Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhCây cảnhAB - Mẹo vặt Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu

Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu

233 lượt xem
phân hữu cơ bánh dầu

Phân hữu cơ bánh dầu

Bánh dầu là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Sau khi ép lấy dầu thì phần bã còn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu. Tùy vào nguyên liệu ép dầu mà chúng ta có bánh dầu đậu phộng (lạc), bánh dầu đậu nành, bánh dầu điều…dùng làm phân bón rất tốt. Trong bánh dầu phụng có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ. 

Đã từ lâu phân bánh dầu được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ chậm tan hoặc được dùng để ngâm ủ thành phân hữu cơ đậm đặc rất tốt cho cây trồng. Bón phân bánh dầu làm cây phát triển xanh tốt, mượt lá, cho năng suất cao.

Lý do: Trong bánh dầu ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ 28-51% thì nó còn chứa nhiều muối khoáng, vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein khó tan được thủy phân thành amino axit giúp cây trồng nhanh hấp thu một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu dùng trực tiếp hoặc ngâm nước tưới theo cách truyền thống thì lại có nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn, như tạo ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi sinh vật bất lợi phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, nếu bón trực tiếp phân bánh dầu thường dẫn dụ kiến, ruồi tới. Nhiều khi có cả chuột tới ăn.

Bánh dầu phụng được nhiều người sử dụng

Trong phân bánh dầu đạm hữu cơ rất bền không bị bốc hơi, cũng ít bị trôi đi. tạo độ mùn tơi xốp cho đất. Kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Do đó bánh dầu dùng trong tháng nắng sẽ phát huy hiệu quả rất cao, vì tháng nắng mà dùng ure không có công dụng, do bốc hơi quá nhanh, còn có thể làm chết cây đặc biệt là cây trồng nhạy cảm như cây hồ tiêu.

Để dùng bánh dầu có hiệu quả, bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm. Nhưng vẫn bốc mùi rất kinh. Nhưng hiện nay với các chế phẩm sinh học, quá trình sẽ lên men phân hủy sẽ nhanh hơn. Nếu làm đúng cách sẽ không có mùi. Ngâm hoặc ủ bánh đầu với chế phẩm EM sẽ làm bớt mùi hôi thối đến 80%. Để tận dụng được những ưu điểm của phân bánh dầu, hạn chế được các nhược điểm vừa nêu, thì giải pháp ủ bánh dầu bằng men vi sinh là một lựa chọn hợp lý và kinh tế nhất.

Cách ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu:

1. Cách ủ số lượng nhỏ dùng cho cây cảnh.

Chuẩn bị: Thùng 30L nước + 100cc Acid phosphoric trộn lại và quậy đều bằng đũa tre, xong thêm 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan. 7 ngày sau bổ sung thêm 150g super lân và 700- 800 cc men thứ cấp, sau đó quậy thật đều và đậy nắp. 10 ngày sau thêm 100cc Enzim Proteaz (men phân rã protein) tiếp tục trộn đều và đậy nắp. Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.

Cách làm men thứ cấp: 1L nước + 100g EM2 + 3cc nước mắm + 20g rỉ đường (đường cát vàng, mật mía…) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.

EM2: là chế phẩm khử mùi hôi

Emzim proteaz và EM.

Tưới cây:
+ Pha 20-30 cc/lít nước: tưới bonsai, hoa cảnh.cây ăn trái và rau
+ Pha 3-4 cc/lít nước: tưới Lan.

2. Cách ủ số lượng lớn với phân trùn quế, phân bò.

a. Nguyên liệu (dùng sản xuất 1 tấn phân đậm đặc)
– Bánh dầu: 500kg
– Phân trùn quế: 500kg
– Cám gạo: 50kg
– Rỉ đường hoặc đường đen: 02kg
– Chế phẩm men vi sinh EM: 01lít
– Nước: 50~70lít (tùy độ ẩm của bánh dầu và phân trùn quế)

b. Cách làm
B1: Sản xuất đất men (nhân sinh khối vi sinh vật)
– Trộn đều 50 Kg cám gạo khô với 500 Kg phân trùn quế;
– Hòa tan 01 Kg rỉ đường với 50 lít nước sạch;
– Hòa tan 01 lít men vi sinh EM vào hỗn hợp nước đường nói trên, dùng thùng vòi để tưới hoặc dùng bình xịt để phun đều vào hỗn hợp đất men nêu trên.
– Trộn đều, đánh thành đống và ủ kín trong vòng 2~3 ngày.
(Chú ý: phải LUÔN pha loãng nước đường trước khi cho men EM vào)
B2: Ủ phân
– Băm hoặc hoặc xay nhuyễn bánh dầu trước khi ủ (có thể nấu mềm bánh dầu cho dễ xay/băm)
– Trộn đều bánh dầu đã xay nhuyễn với đất men (đất men đã được ủ 2~3 ngày)
– Pha 01kg rỉ đường vào 20 lít nước, tưới hoặc phun đều vào đóng phân ủ
– Trộn đều, đánh thành đống và ủ kín, mỗi tuần đảo trộn một lần, nếu thấy đống ủ quá khô thì bổ sung thêm nước sạch.
(Chú ý: đống ủ tăng nhiệt rất nhanh và rất nóng, cần đảo trộn hằng tuần để quá trình lên men được tốt hơn)

