Kinh nghiệm trồng hoa hồng

kinh nghiệm trồng hoa hồng

Hoa hồng: Cây trái tính trái nết?

Nhiều người có kinh nghiệm trồng hoa hồng cho biết đây là giống cây trái tính trái nết, nó không đến nỗi ‘Nắng không ưa mưa không chịu’, nhưng phải trồng trong điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp thì mới phát triển tốt, hoa mới đạt yêu cầu.

Đó là chưa nói đến khâu chăm sóc, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn đối với nhiều giống hoa khác.

Những nhận xét trên đố với giống hoa đẹp nổi tiếng, được mệnh danh là hoàng hậu của các loài hoa này không phải là sai.

Hoa hồng đâu phải là giống hoa mới? Nó đã xuất hiện trên Trái Đất này cả chục ngày năm, đã được nhiều nghệ nhân chơi cây cảnh bậc thầy trên thế giới bao đời khổ công lai tạo.

Từ gốc ở vùng Cận Đông thì ngày nay, trừ vùng Nam và Bắc Cực ra, nơi đâu lại không có bóng dáng hoa hồng xuất hiện.

Từ vỏn vẹn một số giống nguyên thuỷ, người ta đã lai tạo ra hàng trăm giống nổi tiếng khác nhau, nhưng vẫn chưa ai lai tạo ra những giống có sức sống bền bỉ, thời tiết nào cũng sống nổi, đất đai nào cũng sinh trưởng mạnh, chỉ cần được như giống Hồng rừng, Hồng dại của ta cũng mừng rồi!

Kể ra không buồn lòng sao được, khi một giống Hồng đem trồng ở Đà Lạt hoa nở đẹp mê hồn là thế, nhưng nếu bứng về trồng tại Sài Gòn thì nó lại … sống dở chết dở, và hoa nở không đạt chút nào!

Có những cây hoa hồng nhập từ nước ngoài về, theo catalogue thì hoa to, màu đẹp ai nhìn cũng ưa, nhưng sống ở đất nước xa lạ thì nó lại biến tướng, hoa to chỉ bằng hoa nội địa, mà màu sắc cũng tệ.

Lý do chính ở đâu? Xin thưa, đó là do sự khác biệt của môi trường sống, đó là khí hậu không thích hợp mà bạn cần phải tích luỹ kinh nghiệm trồng hoa hồng mới biết được.

Vậy thì cây hoa hồng thích hợp với loại khí hậu nào?

Cây hoa hồng chỉ dễ trồng, dễ sinh trưởng tốt, mập mạnh, hoa to, màu sắc lộng lẫy … khi được trồng trong môi trường có khí hậu thích hợp.

Nói cách khác, khí hậu đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây hoa hồng.

Như bạn đã biết, gốc tích của giống hoa hồng xuất phát từ vùng Địa Trung Hải, vùng có khí hậu nóng, nhưng đến mùa lạnh lại có tuyết bao phủ.

Thế nhưng, do nhu cầu đòi hỏi, sau hàng ngàn năm khổ công lai tạo của nhiều nhà thực vật học bậc thầy, cũng như nhiều nghệ nhân trên thế giới có lòng đam mê cao độ, hoa hồng đã lai tạo được nhiều giống Hồng có khả năng sống được trong môi trường khí hậu khác nhau. Có thể kết quả vẫn chưa làm hài lòng được đa số người chơi.

Được trồng trong vùng có khí hậu thích hợp quanh năm thì hoa hồng không những tăng trưởng mạnh, ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc sặc sỡ, mà cây còn có sức đề kháng mạnh, tránh được nhiều thứ bệnh hại có thể làm hư cành, chết cây.

Ngược lại, nếu trồng trong môi trường có khí hậu không thích hợp thì cây hoa hồng sinh trưởng chậm, sống èo uột, hoa nở không đạt, thường xuyên bị các loại nấm, vi khuẩn tuyến trùng … gây tác hại nặng trên khắp các bộ phận của cây. Như vậy, chứng tỏ sức đề kháng của cây cũng yếu.

Nước ta, một số tỉnh ngoài Bắc có khí hậu hợp với sự sinh trưởng của cây hoa hồng. Nhưng, vùng đất lý tưởng nhất trong nước giúp cây hoa hồng phát triển tốt là Đà Lạt.

Ở vùng đất cao nguyên này, từ Bảo Lộc đổ lên, quanh năm hoa hồng nở rộ, cây xanh tươi mơn mởn bốn mùa khoẻ mạnh.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam nói chung, khí hậu không thích hợp lắm đối với nhiều giống Hồng. Chỉ những giống Hồng chịu được khí hậu nóng ẩm như hồng nhung chẳng hạn thì trồng tươi tốt được.

