Trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Cũng như tôi, có thể các bạn cũng gặp một vài khó khăn, nhưng phải chấp nhận một sự thật là lan có thể phát triển tốt dưới ánh sáng nhân tạo. Hầu hết các bóng đèn huỳnh quang (ta thường gọi đèn tube, đèn néon) với ánh sáng nhấp nháy, hình như không thích hợp với cây lan. Đối với tôi, toàn bộ ý tưởng được đề nghị ở đây bắt đầu từ thuyết vị lai của những cuốn phim khoa học giả tưởng, trong đó nói về những người đi tiên phong trong việc trồng những cụm lan dưới ánh sáng mặt trời nhân tạo để cho sự tồn tại của chúng trong một không gian đen tối và trống rỗng. Thật khó mà tưởng tượng được những loài cây cần có nắng để sống như những cây lan lại có thể nở hoa dưới ánh sáng có cường độ thấp như ánh sáng của những bóng đèn huỳnh quang.

Ấy thế mà nó lại ra hoa. Ánh sáng ban ngày đã bù đắp phần nào sự thiếu hụt cường độ sáng của các bóng đèn huỳnh quang. Sau khi trồng thành công lan dưới ánh sáng nhân tạo, một số nghiên cứu khác đã tạo nên những kinh nghiệm phong phú, vì vậy tôi có thể nói, tôi đã bị thuyết phục.

Một số lớn những nhà trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo nghiệp dư đã khẳng định một cách rộng rãi rằng ánh sáng nhân tạo chính là một phương pháp hiệu quả cho những nhà trồng lan. Không chỉ những nhà trồng lan nghiệp dư quan tâm đến việc trồng lan trong nhà dưới ánh sáng nhân tạo như một giải pháp chấp nhận được trong khi chờ đợi thời tiết ấm áp trở lại vào mùa xuân, mà còn có một số lớn tìm thấy cách kiểm soát các điều kiện với chi phí giảm thiểu để kích thích họ trồng nhiều hơn dưới ánh sáng nhân tạo quanh năm.

ÁNH SÁNG NHÂN TẠO, CÁC VẬT LIỆU CỐ ĐỊNH VÀ CÁC GIÁ ĐỠ

Do tăng cường việc xử dụng ánh ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là loại đèn ống và các bóng đèn có cường độ ánh sáng cao, các ngành công nghiệp sản xuất những thiết bị cố định có kết cấu nhẹ dùng cho mục đích làm vườn và trồng cây. Thị trường có phần hơi lúng túng trước sự xuất hiện của cả hai loại – truyền thống cũng như các loại đèn đã được cải tiến. Trong cuốn sách của Marden Fitch, có tựa đề là ‘Sự hoàn hảo của việc trong cây trong nhà dưới ánh sáng nhân tạo’, đã cho ta thấy kết quả quá trình khảo sát các loại ánh sáng khác nhau, những khuyến cáo, dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của ông qua các lần thử nghiệm, đã kết luận là việc xử dụng rộng rãi đèn ống huỳnh quang quang phổ, hoặc có sự kết hợp loại đèn này và loại đen ống với ánh sáng lạnh thông thường, như trong trụ sở của Hội Hoa lan Hoa kỳ ở Cambridge, dùng kết hợp hai loại đèn thì lan hài và lan hồ điệp ra hoa rất tốt.

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Gần đây nhất, các bóng đèn có cường độ ánh sáng cao, các khu vực chiếu sáng có thể được kiểm soát gần giống như điều kiện của các nhà kính. Có một cuộn phim dự định sẽ xuất hiện ở Hội Hoa lan Hoa kỳ với tên gọi ‘Thế giới đa dạng của lan’ ở đó có giới thiệu một loại ‘nhà kính ngầm’, tức là nó nằm ở tầng hầm của ngôi nhà, ở đó lắp đặt 4 đèn có cường độ ánh sáng cao, tương đương với cường độ ánh sáng vào một ngày hè. Những loài lan cần nhiều ánh sáng đã phát triển dưới độ ẩm và độ sáng có thể so sánh với một nhà kính truyền thống – tất nhiên họ cũng tính đến việc thời tiết thay đổi thất thường. Nhu cầu năng lượng của những loại đèn như vậy không thật sự quá cao, và bạn có thể so sánh với chi phí sưởi ấm cho các nhà kính ngoài trời.

