Trồng hoa lan Vanda lá nửa và một phần tư trụ tròn

lan Vanda

Trồng Vanda lá nửa trụ tròn và một phần tư trụ tròn: Đấy là Vanda amesiana, Vanda kimballina, Vanda tricolor, và các cây lai do con người tạo ra như Vanda Emma Van Deventer, Vanda Majestic, Vanda Josephine Van Brero, Vanda Merv L. Velthuis…

1.Nhóm Vanda lá nửa trụ  tròn ( Semi – terete)

Vanda Kimballiana
Vanda kimballiana
Vanda tricolor
Vanda tricolor
Vanda amesiana
Vanda amesiana
Vanda Majestic
Vanda Majestic

Đấy là Vanda amesiana, Vanda kimballina, Vanda tricolor, và các cây lai do con người tạo ra như  Vanda Emma Van Deventer, Vanda Majestic, Vanda Josephine Van Brero, Vanda Merv L. Velthuis…

Các Vanda lá nửa trụ tròn trong thiên nhiên có lẽ không phải là lan nguyên thủy mà có thể là do lai tự nhiên trong thiên nhiên và rất ít gặp, thường là bất thụ, không thể đem lai tạo được.

–  Ánh sáng cần cho loại Vanda này vào khoảng 80-90%. Nẹp tre của giàn che có thể 1:3 (mỗi nẹp cách 3 lần bề ngang của nẹp).

Cách trồng cũng thường dùng ngọn như Vanda lá hình trụ. Cho ngọn lan có khoảng 2-3 rễ vào chậu, cuộn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, cho than vào từ từ, không đổ ào vào làm hư rễ cây, cây sẽ ngừng phát triển. Nếu cây quá cao, người trồng chưa thạo, sau khi cho than vào cây không đứng thẳng được thì tốt nhất nên dùng vài que tre cài ở miệng chậu cho thật vững rồi buộc cây lan đứng thẳng vào đấy, xong cho than vào từ từ. Khi trồng xong, để cây trong bóng mát cho đến khi cây phục hồi thì tăng ánh sáng lên.

– Tưới nước , bón phân như Vanda lá hình trụ.

Vanda nữa trụ tròn này thích hợp trồng luống hơn trồng chậu. Cách trồng luống cũng giống như Vanda hình trụ nhưng cần có giàn che cho độ nắng giảm bớt còn 80-90% nắng. Nếu khởi đầu trồng với ngọn cây cao 1 mét (chiều cao cây cho hoa) cây sẽ phát triển cao khoảng 60cm mỗi năm. Vì vậy cần cắt ngang để trồng lại một lần mỗi 3 năm. Nếu trồng từ cây con thì cũng chỉ ra hoa khoảng sau 3 năm trồng.

2.Nhóm Vanda có lá phần tư tụ tròn (quarter terete)

Như Vanda T.M.A, Vanda Chao Phraya, Vanda Blue Moon.

Cách nuôi trồng giống như Vanda lá nửa trụ tròn. Khác nhau ở chổ che nắng. Vanda loại này có “máu” Vanda lá dẹp và vanda lá nửa trụ tròn tỷ lệ 2:3 nên cần ánh sáng khoảng 60-80%. Không nên dùng phân chuồng đối với loại này.

Các giống hoa lan thường gặp

giống hoa lan

Các giống lan sau còn được chia thành nhiều loài nhỏ. Hình ảnh sau chỉ mang tính minh hoa khái quát cho các nhóm lan vì mỗi loài trong nhóm sẽ có những đặc điểm riêng.

1/ Lan Dendrobium – Hoàng lan – Đăng lan

lan dendro

2/ Lan Cattleya – Cát lan

hoa lan

3/ Lan Vanda – Vân lan

lan Vanda

4/ Lan Mokara

lan Mokara

5/ Lan Oncidium – lan vũ nữ

lan vũ nữ

6/ Lan Ngọc điểm – đai châu

Một số kiến thức về hoa lan Ngọc Điểm c

7/ Lan Hài –  paplliopedilum

lan Hài

8/ Lan hồ điệp – Phalaenopsis

9/ Địa lan – Cymbidium

địa lan

10/ Lan rừng

Hoa lan mỗi hoa một vẻ sắc đẹp diệu kỳ, làm say mê biết bao nhiêu người yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên cây cảnh.

