Trồng rau diếp cá tại nhà

rau diếp cá

Rau diếp cá thường mọc hoang nơi ẩm thấp vì thế việc trồng rau diếp cá tại các căn nhà đô thị cần lưu ý như sau.

1. Chuẩn bị cây giống rau diếp cá và đất trồng rau

Do rau diếp cá có thân ngầm dưới đất và rễ mọc từ các đốt thân nên có thể nhân giống bằng cách giâm cành hay tách chiết lấy gốc những cây con.

Đất trồng rau diếp cá cần phải tơi xốp với độ mùn cao, có thể dùng hỗn hợp tro trấu xơ dừa và phân trùn quế với tỷ lệ 2:0,5:1, hay dùng giá thể bán trên thị trường rồi trộn thêm ít đất dinh dưỡng phân trùn quế.

Chọn chậu nhựa hay sành có đường kính chậu từ 20-30 cm và chiều cao 20-25 cm, cho hỗn hợp đất trồng rau 2/3 chậu rồi trồng rau giống vào chậu với khoảng cách 10 x 10 ( cm), chậu trồng 3-4 cây giống.Tưới đẫm nước bằng vòi phun nhẹ sau khi trồng và để chậu nơi thoáng mát.

2. Tưới nước bón phân chậu rau diếp cá

– Tưới nước

Rau diếp cá thích hợp nơi ẩm ướt và chịu bóng, vì thế trồng rau diếp cá tại nhà cần lưu ý vị trí để chậu rau sau khi trồng, môi trường đô thị rất nóng so với vùng quê nên chậu hay bị thiếu nước dẫn đến rau bị còi cọc chậm lớn, vì thế  cần che lưới  70 % ánh sáng hay tạo bóng mát và tưới nước ngày 2 lần đảm bảo ẩm độ đầy đủ cho chậu .

– Bón phân

Lúc ban đầu  khi mới trồng rau vào chậu thì lá rau diếp cá thường bị nhạt màu lá do thiếu phân, sau khi trồng 10-15 ngày có thể pha phân urê với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ pha với 2 lít nước rồi tưới lúc chiều mát ( khi trời không mưa).Định kỳ một tháng tưới cho rau 2 lần.

Khi thu hoạch dùng dao hay kéo sạch, cắt hết thân rau diếp cá chừa gốc cách mặt chậu 1-2 cm, sau đó bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 1-2 cm vào mặt chậu. Khi thấy chậu rau đã mọc dầy đặc có thể tách ra trồng thêm các chậu khác.

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn cách trồng rau diếp cá tại nhà thì sau 4-6 tháng là có thể thu hoạch thoải mái mà không cần mua ngoài chợ.

Lưu ý: khi thời tiết mưa nắng bất thường làm cho rau diếp cá bị vàng lá, chỉ cần dùng kéo cắt bỏ những lá hư rồi bón thêm ít phân trùn quế là rau sẽ tươi tốt lại ngay.

3. Công dụng của rau diếp cá

– Theo Đông y rau diếp cá hơi lạnh, cay vào phế kinh, có tác dụng tán nhiệt tiêu ung thũng nên dùng chữa phế ung, trĩ, vết lở loét.

– Rau diếp cá có tác dụng lợi tiểu, tác dụng này do các chất quexitrin và chất vô cơ có trong rau, có thể dùng rau diếp cá thông tiểu, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều.

– Trong dân gian dùng rau diếp cá trong trường hợp tụ máu hay bị bệnh trĩ lòi dom, liều dùng 6-12 gam lá và thân rau diếp cá sắc lấy nước uống và xông hơi rồi rửa.

 

Trồng rau húng lũi tại nhà

húng lũi

1. Mô tả cây rau húng lũi

Rau húng lũi thật ra là một loài cỏ sống lâu năm, thân chồi mọc ngầm dưới đất, thân non màu tím không có lông, lá xoan không lông màu xanh thẫm, lồi giữa các gân phụ, mép khía răng cưa, toàn thân rau húng lũi có mùi thơm. Húng lũi có thể trồng và thu hoạch quanh năm.

