Vườn đẹp với cỏ đậu phộng

cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng hay còn gọi là lạc dại, cỏ đậu, lạc tiên, cỏ đậu phọng, đậu phộng kiểng với tên khoa học là Arachis pintoi thuộc cây họ Đậu Fabaceae, cỏ đậu phộng có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại khác. 

cỏ đậu phộng
Trồng cỏ đậu phộng che phủ khu vườn nhà bạn

Cỏ đậu phộng là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất. Việc dùng cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững, vừa chống xói mòn do tưới nước vừa cải tạo các thành phần dinh dưỡng trong đất tự nhiên.

1. Mô tả cây cỏ đậu phộng

Thân lá cây cỏ đậu phộng mọc bò có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Sau khi nhập nội và tiến hành hàng chục thực nghiệm trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, cỏ đậu chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng xen với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), hay trồng xen với bắp trên đất dốc.

2. Cách nhân giống và trồng cỏ đậu phộng

Nhân giống cỏ đậu phộng bằng cách giâm hom, trồng lạc dại bằng đoạn thân bánh tẻ đảm bảo sống 100% và giá thành rẻ nhất. Cắt sát gốc khi dây dài 30 – 40 – 50 cm và bộ lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng. Từ gốc lên, cắt lấy 1 – 2 đoạn dài 18 – 20 cm, bỏ phần ngọn nếu còn quá ngắn. Cắt hom hôm trước, ngày sau khi hom khô mặt đem trồng.

 Đất vườn trồng cỏ đậu cần được phát sạch cỏ dại, dùng cuốc xới toàn bộ mặt đất hoặc chỉ xới hàng cách hàng 30 – 40 cm tùy đất xấu hay tốt.Tạo hốc và đặt hom như cách trồng khoai lang, mỗi cụm 2 – 3 hom, cụm cách cụm 30 – 35 cm. Lấp đất và nèn đất bằng chân, nếu đất khô thì tưới nước cho hom cỏ đậu mau bén rễ. Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây lạc đã ra rễ dài 10 – 15 cm và đâm nhiều chồi mới. Sau 3 – 4 tháng bụi cỏ đậu bò lan và có thể cắt những dây dài nhất đem trồng nơi khác.

3. Ích lợi của việc trồng cỏ đậu phộng che phủ đất vườn

Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm cỏ đậu đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng  611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng cỏ đậu). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.

Theo tính toán của NOMAFSI, trồng cỏ đậu phộng thì lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng cỏ đậu phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.

Bí quyết chăm sóc và cải thiện thảm cỏ lá gừng

thảm cỏ

Cỏ lá gừng có màu xanh bóng và mùi hương cỏ non rất dễ chịu. Cỏ lá gừng phát triển tốt nơi có ánh sáng đều và nắng đầy đủ. Vì thế bạn hãy xem xét mảng cỏ trong sân nhà có nhận được nắng sáng không. Khi cỏ mọc thì bạn phải cắt xén phù hợp để đảm bảo cụm cỏ không quá dày, sẽ thiếu dinh dưỡng. Cỏ lá gừng ở công viên thường được cắt sát nên chúng không chen chúc um tùm cạnh tranh chất bổ nên bạn thấy chúng luôn tươi xanh. Về vấn đề thiếu dinh dưỡng gây vàng lá cỏ, còn có một vài nguyên nhân khác như sau:

Đất nền trồng cỏ lá gừng bị nhiễm phèn cao, vì vậy mà pH cao và đồng thời đạm dễ tiêu thấp, khi dùng cát phủ lúc đầu đưa vào trồng thì lượng phù sa trong cát vẫn còn nên giai đoạn đầu cỏ lá gừng mọc tươi tốt. Đất cát sông hoặc cát giồng đều không giữ nước, khi nắng to sau đó gặp mưa làm thoát dinh dưỡng khoáng trong đất. Thời gian đầu tưới phân Urê nó kết hợp lượng dưỡng chất còn trong cát nên cỏ lá gừng tươi tốt. Về sau, bạn không bổ sung nhiều phân hữu cơ kết hợp cắt đúng cách và chăm sóc đặc biệt, nên cỏ lá gừng xuất hiện tình trạng cháy vàng. Cho nên cỏ lá gừng phải được duy trì một lượng dinh dưỡng đặc biệt và thường xuyên. Ngoài phân N bạn hãy bổ sung K loãng 1 muỗng café/5 lít nước tưới) sẽ duy trì thảm cỏ lá gừng xanh tốt.

