Tạo kiểng bonsai từ thiên nhiên

Tạo kiểng bonsai từ thiên nhiên có ưu điểm gì?

Khác với phương pháp tạo kiểng bonsai từ hột, cách làm tự nhiên có những ưu khuyết điểm sau:

Ưu điểm:

  • Rút ngắn thời gian tạo kiểng bonsai
  • Có thêm loài mới lạ

Khuyết điểm:

  • Gian nan và không đơn giản

Tạo kiểng bonsai từ hột

1. Chọn cây

Trong thiên nhiên bạn phải chọn lựa những loài có thể làm kiểng bonsai vì không phải cây gì cũng có thể trồng cho nó nhỏ lại được. Đơn giản nhất là chọn những loài có lá nhỏ hơn là những loài có lá rộng, và dĩ nhiên chúng phải là những loài thân gỗ, sống bền, tăng trưởng tương đối nhanh.

Không phải bạn đi dạo bình yên trên núi và cây bonsai mơ ước sẽ hiện ra trước mắt, mà chỉ một phần: gốc, cành, rễ đáp ứng được yêu cầu, bạn cần phải bứng trồng rồi sửa chữa mới ra thành quả mong muốn được.

Thường những loài như vậy chỉ có ở vách đá cheo leo, nơi khô cằn khốc liệt, nơi đá sỏi, nắng gió liên miên … Một khi đã phát hiện được, bạn phải có cuốc xẻng, bao bì … và có sức khoẻ để bứng cây.

tạo kiểng bonsai

2. Bứng cây

  • Thời gian thích hợp để bứng cây là vào đầu thời kỳ phát triển của cây, thường là vào cuối mùa khô đầu mùa mưa hay vào đầu mùa xuân.
  • Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây.
  • Tỉa bớt cành nhánh không cần thiết.
  • Đào một rãnh quanh gốc cây thăm dò rễ trên mặt đất để xác định kích thước bầu đất.
  • Bầu đất có kích thước to nhỏ, tuỳ theo kích thước của cây. Thường bầu đất có đường kính gấp 4 lần đường kính gốc cây và sây gấp 3 lần đường kính gốc cây.
  • Bắt đầu đào một bên, khi hoàn tất thì cắt bỏ phần rễ chuột ở đáy, rồi đào tiếp phần bên kia.
  • Không nhất thiết phải giữ lại tất cả rễ cây. Cắt bỏ những rễ già, to, những rễ lồi ra khỏi giới hạn của bầu đất.
  • Tỷ lệ giữa cành và rễ được giữ lại khoảng 6/4

Một khi đã bứng lên thì phải nhanh chóng gói kín bầu đất bằng rơm, giấy báo, bao tải hay bẹ chuối và bọc lại bằng túi nylon rồi buộc dây cho chặt. Tránh làm bể bầu khi di chuyển, và không bứng cây khi chúng vừa ra lá non, đọt non. Cũng như không bứng cây khi chúng vừa rụng lá, đang đi vào sự nghỉ. Lưu ý trường hợp các cây rừng ở miền Trung!

3. Trồng và chăm sóc

Chọn chậu phù hợp: kích thước của chậu tuỳ thuộc vào hệ rễ, cành và chiều cao của cây. Có thể đây là giai đoạn dưỡng cây nên chưa nhất thiết chọn chậu phù hợp với cây, có thể dùng chậu to để cây mau lớn.

tạo kiểng bonsai
Kiểng bonsai từ thiên nhiên phát triển nhanh chóng

Đổ đất thô vào khoảng 1/4 chậu rồi phủ một lớp mỏng đất mặt.

  • Mở bao ở bầu đất ra, cẩn thận đừng để bể bầu. Nếu bể bầu thì tháo bỏ đất, cố gắng đừng làm tổn thương rễ cám, ngâm vào chậu nước có pha thuốc kích thích ra rễ.
  • Cắt bỏ những rễ bị tổn thương
  • Cho vào chậu rồi thêm đất mặt vào cho được nửa chậu. Tốt nhất là dùng đất nơi cây đó sống.
  • Vỗ vào thành chậu sao cho đất ém sát vào hệ rễ
  • Thêm đất vào cho lấp rễ nhưng không quá tràn lên mép chậu vì như thế khi tưới nước sẽ trôi mất
  • Dùng tay ém nhẹ, khéo hư rễ non ở dưới
  • Phủ thêm rơm rạ, rêu hay rễ bèo để tránh mất nước, nhất là mùa khô
  • Sau khi trồng, cần buộc chắc cây vào chậu để tránh gió làm lay động gốc cây hay làm cây ngã đổ
  • Cắt bỏ bớt cành lá để giảm sự thoát nước ở cây
  • Tưới nước nhẹ hạt ở gốc rồi tưới cho toàn cây
  • Để chậu vào nơi râm mát, ít gió, không để trực tiếp ngoài nắng. Nếu thời tiết quá nóng, có thể phun sương ở cành lá để giữ ẩm
  • Tưới nước tối vừa phải, đừng để quá ẩm dễ thối cây
  • Khi các chồi có dấu hiệu phát triển, tăng dần độ nắng sáng lên và bắt đầu tưới phân cho cây khi lá đã cứng cáp
  • Có thể dùng tro trấu thay cho đất. Trong trường hợp này nên tưới ít lại vì tro trấu giữ ẩm tốt.

4. Sửa chữa

Khi cây đã khoẻ mạnh (6-12 tháng sau khi trồng) ta bắt đầu sữa chữa. Nếu cây có một số lượng phong phú rễ cám và một ít rễ to thì ta có thể cắt bỏ các rễ to đi. Ngược lại nếu chỉ có vài rễ lớn thì chỉ cắt bỏ từng rễ một qua từng năm một, bằng cách này ta giới hạn được phần rễ trong chậu và làm cây chậm phát triển.

Phần cành lá ta tiến hành hai bước: cắt bỏ tất cả các cành nhỏ (chi), ngay cả cành lớn không ích lợi. Đó là “trút bỏ” những kẻ ăn hại, giữ lại các chi khác ngoài việc sẽ tạo dáng vẻ cho tương lai, nó còn gây ra các hoạt động hữu ích trong việc vận chuyển nhựa nuôi các vết thương mau liền. Một khi hệ rễ đã định hình và vết thương đã lành sẹo, ta tiến hành bước thứ hai: Loại bỏ những cành nhỏ mới sinh nhưng không ích lợi và uốn nắn các chi khác để định hình cây bonsai.

Mất đi từ 4 đến 5 năm để các chi nhỏ chuyển đổi thành cành và cây lấy được vẻ đẹp đặc sắc riêng của tác phẩm.

Từ khởi thuỷ việc sưu tầm cây trong thiên nhiên để làm bonsai là cách duy nhất và phần lớn những tuyệt tác nhiều tuổi nhất cũng do từ trong thiên nhiên mà có. Cho đến nay đây vẫn là nguồn bonsai hấp đối với mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *