Trồng lan trong nhà kính, những điều nên biết

trồng lan trong nhà kính

Kỹ thuật trồng lan trong nhà kính

Để đem đến cho lan môi trường tốt nhất, bạn hãy trồng lan trong nhà kính. Vì nhà kính là nơi chỉ dành để trồng lan nên bạn có thể tập trung thiết lập điều kiện thích hợp cho chúng.

Có nhiều kiểu trồng lan trong nhà kính để bạn chọn lựa; hãv chọn bất kỳ mẫu nào phù hợp với vị trí và thẩm mỹ của nhà bạn. Phải chọn lựa vị trí thật kỹ.

Nếu xây nhà kính dưới những câv rụng lá thì mùa hè cây sẽ cho bóng mát cần thiết, nhưng nếu là những cây xanh quanh năm thì chúng sẽ che hết cả ánh nắng vào những tháng âm u trong năm, khi mà lan đang rất cần ánh sáng.

Nhà kính phải được bố trí nơi thoáng rộng để dễ kiểm soát cường độ ánh sáng, vì khi cần bạn có thể đậy hoặc mở lưới che ra.

Dùng lưới che gắn trên mái giàn hoặc quét sơn lên mái, hoặc áp dụng cả hai. Nhưng cũng nên nhớ rằng nếu nhà kính nằm ở nơi trống trải thì sẽ bị gió nhiều, có thể gây thiệt hại trên diện rộng.

Nhà kính bằng gỗ thường thoát ẩm chậm hơn nhà kính kim loại; bạn phải nhớ rõ điều này. Trước đây, tất cả các nhà kính đều được lợp mái bằng các tấm kính; hiện nay, cách này vẫn là cách rẻ nhất để tạo mái giàn cứng cáp, nhưng kính thì có thể bị vỡ, nhất là trong mùa gió nhiều.

Lợp bằng các tấm polycarbonat tuy ban đầu có đắt nhưng lại là phương pháp cực kỳ kinh tê và có thể lợp được dưới nhiều dạng khác nhau.

Hai hay ba lớp polycarbonat được ghép với nhau bằng các vách mỏng ở giữa, tạo thành những túi khí để cách nhiệt hiệu quả.

Tấm lợp có thể được sơn màu để che bóng cố định. Nếu nhà kính của bạn được lợp kính, bạn phải lót những tấm plastic bong bóng để tạo lớp cách nhiệt.

Cách này còn giúp ngăn tình trạng khô hạn. Phải thường xuyên kiểm tra để kịp phát hiện và lấp những lỗ hổng giữa các ô kính.

Sự thông gió

Cho dù là một nhà kính mới được xây lên để trồng lan hay một nhà kính có sẵn được sửa đổi lại đôi chút cho phù hợp với việc trồng lan, thì những yêu cầu cơ bản vẫn như nhau.

Ánh sáng và độ cách nhiệt thì đã được đề cập đến, nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa là độ thông gió.

Trong những ngày ấm áp, dù đã được che chắn, nhiệt độ nhà kính vẫn có thể nhanh chóng tăng lên rất cao nếu không được thông gió.

Những hệ thống thông gió hoạt động bằng bộ ổn nhiệt sẽ tự động mở các lỗ thông gió khi nhiệt độ đạt đến một mức nào đó.

Tuy nhiên ở một số nhà kính, các lỗ thông gió lại được đóng mở thủ công, và như thế sẽ dễ gặp rắc rối nếu bạn vắng mặt một thời gian dài vào lúc thời tiết thay đổi thất thường.

Lan có thể bị hầm chín nếu trong thời tiết nóng mà nhà kính không được thông gió. Cả trên mái và hai bên vách nhà kính đều phải có lỗ thông gió.

Bạn cũng có thể mở cửa nhà kính nếu bạn ở đó cả ngày, để không khí được lưu thông nhiều hơn.  

Bố trí cây

Giàn giá chắc chắn và có thể dời chuyển được là rất cần thiết cho vườn lan, để bạn có thể bố trí lan ở bất kỳ tầm cao nào phù hợp với lan và với bạn, chẳng hạn: những cây to thì có thể đặt thấp, còn những cây nhỏ thì đặt cao.

Giá phải được làm bằng gỗ giát thưa hoặc lưới thưa để nước từ đáy chậu có thể thoát hết ra ngoài. Để tăng không gian cho vườn lan, bạn hãy lưu ý cả ba chiều.

