Mồng tơi có hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Mồng tơi là cây rau mùa hè, nhiệt độ thích hợp 25-30°C. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m. Về thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được cho ta 14 kcal, 580 mg Vitamin A, 72mg Vitamin C và các chất khoáng vi lượng.
Mồng tơi trong Đông y có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng. Rau mồng tơi chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, đái dắt, kiết lỵ, là loại rau tốt cho người tiểu đường, trị núm vú sưng, trị tiểu buốt, tăng sữa cho sản phụ sau sinh, trị vết thương, trị đau nhức xương khớp, chữa yếu sinh lý ở nam giới và chữa di hoạt tinh rất hiệu quả, nước ép từ quả dùng trị đau mắt và làm đẹp da…
Rau mồng tơi còn thường được gọi với cái tên là mùng tơi, nhiều nơi còn gọi đây là rau lạc quỳ. Tên khoa học của loại rau này là Basella alba L. Đây là một loài cây leo dễ trồng, dễ nuôi, dễ phát triển tốt, và cũng rất dễ tìm mua. Mồng tơi thường được sử dụng để nấu canh, đặc biệt là canh cua. Ngoài ra, rau mồng tơi dùng nhúng lẩu ăn cũng rất hợp miệng. Vậy cụ thể mồng tơi có những đặc điểm và lợi ích gì cho chúng ta?
1. Đặc điểm của rau mồng tơi
1.1. Đặc điểm chung
Rau mồng tơi là loại cây leo xuất hiện ở rất nhiều nơi ở nước ta. Loại cây rau này có thể dễ dàng được gieo trồng và phát triển nhanh chóng. Các cây mồng tơi có đặc điểm kiểu hình chung là phần thân mập mạp, căng mọng và khá nhẵn nhụi. Lá mồng tơi cũng tương đối dày và mọng nước. Cả lá lẫn thân cây mồng tơi đều có rất nhiều chất nhầy bên trong.
Lá cây rau mồng tơi thường mọc ở dạng hình tim. Nhưng cũng có nhiều lúc bạn sẽ bắt gặp những chiếc lá hình trứng. Lá cây có màu khá tương đồng so với phần thân, và trở nên sẫm hơn khi lá càng già đi. Những chiếc lá mọc xen kẽ nhau trên thân cây và có phần cuống lá cũng căng mọng không kém để kết nối với thân.
Có thể bạn chưa biết, cây mồng tơi cũng có hoa và quả. Những bông hoa thường nằm xen trong các kẽ lá. Hoa nở thường có màu trắng hoặc tím. Quả mồng tơi rất nhỏ, nhưng chúng cũng mọng nước giống như các bộ phận khác của cây dù chỉ lớn khoảng vài milimet. Khi mới nhú, quả của cây mồng tơi thường có màu xanh, trùng với cuống và lá. Càng về già, lá rau mồng tơi sẽ càng trở lên tím dần rồi đen hẳn.
Những cây rau mồng tơi ưa những nơi có điều kiện đất đai tơi xốp. Kết hợp với đặc điểm khí hậu của các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Loại rau này được tìm thấy và sử dụng nhiều tại các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Âu, Nam Á,…
1.2. Giá trị dinh dưỡng rau mồng tơi
Không phải tự dưng mà mồng tơi rất được coi trọng trong giới đông y. Tất cả là do hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và nhiều thể loại, rất tốt cho sức khỏe của con người.
Cụ thể hơn, rau mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin thiết yếu của cơ thể như vitamin A, các loại vitamin B như B1 và B2, vitamin C, PP, chất đạm, chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, trong rau còn có các chất khoáng cần thiết khác như Calcium, chất sắt, protein, folate, sắt …
2. Công dụng của rau mồng tơi
Mồng tơi là một loại thảo dược quý trong đông y. Nó là công cụ thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, mồng tơi còn đặc biệt tốt cho tiêu hóa vì nó có khả năng nhuận tràng tốt, cải thiện các triệu chứng táo bón, tiểu buốt, tiểu dắt,…
Nhiều phương thuốc đông y đã sử dụng nguyên liệu rau mồng tơi trong việc chữa bệnh nhiễm trùng đường ruột, kiết lị, ruột thừa,… Không chỉ thế, mồng tơi còn có khả năng chữa trị những triệu chứng đau nhức xương khớp, gãy xương,… Và các bệnh ngoài da như bỏng, nổi mề đay, nấm, gàu,…
Bên cạnh đông y, tây y cũng sử dụng nguyên liệu rau này để giảm lượng mỡ và cholesterol trong máu, trị mụn nhọt, chăm sóc da,…
Dưới đây là danh sách tham khảo những cách sử dụng rau mồng tơi để điều trị một số triệu chứng nói trên tại nhà.
