Ý nghĩa hoa Forget me not – hoa lưu ly

hoa lưu ly

Không đâu như Đà Lạt, mọc thật nhiều một loài cây thân thảo, thật bình dị nhỏ nhoi. Hoa của nó màu tím, màu trắng hoặc vàng. Hoa nở tỏa mùi hương ấm áp như mùi trái chín và bánh ngọt hết sức gần gũi thân quen. Đấy là hoa Lưu ly, tiếng Anh gọi là forget me not có nghĩa là: xin đừng quên tôi.

Forget me not

Cây “Forget Me Not” còn gọi là cây hoa Thủy Chung, hoa Đôm Đốm Tím, hoa Lưu Ly, hoa Bâng Khuâng hay hoa Lỗ Bì. Forget me not có hoa màu xanh, trắng, tím, hoặc vàng, nhưng phổ biến là màu xanh hay tím violet đặc trưng (ở Đà Lạt). Forget me not thường được cắm chung hoặc làm nền cho các loại hoa khác, đem lại cảm giác trữ tình và êm dịu. Hoa nở tỏa mùi hương ấm áp như mùi trái chín và bánh ngọt hết sức gần gũi thân quen.

forget me not

forget me notForget me not có hoa màu xanh, trắng, tím

Tiếng Anh gọi là forget me not có nghĩa là: xin đừng quên tôi. Biết tên rồi thì không một ai là không chú ý đến hoa. Hoa đã trở thành nguồn thơ, nguồn gợi cảm của bao người về tình bạn, tình yêu nam nữ, tình cảm của anh em. Không ít người khi lặng nhìn những khóm hoa mọc trên phiến thạch bên các bờ suối lại không thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến. Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một  loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỉ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.

Forget me not

Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành.

Forget me not
Dấu yêu ơi, gởi anh cánh hoa này
Dẫu bây giờ hoa đã tàn đã úa
Chỉ mới đây thôi hoa vẫn còn rực rỡ
Như chúng mình từng vui vẻ bên nhau
Chuyện tình mình bao mật ngọt đớn đau
Xin đừng quên, xin đừng quên, anh hỡi!
Dấu yêu ơi, lời hoa này xin gửi
Thay lời trái itm tha thiết nguyện cầu
(John Ingram)

Một truyền thuyết của người Đức đã giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa
Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube .
Cô gái trông thấy mấy cánh hoa đẹp mọc ở ven bờ, nơi sát mí nước, rất thích, cô bảo người yêu hái cho mình.
Nhưng than ôi, trong lúc cố vươn tay với lấy các cành hoa, chàng hiệp sĩ trượt ngã xuống dòng sông đang chảy xiết. Bị vướng víu áo giáp nặng nề, chàng đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trượt dù đã cố gắng hết sức.
Cảm thấy mình đang nhanh chóng chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng tất cả hơi thở tàn của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : “Đừng quên nhau nhé !” rồi mất hút trong dòng nước xiết… Người yêu đau khổ đã không bao giờ quên anh, cô cài những cánh hoa ấy trên tóc cho đến khi chết.

Forget me not

Như đôi mắt sáng và xanh
Của dòng sông nhỏ nhìn anh dịu dàng
Hoa là ngọc quý trao nàng
“Đừng quên nhau nhé ! lời chàng thiết tha

Forget me not

Hoa lưu ly ngọt ngào

Nở tử lòng khát khao

Tình yêu người chân thật

Lời thề hoa xin trao

Forget me not

6 loài hoa ưa dùng trong phong thuỷ

hoa phong thủy

Từ lâu, thuật phong thủy đã sử dụng các loài hoa với ý nghĩa bổ trợ nguồn khí tốt cho ngôi nhà và gia chủ. Khi xét đến việc trang trí hoa theo phong thủy, bạn cần chú ý đến loài hoa, màu sắc và số lượng.

Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:

1. Hoa mẫu đơn

hoa mẫu đơn
Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng. Ảnh: Bridgewater

2. Hoa sen

Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.

Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.

3. Hoa đào

hoa đào
Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân. Ảnh: Xuân Tùng.


Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.

4. Hoa lan

Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.

5. Hoa thủy tiên

Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.

6. Hoa cúc

hoa cúc hoạ mi
Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân

Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Cách trồng hoa hồng trong chậu đơn giản

hoa hồng

Trồng hoa hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu

Đối với hoa hồng được trồng trong chậu khi đó ta phải có các cách riêng chắm sóc đặc biệt.

– Kích thước chậu hoa: cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau: 50% Đất sạch; 10% phân tổng hợp đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước.

– Cách trồng trong chậu: trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.

trồng hoa hồng
Hướng dẫn trồng hoa hồng trong chậu

Cách chăm sóc:

Bón phân:  hồng là loại cây phàm ăn và có khả năng ra hoa quanh năm nên việc bón phân lót trước khi trồng là rất quan trọng, cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa. Lượng phân lót cho 1 ha: 30 tấn phân chuồng + 300 kg đạm + 400 kg lân+ 400kg vôi bột + 300 kg Kali. Bón phân định kỳ mỗi tháng 1 lần: ngâm khô dầu, phân bắc, đậu tương pha loãng với nước để tưới cho hồng. Xới xáo đất quanh gốc hồng, cách gốc khoảng 10- 20 cm, cho phân vào và lấp đất lại.

Tưới nước: ngày tưới 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt hoa cũng nên tưới nhiều. Sau khi bón phân cũng phải tưới nước vì nếu để khô cây có thể bị ngộ độc phân bón và lụi dần. Tuy nhiên nếu nước bộ ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, tích tụ nhiều chất khí độc như CH4 , CO2 làm thối rễ.

Tỉa cành, tỉa nụ: thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển mạnh, sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác. Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa to là đủ vì cây hồng có 6 – 7 nhánh sẽ cho 6 – 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên).

Kỹ thuật chăm sóc hoa ly bạn cần biết

hoa ly

Hoa ly (lily) có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế. 

Chuẩn bị củ giống mẹ:

Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.

Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế.
– Yêu cầu sinh thái: Nói chung hoa lily chịu rét khá, chịu nóng kém do đó với các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng)… có khí hậu mát mẻ nên có thể trồng nhiều vụ trong năm. Với các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là vùng ĐBSH chỉ nên trồng hoa Ly vụ đông mới cho hiệu quả cao (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), còn các vụ khác do nhiệt độ cao nên cây khó phân hóa mầm hoa, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ và khó nở, không đẹp. Ly có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, thịt nhẹ là tốt nhất. Rễ hoa Ly ăn nông nên cần chọn đất dễ thoát nước, độ pH thích hợp từ 6-7 (trừ các giống nhóm Phương Đông thích đất chua hơn, pH từ 5,5-6,5).
Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa ly thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.

Đất, phân bón và sâu bệnh hại:

Đất để trồng cây hoa ly : Đất pha sét, giữ nước và không bị ngập úng.

Trồng củ giống với mật độ 5000củ/1000m2. Sau khi trồng, đậy bằng rơm, cỏ, tưới đẫm. Giữ ẩm thường xuyên trong 10 ngày đầu.

Thông thường hoa lys sau khi gieo trồng từ 30-45 ngày mới bắt đầu mọc, 75-90 ngày sau khi trồng bắt đầu xăm mồi, 120 ngày sau khi trồng vô chân lần 1, 180 ngày sau khi trồng vô chân lần 2.

Phân bón dùng cho cây hoa lys :

Sử dụng phân chuồng hoai mục bón lót với 15m3/1000m2. Lượng phân bón NPK (kg nguyên chất/ha) là 100:150:100 , được bón theo các giai đoạn sau :

