Hướng dẫn cải thiện chất lượng đất trồng

đất trồng

Đất trồng là môi trường để giúp cây phát triển. Nếu đất bạc màu, chặt, độ phì không cao thì cây sẽ còi cọc, phát triển kém. Ngược lại, đất trồng tơi xốp, độ phì cao, giàu chất dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao. Sau mỗi vụ trồng, cần có các biện pháp để cải thiện lại đất để trồng tiếp vụ sau. Một số biện pháp được biết đến như bổ sung lượng phân bón: phân chuồng, phân xanh…, bổ sung hàm lượng vi sinh vật vào đất để cải tạo lại đất…

chất lượng đất trồng
Cải thiện chất lượng đất trồng
Để cải tạo lại đất trồng có chất lượng cần tiến hành theo các bước sau:
 
1. Đánh giá hiện trạng đất trồng:
Để làm tốt bước này cần có các thiết bị chuyên dụng. Nếu không có chuyên môn cần liên hệ tới các kỹ sư ở các phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông của huyện, thành phố để nhờ trợ giúp về máy móc, thiết bị.
– Phân tích đất để xác định hàm lượng dinh dưỡng các chất: P, K, Ca, Mg… còn trong đất. Nếu trồng quy mô nhỏ thì người nông dân có các tiêu chí của chính mình để đánh giá sức khỏe của đất (đất tốt hay xấu). Nếu trồng quy mô lớn, nhất thiết phải có các kỹ thuật mới để đánh giá sức khỏe đất bao gồm tính chất vật lý, sinh học và ảnh hưởng của việc quản lý đất và hoạt động sản xuất đến sức khỏe đất. Các biện pháp này tốt cần lấy mẫu và đem xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để có báo cáo đầy đủ nhất.
Một số kỹ thuật đánh giá:
– Phân tích đất:
   Các chỉ số: thoát nước, khả năng giữ nước, độ pH, hàm lượng ni tơ (N), muối, tính ổn định của kết cấu đất, số lượng côn trùng, vi sinh vật và giun đất, độ tơi xốp của đất…
– Cảnh báo sớm kiểm soát đất canh tác:
   Cần phải có hướng dẫn về kiểm soát đất canh tác, trong đó có các chỉ tiêu để đánh giá sức khỏe đất trên đồng ruộng. Nêu rõ các thiết bị cần thiết để đánh giá, các thiết bị đó phải rẻ và dễ tìm. Các phương pháp đánh giá đơn giản. Bản hướng dẫn phải dễ đọc, dễ hiểu và dễ mang theo khi đi quan sát ngoài đồng ruộng.
– Đánh giá trực tiếp hiện trạng đất:
  Một số cách có thể xác định hiện trạng đất như sờ nắn và ngửi. Có thể đếm số lượng sinh vật đất trên bề mặt các tàn dư cây trồng. So sánh các vùng khác nhau để xác định thực hành sản xuất của người dân ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đất.
– Mô hình đơn giản về xói mòn và rửa trôi đất: Mô hình đơn giản này chứng minh giá trị của che phủ đất.
2. Biện pháp kỹ thuật để nâng cao và duy trì độ phì đất.
+) Xem xét các vấn đề sau:
– Luân canh cây trồng có thể che phủ được đất không?
– Tàn dư cây trồng và cỏ lâu niên như thế nào?
– Có nguồn chất hữu cơ và phân chuồng ở trang trại không?
– Có cách nào giảm sự cày, xới xáo đất và phân đạm không?
– Ở nơi nào có thể, cần bổ sung chất hữu cơ để cung cấp hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng cho cây trồng.
+) Ước lượng dinh dưỡng khi sử dụng phân bón và chất hữu cơ bổ sung. Phân tích đất và phân tích dinh dưỡng của các vật liệu sử dụng.
+) Hiểu biết về lượng dinh dưỡng cần cho mỗi loại cây trồng để bón lượng phân bổ sung phù hợp, giảm chi phí phân bón. Thành phần dinh dưỡng của các chất hữu cơ là khác nhau nên cần xác định dinh dưỡng trong các chất sử dụng bằng các phương pháp phân tích phù hợp. Các chất dinh dưỡng chính của cây trồng, phân hữu cơ cũng có thể cung cấp các vi lượng cần thiết. Các thiết bị sử dụng bón phân cũng quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sử dụng phân bón chính xác.
+) Các biện pháp kỹ thuật để nâng cao và duy trì độ phì đất:
  Sử dụng các loại phân bón hoặc các biện pháp thâm canh đơn giản:
– Phân chuồng
– Phân ủ
– Phân xanh và cây che phủ
– Than bùn
– Giảm cày xới
– Giảm thiểu sử dụng phân đạm tổng hợp
3. Tiếp tục kiểm tra các chỉ số thành công và thất bại
Sau khi thử nghiệm các thực hành mới cần tiếp tục kiểm tra sự thay đổi của đất bằng cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật như trong phần “Đánh giá hiện trạng đất”. Xem xét lại các nguyên tắc quản lý đất bền vững và tìm phương cách áp dụng chúng trên đồng ruộng. Nếu quá khó khăn trong việc áp dụng tất cả các thực hành cùng một lúc thì bước đầu chỉ áp dụng một hoặc hai thực hành tốt và khả thi nhất.