Thông qua bài viết khái quát hoá các giống hoa lan này, chúng tôi mong muốn gửi đến bạn đọc một ít kiến thức về sự phong phú của giống hoa phong lan.

Với những bạn đọc thích thú mà quyết tâm trồng cho bằng được hoa phong lan, chúng tôi có một chuỗi bài viết khá đa dạng về các khía cạnh của việc trồng lan tại vườn lẫn kinh doanh để bạn đọc có thể nắm bắt. Xin tìm đọc trên trang web.

Chúc vui khoẻ và thành công!

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ với hoa lan dendro

hoa lan dendro

Hầu hết lan Dendro đều phát triển mạnh nơi có nhiều ánh sáng. Thừa sáng có thể gây ra vàng lá, cháy lá, các giả hành có thể trở nên trơ trụi trông xấu nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn ra hoa. Trái lại, thiếu sáng, cây sẽ èo uột, đứng không vững, ít ra hoa, số lượng hoa trên cành cũng ít đi. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 70% – 80%. Điều kiện ra hoa cũng chịu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày. Đối với một số loài như Long tu. Kim điệp…chỉ ra hoa khi được chiếu sáng ít hơn 10giờ/ngày, nghĩa là cần ngày ngắn vì thế chúng chỉ ra hoa vào dịp gần Tết.

Những loài ưa lạnh thì thích nhiệt độ khoảng 15oC. lý tưởng nhất là 20oC. Trái lại những loài ưa nóng hơn (kể cả các loài lan lai hiện trồng trong thành phố Hồ Chí Minh) thì nhiệt độ lý tưởng là 25oC hay cao hơn một chút.


Các loài có lá rụng cần tưới nhiều nước gấp 3 lần các loài khác vào lúc tăng trưởng. Khi lá bắt đầu vàng thì bớt tưới nước và ngưng hẳn, để cây vào nơi mát cho chúng nghỉ ngơi, rụng hết lá trước khi ra hoa. Ngay khi thấy các nụ hoa xuất hiện thì tưới nước đều đặn trở lại và chuyển dần ra nơi ánh sáng thích hợp. Sự khô hạn này là bắt buộc đối với các loài rụng lá, nếu tưới nước bón phân quanh năm thì sẽ ít hoa hoặc không hoa.

Các loài không rụng lá thường không có mùa nghỉ rõ rệt, có thể là sau khi hoa tàn. Với các cây lai thì không có thời gian nghỉ hay có rất ngắn, khi đó một số lá vàng và có thể rụng đi, rễ ngừng phát triển. Thường chồi mới phát triển cùng lúc với cây lấy lại sự tăng trưởng.

Các loài Dendrobium nguyên thủy, nhất là các loài thân thòng thường phù hợp với lối trồng trên cây, trên khúc gỗ, trên miếng dớn, miếng xơ dừa. Trái lại, các loài lai thích hợp trồng trong chậu cũng như trên khúc gỗ, xơ dừa miếng hay vỏ dừa, thậm chí trên sạp phủ lưới.

lan dendro
Hình minh hoạ một cây lan Dendrobium trồng chậu
Sau khi trồng, để cây vào nơi mát mẻ, tưới sương cho đến khi rễ non ló ra bấy giờ chuyển dần ra nơi phù hợp.Tưới phân 1-2 lần/tuần.

Các loài Dendrobium rất thích tách chiết, nếu không tách chiết sau 3-4 năm trồng thì chúng sẽ yếu dần. Có thể xắn đứt căn hành giữa các giả hành vào cuối mùa khô và đợi đến khi các mắt ngủ ở gốc giả hành phát triển thành chồi mới rồi tách ra để trồng. Việc tách chiết tiến hành cùng lúc với việc thay chậu. Thường thì tách 3 đơn vị: gồm 1 chồi mới và 2 giả hành củ, nhưng cũng có thể tách từng giả hành một nếu chúng mập mạnh. Các giả hành được cắt rời, bỏ hết rễ, phần đỉnh cũng được cắt ngắn cho bằng nhau. Chúng được rải đều trên tấm lưới xếp đôi (có độ dày để giũ ẩm tốt) để trong giàn có độ ẩm cao, độ sáng yếu. Chúng được kích thích ra chồi bằng B1 và NAA 2 lần trong tuần đầu, tưới nước và phân hàng tuần, khỏang 1 tháng sau các chồi ở gốc giả hành sẽ đâm ra. Các chồi này rất mập và đều. Khi chồi cao cỡ 2-3 cm có thể đem trồng riêng với các kiểu cách khác nhau như tách chiết. Cây sẽ phát triển đều và cho hoa hầu như đồng loạt.