Vào mùa mưa, vốn mưa to và kéo dài liên tục năm sáu tháng, đa số cây hoa hồng thường bị các loài nấm và sâu bệnh tấn công, khiến cây bị đốm lá, vàng lá, có khi lá rụng đến trơ cành, và dần dần những cây đó bị suy kiện dần mà chết.

Các loại sâu đục thân phá hoại phần lõi trong cây cũng thấy xuất hiện nhiều, khiến cây bị chết đứng trong một thời gian ngắn. Các loại sâu tơ, sâu đo chiếm lĩnh các đọt non … cào cào, dế, kiến … cũng là những tác nhân quan trọng làm cho cây hoa hồng suy yếu và chết.

Trừ những vùng như Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn và vài nơi như Tiền Giang, Sa Đéc, Hậu Giang trồng hoa hồng thành công.

Đây là những vùng trồng hoa hồng nổi tiếng xưa nay, nhờ vào đất đai tốt, nguồn nước tưới tốt, và cũng cần xác nhận là nhờ vào kỹ thuật trồng trọt, vì đây là nghề “cha truyền con nối”, họ có kinh nghiệm riêng trong việc trộn phân cũng như chăm sóc.

Cũng xin được nói thêm, cây hoa hồng không hợp với vùng đất thấp trũng. Nới nào đất thấp, mạch nước ngầm dâng cao thì phải chịu khó lên liếp cao mới trồng được hoa hồng.

Mặt khác, trong vườn trồng hoa hồng phải tạo được hệ thống thoát nước tốt và tránh nước ngập trong mùa mưa. Còn trồng trong chậu kiểng thì nên thường xuyên theo dõi các lỗ thoát nước ở đáy chậu hoặc bên hông chậu có bị tắc nghẽn hay không.

Nếu nước tưới hay nước mưa bị ứ lâu trong chậu, thì chỉ cần một ngày thôi, cây hoa hồng đã héo rũ, vàng lá và bộ rễ đã hư thối.

Kinh nghiệm trồng hoa hồng

Vì vậy, các nhà trồng hoa hồng kinh nghiệm khuyên ta nên chọn loại chậu có chân, và trổ nhiều lỗ thoát nước mới trồng hồng tốt được.

Mưa

Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy giống hoa này chịu mưa, nhưng với số lượng mưa vừa phải. Mưa nhiều, mưa dai cây sẽ sống ương yếu, hoa mau tàn, có nhiều sâu, nấm bệnh. Cần phải khai thông nước mua, đừng để ý đọng lâu trong khu vực trồng hoa hồng.

Nắng

Cây hoa hồng bất cứ giống nào cũng có khả năng chịu nắng giỏi. Trong ngày càng được chiếu sáng lâu giờ, hoa hồng càng sống khoẻ, ít bị sâu bệnh. Nhưng nó đòi hỏi nước tưới đầy đủ: sáng, chiều.

Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy thiếu nước tưới cây sẽ kiệt sức và chết hẹo.

Nhiệt độ

Thích hợp với những vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông lạnh lẽo mới tốt.

Gió

Cây hoa hồng thích gió nhẹ khoảng 3m/giây, và thổi quanh năm suốt tháng đều tốt. Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy gặp gió mạnh cây sẽ ngã nghiêng, lung lay gốc, hoa mau tàn.

Vì vậy trồng vào vùng có gió mạnh, nhất là trong mùa mưa bão, ta nên dùng những que tre nhỏ cắm xuống đất để làm trụ chống đỡ cho thân và các cành hồng có thể đứng vững mới tốt.

Hướng dẫn trồng hoa oải hương tại nhà

hoa oải hương

Hoa oải hương là một loại hoa có hương thơm dịu nhẹ, hay được sử dụng để ướp hương hoặc pha trà đấy!

Hoa oải hương vốn là một loại hoa nổi tiếng ở các vùng miền Nam nước Pháp như Provence, Avignon. Thực ra, loại hoa này vốn có nguồn gốc từ miền Địa Trung Hải và được biết đến cách đây hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã gieo trồng hoa oải hương ở khắp các nước châu Âu, trong đó miền Nam nước Pháp là một trong những nơi có nhiều Lavender nhất.
Nhiều người vẫn nghĩ oải hương là loại hoa khó trồng, khó chăm sóc nhưng trong điều kiện thích hợp, hoa oải hương có thể phát triển rất nhanh chóng đấy! Dưới đây là cách giúp bạn tự trồng cho mình một chậu hoa oải hương từ hạt.
Bước 1 – Chọn hạt giống:
– Lựa chọn thời tiết thuận lợi: Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng là 18-24 độ C. Ở nước ta, trừ Đà Lạt và Sapa có thể gieo trồng quanh năm thì ở các tỉnh miền Bắc bạn nên gieo vào mùa thu, miền Nam thì vào khoảng tháng 11 – 12 nhé!
– Chọn hạt giống: Tùy theo điều kiện, sở thích và mục đích sử dụng mà có nhiều lựa chọn những giống oải hương khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số giống oải hương phù hợp với đặc điểm khí hậu Việt Nam ở dưới.