Cải tạo đất trồng tại nhà

đất trồng

Hướng dẫn cải tạo đất trồng tại nhà

Đất trồng cây tại nhà thường sử dụng đất ruộng, đất nền (móng), đất phù sa hoặc các đất hỗn hợp bán sẵn trên thị trường. Sau một thời gian trồng, đất sẽ bị giảm dinh dưỡng & chai cứng (đặc biệt là đất bón phân hóa học thường xuyên), cây phát triển còi cọc nên cần phải cải tạo đất trồng.

Sau đây là 3 bước đơn giản có thể giúp bạn cải tạo đất trồng hiệu quả:

cải tạo đất trồng
Ảnh minh hoạ: Đất trồng cây

Bước 1: Phơi khô đất, dập nhỏ & trộn vôi bột.

– Phơi khô, đập nhỏ đất giúp tăng thêm oxy trong đất (tương tự kinh nghiệm phơi ải đất của bà con nông dân). Các hạt đất không nhất thiết phải đập nhỏ vụn toàn bộ. Có thể để khoảng 10-15% hạt đất to khoảng bằng đầu ngón tay. Các hạt này cho xuống phía đáy của chậu.

– Tác dụng của bón vôi: Vôi không chỉ đơn thuần là ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi phân bón cung cấp dưỡng chất canxi; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.

Bước 2: Làm tơi xốp đất

– Sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa… trộn đều vào đất thành hỗn hợp đất tơi xốp.

Bước 3: Cải tạo đất:

– Đất bị chai cứng lại do nguyên nhân người trồng sử dụng phân hóa học mà không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung hữu cơ không đủ.

– Do cây hút hết chất dinh dưỡng nên đất bị bạc màu, trở nên trắng bệch,

Tùy theo điều kiện có thể chọn một trong số các phương pháp cải tạo sau:

Phương pháp 1: Bổ sung phân trùn quế

Trộn đều 5-6kg phân trùn/m2đất đã phơi khô trước khi trồng. Phân trùn quế không những giúp tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan cho cây trồng mà còn cung cấp trùn quế là thực thể sống giúp duy trì độ tơi xốp đất một cách lâu dài.

Phương pháp 2: Sử dụng rác thải nhà bếp

Rác thải nhà bếp có thể sử dụng được gồm: cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng… (không sử dụng các đồ mặn). Các loại rác này đem thái nhỏ trộn vào đất đã đập nhỏ cùng với chế phẩm sinh học như EM, tricoderma ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là có thể dụng được.

Phương pháp 3: Sử dụng phân cá

– Phân cá được làm từ các phế phẩm của cá như: đầu cá, ruột cá, cá nhỏ… Có 2 cách làm phân cá là trộn và ủ trực tiếp trong đất hoặc ngâm cùng rỉ đường để lấy nước tưới.

-Trộn trực tiếp vào đất: 1 thùng xốp cầm khoảng 1-2kg cá. Đổ 1 lớp đất 1 lớp cá sau đó rắc 1-2 gr chế phẩm vi sinh (Tricoderma) hoặc 1 nắm vôi bột. Tiếp tục lặp lại cho đển khi hết cá. Phía trên mặt thùng nên phủ lớp đất dày và rắc một ít vôi bột để tránh mùi hôi và dòi bọ.

– Ngâm dinh dưỡng cá: Phế phẩm cá băm nhỏ cho vào bình thủy tinh, nhựa, sành (tốt nhất là cho vào vại sành). Cho thêm rỉ đường (loại đường phế phẩm dùng ủ thức ăn cho gia súc) theo tỉ lệ 1:1 và đạy kín bình. Đặt bình dinh dưỡng nơi mát mẻ, tránh bị nước mưa chảy vào. Ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Khi sử dụng chắt nước cá ngâm pha với nước tỷ lệ 0,5-1% phun hoặc tưới. Cách làm này khi tưới sẽ có mùi hơi tanh.

Phương pháp 4: Sử dụng phân bón vi sinh Thiên Phú: Thiên Phú 11 (xử lý đất) và Thiên phú 02

– Mặt ruộng chưa cày xới ta lấy 100lít nước và 1lít TP-11 & 2lít TP-02 khuấy đều phun khắp ruộng sau đó ta bắt đầu cày xới cho tơi đất (1lít phân vi sinh khi pha với nước dùng cho 1000m2 đất ,đối với diện tích nhỏ hơn chúng ta giảm tỷ lệ xuống cho đúng )

– Sau 10 – 15 ngày ta có thể gieo hạt (chỉ đối với gieo hạt trực tiếp, bình thường ta có thể trồng sau 1 – 2 ngày )

-Việc cải tạo đất trồng với phân bón vi sinh Thiên Phú giúp phân huỷ những độc tố hoặc nấm mốc có hại cho cây trồng ở trong đất, giúp đất sạch và trở nên trung hoà, màu mỡ, xử lý đất bị nhiễm phèn, làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh mẽ.

Phương pháp 5: Kết hợp các loại phân vi sinh với các chế phẩm sinh học như Tricohderma để cải tạo đất trồng hiệu quả.

– Sử dụng nguồn phân bón vi sinh để cung cấp vào đất một lượng lớn vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo lại đất.

– Đồng thời, sử dụng chế phẩm sinh học Tricohderma để diệt trừ các mầm bệnh có hại cho cây trồng như: nấm, các loại mạt gà, ấu trùng sâu, giòi trong đất,…