Loại ánh sáng nhân tạo được dùng nhiều nhất cho lan, đương nhiên là loại đèn huỳnh quang với loại dài 1,2 m hoặc 2,4 m, công suất 40 và 74 watts. Nếu bạn thấy cần bổ sung ánh sáng cho những cửa sổ ít được chiếu sáng thì hai loại đèn đó là thích hợp. Đối với những loài lan phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng nhân tạo, thì cần gắn 4 đèn như vậy sẽ có đủ ánh sáng tối thiểu cho cây lan phát triển và ra hoa. Như vậy sẽ cung cấp đủ cường độ ánh sáng cho những loài lan ít đòi hỏi ánh sáng cao trong một khu vực có chiều dài 45 – 50 m. Các bóng đèn huỳnh quang cần được đặt cố định cách trần 5 cm, tính theo chiều cao trần của cơ quan Hội Hoa lan Hoa kỳ ở Cambridge. Những chi tiết để gắn đèn có thể điều chỉnh được, các phụ kiện đó thường được sơn hoặc mạ trắng để có thể phản quang, làm tăng cường độ chiếu sáng cho những cây ở phía dưới. Để bố trí các đèn đạt hiệu quả tốt nhất đối với những khu vực rộng hoặc hẹp, nên đọc thêm tài liệu ‘The Light Garden Primer’ của Jack Golding, do nhà xuất bản ‘Hội Làm vườn dùng ánh sáng trong nhà’ của Hoa kỳ.

Để có bộ dụng cụ điện dành cho làm vườn và xây dựng, chúng tôi khuyến cáo bạn tham khảo cuốn sổ tay, có nhiều thông tin bổ ích đối với mọi nhu cầu ánh sáng, do Hội làm vườn dưới ánh sáng trong nhà Hoa kỳ xuất bản. Ở đó có hướng dẫn bạn cách bố trí ánh sáng của vườn, tác giả là Phyllis Wolff Banucci. Đối với những ai không muốn bắt đầu từ những điều cơ bản như sách hướng dẫn thì có thể tự mua những bộ đồ nghề lắp đặt ánh sáng trong vườn trên thị trường.

Hầu hết những thiết bị chiếu sáng truyền thống dành cho lan cũng rất giống những gì chúng tôi có trong văn phòng Hội Hoa lan Hoa kỳ, bao gồm một cái kệ, một khung đỡ bằng kim loại và hai bậc để đặt khay ở dưới chứa các cây lan và chỗ bắt đèn cố định ở trên. Ở đây các chậu lan đặt trên một tấm lưới cố định, bằng nhựa cho phép nước được thoát ra dễ dàng từ các chậu lan. Tấm lưới mắt cáo này đặt trên một khay bằng gỗ dài 10 cm, rộng 5 cm và sâu 10 cm. Các khay gỗ này được nối với hai lớp tấm polyethylene thông thường để thu gom và giữ lại lượng nước chảy ra từ các chậu lan.

CUNG CẤP ĐỦ ÁNH SÁNG

Khoảng cách giữa đèn với đỉnh của cây lan phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi loài lan, ở bài này tôi đề nghị từ 10 cm đện 15 cm. Dựa trên một thực tế là cường độ chiếu sáng giảm rất mạnh theo khoảng cách khi khoảng cách giữa đèn và cây lan tăng lên. Chúng ta có thể tham khảo câu nói của một người rằng ‘gần hơn thì tốt hơn’. Song cũng cần phải nhớ rằng tránh sao cho lá cây lan không đụng chạm vào nguồn sáng để khỏi bị cháy. Cũng cần có khoảng cách giữa đèn và lan để thực hiện việc tưới và hấp thụ nước, rồi cho không khí lưu chuyển và cũng còn phải nghĩ đến việc trồng những cây lan có chiều cao cao hơn và một khi cây lan ra hoa thì không bị đụng chạm. Khu vực nhận được ánh sáng nhiều nhất chính là khu trung tâm, chúng tỏa ra chung quanh khu vực được chiếu sáng. Đèn đặt càng gần thì càng hạn chế khu vực tiếp nhận ánh sáng. Đề nghị tham khảo thêm bản đồ mô tả các khu vực ảnh hưởng trong chiếu sáng trong sổ tay ‘Light Garden Primer’.