Bước 2 – Chọn đất và chậu:
Hoa oải hương phát triển mạnh trên loại đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính, tơi, xốp, không quá ẩm. Bạn nên chọn loại chậu trồng có lỗ thoát nước.

Bước 3 – Gieo hạt:
– Do một thời gian dài hạt “ngủ”, bạn nên ngâm hạt giống trước khi trồng trong 12 giờ, và sau đó cho Gibberellin (chất kích thích điều hòa sinh trưởng) vào ngâm 2 giờ trước khi gieo.
– Bạn san lấp mặt đất cho bằng trước khi trồng. Tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, sau đó phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm rồi phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất.

Bước 4 – Chăm sóc cây con:
Bạn cần giữ độ ẩm cho đất, tốt nhất là tưới 2 lần/ngày. Bạn cũng tránh không để đất quá ẩm ướt, bởi môi trường ẩm kích thích nấm phát triển, sẽ tiêu diệt hạt giống mới nảy mầm của bạn.

Bước 5 – Chuyển chậu:
Khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì bạn chia ra, trồng thành nhiều chậu để hoa có thể phát triển hoàn thiện. Bạn nên thực hiện cẩn trọng với bước này để tránh làm tổn thương bộ rễ mới nhé!

Bước 6- Đặt chậu nơi ấm áp:
Muốn hoa phát triển nhanh, bạn cần đặt chậu ở vị trí ấm áp nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn có thể tự tạo hiệu ứng nhà kính bằng cách trùm túi nhựa nên chậu cây, cách này giúp giữ lại độ ẩm và nhiệt độ cần thiết cho hoa phát triển.

Bước 7 – Tưới nước:
– Tưới nước thường xuyên: Bạn cần tưới nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất. Tùy vào kích thước và mức độ thoát nước của chậu mà điều chỉnh lưu lượng tưới cho phù hợp, hầu hết các trường hợp oải hương chết đều do chết úng.
– Tưới quanh gốc và chỉ tưới vào buổi sáng, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh.
Mẹo nhỏ:
– Nếu đặt chậu hoa gần cửa sổ, khi cây ra hoa, bạn hãy xoay chậu mỗi ngày để ánh sáng có thể tiếp xúc mọi phía như nhau, chậu hoa sẽ phát triển đồng đều và đẹp.
 
– Thay chậu mỗi năm một lần, chậu sau lớn hơn chậu trước khoảng 3cm đường kính. Bổ sung đất trồng cho chậu mới.
 
– Sau khi ra hoa và bắt đầu tàn nên cắt bỏ cuống hoa để kích thích cây đẻ nhánh và cho hoa tiếp.
 
– Bạn có thể sử dụng hoa oải hương để chiết xuất tinh dầu, hay làm nguyên liệu cho nhiều món ăn.