2. Chọn giống và đất trồng rau húng lũi

Rau húng lũi có thể trồng trên đất thành từng luống cao 15-20 cm, nếu trồng rau tại nhà thì chọn đất trồng rau giữ ẩm nhưng phải thoát nước tốt, chọn đất trồng tơi xốp và có nhiều mùn hữu cơ, có thể dùng đất dinh dưỡng phân trùn quế trộn với tro trấu – trấu sống với tỷ lệ 1:2:1.

Chọn chậu trồng rau bằng túi nylon hay chậu nhựa với kích thước miệng chậu từ 20-25 cm, đáy chậu sâu từ 18-20 cm. Cho hỗn hợp đất trồng rau trên vào 2/3 chậu để trồng rau giống.

Trồng rau húng lũi bằng cách giâm cành, chọn cây rau giống từ cây mẹ to khỏe (không có hoa), cắt đoạn hom giống dài từ 15-20 cm, gim nhánh vào chậu đất với khoảng cách 8-10cm và nghiêng gốc với mặt đất khoang 30 độ. Một chậu có thể trồng 4-5 hom giống rãi đều mặt chậu.

Dùng vòi nước nhẹ tưới đẫm chậu rau sau khi trồng, để chậu nơi thoáng mát hay bóng râm, nhớ kê chậu để thoát nước tốt.

3. Tưới nước và bón phân

Rau húng lũi cần tưới ngày 2 lần ( sáng sớm và chiều mát) nhằm đảm bảo chậu rau luôn luôn ẩm. Nếu để rau bị khô hay úng đều làm cho rau bị đen thân lá và chết dần, hay còn gọi là hiện tượng rau trồng bị lụi.

Ngoài thiên nhiên thì rau húng lũi cần 100% ánh sáng, nhưng ở đô thị thì  sự bức xạ nhiệt do bê tông hóa làm cho không khí luôn luôn oi bức rất dễ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rau trồng tại nhà, cần có biện pháp che mát bằng lưới 70 phần trăm ánh sáng hay trồng cây lớn tạo bóng râm giúp giảm nhiệt cho căn nhà.

Rau húng lũi thích hợp với phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…có thể bổ sung thêm ít phân urê pha nước tưới lúc chiều mát với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ pha trong 2lít nước tưới khi rau trồng đã cho vài đợt lá mới, hàng tháng tưới phân urê một lần.Khi thời tiết chuyển mùa cần dùng khoảng muỗng canh vôi bột rải trên mặt chậu để khử trùng cho đất trồng rau.

húng lũi

4. Thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh cho rau húng lũi

Sau khi trồng 2 tháng là có thể cắt thu hoạch, dùng kéo hay dao bén và sạch cắt gốc chừa lại khoảng 3-4 cm ( tính từ mặt chậu), sau mỗi đợt thu hái thì bón thêm ít phân trùn quế lớp 2 cm để giúp cây rau húng lũi cho thêm nhiều cây mới. Nếu cắt chừa phần gốc quá dài sẽ làm cho rau mau bị già thân, cây rau sẽ suy yếu từ từ.

Rau húng lũi trồng tại nhà có thể thu hái nhiều đợt và sống cả năm, trường hợp thấy rau húng lũi cho nhánh mới ít dần, cành rau mới nhỏ đi, khi đó có thể trồng lại chậu rau mới.

Rau húng lũi rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu nhất là khi mưa kéo dài, dẫn tới làm dập lá ,dư nước, lúc đó cây rau bị thối nhũn mà chết, không thể cứu chữa được.

Nếu nắng nóng kéo dài ,nếu tưới nước không đủ cũng làm rau dễ bị đen và còi cọc dần, lúc này có thể cắt bỏ hết thân lá bị đen, kiểm tra độ ẩm và bón thêm ít phân trùn quế, sau 15-20 ngày sẽ thấy đâm ra những cây rau non mới.