 

Khi nào thì thay chậu hoa lan Dendro?

lan dendro

Thay chậu lan Dendro: Dendrobium là một giống lan rất nhạy cảm khi cấu tạo giả thể không thích hợp cho việc phát triển của nó và biểu hiện là, một số cây con mọc trên ngọn thân của các giả hành. Khi có điều này xảy ra bạn phải tiến hành thay chậu , vì chắc chắn các giá thể trong chậu đã bị hư. 

Hiện tượng này là do cấu tạo một giá thể quá ẩm như xơ dừa. Chỉ một thời gian ngắn thay giá thể, xơ dừa bị mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước. Chính vì thế các rễ hoàn toàn trong điều kiện úng thủy sẽ bị thối toàn bộ. Ngoài ra chính lớp mùn là điều kiện sinh sống thuận lợi của các côn trùng. Các loài này tác động cùng với sự bất lợi vì thừa nước, cắn phá toàn bộ rễ của cây lan Dendro. Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên ngọn để duy trì nòi giống.

thay chậu lan Dendro
Một số cây con mọc trên ngọn thân của các giả hành lan dendro


– Quan sát hiện tượng các cây con mọc trên chồi ngọn cũng sẽ giúp các nhà vườn kiểm tra xem cách trồng như thế đã hợp lý chưa. Nhất là về điều kiện nước tưới và bón phân. Ngoài ra với chu kỳ 2 năm một lần, ta nên thay chậu vì trong quá trình sinh trưởng, ít nhiều chậu bị đóng rêu, giá thể bị hư hao, cây mất cân đối.

– Việc thay chậu cũng tiến hành tương tự như Cattleya. Dendrobium và Cattleya rất giống nhau về vấn đề nhân giống, nghĩa là cũng cắt từng 3 tép một và các trình tự tiến hành cũng như Cattleya, nhưng mùa nghỉ của Dendrobium là 2 tháng. Vì thế ta phải cắt Dendrbium thành từng đoạn 3 tép trước Cattleya 1 tháng.

thay chậu lan Dendro

 

4 loại bệnh thường gặp trên hoa lan hồ điệp

lan hồ điệp

Thối lá lan hồ điệp

Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.

Thối ngọn lan hồ điệp

Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của lan Cymbgidium, Cattleya và Dendodrobium và ngọn cây Vanda, Renanthera, Phalaenopsis thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v… Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.

Thối rễ

Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 phân đem ra trồng lại với vật liệu mới như đã nói ở trên.

Nấm

Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở thành mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.

Lưu ý khi trồng lan hồ điệp

Khi cây lan bị bệnh, nên vứt bỏ những vật liệu trồng lan và ngay cả những chậu và que cọc giữ cây.
Cách 7-10 ngày phải phun thuốc diệt trừ mầm bệnh, liên tiếp trong thời gian 1 tháng.

Ngoài Physan 20 ra chúng ta có thể dùng (Daconil) Garden Disease Control Stop and Prevents over 130 diseases do hãng Ortho chế tạo với liều lượng 2 thìa cà phê cho 4 lít nước. Nhưng thuốc này để lại những vết trắng trên lá phải một thời gian mới rửa sạch được.

Ở nước ngoài tưới bón cho lan Vanda và Mokara như thế nào?

lan Vanda

Nước ngoài trồng lan Vanda và Mokara ra sao?

Trồng lan Vanda và Mokara cần phải có các đìều kiện là: Nóng, Nắng, Ẩm. và Phân (NNAP). 

Mokara là môt cây lai giống giữa lan Vanda, Ascocentrum và lan Arachnis. Giống lan này được đặt tên theo C. Y. Mok, người đầu tiên lai tạo ra cây Mokara Wai Liang tại Singapore vào năm 1969. 