2.1. Điều trị hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài
Nếu bạn hoặc người thân đang phải chịu đựng triệu chứng này, hãy tích cực kết hợp mồng tơi vào trong các bữa ăn. Có thể nấu món gà hầm với rau mồng tơi theo hướng dẫn dưới đây.
- Chuẩn bị một lượng rau tùy ý sao cho đủ ăn, và 1 con gà cỡ vừa để hầm.
- Nhặt rau, lấy những phần lá, thân và ngọn còn non. Sau đó rửa rau thật sạch rồi thái nhỏ.
- Có thể mua gà đã được làm sạch sẵn, hoặc tự làm sạch ở nhà đều được. Đảm bảo gà được nhặt sạch lông, cắt bỏ phần đầu, chân và nội tạng. Sau đó chặt gà ra thành từng miếng vừa ăn.
- Hầm gà trong nồi cho đến khi chín tới, sau đó tiếp tục cho rau mồng tơi vào, chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục hầm trong vòng 20 phút rồi múc ra ăn.
Ăn món này khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ giúp thông tiện hiệu quả, không còn gặp hiện tượng ra máu khi đi ngoài nữa.
2.2. Làm dịu, trị các vết bỏng, giúp vết thương mau lành
Rau mồng tơi có khả năng làm dịu rất tốt. Nếu bạn bị phỏng, bị thương, hãy giã nhuyễn các lá rau ra. Sau đó, bôi phần chất nhầy lên vết bỏng, có thể đắp cả phần bã rau lên nếu muốn. Vết thương, vết bỏng sẽ được làm dịu nhanh chóng, và mau lành hơn hẳn.
2.3. Trị mụn trứng cá, mụn nhọt bằng rau mồng tơi
Nếu bạn đang khổ sở vì những nốt mụn trứng cá, hay những nốt nhọt gây đau đớn, khó chịu, hãy sử dụng rau mồng tơi để điều trị tình trạng này.
- Sử dụng vài lá mồng tơi rửa sạch, ngâm với nước muối để diệt bớt vi khuẩn.
- Sau đó giã nát lá rau mồng tơi. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn giã chung với lá rau diếp cá – một loại rau cũng rất tốt cho việc trị mụn.
- Lấy phần nước nhầy thoa lên vùng bị mụn, thực hiện đều đặn 2 đến 4 lần mỗi tuần. Đối với những nốt nhọt lớn, bạn có thể đắp cả phần bã lá lên càng tốt.
Đây là phương pháp thiên nhiên, nên sẽ khó có thể có tác dụng ngay lập tức như các loại hóa mỹ phẩm khác. Tuy nhiên, cách này sẽ an toàn hơn cho da của bạn.
2.4. Cải thiện tình trạng bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng rau mồng tơi
Nếu bạn đang bị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, hãy thực hiện những cách sau. Đảm bảo sau một thời gian, tình trạng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể. Có hai cách để thực hiện.
Cách đầu tiên, bạn hãy sử dụng vài lá mồng tơi để giã nát chung với vài hạt muối. Sau đó dùng hỗn hợp rau và muối đó đắp lên hậu môn và giữ nguyên trong vòng 30 phút rồi rửa sạch. Cách một ngày lại đắp một lần. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng trĩ của mình được cải thiện hiệu quả.
Một cách làm khác mà bạn có thể tham khảo. Đó là ăn canh rau mồng tơi thường xuyên. Có thể dùng để nấu các loại canh như canh cua, thịt băm, nấu với tôm,… Ăn rau mồng tơi nhiều ngày trong tuần để thấy tình trạng trĩ của mình được thuyên giảm đáng kể.
Cách làm thứ 3 là làm nước uống. Bạn rửa sạch rau, ngâm với muối để diệt sạch vi khuẩn. Sau đó, xay nhuyễn một bó rau mồng tơi chung với 1 cốc nước lọc sạch. Sau khi xay, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt để uống mỗi ngày. Uống liên tục trong vài tuần, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
2.5. Trị táo bón, thanh nhiệt giải độc hiệu quả
Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
2.6. Điều trị suy nhược cơ thể, khí hư
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, cơ thể bị suy nhược, thì hãy tích cực sử dụng rau mồng tơi. Theo đó, bạn hãy chuẩn bị khoảng 100 gram rau, 1 con gà ác, 1 chút đậu đen.