Khoảng cách chúng tôi đặt ở vườn trong văn phòng Hội Hoa lan Hoa kỳ, dành cho lan hài và hồ điệp là 30 cm (12 inches). Khoảng cách này có vẻ hơi cao nhưng ánh sáng cũng đã chiếu ra chung quanh cái khay do có sự phản quang, và cũng tốt cho các vòi hoa khi các cây phát hoa.

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Nếu trồng nhiều loài lan khác nhau về kích thước và có độ chiếu sáng thấp hơn yêu cầu thì cần một chút khéo léo. Các loài có chiều cao như nhau có thể được tách ra thành lớp riêng, và nếu cần kê cho cao lên hoặc hạ thấp xuống. Những loài đòi hỏi độ chiếu sáng cao hơn thì đặt chúng quanh tâm của khay, những cần ít ánh sáng thì đưa ra chung quanh. Những cây lan con hoặc những cây có kích thước nhỏ, được biết trong nhiều trường hợp chúng sẽ phát triển nhanh dưới ánh sáng nhân tạo hơn là dưới những điều kiện của nhà kính, có thể đặt chúng ở những chỗ cao thấp khác nhau trong cùng một khay bằng cách dùng các chậu chuyển đổi (có thể nâng cao hoặc hạ thấp). Những cây lan với những vòi hoa khác thường có thể cắt bỏ trước, chúng bị các bóng đèn đốt cháy, đành phải hy sinh và chờ cho cây khác ra hoa. Hoặc nếu như bạn có nhiều vòi hoa trên một cây đang chuẩn bị nở hoa thì có thể tạm thời thay đổi chiều cao của giá đỡ để tránh phiền phức. Mặt khác, cần quan sát chúng thường xuyên, nếu cần thì kéo chúng ra khỏi nơi nguy hiểm.

Thời gian chiếu sáng mỗi ngày để hoa phát triển và phát hoa là một đề tài của vài cuộc tranh luận, nhưng 16 giờ mỗi ngày gần như là con số trung bình được khuyến cáo, có thể giảm một vài giờ một ngày hoặc hơn nữa cho một vài tháng khi mà mùa đông mới bắt đầu để cho cây tăng cường khả năng quang hợp, cũng có thể giảm đi vài tiếng cho những cây lan con phát triển tốt. Như một vài loài lan lai thông thường lại cần thời gian về đêm dài hơn và thời gian ban ngày ngắn hơn để phát hoa, những người mới vào nghề có lẽ giữ nguyên thời gian ban ngày quanh năm như nhau nhằm mục đích an toàn như chúng tôi đang làm ở đây, bởi vì lan hài và lan hồ điệp phát hoa là nhờ vào sự giảm nhiệt độ vào ban đêm hoặc để cho những cây lan con mau trưởng thành thì cũng nên không nên thay đổi về độ dài ánh sáng ngày và đêm tối. Có các loại đồng hồ định giờ (timers) không đắt lắm, là một phương tiện hữu hiệu để định thời gian chiếu sáng. Nếu như bạn thấy một trong những cây lan trong bộ sưu tập của bạn không phát hoa, bất kể mọi yếu tố đều đã thực hiện, thì bạn cũng bỏ chúng đi, chỉ cần kéo dài thời gian ban đêm cho chúng. Cần cách ly chúng ra rồi giảm bớt thời gian chiếu sáng để có chu kỳ đêm dài hơn trong một vài tuần lễ, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Sự quan tâm đặc biệt về chế độ ánh sáng thì đó chính là bạn đã cung cấp đủ sáng cho cây lan. Bạn cũng nên chú ý làm vệ sinh các bóng đèn vì, các bóng đèn hút bụi trong khi được bật sáng. Khi làm vệ sinh thì gỡ bóng đèn ra, giấy khăn ẩm lau nhẹ. Tất cả các bóng đèn đều đã xác định tuổi thọ của chúng, nhưng đối với các bóng đèn huỳnh quang dùng cho việc trồng lan cần phải được thay thế trước khi chúng kịp hư hỏng. Các bóng đèn huỳnh quang vào cuối thời kỳ tuổi thọ thì cường độ sáng giảm đi 30% trên công suất định mức. Nhiều người có kinh nghiệm là sẽ thay thế bóng đèn sau hai năm tính từ khi lắp đặt. Cô Elaine Cherry có viết cuốn ‘Đèn huỳnh quang chiếu sáng trong vườn’ (Fluorescent Light Gardening), đã khuyến cáo chúng ta thay thế các bóng đèn đó sau 650 ngày hoặc 1,8 năm (nếu mỗi ngày bật sáng 16 giờ). Để tránh những cú sốc bởi ánh sáng mạnh của những bóng đèn mới, các bóng đèn cũ cũng nên thay thế dần dần, có thể là thay mỗi bóng cho một lớp chậu chậu, thay trong khoảng một tuần lễ. Cần ghi lại ngày mình lắp đặt bóng đèn mới để tính toán thời gian cần thay thế.

