Cau kiểng đỏ: Kiểng quí trong trang trí

cau kiểng đỏ

Với kiểu mọc cụm nhiều thân màu đỏ, mang những lá kéo dài thành bẹ cũng đỏ ôm lấy một phần thân cây tạo thành một báp tròn trông tựa ống son môi phân nhánh cùng khoe sắc đỏ tươi rực rỡ.

Chính sắc đỏ nổi bật trên nền lá xanh, làm Cau kiểng đỏ chiếm vị trí độc tôn trong họ nhà cau –  Arecaceae (còn gọi là họ cau dừa hay họ cọ): đa số thường có bẹ lá màu xanh lá cây, từ xanh lá mạ đến xanh lục thẫm, bóng láng hoặc có phủ lớp phấn trắng, một số loài có cuống lá và bẹ lá trổ gam màu khác.

Cau kiểng đỏ có tên khoa học Cyrtostachys lakka Becc có nguồn gốc ở miền Nam Thái Lan, Malaysia, Borneo và Sumatra. Với hình thái đặc sắc, nó được trồng phổ biến dần ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á với nhiều tên gọi tiếng Anh khác nhau như Sealing Wax Palm, Red Sealing Wax, Lipstick Palm, Maharajah Palm..

Những người chơi cây cảnh xem đây là loài cây kiểng quý hiếm, dùng để trồng trang trí cho cả ngoại thất lẫn nội thất. Người ta chỉ cần trồng một, hai bụi ở một góc nào đó của sân vườn, cũng đủ tạo một điểm nhấn mạnh cho cảnh quan cần thiết kế.

Cách trồng và chăm sóc

Ngoài việc trồng đất, có thể trồng cây trong chậu.

Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng lúc trưởng thành, cần che bóng nhẹ khi còn non. Cây cần tưới nước đủ ẩm nhưng không chịu úng lâu dài, nên khi trồng đất cần chọn chỗ thoát nước tốt, nếu trồng chậu thì cần kiểm soát mức độ đẫm nước để cây sinh trưởng bình thường.

Có thể để chậu trong nhà, nhưng phải chọn những nơi có ánh sáng mạnh, tránh để những góc thiếu sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, màu đỏ bẹ và cuống không rực và có thể rụi dần lá.

Trồng ở công viên, sân vườn không nên đặt dưới tán cây lớn, tránh tình trạng cây thiếu sáng, cây mọc nghiêng lệch, sinh trưởng kém, màu sắc không tươi thắm.

Cũng như nhiều loài khác trong họ cau, cau kiểng đỏ được nhân giống bằng hạt, tốt nhất là hạt tươi. Gieo hạt tươi sẽ mất thời gian 2-4 tháng để nẩy mầm, gieo hạt khô có thể mất cả 1 năm.

Do có màu sắc độc đáo : Sắc đỏ – màu của sức mạnh, quyền lực và chiến thắng, khiến cho cây càng  được ưa chuộng. Có một chậu cau kiểng đỏ trước nhà cũng góp phần giúp gia chủ tự tin vào sự thành công trong công việc cũng như địa vị hiện có của mình.

Chiêm ngưỡng cây hoa súng nhiều màu sắc

hoa súng

Cây hoa súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên trên mặt nước. Ngày nay cây hoa súng trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười và được người tiêu dùng ở các thành phố lớn ưa chuộng vì sự thanh tao mà rực rỡ.

Lá có hình tròn, các chi Nymphaea và Nuphar có lá bị khía chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá, nhưng chi Victoria  lại có lá hoàn toàn tròn và không bị khía. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 – 12 (thường 5 – 6) đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lợp (ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm 5 – 35 lá noãn, hợp nguyên lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Tổng cộng 4-6 chi và khoảng 60-80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam có 3 chi là Nymphaea, Euryale và Barclaya với khoảng 5 loài.

Theo phân loại của nghề làm vườn thì các loài này bao gồm 2 thể loại chính là: cây hoa súng chịu rét và chịu nhiệt . Các loài chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài chịu nhiệt  có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm cũng như là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có màu xanh lam.