Sau đó, sơ chế gà sạch sẽ, nhặt sạch lông và bỏ nội tạng. Cho vào nồi hoặc nồi áp suất để ninh mềm nhừ chung với đậu đen. Sau khi gà đã nhừ, cho tiếp rau mồng tơi vào cho đến khi chín là có thể múc ra ăn. Lưu ý, hãy ăn hết cả phần nước lần cái, do gà ninh tiết ra rất nhiều chất dinh dưỡng vào nước.
Bạn có thể cho thêm đậu phộng, đậu nành, hạt sen vào để hầm chung cũng rất bổ.
2.7. Chữa sưng hoặc nứt núm vú
Vì mồng tơi có khả năng làm dịu tốt, nên nếu bạn bị sưng hoặc nứt núm vú, hãy thử những cách dưới đây.
Cách 1, xay rau mồng tơi lấy nước uống. Đầu tiên, bạn giã nát 1 nắm rau mồng tơi. Sau đó, cho thêm vào khoảng 300 đến 500 ml nước sôi để nguội, sau đó lọc phần lá ra để giữ lấy nước uống. Uống loại nước này mỗi ngày sẽ giúp vết thương được kháng khuẩn, mau lành hơn.
Bạn cũng có thể giã nát rau mồng tơi rồi đắp trực tiếp cả phần nước nhầy lẫn bã rau lên núm vú. Sau 20 phút, hãy dùng một chiếc khăn lau sạch phần mồng tơi đã đắp. Vết thương đau nhức sẽ được làm dịu và mau lành hơn.
2.8. Chữa đau nhức xương khớp
Để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp, hãy chuẩn bị khoản 3 lạng thịt chân giò heo, cùng với 2 lạng rau mồng tơi và một ít rượu trắng.
Sau đó, bạn mang giò heo đi ninh thật nhừ, sau đó tiếp tục cho thêm rượu trắng và rau vào để nấu đến khi chín là có thể ăn được. Khi thời tiết thay đổi, các cơn đau nhức xương khớp hoành hành dữ dội hơn. Ăn canh rau mồng tơi nấu với chân giò heo có thể cải thiện rất hiệu quả. Những người bị đau xương khớp do chấn thương cũng nên cân nhắc ăn món ăn này để việc điều trị tiến triển tốt hơn.
2.9. Ngăn ngừa chảy máu cam
Mồng tơi là một loại rau có tính mát, ăn vào sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả. Vì thế, mà nó có thể giúp ngăn ngừa các đợt chảy máu cam do nóng trong người. Thường xuyên ăn canh rau mồng tơi sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, từ đó không còn bị chảy máu cam.
Mồng tơi khi trồng cần chú ý:
– Thời vụ:
Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Tuy nhiên ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm.
– Giống:
Mồng tơi có 2 giống phổ biến trong sản xuất như: mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
– Làm đất:
Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng. Làm luống rộng 1-1,2m, rãnh luống rộng 0,2-0,3m và cao 25-30cm.
– Mật độ khoảng cách:
Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật. Khoảng cách khoảng 20-25cm x 20cm/1 cây. Mật độ 16,5 vạn cây/ha, lượng hạt gieo khoảng 20-21 kg/ha.
– Phân bón:
Phân hữu cơ cần ủ thật hoại, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau. Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
Tùy theo từng loại đất, giống, các giai đoạn sinh trưởng của mồng tơi mà tính toán lượng phân bón hàng năm cho cây thích hợp. Đặc biệt là các loại phân có hàm lượng chất hữu cơ cao như phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên có hàm lượng hữu cơ 45%; N: 9%; P2O5: 0,3%; K2O: 4,5%, ngoài ra còn có một số dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, axít amin và vitamin.
Mồng tơi trồng mới bón lót trước khi trồng 50 kg phân hữu cơ khoáng Vedagro + 50 kg phân lân. Thúc sau khi trồng 15 ngày bón 20 kg urea. Mồng tơi gốc, sau mỗi lần thu hoạch cần bón 50 phân hữu cơ khoáng vedagro .
Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất.
Originally posted 2014-04-20 17:02:38.