c. Cách sử dụng

Phân bánh dầu sau khi ủ khoảng 4 – 5  tuần là có thể sử dụng được, nếu không gấp thì nên ủ càng lâu càng tốt, đến lúc đống phân nguội hoàn toàn và có màu đen thì tuyệt vời nhất.

Phân bánh dầu có thể được dùng bón trực tiếp vào đất như loại phân bón thúc, cũng có thể trộn với trấu hun hoặc các loại phân ủ khác theo tỷ lệ thấp để bón lót. Tuy nhiên, cách hiệu quả và tiết kiệm nhất vẫn là bón phân bánh dầu ở dạng lỏng (pha nước tưới), nên pha loãng ở nồng độ từ 0.5%~2%, luôn tưới vào buổi chiều mát.

Ngâm –> Tưới

Trước khi tưới, ngâm phân bánh dầu với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 5 trong vòng 1 ~ 2 ngày (tức là pha loãng 20%). Mỗi ngày dùng que khoáy trộn vài lần để phân được hòa tan hoàn toàn vào nước.

Sau 2 ngày, nước phân có màu đen giống hệt café, pha loãng nước phân trên với nước theo tỷ lệ từ 1:40 cho đến 1:10. Tùy loại cây trồng và từng giai đoạn mà pha đậm/nhạt và tưới ít/nhiều cho phù hợp, tưới thẳng vào vùng rễ cây hoặc có điều kiện thì lọc bỏ cặn và phun ướt từ gốc đến ngọn thì càng tuyệt.

Khi phun tưới bà con lưu ý phải pha chung nấm đối kháng như: Trichoderma hoặc Pseudomonas ngừa bệnh cho cây hồ tiêu. Lúc này cây rất sung tha hồ mà hãm cây làm bông không sợ cây suy. Bà con lưu ý là phân này rất giàu đạm.

3. Cách ủ khô với nấm Trichoderma:

Ngoài EM bà con có thể dùng Trichoderma ủ như ủ xác bã thực vật. Trên bao bì các gói Trichoderma đều có hướng dẫn cách sử dụng. Cũng tương tự như nhân sinh khối bào tử nấm. Nhưng ta dùng với số lượng cực lớn. Thời gian ủ lâu hơn. Khoảng 2 – 3 tháng. Bà con sẽ có 1 mẻ phân hữu cơ đậm đặc vô cùng giàu đạm.

4. Cách ủ phân cá,bánh dầu tại nhà:
– Sử dụng 1 lít TKS-PROTI + 1 kg TKS-M2 Ủ PHÂN + 20 lít nước sạch , khuấy đều đổ vào 50kg nguyên liệu cá hoặc bánh dầu ( sau khi làm trương nước) .

-Đổ thêm lượng nước sạch sao cho mực nước cao lên gấp 2 lần nguyên liệu,khuấy đều đậy kín miệng thùng.

-3-4 ngày sau khuấy đảo để phần xác nổi lên trên được tiếp xúc men vi sinh .Tiếp tục ủ kín và đợi 20-30 ngày sau kiểm tra và sử dụng.

-Kêt quả: Phân cá thuỷ phân thành nước ,xương vay lắng xuống đáy ,mùi nồng mắm tôm.

-Phân bánh dầu: Màu đục nước cơm vo,mùi chua nhẹ.

Hiện tượng: Thối khẵm, ruồi nhặng, sinh dòi….là do nắp đậy không kín.Quá trình đóng mở liên tục khiến không khí tiếp xúc nhiều.

Cách sử dụng: Phun lá pha loãng 300 lần,bón gốc pha loãng 100 lần.Có thể sử dụng thường xuyên.Kết hợp với TKS_PSEUDOMONAS hoặc TKS-tricoderma khi tươi để phòng bệnh cây trồng tốt hơn.

Sản phẩm trên có dòng VSV yếm khí.Vì vậy khi ủ không nên mở đậy nhiều lần.

Chúc thành công!

Originally posted 2014-11-27 13:02:06.

Bài Liên Quan

1 bình luận

Nghĩa Đoàn 12/12/2014 - 12:57

Ôi, cái phân hữu cơ bánh dầu mà dính vào tay là … thôi rồi. Được cái tưới bón tốt, tưới cây nào khoẻ cây đó.

Trả Lời

Để lại bình luận