 

Tự trồng cần tây từ gốc bỏ đi

trồng cần tây

Cách trồng cần tây vô cùng đơn giản. Thay vì vứt bỏ phần gốc của những cây cần tây đã sử dụng, bạn hãy giữ lại, rửa sạch và đặt chúng vào trong một chiếc đĩa hoặc bát nước ấm, rồi để gần hoặc trên bậu cửa sổ đầy đủ ánh nắng. Lưu ý để phần gốc chìm trong nước và phần thân đã bị cắt hướng lên trên.

Để gốc cây cần tây trong nước 1 tuần. Suốt thời gian này, phần thân cây xung quanh bắt đầu khô lại đáng kể, chúng ta có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt. Những mầm lá nhỏ màu vàng ở giữa bắt đầu dày lên và chồi ra khỏi vị trí trung tâm, dần dần chuyển sang màu xanh đậm hơn. Tốc độ tăng trưởng của lá mầm tuy chậm nhưng ổn định và rõ ràng.

Sau thời gian ươm mầm 5 – 7 ngày kết thúc, chúng ta sẽ chuyển gốc cây cần tây sang trồng trong đất. Bạn có thể trồng ở bất kỳ nơi nào, trong vườn, trong các loại chậu tùy thích. Ở đây, chúng tôi tận dụng lại vỏ hộp thiếc cũ.

Chuẩn bị đất trồng hữu cơ, trộn lẫn với một ít mùn cưa. Bạn nên mua đất trồng hữu cơ tại các cửa hàng cây cảnh để tiết kiệm thời gian, công sức chăm bón đất và giữ sạch sẽ khi trồng trong nhà.

Đầu tiên, đổ đất gần đầy hộp thiếc, đặt gốc cần tây vào rồi lấp đất, chỉ chừa lại đoạn ngắn lá mầm phía trên.

Nhớ tưới nước cho cây ngay sau khi trồng để cây không bị sốc vì thay đổi môi trường và để duy trì độ ẩm cho đất. Việc cung cấp nước thường xuyên giúp cây phát triển toàn diện và nhanh chóng. Bạn sẽ phải bất ngờ khi ngắm nhìn những cành lá xanh vươn cao chỉ sau 1 tuần.Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 8

Một vài lưu ý nhỏ dành cho bạn:

– Khi ươm mầm, thay nước mới đều đặn 2 ngày/lần. Có thể dùng bình xịt phun nước trực tiếp lên phần thân và lá non.

– Dù bạn trồng cần tây vào mùa lạnh hay mùa nóng, trong nhà hay ngoài trời thì yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây phát triển.

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 10

Sau tuần đầu tiên, khi được đặt ở vị trí đầy nắng, cây lớn rất nhanh. Phần lá xum xuê hơn và thân cây bên dưới cũng mập mạp hơn.

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 11

Cây cần tây sau 3 – 4 tuần tăng trưởng.

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 12

Thông thường, bạn có thể thu hoạch cần tây sau 6 – 7 tuần. Dùng kéo cắt phần thân và lá sát tận gốc để cây có thể tái phát triển.

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 13

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 14

Với mỗi cây cần tây trồng theo cách này, gia đình bạn sẽ có nguồn rau sạch liên tục trong khoảng 5 tháng.

Trồng khoai tây tại nhà

khoai tây mọc mầm

Khoai tây thường được trồng bằng củ khi đã lên mầm được 2- 3 cm. Khi trồng, vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây. Tạo khoảng cách rộng rãi để cây phát triển được thoải mái.

Luôn giữ cho cây đủ nước, nhỏ có thường xuyên và tiếp thêm đất khi cần thiết.

Các bước thực hiện:

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 2 Bước 1: Thúc củ lên mầm.Đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho chúng nảy mầm.