https://caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha/

TRỒNG Ở ĐÂU

Ta có thể tạo một vườn lan ở bất cứ đâu, không bị phụ thuộc vào nguồn sáng tự nhiên. Nhiều nhà trồng lan nghiệp dư trồng lan dưới áng sáng nhân tạo, lấy nguồn sáng nhân tạo làm cơ bản. Điều này rất phù hợp với những nơi cần phải làm vệ sinh định kỳ. Ở những nơi nóng , thiếu độ ẩm hoặc trong căn phòng có dùng lò sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ, thì các thiết bị tạo độ ẩm hoặc quạt gió cũng tạo ra môi trường phù hợp cho các cây lan của bạn, bất kể bạn trồng nó ở đâu. Một lần nữa, ta có thể nói, những không gian càng chật hẹp thì càng dễ để tạo độ ẩm cho lan.

Các nhà trồng lan nghiệp dư cũng đã biết cách kết hợp việc chiếu sáng với lắp đặt thêm quạt và thiết bị tạo độ ẩm, thậm chí có thể tạo ra môi trường lạnh để trồng nhiều loài lan mà vẫn phát triển tốt. Khi lựa chọn nơi trồng lan, bạn cần xem xét điều kiện cung cấp nước và thoát nước. Những người trồng lan không giống những người trồng các loại cây trồng khác là tìm nguồn đất hợp lý, đối với lan thì lại là loại cây trồng khó tính, như đối với loài lan biểu sinh, lại mọc trên một vật thể bảo đảm bộ rễ của chúng được tiếp xúc với không khí và được thoát nước tốt như cái bồn rửa chén.

Trong khi những nhà trồng lan nghiệp dư với một cái nhà kính có thể không quan tâm việc tưới nước xong, khi nước đã đi qua cây lan và giá thể thì nó đi đâu, còn người trồng lan trong nhà thì lại phải quan tâm đến việc cho nước thoát đi đâu sau khi tưới, vì nhà của bạn có thể luôn bị ảnh hưởng bởi nước tưới lan. Bất cứ đâu, khi bạn đã trồng lan trong nhà thì từng ga-lông nước cần phải cho nó thoát ra để tránh tai họa cho ngôi nhà!

Rất không may, cái vườn dùng ánh sáng nhân tạo của chúng tôi lại tọa lạc trên lầu ba, xa văn phòng của chúng tôi, ở số nhà 84, đường Sherman, cách xa hệ thống thoát nước của ngôi nhà. Thủ tục thường là phải có một hệ thống ống thoát dài gần 20 mm đặt quanh băng qua chiều dài của văn phòng rồi đấu nối với hệ thống thoát nước chung.

Nhưng một khi mở nước thì lại có hàng loạt vấn đề phát sinh, cũng may là tôi đã xác định được những vấn đề đó là gì. Trước hết, đó là khi đóng van nước ở chỗ này thì van nước nơi khác vẫn mở, rắc rối bắt đầu xảy ra với lầu hai, làm cho mọi người ngạc nhiên là tự nhiên trong nhà như có mưa. Điều thật sự nguy hiểm là phải hút hết 2 -3 ga-lông nước để đem đi đổ, Vì vậy phải tính ngay đến việc làm sao cho nước nước được thoát đi một cách bình thường

Trồng lan trong nhà đối diện với một số thử thách nhưng vẫn không như những người trồng trong nhà kính. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, việc trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo mở ra nhiều khả năng cho những ai muốn trồng lan mà không có cơ hội. Thực tế là những nhà trồng lan nghiệp dư, dù trồng ngoài trời, trong nhà hay trong nhà kính, thì luôn mong muốn một điều là những cây lan của họ nở hoa./.

