Ý nghĩa của con số trong nghệ thuật cây cảnh

Nghệ thuật số trong cây cảnh

Trong nghệ thuật cây cảnh thì số cành, số thân thường được lấy theo số lẻ, đó là theo quan niệm phương đông.

Số lẻ tương trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, ngoại trừ số 2 đó là sự thể hiện sự hoà hợp trời đất, âm dương….

Đồng thời số chẵn thường không sử dụng là do quan niệm Sinh- Lão – Bệnh – Tử.

Farmvina giới thiệu một số ý nghĩa của các con số trong nghệ thuật cây cảnh để giúp bạn có cơ sở bẻ cành tạo tán, hay bày trí cây theo bộ:

ý nghĩa của con số trong nghệ thuật cây cảnh

Số 2: Thể hiện sự đối lập nhưng mang tính hài hoà bền lâu. Âm và Dương đối lập nhưng hài hoà: Trời – Đất; Ngày – Đêm; Nam- Nữ …

Số 3: Thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống văn hoá trong quan hệ trên dưới, gia đình… và mong muốn của con người trong cuộc sống

+ Tam tài: Thiên – Địa – Nhân

+ Tam tai: Thuỷ – Hoả – Phong

+ Tam đa: Phúc – Lộc – Thọ ( Nhiều con cháu – tiền tài nhiều – sống lâu dùng 3 cây hay 1 cây có 3 tán hoăc 3 cây cùng gốc…)

+ Đông tàn tam hữu: Tùng – Trúc – Mai (Đại phu Tùng- Ngự sử Mai Quân tử trúc)

+ Tam cương: Trung – Hiếu – Nghĩa (3 nguyên tắc của người đàn ông trong mối quan hệ Vua – tôi; trên dưới … )

+ Tam tòng: Phụ – Phu – Tử (3 nguyên tắc của người phụ nữ trong quan hệ gia đình)

Số 4: Thể hiện sự chuyển giao tiết trong năm, những niềm tin của con người trong cuộc sống vói những con vật linh thiêng trong đạo phật, mối quan hệ trong cuộc sống

+ Tứ thời: Xuân- Hạ – Thu – Đông (Tùng – Cúc – Trúc – Mai; Lan – Sen -Tùng – Cúc)

+ Tứ linh: Long- Ly/ Lân- Quy – Phượng (Trúc hoá long- Mai hoá phượng – Liên hoá quy- Lựu hoá lân hay Đa – Sung – Sanh- Si )

+Tứ đức: Công – Dung – Ngôn – Hạnh (Nữ công gia chánh- Dung nhan – Lời ăn tiếng nói- Đức hạnh.)

Số 5: Thể hiện quy luật vạn vật của trời đất, niềm tin tôn giáo, quy tắc cương thường của người con trai, ước mong của con người trong cuộc sống

+ Ngũ hành: Kim – Mộc – Thổ – Thuỷ – Hoả

+ Ngũ phương – ngũ đế: Đông – Tây – Nam – Bắc – Trung tâm

+ Ngũ phúc: Phúc – Lộc- Thọ- Khang – Ninh (Nhiều con cháu- tiền tài nhiều – sống lâu- gia đình an lành- sức khoẻ tốt; thường dùng thế cây 5 tán hay 1 bộ 5 cây)

+ Ngũ thường, ngũ luân: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí/ Tri – Tín ( quan hệ đời thường quan hệ trên dưới xã hội, hiếu nghĩa, tri thức kiến thức, tín nghĩa trong cuộc sống quan hệ)

Số 7: Thể hiện mong uớc đối của con người đối với cuộc sống và xã hội

+ Thất hiền: 7 nhà hiền triết không màng đến công danh lợi lộc sống ở rừng Trúc lâm ( Kê khang, Nguyễn Tịnh, Sơn đào, Hương tú, Lưu linh, Nguyễn Hàm, Vương mậu)

+ Bảy điều răn:

– Dưỡng nội khí: ít nói

– Dưỡng tinh khí: Kiêng sắc dục

– Dưỡng tạng khí: Kiêng nhổ nước bọt

Giữ huyết khí: ít ăn thức ăn cây nóng

– Giữ can khí: Không giận hờn

– Giữ vị khí: không ăn uống quá độ

– Giữ tâm khí: Không lo nghĩ quá độ

Số 9: 

Cửu phẩm: Thể hiện ước mong gia đình dòng tộc được danh giá, có cuộc sống giàu sang được cậy nhờ khi khó khăn”. Một người làm quan cả họ được nhờ”