Khi củ lên mầm dài 2 – 3 cm đem đi trồng.

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 3 Bước 2: Trồng khoai tây trong chậu/thùng to- Tạo các lỗ thoát nước cho chậu/thùng dùng để trồng cây.

– Đổ đất hữu cơ đầy 1/3 thùng. Đặt khoảng 4 – 5 củ khoai giống lên bề mặt đất, hướng các mầm lên trên. Phủ một lớp phân bón hữu cơ khoảng 15 cm bên trên và tưới nước.

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 4 Bước 3: Đổ thêm đất lên cây khoai tây khi chúng lớnThêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu khi chúng lớn cho đến khi đầy thùng. Bước này được gọi là “tiếp đất”, thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.
Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 5 Bước 4: Tưới nước thường xuyênKhi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt.

Tươi nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô.

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 6 Bước 5: Thu hoạchThời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.

Rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.

Bạn có thể mua củ giống về trồng tại nhà. Trên mỗi túi khoai giống thường ghi vụ sớm (earliest), chính vụ (mid-season) và trái vụ (late), tùy thuộc vào thời gian thu hoạch của khoai.

Đối với vụ sớm, phủ một lớp ni-lông lên khu vực đất trồng hoặc chậu để làm ấm đất. Cách này cũng giúp độ ẩm cho đất và ngăn chặn cỏ dại.

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 7

Thời gian trồng các loại khoai tây giống khác nhau như sau:

– Vụ sớm (Earliest) bắt đầu sau khi kết thúc thời gian sương mù của  mùa xuân.

– Chính vụ (Mid-season) bắt đầu vào giữa mùa xuân

– Trái vụ (Late) bắt đầu vào cuối mùa xuân.

Vụ khoai tây sớm thường cho thu hoạch vào đầu mùa hè. Trước khi thu hoạch, bạn có thể cào một ít đất để xem củ khoai đã đủ lớn hay chưa. Chính vụ sẽ sẵn sàng thu hoạch vào giữa mùa hè và trái vụ thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa hè sang mùa thu.

Trồng khoai tây tại nhà 'dễ như bỡn' - 8

Trồng rau cải chíp ‘Thạch Sanh’ tại nhà

cải chíp

Cải chíp là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của rau đứng vào bậc nhất trong các loại rau… Ngoài ra, rau còn có tác dụng phòng ngừa ung thư, giúp tiêu hóa tốt, bổ mắt, hạ huyết áp cao, giúp giảm cân, tốt cho phụ nữ mang thai và nhiều công dụng khác.

Trồng rau cải chíp 'Thạch Sanh' tươi rói - 1

Về cơ bản, rau cải chíp có cấu tạo bẹ lá rất giống với cần tây, do đó có khả năng phát triển tương tự.

Cách làm đơn giản là bạn giữ lại phần gốc và khoảng 2cm phần thân sát gốc, rồi đặt nó vào trong một bát nước ấm nhỏ. Giữ cho mực nước ngập 2/3 gốc là hợp lý. Sau đó  1 – 2 tuần, bạn có thể bắt đầu trồng vào đất để cây phát triển toàn diện hơn.

Rau cải chíp thậm chí còn mọc lại nhanh chóng hơn so với cần tây. Những lá non nhô cao, dài ra trông thấy rõ rệt sau mỗi đêm. Đặc biệt, ngay cả khi bạn sử dụng phần gốc của một cây cải đã vài tuần tuổi thì chúng vẫn tái phát triển vô cùng kỳ diệu.

Trồng rau cải chíp 'Thạch Sanh' tươi rói - 2

Mỗi gốc cải chỉ cần giữ lại 2 – 3 cm là đủ để mọc thành cây mới.

