bonsai ở Trung Quốc

Bonsai ở Trung Quốc

Trung Quốc gọi bonsai là Tài Bồn, nghĩa là cây trồng trong chậu mang dáng vẻ thiên nhiên. Bonsai Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn có ít sự thay đổi do sự đóng cửa từ năm 1949 cho đến năm 1970, dưới thời Cách mạng Văn hoá. Tuy vậy, dù sao bonsai cũng bắt nguồn từ Trung Quốc mặc cho người Nhật đã có công phổ biến nó rộng rãi cho toàn thế giới.

Người Trung Quốc đặc biệt ưa bộ rễ phơi bày vững mạnh với gốc lớn u sần, bể nát hay đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, mang vẻ chấm phá hơn là chi li từng đường nét, tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Đặc biệt thi ca và hội hoa cũng có ảnh hưởng vào bonsai với các dáng thế văn nhân hay thác đổ. Người Trung Quốc sau mệ thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh cây bonsai còn có đá và học đặc biệt thành công với Bồn-cảnh (Pen-jing).

Các thế kiểng bonsai có vẻ như biến thiên từ Bắc xuống Nam, từ Đông qua Tây vì các chủng loại cây được sử dụng tuỳ từng địa phương và ngay cả kiểu dáng, hình dáng và màu sắc của chậu cũng khác nhau. Tất cả tạo ra những trường phát riêng biệt của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc giữ gìn một cách kỹ lưỡng và e dè các cây bonsai của mình, thì Nhật Bản đã phát triển bonsai thành một kỹ nghệ. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất đại quy mô như vậy (chạy theo số lượng) đã làm giảm chất lượng của bonsai: Các cây nhập từ Nhật Bản còn mang những vết sẹo khá rõ vì bị quấn dây khá gắt.

Tạo kiểng bonsai từ hột

Bonsai ở các nơi khác

Ngày nay Nhật Bản không còn độc quyền về kiểng bonsai nữa. Ở nhiều nước khác, nghệ thuật này đã quyến rũ được nhiều người hâm mộ và đang được phát triển với ít nhiều thành công, nhờ còn trung thành với các tiêu chuẩn thẩm mỹ của các thế hệ trước. Cũng có nhiều nơi khác thì vì không có cùng một nền tảng văn hoá với nơi xuất phát nghệ thuật này, nên tạo ra những kiểng bonsai hoàn toàn khác với Nhật.

Sự tuân thủ những truyền thống trong trà đạo hay trong nghệ thuật cắm hoa tạo cho mỗi biến cố trong đời sống một tầm quan trọng và một ý nghĩa đặc biệt. Nghệ thuật cắm hoa và bonsai có nhiều điểm giống nhau, mà chủ yếu là đặt nặng tầm quan trọng của đường nét và hình dáng hơn màu sắc và mật độ. Trong cả hai hình thức nghệ thuật này, số lượng hoa hay thân cây, nhánh, cũng như độ nghiêng, độ lệch của chúng có một ý nghĩ tượng trưng mang tính chất tôn giáo hay triết lý; chiều dài của cảnh hoa hay của thân nhánh, tuỳ vào cường độ cảm xúc mà người ta muốn diễn tả và trau chuốt. Về phương diện này, kiểng uốn thế của Việt Nam lây nay có thể xem là có mang tính chất đạo lý rõ rệt.

Một công nghệ bonsai với quy mô lớn đã phát triển ở California (Mỹ), nhờ sự quan tâm ngày càng tăng đối với kiểng bonsai ở khu vực Bắc Mỹ.

Từ khoảng 20 năm nay, bonsai đã hấp dẫn tất cả các tầng lớp trong xã hội. Đối với một số người, nó đã mang lại sự thư giãn sau một ngày làm việc. Đối với người khác nó làm thoả mãn một nhu cầu cần thiết là có cây gì để trồng tỉa. Đối với một số người khác nữa, nó là dịp để sáng tạo một tác phẩm mỹ thuật hoặc như một người bạn đồng hành.

Dường như có một sự giao hoà giữa cây và người chơi kiểng. Đối với người chơi, bonsai mang lại một thứ gì đó, có lẽ bởi vì không thể có một sự gian lận nào trong cách chăm sóc một cây bonsai: nó là kết quả phản ánh sự xử lý, chăm sóc tỉ mỉ trong sự nâng niu và trân trọng, mà khi nhìn ngắm nó, tác giả không khỏi cảm thấy có một niềm hãnh diện thầm kín.

Nghệ thuật bonsai luôn biến hoá, cải thiện được cây bonsai dần dần sẽ trở thành “mẫu” của cây trong thiên nhiên và luôn luôn là hoàn thiện hơn thiên nhiên. Vì vậy có người cho một định nghĩa khác về cây bonsai: “Nó là một tác phẩm sống”.

Originally posted 2014-10-11 19:33:21.

0 bình luận về “Bonsai ở Trung Quốc và các nơi khác”

  1. Thật khâm phục Nhật Bản bởi họ đã truyền thông tốt nền văn hóa của họ qua nghệ thuật bonsai. Và cũng day dứt cho mình với nghệ thuật cây cảnh truyền thống, cây thế cổ dần như đã thất truyền

    Bình luận

Viết một bình luận