Cây hoa súng có hạt, hạt này có khả năng tồn tại  theo thời gian  rất dài, vào khoảng 2000 năm.

Hoa súng có thể có mùi thơm (chẳng hạn loài Nymphaea odorata). Hiện nay tồn tại khoảng vài trăm giống  khác nhau.

Hãy cùng ngắm sắc của một vài loài hoa súng:

Súng Thái Lan
Hoa súng Thái Lan đẹp, có thể trồng tại nhà

súng Victoria_amazonica

Cây Dạ lan thanh trồng trong nước

dạ lan thanh

Cây Dạ lan thanh thuộc họ Araceae ( Họ Môn), là loài cây thân cỏ màu xanh quanh năm, lá mọc thành cụm, với những phiến lá mỏng, những phiến lá non thường có màu xanh bạc (lá phấn), với những viền xanh đậm ngoài rìa lá, lá càng già thì màu xanh càng đậm dần.

cây Dạ lan thanhCây Dạ lan thanh thích môi trường râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp ( ánh nắng trực tiếp làm cây bị cháy lá) ,đất trồng cần ẩm và tơi xốp, là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ cần chất trồng tơi xốp gồm : tro trấu + trấu hoai mục + phân hữu cơ hoai mục ( hoặc phân trùn quế) là cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Định kỳ ( 15- 20 ngày) chúng ta có thể phun thêm phân bón lá 16-16-8, 30-10-10, hoặc B1 kết hợp với phun thuốc trừ sâu để bộ lá cây Dạ lan thanh thêm bóng mượt.

Cây Dạ lan thanh trồng trong nước là một loại kiểng trang trí đẹp, với hình dáng nhỏ gọn ( kích thước từ 30-40 cm), là một lựa chọn thích hợp đối với các không gian như văn phòng, quán cafe, nhà hàng, quán ăn, khách sạn,…


Chăm sóc cây Dạ lan thanh trồng trong nước giống như cách chăm sóc cây Phú quý, Cây Vạn lộc …trồng trong nước, thay nước định kỳ, cọ rửa, cắt tỉa  rễ hư , bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây. Đảm bảo chúng ta sẽ có một chậu Dạ lan thanh trồng trong nước xanh tốt quanh năm.

Trồng cây sống đời: Hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm

cây sống đời

1. Cây sống đời

Tên khoa học của cây sống đời là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae). Là cây mọng nước có nguồn gốc từ Madagasca.

Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, bất tử và là một loại cây vừa làm cây cảnh cho hoa nở đẹp, vừa là một cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả.

cây sống đời
Cây sống đời

Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được. Đặc biệt, cây sống đời còn có khả năng tạo cây con từ kẽ lá các khía của mép lá. Cây cao cỡ 40 – 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, chéo chữ thập, đơn hoặc 3 – 4 lá chét dày, mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Hoa ra vào tháng 2 – 5 đúng dịp mùa xuân. Do đó, sống đời được coi là cây cảnh và được trồng trong chậu hoa mini và dùng để trang trí trong nhà.

2. Điều Kiện Sinh Thái

Nhiệt độ lý tưởng để cây hoa sống đời sinh trưởng và phát triển là 20oC – 32oC. Cây vẫn có thể sống và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn nói trên, đặc biệt cây cho màu sắc bông sặc sỡ hơn.

Cây sống đời thích nghi với mọi chân đất, tuy nhiên đất tránh ngập úng và phải thoát nước nhanh.

3. Giống

Hoa sống đời có nhiều loại, trong đó thị trường ưa chuộng gồm các loại sau: sống đời ta (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán), sống đời 5 màu (bông nhuyễn, 5 màu trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán)…

cây sống đời

1. Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp nhân giống (nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính)

* Nhân giống hữu tính: áp dụng cho việc gieo hạt. Tuy nhiên, cách nhân giống này cần nhiều thời gian, không phổ biến.

* Nhân giống vô tính: giâm lá, giâm cành, tách cây con.

– Sống đời ta và sống đời Đà Lạt nhân giống bằng lá.

– Riêng sống đời đỏ và sống đời 5 màu nhân giống bằng cách giâm cành.

