dùng làm giá tại nhà sau khi ngâm ủ được trãi thành một lớp và che đậy bởi khăn giấy hoặc khăn vải giữ ẩm

Lấy hạt đậu ra sau khi ủ đủ thời gian, đổ hạt đậu trên lớp giấy, khăn, hay lớp tro trấu.Phía trên cũng đậy lại, dùng cây hay vật chèn giữ chặt lớp đậu, lưu ý hạn chế cho ánh sáng lọt vào đậu làm giá.

5/Tưới nước:

làm giá
Làm giá tại nhà sau 3 ngày là có thể thu hoạch

 Cần duy trì lượng nước giúp đậu có độ ẩm thường xuyên.

Nếu dùng biện pháp tưới thì phải tưới liên tục 1 giờ tưới một lần.

Nên dùng cách ngâm toàn bộ lớp hạt ủ vào thau nước trong 2-3 phút, sau đó lấy ra để ráo.Làm như vậy chỉ cần 3-4 lần tưới trong ngày là được.

Sau  khi chèn hạt 3 ngày sẽ thu hoạch giá để dùng.

Đây là cách làm giá không dùng hóa chất, chúc các bạn thành công.

Mẹo trồng rau tại nhà đơn giản và tiết kiệm cho gia đình

trồng rau tại nhà

Hiện nay người dân đô thị quan tâm nhiều vào việc trồng rau tại nhà với nhiều vấn đề cần giải đáp như dụng cụ chuẩn bị ra sao? Vị trí để các chậu rau sao cho cây mọc tốt khỏe ? việc tưới nước bón phân cho trồng rau tại nhà cần biết những điều cơ bản gì ?

Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn các thắc mắc đối với những ai muốn tập trồng rau tại nhà.

trồng rau tại nhà

1/Những dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau tại nhà

Nếu tại nhà có sẳn những chậu đang trồng cây kiểng thì có thể tận dụng trồng rau tại nhà gồm các loại rau thơm như rau hung quế, húng chanh ( tần dầy lá), ớt, bạc hà, rau diếp cá, rau răm…

2/Vị trí tốt nhất cho việc trồng rau tại nhà

 Nếu ở nhà có diện tích sân thượng hay mảng vườn khoảng gần 10m2 thì có thể trồng thêm rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách, rau dền, ….trồng trực tiếp xuống đất hay trồng trong các khay xốp.

Về ánh sánh cần cho trồng rau tại nhà tốt nhất là nắng chiếu buổi sáng ( nhà ở hướng Đông), trường hợp nhà ở thành phố thì cần thời gian chiếu sáng từ 5-6 tiếng là cây rau mọc tốt nhất, nếu trồng nơi ít ánh sáng thì cây rau sẽ vóng cao và ít lá.

 3/Vấn đề nước tưới cho trồng rau tại nhà

 Trồng rau tại nhà có thể dùng nước giếng để tưới cho rau  là tiết kiệm, còn dùng nước máy cần tưới vừa đủ bằng thùng tưới hay vòi phun để hạn chế nước dư tràn ra ngoài gây lãng phí.Nên tưới vào sáng sớm và tưới nhẹ lần nữa và buổi chiều mát.Nếu dùng vòi tưới có tia nước mạnh dễ làm dập lá rau.

 4/Gieo hạt là bước quan trọng nhất đối với trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà quan trọng nhất là gieo hạt giống rau, các loại rau ăn lá thì gieo dễ dàng, riêng một vài giống rau thơm rất khó gieo như kinh giới, ngò gai, hành lá, …cần ủ ngâm hạt giống trong nước ấm từ 6-10 giờ giúp hạt mau nứt vỏ, tốt nhất nên mua giống cây rau mà người ta gieo và nuôi cây giống đang lớn thì thuận lợi hơn.

 5/Kinh nghiệm bón phân và chăm sóc đối với trồng rau tại nhà

Sau mỗi đợt thu hái là rau để dùng cần bón thêm phân trùn quế vào gốc cây để cây cho thêm đợt lá mới.

Trường hợp rau ăn lá có thể tưới thêm phân urê theo tỉ lệ pha là 02 muỗng ca phê phân Ure ( khoảng 8 gram) trong 02 lít nước tưới vào rau lá khi cây còn nhỏ hay có 2-3 cặp lá vừa ra.Nên tưới phân ure vào chiều mát để cây hấp thu hết lượng phân cung cấp.Thời gian cách ly khi bón phân ure như trên là 5-7 ngày do lượng phân đạm được pha loãng.

Lưu ý khi trồng rau tại nhà tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thưc vật, nếu thật sự cần thiết thì tham khảo danh mục thuốc BVTV cho rau an toàn ban hành năm 2008.

Trồng rau tại nhà thật đơn giản ai ai cũng có thể thực hiện được.

Cách làm vườn đứng như thế nào?

vườn đứng

Trong thời đại hiện đại hóa thì cuộc sống bận rộn, ồn ào và chật chội nơi phố thị khiến nhiều người ngày càng muốn gần gũi thiên nhiên hơn, song không phải lúc nào ước muốn có một mảnh vườn nho nhỏ cũng thành hiện thực.

Có lẽ vì vậy mà ý tưởng về những khu vườn đứng đã ra đời như một giải pháp trang trí nội thất và ngoại thất cho nhà phố, văn phòng, mang không gian xanh vào trong nhà ở. Vườn đứng là một khái niệm khá mới đối với những người đã quen với kiểu vườn nằm ngang truyền thống. Kiểu vườn này có thể được hiểu nôm na là trồng cây trên một mặt phẳng thẳng đứng, như trên những bức tường, cửa kính, hàng rào hay những khung gỗ, thép…


vườn đứng

Cách làm vườn đứng trên tường với phương pháp phổ biến tại Việt Nam là kết hợp tấm nhựa cùng vải nilon tạo bầu, thảm làm vườn đứng là thứ nhất, phải chuẩn bị các dụng cụ như một khung sắt, một lớp nhựa PVC và vải thảm nilon. Khung sắt được treo trên tường hoặc có thể tự đứng được. Nó cung cấp một lớp không khí đóng vai trò là một hệ thống cách nhiệt và âm hiệu quả.

Lớp nhựa PVC dày 1 cm được đóng lên khung sắt. Lớp nhựa này mang lại độ cứng chắc cho toàn bộ hệ thống và chống nước. Sau đó, lớp thảm vải nỉ sẽ được tiếp tục gắn lên lớp PVC. Lớp nỉ chống lại sự ăn mòn và khả năng dẫn nước cao, sẽ phân phối lượng nước một cách đồng đều. Rễ cây sẽ phát triển lên lớp thảm nỉ này.

vườn đứng

Thông thường, trọng lượng toàn bộ của vườn đứng này, gồm cả cây và khung sắt phải thấp hơn 30 kg mỗi m2. Vì vậy, vườn thẳng đứng có thể đứng trên bất cứ loại tường nào và không bị giới hạn bởi kích thước hay độ cao. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, thực vật không nhất thiết phải cần đến đất trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi đất chỉ là một cách hỗ trợ mang tính máy móc. Chỉ có nước và khoáng chất hòa tan mới là thành phần thiết yếu cho thực vật, cộng với ánh sáng và khí CO2 để hô hấp quang hợp.

vườn đứng

Vườn đứng được tạo nên ngay trên những bức tường nhờ các loài thực vật có trọng lượng nhẹ và khả năng sinh tồn cao. Để duy trì khu vườn này, người thiết kế phải bố trí hệ thống ánh sáng và tưới tiêu để cây có thể sống và phát triển như ngoài môi trường tự nhiên.