Tận dụng không gian phía bên trên để treo những dò Lan hoặc những chậu treo. Với những cây ưa nắng, bạn hãy đặt chúng lên cao hơn, chúng sẽ che mát thêm cho những cầỵ bên dưới.

Nhưng lưu ý đừng bố trí vườn quá dầy đặc kẻo ánh nắng sẽ không đến được cây, khiến chúng không phát triển hoặc không ra hoa tốt.

Để tận dụng không gian hai bên vách nhà kính, bạn hãy bó lan vào những đoạn vỏ cây, rồi treo lơ lửng trên các mắt lưới ở hai bên vách, nơi chúng được phun sương thường xuvên để giữ ẩm.

“Những cây bầu bạn”

Không gian bên dưới giá đặt lan có thể hơi tối, không thích hợp để trồng lan, nhưng lại lý tưởng cho những cây bầu bạn với chúng mà thích bóng tối và độ ẩm, như dương xỉ, dứa, hồng môn, và các loại cây lá khác.

Trồng chúng trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống khoảng đất bên dưới các dãy giá đặt lan. Phải kiểm tra chúng thường xuyên, vì chúng có thể chứa sâu bệnh và lây sang cho những cây lan của bạn.

Những cây bầu bạn này còn giúp tăng độ ẩm cho nhà kính. Thực vật ở rừng mưa nhiệt đới không sống đơn độc và sẽ phát triển tốt hơn nếu được bầu bạn với nhiều cây khác.

Độ ẩm

Bạn có thể tạo độ ẩm khi trồng lan trong nhà kính bằng cách mỗi buổi sáng bạn đều tưới nước xuống nền để làm ẩm nền, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

Khi trời mát hơn hoặc âm u, bạn không cần phải tưới nhiều kẻo làm hỏng hoa, thậm chí còn ảnh hưởng đến chính cây lan nếu nước tưới đọng lâu trên lá.

Bạn cũng có thể phun sương trên lá lan, phun cả mặt dưới lá. Ngoài việc giúp tăng độ ẩm, phun sương như vậy còn giúp làm sạch bụi và xua sâu hại.

Một số giống lan như vanda (những giống có thể phát triển mà không cần bón phân) cần được phun sương thường xuyên để tránh bị mất nước.

Tưới nước

Bạn có thể phun sương mỗi ngày, nhưng như thế cũng không cung cấp đủ nước cho nhiều loài lan.

Chúng cũng cần được tưới rễ, và trong nhà kính thì việc tưới rễ không khó.

Để tưới hiệu quả hơn, bạn hãy nối một ống phun nước dài vào vòi nước, đủ dài để bạn có thể dẫn nước từ vòi đến tất cả các cây; như thế bạn không phải châm nước nhiều lần vào bình tưới rồi xách đi đến từng cây một.

Vòi tưới có thể được gắn với nhiều loại đầu hoa sen và đầu phun sương để tưới tùy theo nhu cầu.

Nếu bạn không thể bố trí một hệ thống cung cấp nước chính cho nhà kính, bạn có thể xây một hồ chứa bên trong nó và thường xuyên cho đầy nước vào hồ.

Như thế, vào mùa đông nước sẽ được ấm hơn. Cố gắng sử dụng nước mưa để tưới cây.

Sưởi

Nếu trồng những loại lan đòi hỏi nhiệt độ ấm hơn thì tất nhiên bạn phải sưởi nhà kính thường xuyên, vì vậy bạn phải có phương pháp sưởi hiệu quẳ nhất.

Nếu dùng hệ thống sưởi bằng gas thì nhà kính phải có thật nhiều lỗ thông gió, nếu không hơi gas sẽ tích tụ, gây hại cho lan và cho cả người trồng.

Nếu không dùng hệ thống gas thì sưởi bằng dầu lửa cũng tốt.

Máy sưởi bằng quạt điện thì có ưu điểm là giúp lưu chuyển hơi ấm đi khắp nhà kính, nhưng lại làm cho không khí hơi khô, vì vậy bạn phải phun nước thường xuyên để duy trì độ ẩm.

Sưởi bằng dầu thì không kinh tế, nhưng cũng có thể dùng phương pháp này để dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.

Farmvina mong rằng bạn đã có những kinh nghiệm hay trồng lan trong nhà kính.

Giâm chiết hoa lan rừng đúng cách

hoa lan rừng

Hoa lan rừng có nhiều loại với những lan có tính sinh sản mạnh (ví như Đăng Lan), sau một thời gian cây sẽ cho ra rất nhiều cành, lúc này diện tích của chậu không còn đủ để cho lan phát triển nữa, bạn phải thực hiện giâm chiết hoa lan rừng có thể tách bớt cành, hoặc sang chậu để có không gian cho Lan phát triển và ra hoa.

giâm chiết hoa lan rừng

Các bước thực hiện giâm chiết hoa lan rừng như sau:

Bước 1: trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám quanh thành chậu.

Bước 2: sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90o, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

Bước 3: chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.

giâm chiết hoa lan rừng
Than gỗ giâm chiết hoa lan rừng

Bước 4: dùng dây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

Bước 5: Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30-10-10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Trồng lan trên gốc vú sữa

trồng hoa lan

Trong nhiều loại gỗ thì dòng gỗ như vú sữa lại đáp ứng được nhiều yếu tố giúp cho việc trồng lan phát triển tốt khi chúng được gắn trên gỗ vú sữa.

Với những ưu điểm như: thứ nhất, giúp cho rễ lan thoáng mát, nên phát triển nhanh (nhất là dòng hoàng thảo đơn thân), thứ 2 đó là vẽ đẹp nghệ thuật, tạo nên tính thẩm mỹ và tự nhiên như trong môi trường hoang dã nơi rừng núi cho cây lan. Do đó, rất nhiều người yêu lan đã trồng lan trên gỗ lũa, chậu được làm từ gỗ, hoặc các khúc gỗ rồi gắn lan lên đó.

trồng lan
Gỗ vú sữa chuẩn bị để trồng lan

Một số ưu điểm của gỗ vú sữa khi trồng lan

Ba ưu điểm chính từ gỗ vú sữa mà nhiều người trồng lan đã  chọn chúng làm giá thể trồng lan, đó là:

  • Độ bền của giá thể cao nên trồng lan rất tốt (độ bền từ 3-4 năm).
  • Thân gỗ không có chất chát và mặn (làm teo, thun đầu rễ)
  • Thân cây không bị nấm bồ hóng phát triển (khi nấm bồ hóng sinh sôi nảy nở và phát triển sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lan, dẫn đến tình trạng cây lan còi cọc)

Mùn cưa từ cây vú sữa làm giá thể trồng lan  vũ nữ và lan hài rất tốt.

Những loại lan nào thích hợp trồng trên gỗ vú sữa?

Trồng lan trên gỗ vú sữa đặc biệt thích hợp với những loại hoàng thảo ưa khô thoáng như:lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp…

Điều kiện vườn lan thế nào thì thích hợp cho việc trồng bằng gỗ vú sữa?

Vì đây là loại giá thể trồng lan có độ thông thoáng cao đồng nghĩa với việc giá thể mau khô. Do đó, gỗ vú sữa thích hợp cho những vườn có độ ẩm cao hoặc những người có nhiều thời gian để tưới tắm cho lan hằng ngày.
Xử lý gỗ vú sữa trước khi trồng lan

Lột vỏ vú sữa để tránh côn trùng sống ẩn nấp trong vỏ cây gây chóng mục giá thể, và vỏ cây lâu ngày bị bong tróc, làm cho lan không giữ được độ bám chắc.

Sau đó, rửa sạch và ngâm khúc gỗ vào nước sạch vài ngày, hoặc ngâm thân cây vú sữa trong nước vôi loãng để diệt vi khuẩn nấm, sâu đục thân gỗ, rong rêu.

Ngâm xong, phơi khô khoảng 2-3 ngày… sau đó ta đóng đinh vào 1 đầu để sau này làm móc treo lên…

trồng hoa lan
Trồng lan trên thớt gỗ vú sữa

Giá cả và qui cách gỗ vú sữa để trồng lan (tham khảo):

  • Gỗ vú sữa đường kính dưới 10cm (30.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính từ 10cm – 15cm (50.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính từ 15cm – 20cm (100.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính trên 20cm (150.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính trên 25cm (200.000/mét)
  • Các loại thớt, lóng, chạc 3, chạc 4 đủ loại kích cở (10.000-20.000/thớt).

Lan hải yến mới ghép lên gỗ lũa, thân vú sữa dù ra rễ dài, nếu để ngoài trời thì sau một vài trận mưa cây rất dễ bị đen lá, thối ngọn và chết. Nên để lan hải yến sau khi ghép nơi thoáng gió, tránh mưa trong 1 thời gian.

Nguồn: Vườn Hoa Lan

Sương muối hại cây hoa lan: Có hay không?

sương muối hại cây hoa lan

Sương muối hại cây hoa lan

Mỗi năm cứ vào khoảng trước Tết, các cây hoa lan Dendrobium, Vanda bị hư bông, thối đọt, nhất là bị tuột lá trầm trọng …, nhiều người cho rằng đó là do sương muối hại cây hoa lan. Sương muối là gì, có hay không ở thành phố chúng ta (tp.HCM)?

Khi nơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng kết lại. Sự hoá lạnh diễn ra do bức xạ nhiệt hay do bình lưu các khối không khí nóng hay lạnh.

Nếu hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất thì sương được hình thành. Nếu tầm nhìn xa dưới 1km thì gọi là sương mù. Nếu tầm nhìn xa hơn 1km đến 10km thì gọi là . Các loại sương hình thành vào buổi chiều hay buổi sáng mùa thu tựa như làn khói giăng ngang trên các ngọn cây gọi là sương khói.

Sương mù sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, có gió nhẹ. Sương mù không bền vững, khi mặt đất ấm lên là sương sương mù tan ngay. Khi hơi nước ngưng kết thành giọt nước hay giọt băng ở mặt đất hay gần mặt đất thì ta có sương muối, sương móc, sương giá.

Sương muối: Nếu nhiệt độ mặt đất xuống đến o độ thì hơi nước đông lại thành hạt băng trắng như muối. Nhiệt độ không khí lúc đó khoảng 5 độ trở xuống. Sương muối được hình thành vào những ngày lạnh nhất trong năm (về mùa đông, mùa xuân). Sương muối rất tai hại cho cây trồng vì phá hoại tổ chức tế bào bên trong cây.

Sương móc: Ban đêm khi trời quang mây lặng, mặt đất bức xạ vào không gian nên lạnh nhiều làm không khí gần mặt đất cũng lạnh theo. Hơi nước bắt đầu ngưng kết thành những giọt nước trong đọng lại ở mặt đất, long lanh trên ngọn cỏ. Sương móc chỉ cần nhiệt độ của mặt đất và cây cỏ đến điểm sương, là nhiệt độ mà tới đó hơi nước trong không khí sẽ bão hoà, độ ẩm tương đối là 100%. Nếu đã tới điểm sương mà nhiệt độ còn giảm nữa thì hơi nước ngưng tụ và rơi xuống đất.

Sương móc rất lợi cho nông nghiệp vì cung cấp cho cây trồng một lượng nước đáng kể.

Sương giá: Khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới 0 độ thì bất cứ lúc nào nước chậm đông trong khí quyển cũng có thể chuyển sang thể đặc và đông kết thành tinh thể trắng xốp, rất trong gọi là sương giá. Sương giá đọng ở trên cành cây nhỏ, trên dây thép, trên sườn núi.

Như vậy ở thành phố Hồ Chí Minh không thể có sương muối hại cây hoa lan theo đúng nghĩa của nó. Còn nếu nói sương muối là có muối ở trong sương thì chỉ có thể có ở các vùng công nghiệp (muối kỹ nghệ) hoặc vùng ven biển, hải đảo (muối biển).

Ở thành phố chúng ta, chỉ có thể có sương móc vào quãng gần Noel cho đến trước Tết khi tiết đông chí, tiểu hàn, đại hàn xảy đến, lúc đó không khí trở lạnh, sương móc có thể xuất hiện.

Nhân giống hoa lan: Hướng dẫn để thành công toàn tập

Nhưng như vậy tại sao cây lan lại bị tuột lá vào giai đoạn này?

Theo chúng tôi nghĩ vấn đề tuột lá của cây hoa lan không liên quan đến việc tạo lập sương muối hại cây hoa lan vào thời điểm này mà liên quan đến độ ẩm của vường lan lúc đó:

Trước đó, trong mùa mưa các vườn lan áp dụng một cách trồng hoàn toàn khác, không kịp thay đổi cho phù hợp vào mùa khô – cái độ ẩm do mưa đem lại đã bị cắt mất khi các cơn mưa cuối mùa chấm dứt, cùng lúc đó, những cơn nắng gay gắt đầu mùa không đã làm xáo trộn bên trong lẫn bên ngoài cây hoa lan, dẫn đến việc tuột lá.

Cần nhắc lại là việc tuột lá trầm trọng nhất ở các cây hoa lan của vườn lớn hơn là của người trồng nhỏ lẻ. Bởi vì người trồng ít đã có thay đổi chế độ tưới, chất trồng lẫn việc che chắn vườn lan khiến cho cây hoa lan không bị sự chuyển tiếp đột ngột lúc giao mùa này.