+ Tách cây con:

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây, ngoài thân chính mọc từ rễ, còn có những cây con. Dùng dao tách cây con ra và đem trồng.

+ Giâm cành:

– Tháng giêng âm lịch: Trồng cây mẹ (cây trưởng thành có hoa)

– Tháng năm âm lịch: Khi cây mẹ có nhiều nhánh, mỗi nhánh có từ năm cặp lá trở lên có thể tách đem trồng. Vì sống đời nhân giống bằng cách giâm cành nên ra ít cành nhánh, ta có thể tuần tự cắt cành lớn trồng trước, cành nhỏ để trên cây mẹ khi lớn cắt trồng sau, thời gian trồng có thể kéo dài đến tháng 7 âm lịch. Nếu trồng sau tháng 7, sống đời cũng trổ bông, nhưng bông và tán nhỏ không đẹp.

2. Ươm cành giâm

–  Đất giâm cành phải tơi xốp, dễ thoát nước. Đất thường giâm là đất cát hoặc tro trấu.

– Giâm cây con vào lớp tro để nơi bóng râm, khoảng 2 tuần khi thấy cây con ra rễ thì đem trồng (trồng ra liếp hoặc chậu).

Hướng dẫn cách trồng cây sống đời4. Hướng dẫn cách trồng hoa sống đời

1. Trồng liếp

– Trồng trực tiếp vào liếp: liếp cao 25 – 30cm, rộng 150cm, có thể bố trí liếp theo hướng Bắc Nam để sau này trồng xen cây tạo bóng râm che bông khỏi phải làm giàn che. Trồng 5 hàng trên liếp, cây cách cây 25cm.

2. Trồng chậu

– Trồng trong chậu hay bịch nylon: dùng loại bịch 15 x 25cm.

– Hỗn hợp nguyên liệu trồng ban đầu có thể sử dụng như sau: 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai (phân bò) + 7 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 1 kg Lân + 1 kg vôi bột. Nguyên liệu trồng cho vào 2/3 chiều cao bịch để trồng, bố trí bịch theo hướng Bắc Nam, trên liếp đặt bịch nên phủ 1 lớp nylon để hạn chế cỏ dại và sâu hại. Kết hợp với việc phòng các bệnh có nguồn gốc từ đất (dùng formol xử lý đất).

3. Bón phân

Bón phân cho hoa sống đời phải bón nhiều lần, chủ yếu nhìn màu lá mà bón phân, lá có màu xanh mướt không nên bón.

Bón thúc phân chuồng và bánh dầu phộng: Lần đầu sau khi trồng 5 ngày và sau đó hàng tuần bón 1 lần: 0,5 – 1 chén phân chuồng hoai mục + 1 – 2 muỗng cà phê bánh dầu /giỏ.

Tưới nước bánh dầu + DAP hoặc NPK: Cách 15 ngày tưới 1 lần. Ngâm 3 kg bánh dầu + 1kg DAP hoặc NPK trong 10 lít nước, sau đó pha từ 1 – 2 lon sữa bò nước phân DAP vào 10 lít nước sạch tưới cho bông, tưới vào trước 16h chiều, tránh tưới trên ngọn làm hư bông.

4. Tưới nước

– Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần vào trước 9 giờ sáng và trước 14 giờ chiều.

– Khi cây có 1 – 2 tầng nhánh tưới 1 lần vào sáng sớm.

– Khoảng 3 tháng sau trồng, phải ngắt đọt tạo tán (chiều cao các chậu đồng đều). Tháng 10 xử lý ra hoa, dùng Micracle-Gro (15-30-15) từ 2 – 3 lần khỏang 10 ngày /lần. Tháng 11 dùng Roots (0 – 44); sau 1 tuần nếu cây chậm ra hoa, phun tiếp Growmore ( 6-30-30). Trước Tết từ 50 – 60 ngày phải ngắt tỉa đọt (chừa lại ít nhất 2 cặp lá để cây ra bông nhiều và trổ tập trung đều vào dịp Tết Nguyên Đán. Chú ý tưới nước vừa đủ ẩm, tránh ngập úng.

