Trồng hoa lan Vanda lá dẹp phẳng

lan Vanda
Các Vanda lá dẹp thường trồng là : Vanda coerulea, Vanda denisoniana, Vanda brunnea, Vanda tesselata, Vanda sanderiana, và các cây lai giữa chúng.

Vanda coerulea
Vanda coerulea
Vanda denisoniana
Vanda denisoniana
Vanda brunnea
Vanda brunnea

Vanda tesselata
Vanda tesselata
Vanda sanderiana
Vanda sanderiana

Trồng Vanda lá dẹp có 2 cách:

– Lồng chậu con vào chậu lớn, chỉnh cho đỉnh ngọn lệch khỏi trung tâm của dây treo để về sau khi cây lớn lên không đụng phải dây treo. Có thể thêm than hay không là tùy theo điều kiện môi trường của vườn.

– Gỡ cây lan ra khỏi chậu cũ rồi trồng sang chậu mới. Để tránh cho rễ khỏi bị đứt, phải ngâm chậu cây trong nước 5-10 phút, sau đó gỡ ra cho vào chậu mới. Nếu trồng theo kiểu này thì không nên để gốc lan chôn quá sâu trong chậu, cây sẽ chậm lớn. Nên trồng cách đáy chậu khoảng 5 cm. Dùng than lớn lót đáy chậu và đỡ cho cây đứng thẳng hoặc dùng dây buộc cho ngọn cây đứng thẳng.

Cả hai phương pháp đều có ưu và khuyết điểm: Cách 1 thì cây tiếp tục phát triển ngay vì không bị đứt rễ, nhưng khi chậu lớn thì chậu con ở trong quá ẩm, là nơi tụ tập vi khuẩn gây hại cho cây. Vì vậy trước khi cho vào chậu mới, người ta phải lấy hết chất trồng ở chậu cũ ra. Theo cách thứ 2 thì cây chậm phát triển một thời gian vì bị đứt rễ nhưng khi cây lớn thì không bị quá ẩm ở gốc.

Thường với lan Vanda lá dẹp, người ta trồng vào chậu gỗ ( giỏ gỗ) thì đẹp hơn là trồng vào chậu đất. Nhưng chậu đất hay chậu gỗ thì sự phát triển của cây lan không khác nhau. Kích thước của chậu cốt sao cho có thẩm mỹ, cân đối với hình dạng của cây lan sau này.

– Cần ánh sáng cỡ 50-60% và ẩm cao. Thiếu nước thì cây dễ bị tuột lá gốc. Nước dùng để tưới phải sạch, mỗi tuần tưới phân một lần. Có thể dùng phân 1: 1: 1 (N:P:K) hoặc 1:2:1 hay 1:3:2 thay đổi tùy theo tình trạng của cây mà tưới..

– Đến thời kỳ chuẩn bị ra hoa, đem lan Vanda ra treo ở giàn có ánh sáng khoảng 60 – 70%.

Kỹ thuật trồng lan hài

lan hài
Trồng lan hài: Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea

Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!

Xem thêm các bài viết hay trên Farmvina Cây Kiểng nhé!

1) NHIỆT ĐỘ:

Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 – 25 độ C.

lan hài

Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.

2) ÁNH SÁNG:

Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.

Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3) TƯỚI NƯỚC: Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.

LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.

4) BÓN PHÂN:

Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.

Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.

5) ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:

Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.

Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6) SAU KHI TÀN HOA: Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

7) THAY CHẬU:

Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.

Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.

Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8″ ————–  6 phần
Vỏ dừa nhỏ 1/4″    ————–  2 phần
Than nhỏ 1/8-1/4″ ————–  1 phần
Đá bọt Perlite        ————— 1 phần
Gỗ thông đỏ          ————— 1 phần

Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.

lan hài

8) KỸ THUẬT THAY CHẬU CƠ BẢN: Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.

9) CHIA TÁCH CÂY: Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.

10) SÂU BỆNH: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.

LƯU Ý:

– Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

– Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt

Các giống lan Hài Việt Nam

lan hài

Lan Hài Việt Nam: Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak).

Lan hài Paphiopedilum vietnamense.

Lan hài Việt Nam Paphiopedilum Vietnamense. Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 – 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân trụ.

Lan hài vàng Paphiopedilum villosum

Lan hài vàng Paphiopedilum villosum. Nó được xem như là loài phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam với cánh đài lưng màu lục có vân dọc, mép trắng hơi lật ra sau. Cánh tràng hơi chúc xuống và cong ra phía trước, mép nhăn nheo, giữa có vạch lớn màu nâu đỏ. Cánh môi dạng túi màu vàng lục hơi nâu mép màu vàng nâu và thùy bên cuộn vào trong.

Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum

Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum. Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh, ở độ cao khoảng 1500m. Cây chịu hạn khá tốt. Loài này có sự phân bố rất hạn chế và số lượng cá thể rất ít ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Chúng có thể bị đe dọa bị tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị thu hẹp lại. Hoa lan hài đài cuộn cỡ lớn với màu nâu pha xanh nhạt. Cánh đài lưng bầu dục uốn cong ra phía sau, cuộn lại, màu xanh đậm, với các đốm hồng đỏ ở gốc, mép màu lục nhạt, màu trắng ở đỉnh. Cánh môi có màu tía ửng vàng và lục, mép màu vàng.( Còn gọi là hài cánh sen)

Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum

Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum. Loài lan hài có màu sắc vàng rực này có lá đài sau hình trứng cho đến bầu dục, dài 2,2 – 2,8cm rộng 1,4 – 2,2cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở phần trên. Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. Loài này được cho là hoàn toàn tuyệt chủng ở Việt Nam vì ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam đã bị người dân đã khai thác quá mức để bán. Có một số nhà khoa học cho rằng loài này không phân bố ở Việt Nam nhưng trên thực tế có rất nhiều tài liệu đã chứng minh đây là loài lan của Việt Nam.

Lan hài vân Paphiopedilum callosum

Lan hài vân Paphiopedilum callosum. Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và ngay cả vùng có độ cao thấp là Phú Quốc. Lan thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong, có nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu lan ở Việt Nam.

Lan hài râu Paphiopedilum dianthum

Lan hài râu Paphiopedilum dianthum. Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và còn mọc ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan.

Lan hài đốm Paphiopedilum gratrixianum

Lan hài đốm Paphiopedilum gratrixianum. Các đỉnh núi cao ngất thuộc dãy Tam Đảo, Vĩnh Phúc là xứ sở của loài lan hài đốm. Với cánh đài lưng hình trái xoan, hẹp ở gốc, mép răn reo, màu lục ở gốc, mép trắng, có đốm đỏ lớn ở giữa, cánh tràng trải rộng nhìn như chiếc đuôi công rực rỡ sắc màu, mép răn reo màu lục nâu nhạt. Cánh môi dạng túi, màu lục nâu đậm, 2 thùy bên đứng. Vẻ đẹp lộng lẫy của loài hoa này được các nhà sưu tập lan ở Việt Nam gọi với cái tên trìu mến Hài đuôi công.

Lan hài helen Paphiopedilum helenae

Lan hài helen Paphiopedilum helenae. Đây có thể là loài lan Hài có kích thước hoa nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và câu chuyện tình yêu của nhà thực vật học Averyanov đã nói lên tất cả về loài hoa lan đặc hữu này: “Một buổi chiều, sau khi tôi và các bạn đồng nghiệp đã mất cả ngày trèo lên nhiều ngọn núi dốc, mọi người đang tính trở về. Nhưng khi thấy ngọn đồi trước mặt rất hấp dẫn, cây cối thật là lý tưởng cho tôi có cảm giác có lan mọc ở đó. Mọi người đã quá mệt mỏi không muốn đi nữa nên tôi đã leo lên một mình. Khi leo gần tới đỉnh đồi, tôi thấy ở gần mép đá có một đám hoa vàng rực rỡ. Thực là đặc biệt vì bông hoa quá lớn so với cây lan. Tội vội chụp vài tấm ảnh, đào một vài nhánh rồi vội vã xuống đồi. Vì vợ tôi Helene Averynova cũng có bộ tóc vàng và dáng người nhỏ nhắn như cây lan, cho nên tôi lấy tên nàng để đặt tên cho cây lan này”.

Lan hài henry Paphiopedilum henryanum

Lan hài henry Paphiopedilum henryanum. Sau rất nhiều những nghi ngờ về vùng phân bố của loài lan hài này ở Việt Nam vì những tấm ảnh hấu hết là chụp ở các vườn hoa lan trổng trên thế giới và gần như chưa một nhà khoa học nào nhìn thấy chúng nở hoa trong thiên nhiên Việt Nam. Vào mùa xuân năm 2001 Leonid Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây lan này tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà Giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu tím đậm ở mặt trong, lan hài henry là một trong những tác phẩm đẹp nhất của thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta.