  1. Bón lót: Sử dụng 1/3 lượng phân chuồng, vôi và 1/2 lượng phân lân bón lót 10-15 ngày trước khi trồng.
  2. Phá váng: 30-35 ngày sau trồng, tiến hành xới có, phá váng kết hợp bón 1/5 lượng phân đạm.
  3. Bón xăm mồi: 75-90 ngày sau trồng, tiến hành xăm xới, làm vệ sinh và bón mồi: 1/5 lượng phân đạm; 1/2 lượng phân vi khoáng.
  4. Bón thúc kết hợp vô chân lần 1: Khoảng 120 ngày sau trồng. Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/2 lượng phân lân; 1/5 phân đạm; 2/5 lượng kali và 1/2 lượng phân vi khoáng; bổ sung lượng MgSO4 với lượng 8 kg/1000m2. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 3-5cm. Tưới đẫm.
  5. Bón thúc kết hợp vô chân lần 2: Khoảng 175 ngày sau trồng: Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/5 lượng phân đạm; 2/5 lượng kali còn lại. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 5-7cm. Tưới đẫm.

Lượng phân còn lại được chia làm 3 đợt bón cho thời gian sau, mỗi đợt cách nhau 20-30 ngày.
Tình hình sâu, bệnh và cách phòng trừ : 
+ Héo rủ : Pseudomonat solana cerum. dùng Kasuran, Anvil 55cc
+ Đốm lá : Cercosposa sp : dùng Topsin M70

Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa lily thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.

Trồng hoa cúc như thế nào?

trồng hoa cúc

Bài viết này chia sẻ về 3 yếu tố khá quan trọng khi trồng hoa cúc. Nếu bạn trồng để kinh doanh thì cần trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức từ các nguồn khác nhé.

1. Tưới nước

Sau khi trồng hoa cúc cần tiến hành tưới nước cho cúc ngay lập tức, tưới nhiều – ướt toàn bộ cây và đất, trung bình vào một ngày tưới 2 lần lúc sáng sớm và buổi chiều, liên tục trong 10 ngày đầu sau trồng.

Đến khi cây đã ra rễ hồi xanh thì chỉ cần tưới một ngày chỉ 1 lần lúc sáng sớm hoặc buổi chiều. Cũng cần dựa vào các điều kiện thời tiết tự nhiên để có cơ sở phân bố nước lượng và thời gian tưới như thế nào để thích hợp hợp nhất để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

–> Tham khảo thêm bài viết ở Đây.

Nếu như trời nắng nóng, thời tiết quá khô hạn thì cần phải phải tưới nhiều lần trong ngày và trong mỗi lần tưới phải tưới nhiều hơn (chỉ tưới và sáng sớm và chiều mát tuyệt đối không được tưới vào giữa trưa) Người trồng cúc cần phải nhớ nguyên tắc là luôn giữ ẩm cho đất với một mức độ vừa phải ( không quá khô cũng không quá ẩm) để cho cúc có thể sinh trưởng khỏe mạnh, hoa to và đẹp.

trồng hoa cúc

2. Nhổ cỏ

Việc nhổ cỏ cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo một số yếu tốt sau đây:

  • Chất dinh dưỡng trong đất chỉ dành cho cây hoa cúc mà không có bất kỳ loại thực vật nào khác cạnh tranh
  • Nhổ cỏ cũng giúp loại bỏ nơi ẩm nấp của các loài động vật gây hại cho cây hoa cúc

Cần lưu ý: Trong quá trình nhổ cỏ không làm ảnh hưởng đến bổ rễ của cây.

3. Bón phân

Bón phân là công việc cần thiết giúp đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, đặt biết nếu bạn trồng trên những loại đất nghèo nàn chất dinh dưỡng thì việc này cần thiết hơn rất nhiều.

trồng hoa cúc

Trước khi trồng hoa cúc nếu như người trồng trộn đất với các loại phân chuồng đã ủ hoai hoặc các loại phân vi sinh sẽ rất tốt cho cây khi trồng.

Quá trình bón thúc có cây hoa cúc gồm có 2 đợt:

  • Đợt 1 sau khoảng 20 ngày: Sử dụng phân K và N
  • Đợt 2 Sau khoảng 35 đến 40 ngày trồng: Sử dụng phân lân, K và N

Lưu ý: Nếu hòa vào nước để tưới cho cây sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ, nhưng nếu người trồng bón phân rãi trên lá thì cần phải tưới lại để không bị cháy lá.

Farmvina mong rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích để trồng hoa cúc thật đẹp.