Sau đó giống lan này lan truyền tới các nước Đông Nam Á Châu như Thái Lan, Mã lai, Nam Dương và Việt Nam. Tại Củ Chi và Trảng Bàng cũng có nhiều vườn lan này. Để thuận tiện cho việc vận chuyển các vườn lan này thường thiết lập ở quanh các thành phố lớn.

Những loài lan này không ưa trồng trong chậu, vì rễ cây ưa thoáng gió và không chịu ẩm ướt thường xuyên.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

Đây có thể nói là một giống lan lai rất đa dạng với nhiều mầu sắc rực rỡ, dễ trồng, hoa nhiều có giá trị thương mại về hoa cắt cành. Cành hoa cắm trong bình có thể bền tới 2-3 tuần lễ. 

Các vườn lan thương nghiệp tại Thái Lan trồng Mokara trên các luống cao hai bên có rãnh có nước để có độ ẩm cao. Phía trên che lưới để lan khỏi bị cháy lá. Vanda trồng trong các giỏ nhựa rồi treo lên. Mokara trồng thẳng xuống các luống đất cao 30-40 cm trên đổ dăm bào, mạt cưa và vỏ dừa hay vỏ đậu phọng để dễ thoát nước. Họ dùng nẹp tre, gỗ hay nhựa để giữ cho cây khỏi nghiêng ngả.

Về phân bón, nếu muốn lan mọc mạnh nên bón 20-20-20 và nếu muốn thúc cho hoa nở, hãy bón phân 6-30-30.

lan Vanda
Hoa phong lan Mokara màu cam

Tại miền Nam California, ẩm độ quá thấp, mà lại nắng nhiều, chúng ta nếu có những cây lan Vanda, Mokara, Rhynchostylis thường hay bị khô cằn khó ra hoa hoặc ra hoa quá ít.

Nếu không có nắng lan sẽ không ra hoa nhưng càng nhiều nắng và càng nóng, lan lại cần phải tưới thường xuyên hơn.

Chỉ cần 3-4 ngày nhiệt độ trên 95°F (35°C) mà không tưới, cây sẽ teo tóp và rụng lá. Vì vậy mùa hè, lan cần phải tưới mỗi ngày vài ba lần và bón phân 20-20-20 với liều lượng 1 thìa cà phê cho 4 lít nước. 

Có người trồng trong giỏ gỗ, đem ngâm trong nước đã pha phân bón mỗi ngày khoảng ½ giờ. Cách này cũng tốt nhưng nếu có nhiều cây mà mỗi ngày ngâm một lần cũng khá mất thì giờ. 

Có người đễ sẵn một bình phun nước có pha phân bón. Cách vài giờ lại phun cho ướt cây một lần cho nên cũng mất công. 

Có người mua chiếc giây phun nước và van mở nước tự động có bán tại Home Depot mỗi ngày phun vài ba lần nhưng không bón phân được. 

Cũng có người dùng chiếc ống nhỏ mà các tiệm bán hoa thường dùng để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cho ít nước và phân rồi bỏ rễ lan vào trong đó. Mới đầu nghe thấy có lý, nhưng chẳng bao lâu rễ lan bị thối vì ngâm trong nước quá lâu. 

lan vanda
Trồng lan Mokara ở vườn



Một cách khác, giản dị và không tốn kém mấy là mua một chiếc máy phun hơi ẩm (humidifier) ở các dược phòng giá khoảng 20$ và một đồng hồ có thể tắt mở máy nhiều lần (mechanical timer) ở Wal mart, hay Home Depot giá chừng 10$. Treo cây lên cao khoảng 1-2 m để bình phun ở dưới, đổ nước và phân vào bình chứa rồi điều chỉnh cho máy mỗi lần chạy chừng 15 phút và mỗi ngày 3 lần. 

Hướng dẫn cách xử lý cây phong lan giống

Những cây Aerides, Rhynchostylis, Renanthera có thể tưới bón theo phương cách này nhưng cần phải che bớt nắng và bón phân loãng hơn Vanda và Mokara. Điều quan trong hơn cả là phải tôn trong thời gian ngủ nghỉ của các cây lan này. Không tôn trọng, cây lan sẽ không những không ra hoa và có thể chết dần, chết mòn.