5. Bấm ngọn

Tạo điều kiện ưu thế ngọn làm cho cây phát triển ra nhiều cành để cho nhiều hoa, tạo dáng cho cây cân đối. Bấm ngọn bằng cách ngắt bỏ 2 – 3cm trên ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây sống đời tùy thuộc giống. Thông thường bấm ngọn 2 lần.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Ngừa bệnh trên cây bông sống đời có thể dùng: (mưa nhiều có thể phun ngừa 3 – 5 ngày/lần)

– Rovral + Aliette: mỗi loại 10gr/ 8 lít.

– Kasuran: 10 – 15 gr/ 8 lít.

– Ridomit + Topsin; Score.

– Mexyl MZ 72 BHN (Ridomyl + Mancozeb).

Theo dõi thường xuyên đề phòng kịp thời các sâu rầy thường gặp:

– Rầy mềm, sâu ăn lá: dùng Sherzol: 10 – 15cc/ 8 lít.

– Sâu vẽ bùa: dùng Cyper; Ofunack: 10 – 15cc/ 8 lít.

– Bọ trĩ: dùng Confidor: 2,5 – 5cc/ 8 lít.

Lan Đuôi Chồn: Cách trồng và giá bán ra sao?

lan trầm tím

Là một trong những loài lan có hoa nổi bật và đẹp rực rỡ, lan đuôi chồn không ngừng chinh phục những người chơi hoa. Cách trồng lan đuôi chồn như thế nào? Giá bán ra sao và mua ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiển nhé.

Đặc điểm của lan đuôi chồn

Lan đuôi chồn hay còn gọi là sóc ta, là một loại lan đơn thân, sống lâu năm , phân bố chủ yếu trên những vùng rừng thấp hơn 700m so với mặt nước biển.

Chúng phân bố ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loài lan này được tìm thấy chủ yếu trên những cây bằng lăng cổ thụ khu vực núi Tây Bắc. 

Hoa là điểm nổi bật nhất của lan đuôi chồn, chúng mọc thành chùm tròn dài như đuôi chồn khoảng 30-35cm, cánh màu trắng pha tím cùng hương thơm nhẹ nhàng. Hoa có thể kéo dài từ 20-25 ngày. 

Lan đuôi chồn là loài khá khỏe, ít sâu bệnh. Tuy nhiên để cây ra hoa to, đẹp cần có kỹ thuật chăm sóc tốt.

Lan chỉ ra hoa khi cây đã cứng cáp và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trước đó. Cây sẽ ra nụ và trổ bông vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hằng năm.

Cách lựa chọn giống và kỹ thuật trồng hoa đuôi chồn

Khi chọn lan đuôi chồn làm giống, nên chọn những ngọn lan tươi, xanh thẫm, bánh tẻ, chưa ra lá mới ở ngọn ngay từ đầu.

Lý do là bởi loài lan này không có khả năng tích trữ nhiều dinh dưỡng. Nếu ngọn quá non, khi tách khỏi môi trường sống, chúng dễ bị còi cọc, khó ra rễ, thậm chí bị chết. Trong khi đó nếu ngọn quá già chúng nhanh bị lụi tàn.

 lan đuôi chồn

Ngoài ra khi chọn lan, bạn cần chú ý một số đặc điểm khác: Lá phải có màu xanh đậm, rễ trên thân có màu và chiếm 20% loại rễ trắng bạc. Không chọn cây có rễ bị ướt vì dễ bị thối và nhiều mầm bệnh.

Nếu bạn mua cây từ rừng về, trước tiên, hãy ngâm thuốc phòng trừ nấm trong 15 phút rồi treo ngược cây lên, tưới thuốc kích rễ. Thường xuyên tưới nước khi cây khô để nhanh chóng ra rễ. Khi cây nhú rễ mới tiến hành ghép vào giá thể. 

Giá thể trồng lan có thể là gốc cây khô hoặc chậu cùng than to để giữ ẩm. Nếu trồng thông qua ghép gốc, bạn có thể sử dụng dây thít, buộc chắc chắn cây lan vào thân gỗ. Tốt nhất hãy buộc lan theo tư thế song song hoặc hơi chúc đầu xuống mặt đất.

Kỹ thuật này giúp tránh hiện tượng nước hoặc sương ứ đọng ở ngọn cây, dễ gây thối. Ngoài ra, với cách này, theo bản năng, cây khi phát triển sẽ hướng đầu lên trên, tạo ra sự mềm mại, tự nhiên hơn. Sau khi ghép lan, nên để khô không tưới từ 5-7 ngày giúp vết thương của lan nhanh lành. 

Nếu trồng lan trong chậu, bạn có thể ghép lan vào cục gỗ rồi đặt vào chậu, rải than củi xung quanh. Hòn than nên to cỡ đầu ngón chân cái.

Lưu ý cả gỗ, than đều nên được ngâm ngập nước khoảng 1-2 ngày trước khi dùng. Nếu cả hai không ngậm đủ nước thì chúng sẽ tranh giành hút nước với lan. 

Nếu không ghép vào gỗ, bạn cũng có thể trồng trực tiếp trên than củi và trước khi trồng than cũng vẫn cần được ngâm nước như trên.

Khi trồng, không vùi gốc lan quá sâu, cuống lá cuối cùng cách giá thể tầm 2 đốt ngón tay.

Sau đó dùng dây buộc thân cây với dây treo để cố định, tránh bị nghiêng, đổ. Phía trên mặt chậu nên rải vài miếng xơ dừa giúp giữ độ ẩm tốt hơn.

 lan đuôi chồn

Cách chăm sóc lan đuôi chồn

Nếu bạn mua lan đuôi chồn đã được trồng trên giá thế ổn định, khi đem về nên treo cây ở nơi thoáng mát. Để khoảng 2 ngày sau mới bắt đầu tưới nước, giúp cây quen dần với môi trường mới.

Khi cây ra rễ là thời điểm bạn cần phải đặc biệt chú ý giữ ẩm cho cây. Cần thường xuyên tưới nước ngay khi thấy giá thể khô. Đây cũng là thời điểm bạn bắt đầu sử dụng phân bón để cây phát triển tốt nhất. 

Có thể sử dụng phân bón vô cơ, nhưng tốt nhất là phân bón hữu cơ vì lan đặc biệt ưa loại này. Dùng phân hữu cơ ủ hoai mục pha loãng với nước bón cho gốc lan hàng tuần.

Đồng thời dùng phân bón lá vô cơ khoảng 2 tuần/lần để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng.

Là loài lan rừng nên lan đuôi chồn có sức đề kháng khá mạnh. Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn nhện đỏ… nhất là những nhà vườn không có độ thông thoáng, thường bị ẩm ướt trong mùa mưa.

Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp, liều lượng và tần suất theo chỉ dẫn của các nhãn hàng.

Để cây lan ra hoa được đẹp và theo ý muốn, bạn giảm lượng nước tưới cho chúng cho đến khi dừng hẳn.

Từ tháng 9, giảm lượng nước xuống thấp 3 ngày/lần. Từ tháng 10 – 3 năm sau, không tưới nước. Treo ở nơi thoáng mát để giúp kích thích ra nụ.

Đến khi nào cây nhú vòi bông ra thì bạn bắt đầu tưới nước và các biện pháp kích rễ trở lại, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần để hoa to và đẹp.

 lan đuôi chồn

Lan đuôi chồn giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Là lan rừng nhưng lan đuôi chồn dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng dễ ra hoa, vì vậy giống hoa có giá bán khá dễ chịu. Trên thị trường hiện nay phổ biến với giá từ khoảng 150-180.000 đồng/kg, để để ghép thành 2-3 giò.

Bạn có thể tìm mua giống lan đuôi chồn tại các nhà vườn trồng lan trên toàn quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo giống tốt, ít bệnh, khả năng sống cao, nên chọn mua ở các nhà vườn lớn, có uy tín nhất định.