Lan hài mã lị Paphiopedilum malipoense

Lan hài mã lị Paphiopedilum malipoense. Loài lan hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam – Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11/11/1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov thì các cây lan mà người Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988 1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Các giống lan hài Việt Nam và mùa nở hoa

Loại Hài (tên Latinh) Mùa nở hoa Loại Hài (tên Latinh) Mùa nở hoa
Paphiopedilum appletonianum Xuân bargigerum Thu
callosum Hạ concolor Cuối Xuân, đầu Hạ
delenatii Xuân dianthum Cuối thu
emersonii Xuân gratrixianum Xuân
hangianum Cuối thu helenae Thu
henryanum Thu hiepii Xuân
hirsutissimum Xuân malipoense Xuân
micranthum Xuân purpuratum Thu
tranlienianum Thu vietnamense Đông
villosum Đông affine Xuân
aspersum Thu dalatense Hạ
hemannnii Thu

Giới thiệu về lan Hài

lan hài

Giống Lan Hài Paplliopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, New Ghine và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi loài thuộc giống này là Hài vệ nữ Sabot de Venus và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự Lady’s slippers

Họ phụ: Cypripedioideae. Tông Cypripedieae.

Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak).

Ba loài cho màu sắc đẹp có giá trị thương mại hiện nay đang khai thác nhiều là Paphiopedilum Callosum (Vân Hài), Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài) và Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen).

Paphiopedilum Callosum - Lan hài vân
Paphiopedilum Callosum (Vân Hài)
Lan hài kim - Paphiopedilum armeniacum
Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài)
 Paphiopedilum Appletonianum - Hài cánh sen
Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen)

Quê hương của 3 loài lan Hài đẹp thông dụng là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ có cao độ thấp hơn 1000m, trải dài từ Di Linh đến Lang Hanh. Nếu như loài Paphiopedilum callosum (Vân hài) chỉ mọc trên đất dựa suối, thì loài Paphiopedilum appletonianum chỉ mọc trên những hốc đá, dưới thác nước cao, còn loài Paphiopedilum villosum lại ở dạng trung gian có thể mọc trên đất và trên cây hay trên đá.

Hai loài P. callosum và P.appletonianum có dạng lá gần giống nhau nhưng phát hoa và hoa của chúng rất khác nhau. P.callosum có phát hoa trung bình 20cm, trong khi P. appletonianum có phát hoa dài 40-50cm. Cả 3 loài đều cho 1-2 hoa trên 1 trục phát hoa với đường kính 10-15cm.

Paphiopedilum thích một nhiệt độ mát và ẩm từ 18oC – 21oC. Cây thích ẩm, nhưng không chịu úng, ánh sáng cần thiết khoảng 30% với cường độ 8.000-10.000 Lm/m2. Giá thể cấu tạo như Hạc đỉnh, dinh duỡng phân bón cũng tương tự. Các loài thuộc giống này không có mùa nghỉ vì thế phải tưới nước rất đều đặn 3 lần/ngày trong mùa nắng và 2 lần/ngày vào mùa mưa. Paphiopedilum là lan có pH của giá thể và nước tưới cao, pH từ 6,5 đến 7.

Paphiopedilum có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng vào một chậu khác.

Vì cùng chung một họ: Cypriprediae và hoa lại trông hơi giống nhau, cho nên nhiều người gọi chung 5 loại: Cypripedium, Mexipedium, Paphiopedilum, Phramipedium và Selenipedium đều là Nữ hài hay Vệ hài “Cyps”. Sở dĩ loài hoa này có tên kể trên bởi vì hình dáng giống như một chiếc hài và do chữ Hy Lạp mà ra: Paphos = Venus (Vệ nữ) Pedilon = sandal (giầy dép) và thường được gọi chung là Lady’s Slipper Orchids. Giống lan này hoa lâu tàn, có khi tới 2 tháng. Nữ hài Paphiopedilum có khoảng chừng 75 giống mọc ở Á Châu, Việt nam có khoảng trên 20 giống, trong đó có vài cây lai giống do thiên nhiên.

Trồng hoa lan rừng như thế nào?

hoa lan rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan rừng sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ.

Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Làm cách nào để lan rừng ra bông?

Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác.

Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan… nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá.

trồng lan rừng
Làm sao để lan rừng trổ bông?

Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển.

Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới… vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chư tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.

Chăm sóc hoa lan rừng: Kỹ thuật thuần dưỡng

hoa lan rừng

Chăm sóc lan rừng: Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan – loài cây khó tính là không ở chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

chăm sóc lan rừng
Một nhánh lan rừng xanh tươi

Phong lan rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc lan rừng

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan – loài cây khó tính là không ở chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quá chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK – loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.