Trồng rau cải chíp 'Thạch Sanh' tươi rói - 3

Hình ảnh phần gốc và lá non mọc dài hơn sau 1 tuần “ngâm mình” trong nước. Lúc này, bạn hãy chuyển chúng ra trồng trong đất vườn hoặc trong các chậu tùy thích, giúp cây hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng.

Trồng rau cải chíp 'Thạch Sanh' tươi rói - 4

Mỗi gốc rau có khả năng mọc lại tối đa 3 – 4 lượt.

Trồng rau cải chíp 'Thạch Sanh' tươi rói - 5

Như vậy, nếu trồng khoảng 10 – 20 gốc thì gia đình bạn sẽ không phải lo thiếu rau sạch để ăn và tiết kiệm tiền chợ mua rau trong khoảng 1 tháng.

Trồng khoai lang ‘Thạch Sanh’ từ củ tại nhà

khoai lang

Để bắt đầu trồng khoai lang theo cách này không thực sự đơn giản như khi gieo hạt thông thường. Bạn cần chọn mua lấy củ khoai lang tươi – giống khoai yêu thích của gia đình, rửa sạch, cắt làm đôi. Tiếp theo, xiên 3 cây tăm vào phần thịt ở khoảng giữa của nửa củ khoai vừa cắt để làm giá đỡ, rồi đặt nó vào một cốc nước sạch.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 1

Khoai lang sau khi mua về rửa sạch, cắt làm đôi. Luôn thực hiện với củ khoai đang tươi.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 2

Chuẩn bị một cốc nước có đường kính tương đương với đường kính của củ khoai. Xiên khoảng 3 cây tăm vào thịt củ khoai để giữ nó không chìm trong nước.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 3

Thả nửa củ khoai vào trong cốc nước sạch sao cho 1/2 củ chìm trong nước và phần còn lại nổi lên trên, tiếp xúc với ánh sáng. Lúc này, rễ sẽ mọc ở dưới và mầm non sẽ mọc ở trên. Mỗi nửa củ có thể mọc đến 50 mầm và tất cả số mầm đó đều có thể trồng thành cây khoai lang.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 4

Sau một vài tuần phát triển ở một vị trí đầy đủ ánh nắng mặt trời, củ khoai sẽ mọc cả rễ và mầm đúng như những gì chúng ta mong đợi.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 5

Lúc này, rất nhiều mầm non đã mọc đủ cao, tầm 12 cm để có thể tách rời khỏi bề mặt củ khoai lang và bắt đầu phát triển thành cây con.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 6

Để tách rời mầm non, bạn nhẹ nhàng xoắn những mầm cao nhất và khỏe nhất. Nên cầm sát gốc – điểm tiếp xúc gần nhất với bề mặt củ khoai để tránh làm gãy mầm.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 7

Sau đó, đặt chúng vào một bát nước ấm tầm 30 – 35oC, phần gốc nằm trong nước, phần lá chồi lên trên, để thúc đẩy rễ sinh trưởng trực tiếp từ mầm non.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 8

Thậm chí chưa cần đến 1 ngày sau, rễ của mầm đã bắt đầu mọc. Tất cả quá trình kích thích nảy mầm đều cần ánh sáng mạnh, do đó, bạn cần để chúng ở vị trí nhiều nắng.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 9

Ngay khi rễ mầm mọc dài tối thiểu 2.5 cm là bạn có thể đem trồng chúng xuống đất. Trường hợp không có vườn, bạn có thể trồng trong chậu cảnh, bao cát hoặc hộp xốp… tùy thuộc vào điều kiện sống cụ thể.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 10

Khoảng 1 tháng sau, bạn sẽ thấy các cây khoai lang mới phát triển rất mãnh liệt.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 11

Sau khoảng 3 tháng, khoai lang sẽ cho củ đủ lớn để thu hoạch. Trước đó, bạn có thể ngắt bớt ngọn để ăn. Khi ngắt bớt ngọn, cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi củ nhiều hơn là lá và củ sẽ mập và ngọt hơn.

Chúc các bạn thành công!