Một số địa chỉ gợi ý cho bạn:

  • An Lan Viên (http://www.anlanvien.com/), cơ sở tại TP. HCM
  • Nhà vườn Hoa và Đá (https://hoavada.com/) cở sở tại Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam
  • Vườn lan Tây Chi (https://vuonlantaychi.com/) Cơ sở tại TP.HCM
  • Hoa lan Huy Anh (https://hoalanhuyanh.com/), cơ sở tại Hà Nội

 

Lan Trầm Tím: Cách trồng và giá bán ra sao?

lan trầm tím

Sở hữu vẻ đẹp kiêu sa với những chùm hoa màu tím lịm ngọt ngào và quyến rũ, lan trầm tím (hay còn gọi là lan trầm tím rừng) dễ dàng chinh phục bất kỳ người yêu hoa nào.

Kỹ thuật trồng lan trầm tím ra sao? Giá bán của loài hoa này thế nào và mua ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của lan trầm tím

Lan trầm tím (danh pháp khoa học là Dendrobium Nestor), là một loài hoa lan lai tạo. Chúng là kết quả từ sự “hôn phối” giữa lan Phi Điệp (hay giả hạc và cây Hoàng Thảo kèn (Dendrobium Parishii).

Cha đẻ của giống lan này là Veitch. Từ năm 1893, ông đã dày công nghiên cứu, đem tất cả những đặc điểm nổi trội của hai giống lan bố mẹ nói trên để cho ra đời lan trầm tím ngày nay.

Hiện lan trầm tím có mặt trên khắp thế giới và trở thành một trong những loài hoa lan được ưa chuộng nhất.

Thừa hưởng gen trội từ hai giống lan quý, thế hệ F1 có màu tím tuyệt đẹp. Chùm hoa ngắn (khoảng 30-40cm) mập mạp và chắc khỏe hơn.

Chúng còn có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, nhưng đậm hơn hẳn so với hai giống bố mẹ. Bên cạnh đó lan trầm tím còn có những đặc tính sinh học vượt trội.

lan trầm tím

Chúng dễ thích nghi với môi trường sống, có sức chống chịu, sinh trưởng phát triển tốt. Vì vậy chăm sóc lan trầm tím có phần đơn giản hơn. 

Cách trồng và chăm sóc lan trầm tím

Giá trồng

Với lan trầm tím, bạn có thể sử dụng các loại giá để trồng như sau:

– Trồng trên lũa: Đây là nơi bạn có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Với lũa, lan sẽ phát triển bộ rễ rất mạnh, khỏe, cây cũng phát triển ổn định, nhưng chúng sẽ chậm ra hoa, hoa cũng mỏng và ngắn hơn các loại giá đỡ khác.

Trồng trên gỗ: Các loại gỗ có thể trồng lan là gỗ vải, nhãn, vú sữa, Cách trồng này lan trầm tím cũng phát triển tương tự như cách trồng trên lũa.

– Trồng lan trong chậu: Trồng trong chậu với các loại chất chồng phù hợp như than, vỏ thông vụn… sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, hoa dài và mập mạp hơn. Nên chọn chậu có kích thước vừa phải, vì rễ lan ưa bó hẹp hơn. 

Thời điểm ghép cây

Đầu đầu tiên bạn cần lưu ý là chỉ lấy cây về trồng khi cây đang trong mùa nghỉ, hoặc mới đầu mùa phát triển, tức là cây đã nhú mầm nhưng mầm chưa ra rễ mới.

Nếu ghép vào thời điểm cây đang phát triển sẽ cắt đứt đà sinh trưởng, dẫn đến cây còi cọc, hư hại.

lan trầm tím

Cây mới mang về cần tiến hành chia giống. Một giỏ lan thường có nhiều giả hành, vì thế, không nên để cả giỏ ghép với giá thể, vì khi đó chỉ có 1-2 mầm mọc lên, rất lãng phí giống. Vì vậy nên tách riêng từng giả hành.

Lưu ý khi thực hiện cần tránh cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc.

Sau khi chia giống cần cắt tỉa rễ, chỉ để khoảng 1cm. Thời gian này cây đang mùa nghỉ nên rễ không có nhiều tác dụng.

