Hoa Hồng Leo – Tên khoa học: Rosa spp, HỌ Rosaceae.
Có một số loại hoa hồng có khả năng leo như hông tường vi hồng tám xuân, hồng dây hoa trắng nhồ thông dụng Việt Nam. Dù ràng trên thế giới có nhiều loại hoa hông leo nhưng do đặc tính nuôi trồng của hoa hồng là không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao như ở Việt Nam nhất là ở phía Nam nên độ bền của các cây hoa hồng nuôi trồng không lâu.
Duy chỉ có các tỉnh phía Bắc, các vùng cao nguyên thì nuôi trồng dễ dàng hơn ( Nhưng bạn đừng lo, mình cũng từng trồng được ở Sài Gòn). Hoa hồng vừa đẹp vừa có hương thơm nên mọi người đều yêu thích. Cây phát triển khá nhanh nếu môi trường thích hợp, độ vươn xa cũng không bằng các loại dây leo khác, nên thường trồng ở những nơi có diện tích nhỏ: cột, cổng hay một khoảng vách nào đó hoặc có thể trông bôn hoa trên cao để cho cây vươn xỏa dài ra.
Cần có dàn để bám vào và leo lên. Có giống trổ hoa đơn, hoa kép, giống trổ hoa nhiều lần hoặc một lần trong năm.
Ðất và nơi trồng hoa hồng leo dàn:
Ðất sâu, xốp có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ấm. Ðất cát thì nên trộn thêm phân phân hữu cơ và đất sét vào
Giống trồng hoa hồng leo dàn:
Các cây hồng dùng trồng vào tháng 10-12 chỉ nên cắt ngắn vừa phải. Những trồi quá yếu nên cắt bỏ hẳn. Những cây trồng vào mùa xuântháng 3 đến tháng 5 nên cắt còn lại một mắt có hướng quay ra ngoài. Cắt bỏ đi 1/3 rễ ( nếu ko có giống thì bạn có thể tới các điểm bán hoa kiển, ở đó người ta có bán các góc Hồng Leo, cứ việc nói mua Hồng Leo thì người ta bán cho. Trồng bằng hạt thì cây yếu, ko phát triển mạnh. mình thường mua ở đường Kha Vạn Cân – Thủ Đức.)
Cách trồng hoa hồng leo dàn:
Nếu trồng theo cắt cành thì Ngâm cây hồng khoảng 2 -3 tiếng vào nước sau đó trồng liền, nếu trời quá nắng nên chelại bằng vật ẩm ướt.
Lỗ trồng nên đào sâu. Chôn khúc thân nổi u giữa rễ màu nâu và đoạn mầm xanh có gai chìm xuống mặt đất khoảng 3 ngón tay. Dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn kỹ gốc lại. Tưới sơ nước cho vững cây.
Vào mùa khô nên tướimỗi sáng. Tránh tưới lên lá và hoa – có thể tạo ra nấm có hại cho hoa.
Bón phân hữu cơ vào mùa xuân, phân phải chứa ngoài nitơ các chất như phosphor và Kali để tạo bông. Từ tháng 7 trở đi không nên bón phân có chất nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ cho cây hồng.
Mỗi năm nên cắt hồng ngắn lại Những cành khoẻ nên chừa lại từ 5 đến 8 mắt. Những cành yếu khoảng 3 đến 5 mắt. Những mầm mọc ngầm từ đất lên phải được cắt bỏ hẳn. Ở những loại hồng mọc thành bụi hoặc hồng dây chỉ cần tỉa cho bớt cớm.
Hoa tàn nên cắt bỏ với hai, ba đốt lá. Những mầm tạo hột này sẽ làm yếucây và tạo nhưng loại hoa lép. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.
Vào mùa xuân nên cắt hết những nhánh già, chỉ để lại những chồi non. Như vây chồi sẽ mạnhvà cho những hoacó giá trị hơn.
Originally posted 2014-04-20 08:50:00.