A. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan
Ánh sáng là tối cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan. Ánh sáng đem năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp:
nCO2 + 2n(H2O) —-> (CH2O)n + nO2 +nH2O dưới điều kiện ánh sáng
nhờ vậy mà cây lan tạo ra được chất dinh dưỡng. Khi ánh sáng ít (vì cường độ sáng yếu hoặc thời gian chiếu ánh sáng ít (vì cường độ sáng yếu hoặc thời gian chiếu sáng không lâu) thì cây không tạo ra đủ đưỡng liệu để sống. Nếu mỗi ngày chỉ có 8 giờ sáng thì nhiều câu không thể sống được.
Vì cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ sáng cho nên những ngày nắng, cây cần nhiều nước và muối khoáng để tạo ra dưỡng chất hơn là lúc trời âm u, đó là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nắng, giảm đi vào mùa mưa hoặc không nên bón phân vào những ngày trời âm u, tối.
Ánh sáng gia tăng dần từ 7 giờ, cực đại vào lúc trưa rồi giảm dần vào buổi chiều. Sau 17 giờ và trước 7 giờ cường độ sáng không đáng kể. Vì cường độ sáng cực đại vào lúc trưa nên nếu cây lan tiếp xúc với nắng lúc ấy thì sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy lá nên phải làm giàn che.
Ánh sáng còn chi phối việc ra hoa ở một số loài. Hầu hết các giống Cattleya, Dendrobium … nếu thiếu sáng thì cây không ra hoa, vì vậy các nghệ nhân thường “phơi nắng” để ép chúng ra hoa.
Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp, nhưng nhu cầu ấy lại khác nhau ở mỗi cây lan. Đối với những cây chịu rợp (thường mọc dưới tán rừng dày), khi cường độ sáng yếu thì cường độ quan hợp đã gia tăng cực đại, nếu gia tăng cường độ sáng hơn nữa thì nó lại ngừng quang hợp. Ngược lại, ở cây chịu sáng như Renanthera, Vanda lá hình trụ …, cường độ quang hợp tăng theo cường độ sáng nên đối với những cây này khi ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp giảm đo đó chúng sẽ thiếu thức ăn, cây sẽ suy yếu hoặc không có hoa.
Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng, ta chia lan ra làm 3 nhóm:
- Nhóm ưa sáng: đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% nắng trực tiếp. Gồm các loài của Vanda lá hình trụ, Arachnis, Renanthera …
- Nhóm ưa nóng: đòi hỏi ít ánh sáng, khoảng 30% ánh nắng như các giống Phalaenopsis, Paphiopedilum …
- Nhóm trung gian: có nhu cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80% ánh sáng như Cattleya, Dendrobium …
Tuỳ theo nhu cầu ấy mà ta quyết định cách thức làm giàn che cho phù hợp. Tuy nhiên, nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng … tác động vào khả năng chấp nhận ánh sáng của cây lan. Vì vậy, ta thấy có nhiều chậu lan Cattleua hay Dendrobium, thậm chí cả Ngọc Điểm (Rhynchostylis gigantea) theo lý thuyết chỉ thích hợp với độ nắng 80% trở xuống lại có thể sống tốt và ra hoa ở ngoài nắng 100%. Vấn đề độ ẩm, độ thông thoáng và cả nhiệt độ ở nơi trồng chúng đã giúp chúng thích nghi với lượng nắng cao hơn nhu cầu . Trường hợp các cây lan có thể phát triển tốt và ra hoa dưới cường độ sáng cao hơn mức bình thường nếu sức nóng thừa ở cường độ ấy được giải toả một cách hiệu nghiệm; vì vậy khi nắng gắt, nhiệt độ cao chúng ta làm hạ nhiệt độ bằng cách tăng độ ẩm (tưới vườn) tăng sự thông thoáng (quạt gió). Ngược lại trong mùa mưa, mây phủ nhiều ngày rồi buổi sáng hôm sau trời trong, nắng gắt, các cây bị nóng nhanh, hơi nước thoát ra nhanh khiến rễ cây không cung cấp kịp nước, cây trở nên xác xơ. Trong trường hợp này nụ hoa là phần mong manh nhất của cây lan, sẽ bị tổn thương trước hết: quặt quẹo, vàng và rụng nụ – hoặc chóng tàn ….
Có mối liên hệ giữa ánh sáng cao và nhiệt độ cao đã làm cản trở việc phát triển các cây lan vùng nhiệt đới. Việc cung cấp đủ ánh sáng cho cây thích bóng râm là tương đối dễ, nhưng cung cấp đủ ánh sáng cho cây mọc bình thường ngoài nắng là điều khó khăn vì khi cường độ sáng tăng thì sức nóng tăng, khó lòng làm thoát nhiệt độ dư thừa đó – vì vậy mà ở vùng lạnh như Đà Lạt, Sapa … Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), Lan Hài (Paphiopedilum) dễ phát triển hơn là Vanda, Mokara … Nếu cây lan nhận được ánh sáng quá thấp, dưới nhu cầu thì lại nảy sinh những vấn đề khác: Những hành giả mới thường yếu và cao lỏng khỏng, lá xanh đậm khác thường, sự ra hoa giảm hoặc không có hoa.
Dù ở ngay tại một vườn lan, cây lan vẫn nhận được ánh sáng có mức độ khác nhau do vị trí của nó: ở bìa vườn hay giữa vườn, bóng lá của cây này so với cây kia. Vị trí của lá là yếu tố không thể bỏ sót trong việc ánh sáng có vào được tối đa hay không. Vì vậy mật độ cây có ảnh hưởng đến tình trạng cây.
Thời gian có ánh sáng, gọi là độ dài của ngày, kiểm soát sự phát triển chồi hoa ở một số giống loài lan, một số cây tạo nụ hoa lúc ngày ngắn, số khác tạo nụ hoa lúc ngày dài. Biết được điều này ta có thể điều khiển cho chúng trổ hoa theo yêu cầu.
Originally posted 2014-09-20 15:20:27.