Cho nên để khỏi bị tuột lá ở cây Dendrobium vào mùa khô thì ngay từ khi các cơn mưa cuối mùa còn lai rai, ta phải cho thêm lượng kalium vào phân bón để gia tăng khả năng dự trữ của cây. Khi mùa khô bắt đầu, ta phải tạo thêm độ ẩm cho vườn lan, cho chậu lan, gia tăng số lần tưới nước cũng như gia tăng sự che mát cho cây để tránh cái sốc hụt nước và cái nắng gay gắt vào đầu mùa khô.

Bạn hãy thử áp dụng xem, sang năm còn tuột lá ở cây hoa lan của bạn không?

Ngọc Liên – Mỹ Hạnh

Trồng hoa lan ở Mỹ (Hoa Kỳ)

trồng hoa lan ở Mỹ

Trồng hoa lan ở Mỹ

Nhiều lúc tự hỏi trồng hoa lan ở Mỹ có khó không? Căn nhà tôi ở có 2 chiếc cửa sổ phía Đông Nam, rộng 3 thước (10 ft), cao trên 1,5 m (5 ft), bên ngoài có chiếc phên che nắng, nhưng vào những ngày nắng chói chan dù là vào mùa hè hay mùa đông vẫn còn quá sáng cũng cần đến chiếc màn cửa buông thõng xuống (vertical blind) cho trong nhà được dịu mát hơn.

Bỏ không quá uổng, nhân thấy chùa Huệ Quang vất bỏ đi rất nhiều cây hoa lan đã tàn hoa, anh Lê Kim Giang nên đã mang đến cho hơn một chục cây lan Hồ Điệp. Cho bớt đi 5-7 cây và chỉ giữ lại 6 cây với hy vọng chúng tôi sẽ có một vài cây hoa đẹp.

Việc đầu tiên là lấy hết bổi rêu (moss) do nhà vườn đã dùng để nuôi cây từ 2-3 năm trước, đến nay đã bắt đầu mục và có nhiều muối đọng trong đó. Trồng lại với vỏ thông loại vừa và không nên trồng 2-3 cây vào chung trong 1 chậu vì dễ bị úng nước, nên nhớ lan Hồ Điệp không ưa trồng trong chậu rộng trên 20 cm (8″).

trồng hoa lan ở Mỹ
Thú vui trồng hoa lan ở Mỹ

Đóng một chiếc kệ cao trên 1 m (3 ft), trên để 3 chiếc khay nhựa mua ở Home Depot giá $1.58 một chiếc, trong đó cắt vài khúc gỗ 2,5×5 cm (1×2″) để giữ đáy chậu lan khỏi bị ngâm trong nước và giữ hơi ẩm cho lan.

Trên trần nhà có gắn một chiếc đèn 2 ống Day light rất sáng chỉ dùng thêm cho những ngày không có nắng. Để tăng cường thêm độ ẩm khi trong nhà mở lò sưởi hay máy lạnh, có thêm một máy phun hơi ẩm (humidifier). Muốn cho chỗ để lan được thông thoáng nên hé mở cửa kính chừng 4-5 phân hay để thêm một chiếc quạt nhỏ mỗi ngày mở quạt 2-3 tiếng vào lúc trời nóng nực.Trung bình mỗi tuần tưới một lần với phân 20-20-20 pha thật loãng ¼ thìa cà phên cho 4 lít (hay một gallon) nước. Mỗi tháng một lần mang ra bồn rửa chén, mở vòi nước cho chảy vào chậu khoảng chừng 3 phút cho rã hết chất muối đọng trong chậu.

Khoảng vài tuần sau cây lan, thích nghi dần dần với khí hậu trong nhà ban ngày khoảng 21-26°C (70-80°F) và ban đêm khoảng 17-18.3°C (63-65°F). Rễ cây bắt đầu mọc và lá non cũng thêm ra. Hơn một tháng sau, vài cây bắt đầu thấy nhú mầm hoa và những cây lan khác như Renanthera citrina, Neofinetia Cherry blossom, Paphiopedilum, Neostylis Pinkie Starry night và cũng thích hợp với nhiều loài lan khác không cần nhiều ánh sáng như Masdevalia, Dracula v.v…

Nếu bạn muốn thử, xin đừng ngần ngại, hãy bắt tay trồng vài cây hoa lan xem sao.Nói tóm lại, nếu chúng ta không có sân vườn rộng rãi chúng ta vẫn có thể nuôi trồng một vài cây hoa lan trong nhà cho đẹp mắt, nhất là những loài Phalaenopsis, Paphiopedilum, Renanthera lại rất lâu tàn, có khi tới 2-3 tháng.