Giá thể trồng lan: Bí kíp phối trộn cho bạn

giá thể trồng lan

Giá thể trồng lan

Giá thể trồng lan là môi trường sống của lan, tùy thuộc vào từng loại lan, điều kiện trồng trọt để chọn giá thể trồng lan phù hợp. Trong trồng lan công nghiệp hay qui mô hộ gia đình có thể sử dụng các loại giá thể sau:

1. Giá thể trồng lan bằng xơ dừa

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng xơ dừa

Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan, xơ dừa có nhược điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, mặt trên mau khô và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước cho lan không để bị ngậm nước gây thối rễ. Nên dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước, cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan Laelia không ưa trồng bằng xơ dừa.

2. Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng vỏ thông.

Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục để không làm chậu lan bí, đọng nước gây thối rễ. Đồng thời vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu, Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

3. Giá thể trồng lan bằng dớn

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng dớn.

Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng và hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan.

4. Giá thể trồng lan bằng rêu

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng rêu.

Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiều chất làm cho cây lan yếu đi, chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm đề trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chứa được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.

5. Giá thể trồng lan bằng than củi

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng than củi.

Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên, than phải đốt từ củi. Than trồng lan có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

6. Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa.

Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa (lava rock) – hình minh họa.

Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu. Nhược điềm là giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá núi lửa này.

7. Giá thể trồng lan bằng đá bọt

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng đá bọt.

Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.

Một vài công thức phối chế giá thể trồng lan.

Người ta trồng lan với nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công thức khá thông dụng cho một số nhóm lan chính hiện trồng phổ biến ở Việt Nam:

1. Giá thể cho địa lan (Cymbidium)

Vỏ thông nhỏ: 5 phần
Vỏ thông vừa: 2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn: 2 phần
Cát số to: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

2. Giá thể cho lan Cattleya, lan Lealia, lan hồ điệp – Phalaenopsis

Vỏ thông cỡ vừa: 6 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 2 phần
Đá bọt 1: phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

3. Giá thể cho lan Dendrobium

Vỏ thông cỡ vừa: 4 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 4 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

4. Giá thể cho lan Hài, lan Vũ nữ – oncidium

vỏ thông cỡ nhỏ: 6 phần
Vỏ dừa cỡ nhỏ: 2 phần
Than nhỏ: 1 phần
Đá bọt: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

Phạm Tiến Khoa

Tuyệt chiêu đơn giản chữa bịnh đốm lá trên cây hoa lan

bịnh đốm lá trên lan

Bịnh đốm lá trên lan: Nhiều loại nấm tấn công cây lan gây ra các đốm trên lá, đôi khi cả trên hoa. Một khi lá đã bị đốm thì các đốm ấy sẽ tồn tại suốt đời của lá, gây ra nhiều sự phiền phức cho những người trồng lan và yêu lan. Vậy các loại nấm này là gì và cách chữa trị tổng quát ra sao?

Các loại nấm gây ra đốm trên lá lan có thể là: Cerpospora dendrobii, Cercospora epipactidis, Cercospora peristeriae, Cercospora angraeci, Cercospora odontoglossi …

bịnh đốm lá trên lan

Triệu chứng tổng quát là đầu tiên thấy ở mặt dưới lá xuất hiện những đốm lá vàng lợt, các đốm tiếp tục lan rộng ra, lâu ngày lõm vào, có màu nâu đen, đỏ nâu hay đỏ đen, có hay không các viền vàng, đỏ hay màu sậm bao quanh các đốm. Không bao lâu sau khi bịnh xảy ra một vùng màu vàng úa tương ứng có thể xuất hiện ở mặt trên lá. Có khi các đốm lan nhanh làm hỏng cả lá, có khi các đốm hợp lại thành những vết thương lớn, lâu ngày tâm của các đốm thủng ra, có khi bịnh quá trầm trọng làm lá vàng úa và rụng sớm.

Nói chung biện pháp phòng trừ là cắt bỏ và đốt tất cả những phần cây đã nhiệm bịnh, xịt thuốc cho những cây chưa bị bịnh. Thuốc đề nghị là Benomyl (Benlate 50W) có sẵn trên thị trường, an toàn và hiệu nghiệm đối với các nấm gây ra bịnh đốm lá nêu trên.

Liều lượng sử dụng là 1 muỗng canh thuốc hoà trong 4 lít nước, tưới 3 lần trong 15 ngày hay tưới hàng tuần cho đến khi bịnh được trừ dứt.

Nên tưới hàng tháng để phòng bịnh.

 

*Bài viết được lược dịch từ cuốn Handbook on Orchid Pests and Diseases của A.O.S