Cắt ngắn rễ còn kích thích để cây mọc rễ nhanh hơn. Sau khi cắt tỉa rễ, treo ngược cây 1 ngày rồi đem cây ra ngâm phần gốc vào dung dịch theo tỷ lệ gồm 1ml(b1)+ 1ml (atonik) + 1l nước.

Ngâm 10 phút rồi vớt cây ra ghép vào giá thể. 

Khi ghép cần hướng mắt ngủ ra ngoài, tránh để dây buộc đè vào các mắt ngủ ở sát gốc cây, sẽ làm tổn hại đến mầm non sau này.

Phần rễ cần được bắn ghim vào bảng gỗ thật chắc chắn.

Chăm sóc lan trầm tím

Sau khi ghép lan xong, bạn treo lan lên giàn để lan được tiếp xúc với ánh sáng từ 60-70%. Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy. 6 ngày tưới một lần hỗn hợp gồm 0,5ml B1, 0,5ml atonik và 1 lít nước để kích mầm lan phát triển. Định kỳ 2 tuần tưới một lần thuốc trừ nấm cho cây.

Khi chồi non ra rễ khoảng 2cm thì bắt đầu bón phân. Thời gian này nên chọn các loại phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển thân lá.

Bón phân trong quá trình tưới cho lan với các hàm lượng phân bón như NPK 30 – 10 – 10 hay 20 – 20 – 20 bón một tuần một lần.

Khi lá cây bắt đầu có dấu hiệu úa vàng chuẩn bị rụng, bón phân theo tỉ lệ 10 – 30 – 20 kích thích lan trầm ra nụ.

Từ tháng 12 nên dừng hẳn việc tưới phun, chỉ thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp.

Cuối đông đầu xuân là thời điểm cây bắt đầu nhú nụ, cần tránh cây bị úng nước trong những đợt mưa phùn. Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa là từ 13-15 độ C và kéo dài từ 4-6 tuần. 

Khi hoa nở thì đều đặn tưới nước cho đến khi hoa tàn. Sau đó một thời gian chúng ta lại bắt đầu với quy trình ghép và chăm bón cho mầm lan phát triển.

mua lan trầm tím

Giá lan trầm tím bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện trên thị trường giá bán lan trầm tím rất đa dạng, tùy vào nguồn gốc, chất lượng. 

– Đắt nhất là lan trầm tím Việt Nam, là giống được tìm thấy ở khu vực rừng ở Điện Biên. Hiện nay còn lại rất ít do đã bị khai thác cạn kiệt.

Giống hoa này nguồn gốc nguyên bản không lai tạp hay cấy ghép nên rất quý hiếm. Giá của mỗi cây lan rừng Điện Biên khoảng 500.000đ đến vài triệu đồng tùy theo kích thước.

Lan trầm tím Lào: Hiện nay trên thị trường vẫn rao bán các loại lan trầm tím từ rừng ở Lào. Chúng có giá từ 200.000đ/khóm (khoảng 200g), 500.000đ/khóm (500g). 

Lan trầm tím Myanmar: Loại này có thân mập mạp, khá đẹp. Giá mỗi ngọn dài 10 – 15cm chỉ khoảng 100.000đ/ngọn. 

Lan trầm tím công nghiệp: Là loại lan trầm đã được lai tạo từ cây thuần chủng với các loại trầm khác hoặc đôi khi với loại lan khác.

Chúng được nhập từ Đài Loan, Trung QUốc, Thái Lan. Chúng được lai tạo cho bông mới to, mập mạp, dễ trồng, giống cây khỏe, dễ chăm sóc. Chúng có giá từ 200-400.000 đ/chậu.

Để mua lan trầm tím bạn có thể tìm đến các nhà vườn trồng lan hoặc các shop bán hoa cảnh trên cả nước. 

Một số địa chỉ gợi ý cho bạn:

– Vườn Lan rừng Tây Chi (https://vuonlantaychi.com/), cơ sở tại Đà Lạt

– Hoa Lan Huy Anh (https://hoalanhuyanh.com/) Cơ sở tại Hà Nội

– An Lan Viên (http://anlanvien.com/), cơ sở tại TP.HCM