Một số giống hoa oải hương

Hoa oải hương có khoảng 39 chi (hay còn gọi là giống) khác nhau, hầu hết đều chịu hạn, chịu nóng, không ưa môi trường ẩm ướt.
Khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, do đó hoa Oải hương được gieo trồng từ giống nhập khẩu nảy mầm rất ít, cần phải có kỹ thuật chăm sóc kỹ càng.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các nhà vườn, viện nghiên cứu sinh học Đà Lạt đã nhân giống được giống hoa oải hương có nguồn gốc từ Anh và Pháp, thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta.
1. English Lavender (danh pháp: Lavendula Angustifolia)
Đây là giống hoa oải hương phổ biến nhất có lá hẹp, ngắn, thân cong, hoa hình bầu dục.
Hoa có mùi hương ngọt ngào, thường được dùng làm các loại mỹ phẩm cũng như hương liệu khác nhau, có tác dụng giảm stress nhẹ nhàng, thư giãn, cân bằng tinh thần, và chữa bệnh đau đầu, mệt mỏi.
Ngoài ra, hoa khô có thể sử dụng trong các công thức nấu ăn và vật liệu trang trí. Các loài nổi tiếng trong chi này là: Lodden Blue, Royal Velvet, Melissa, Sachet, Sharon Roberts, Mitcham Gray.
2. Lavadins (danh pháp: Lavendula Intermediate)
Đây là chi Lavender được lai giữa English Lavender và Spike Lavender. Lavadins nổi tiếng có hoa đẹp, màu sắc tươi tắn và hương thơm lâu dài, chúng thường được dùng trong hàng thủ công và thảo dược.
Lavadins được sử dụng sản xuất tinh dầu nhiều bởi lượng dầu nhiều hơn loại English Lavender. Lavadins được trồng nhiều nhất ở Pháp.
Có một điểm lưu ý, hạt hoa của giống này không nảy mầm, nên Lavadins được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Các loài đặc trưng của chi như: Dutch Mill, Fred Boutin, Provence, Seal, White Spike, Grosso, Hidcote Giant.
3. Spanish Lavender (danh pháp: Lavendula Stoechas)
Giống hoa này có thân cao, hoa màu tím khác lạ, hình trái thông, cánh hoa dựng thẳng. Chi này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Bắc Phi, là lựa chọn thích hợp nhất cho vùng khí hậu ẩm ướt.
Spanish Lavender không thích hợp trong ẩm thực nhưng là một lựa chọn tuyệt vời để trang hoàng ngôi nhà hay khu vườn của bạn. Hai loài nổi tiếng nhất của chi này là Otto Quast, Dark Eyes.

Kỹ thuật chăm sóc hoa ly bạn cần biết

hoa ly

Hoa ly (lily) có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế. 

Chuẩn bị củ giống mẹ:

Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.

Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế.
– Yêu cầu sinh thái: Nói chung hoa lily chịu rét khá, chịu nóng kém do đó với các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng)… có khí hậu mát mẻ nên có thể trồng nhiều vụ trong năm. Với các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là vùng ĐBSH chỉ nên trồng hoa Ly vụ đông mới cho hiệu quả cao (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), còn các vụ khác do nhiệt độ cao nên cây khó phân hóa mầm hoa, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ và khó nở, không đẹp. Ly có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, thịt nhẹ là tốt nhất. Rễ hoa Ly ăn nông nên cần chọn đất dễ thoát nước, độ pH thích hợp từ 6-7 (trừ các giống nhóm Phương Đông thích đất chua hơn, pH từ 5,5-6,5).
Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa ly thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.

Đất, phân bón và sâu bệnh hại:

Đất để trồng cây hoa ly : Đất pha sét, giữ nước và không bị ngập úng.

Trồng củ giống với mật độ 5000củ/1000m2. Sau khi trồng, đậy bằng rơm, cỏ, tưới đẫm. Giữ ẩm thường xuyên trong 10 ngày đầu.

Thông thường hoa lys sau khi gieo trồng từ 30-45 ngày mới bắt đầu mọc, 75-90 ngày sau khi trồng bắt đầu xăm mồi, 120 ngày sau khi trồng vô chân lần 1, 180 ngày sau khi trồng vô chân lần 2.

Phân bón dùng cho cây hoa lys :

Sử dụng phân chuồng hoai mục bón lót với 15m3/1000m2. Lượng phân bón NPK (kg nguyên chất/ha) là 100:150:100 , được bón theo các giai đoạn sau :

  1. Bón lót: Sử dụng 1/3 lượng phân chuồng, vôi và 1/2 lượng phân lân bón lót 10-15 ngày trước khi trồng.
  2. Phá váng: 30-35 ngày sau trồng, tiến hành xới có, phá váng kết hợp bón 1/5 lượng phân đạm.
  3. Bón xăm mồi: 75-90 ngày sau trồng, tiến hành xăm xới, làm vệ sinh và bón mồi: 1/5 lượng phân đạm; 1/2 lượng phân vi khoáng.
  4. Bón thúc kết hợp vô chân lần 1: Khoảng 120 ngày sau trồng. Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/2 lượng phân lân; 1/5 phân đạm; 2/5 lượng kali và 1/2 lượng phân vi khoáng; bổ sung lượng MgSO4 với lượng 8 kg/1000m2. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 3-5cm. Tưới đẫm.
  5. Bón thúc kết hợp vô chân lần 2: Khoảng 175 ngày sau trồng: Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/5 lượng phân đạm; 2/5 lượng kali còn lại. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 5-7cm. Tưới đẫm.

Lượng phân còn lại được chia làm 3 đợt bón cho thời gian sau, mỗi đợt cách nhau 20-30 ngày.
Tình hình sâu, bệnh và cách phòng trừ : 
+ Héo rủ : Pseudomonat solana cerum. dùng Kasuran, Anvil 55cc
+ Đốm lá : Cercosposa sp : dùng Topsin M70

Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa lily thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.