Westminster tháng 5-2013
Bùi Xuân Đáng

Xuất khẩu hoa lan rừng

xuất khẩu lan rừng

Giá trị tài nguyên hoa lan rừng Việt Nam ngày càng được khẳng định qua những phát hiện mới về những loài hoa lan mới của thế giới, xuất xứ từ Việt Nam trong mấy năm gần đây. Những loài hoa lan ấy không những có giá trị đối với những người sưu tập hoa lan rừng, là nguồn gen quý để lai tạo những cây lan đặc sắc, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho đất nước.

Những cây Christensonia vietnamica với những bông hoa màu xanh đọt chuối xinh xắn, những cây Ascocentrum christensonianum cho những chùm hoa màu tím hồng tươi sắc, những cây Kingidium phamhoangii với những vòi hoa xinh xinh, những cây hài mini Paphiopedilum helenae với những bông hoa vàng duyên dáng, lai Hài Gấm Paphiopedilum delenatii có hoa màu hồng phấn với hương thơm dìu dịu, Huyết Nhung vàng Renanthera citrina có hoa màu vàng chanh độc đáo … Tất cả nói lên nguồn tài nguyên lan rừng quý báu của chúng ta hẳn còn có tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai phá.

hoa lan rừng
Hoa lan rừng Christensonia vietnamica xinh đẹp

Đặt vấn đề xuất khẩu nguồn tải nguyên ấy, theo chúng tôi có mấy việc cần đặt ra như sau:

  • Những giống loài hoa lan đặc hữu Việt Nam có giá trị như những nguồn gen quý nếu chúng ta bảo vệ thật tốt để chúng ta độc quyền lai tạo ra những cây lan đặc sắc Việt Nam thì tuyệt đối không cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Những giống loài hoa lan có giá trị sưu tập, không có mục đích làm giống, dù đặc hữu, chúng ta nên tạo điều kiện cho xuất khẩu nếu chúng được sản xuất nuôi trồng chứng không phải do thu hái từ trong thiên nhiên. Làm thế nào để chứng minh được điều này? Các nhà vườn muốn xuất khẩu hoa lan rừng phải tổ chức nhân giống, nuôi trồng. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, khả năng nhân giống mà tính toán số lượng sản xuất của vườn đối với mỗi chủng loại hoa lan rừng. Dựa vào đó, CITES* cấp giấy phép cho xuất bằng hay dưới khả năng sản xuất của vườn. Để ngăn ngừa nhà vườn thu mua từ thiên nhiên, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, còn có thể áp đặt các biện pháp như phạt kinh tế, phạt hành chánh … Bằng cách đó một số lan rừng sẽ được nuôi trồng phát triển, vừa tránh được nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên do nạn phá rừng gây ra, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho các vườn lan, đem lại ngoại tệ cho đất nước.

Tất cả điều đó chỉ có thể thực hiện được khi CITES Việt Nam hoạt động hữu hiệu , khi hải quan cửa khẩu kiểm soát được các chuyến hàng xuất khẩu lan rừng, ngay cả xuất phi mậu dịch.

CITES phải là cơ quan giúp đỡ cho ngành hoa lan phát triển qua việc kiểm soát xuất khẩu hoa lan rừng. Kiểm soát không có nghĩa là cấm xuất, lại không phải tạo ra các khó khăn trì trệ. Tiếc thay, cho đến nay CITES Việt Nam chưa làm được việc này về mặt thực vật nói chung và hoa lan rừng nói riêng. Trong khi đó trên thực tế việc xuất hoa lan rừng chui, xuất phi mậu dịch vẫn xảy ra. Với tình ìhnh như vậy thì việc khai thác lan rừng sao cho có lợi nhất cho đất nước vẫn chưa được đặt ra và việc thất thoát vốn gen quý, đặc hữu Việt Nam vẫn cứ tiếp diễn và như vậy giá trị đặc hữu của các giống loài lan Việt Nam đã không còn nữa, ít ra là về mặt kinh tế!

Cao Nguyên

(*): CITES (the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) là một tổ chức quốc tế với mục đích bảo vệ các giống thú, cây cỏ có nguy cơ tuyệt chủng được thành lập vào năm 1973. Hiện nay có 175 quốc gia thành viên trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam. [đọc thêm]