Nguyên nhân thứ hai là tưới nước đúng liều lượng. Cỏ lá gừng cần môi trường ẩm phù hợp. Nếu bạn tưới dư hoặc ít tưới thì thảm cỏ ấy sẽ “xuống cấp” ngay, dễ khô cháy hoặc héo rũ. Cỏ lá gừngkhi lên xanh tốt rồi thì bạn nhớ cắt tỉa, xén chiều cao tạo độ dày vừa đủ. Ở những mảng cỏ rậm rạp, bạn phải cắt tỉa bớt để chúng không chen chúc ảnh hưởng sự phát triển của nhau.

Tóm lại, để thảm cỏ lá gừng trong sân vườn nhà bạn tươi tốt quanh năm, bạn hãy thường xuyên bón phân đầy đủ. Khi có hiện tượng vàng lá thì bạn hãy xem xét loại đất trồng có bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào không. Lượng nước tưới cỏ lá gừng như thế nào. Với thảm cỏ phát triển nhanh, bạn nhớ thường xuyên xén bớt những cụm cỏ dày để tạo điều kiện cho chúng hấp thu đủ ánh sáng và dinh dưỡng nhé.

Các loại cỏ dùng để trang trí sân vườn

cỏ vườn

Các loại cỏ làm nền trang trí sân vườn bao gồm nhiều loài tùy thuốc vào ý đố thiết kế cảnh quanh và chi phí đầu tư nhiều hay ít tiền của gia chủ.

1. Cỏ tạo thảm xanh sân vườn với diện tích lớn

các loại cỏ

Thông thường người ta chọn cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre ( do lá cỏ trông như lá tre), tên khoa học làAxonopus compressus .Cỏ lá gừng vừa dễ trồng nhanh tạo thảm lại vừa rẻ tiền.Tuy nhiên cỏ lá gừng có một nhược điểm là khả năng chịu hạn kém lại mất thời gian công sức cắt hàng tháng để duy trì độ cao của cỏ đảm bảo mỹ quan.

2. Cỏ lông heo, cỏ nhung Nhật

cỏ lông heo

Cỏ lông heo (có tên khoa học là Zoysia tenuifolia Willd), cỏ nhung (có tên khoa học là Zoysia japonoca) là những loại cỏ lá rất ngắn nhuyễn tạo nền thảm mịn có màu xanh sáng, người ta thường trồng cỏ nhung, cỏ lông heo trồng trên đồi cao, dọc đường đi dạo, mảng cỏ có diện tích nhỏ do cỏ nhung và cỏ lông heo có giá thành khá đắt và công tác trồng tạo mặt bằng và chăm sóc thảm cỏ này cũng đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao. Đối với các ngôi nhà biệt thư sân vườn nên trang trí loài cỏ này sẽ làm ngôi nhà thêm sang trọng.

3. Cỏ đậu phụng ( lạc tiên)

cỏ đậu phụng

Cỏ đậu tên khoa học là Arachis pintoi , thuôc họ Đậu , cỏ có lá như cây đậu phụng lại cho hoa màu vàng rất đẹp, trồng cỏ đậu phụng đòi hỏi đất trồng thoát nước tốt và bón phân thường xuyên hàng tháng.Cỏ đậu phụng thích hợp trồng trên dãy đất hẹp dài sẽ tạo mảng cỏ vàng sáng, nếu trồng với diện tích lớn thì sau thời gian 5-6 tháng thảm cỏ đậu dễ bị hư rụi do bị sâu xám tấn công, cỏ sẽ chết từng vệt đen rất khó phục hồi.

4. Cỏ cúc xuyến chi ( cỏ cúc Thái)

Có tên khoa học là Wedelia trilobata

Cỏ cúc có xuất xứ từ Thái Lan, dễ trồng dễ chăm sóc, có hoa màu vàng dễ thương  lại chịu hạn. Có thể nói đây là loài cỏ có sức sống rất mãnh liệt, nó có thể mọc tốt trên nền cát, đất đỏ cằn cỗi, chính vì thế cỏ cúc xuyến chi có thể mọc hoang và cạnh tranh dinh dưỡng các lòai cỏ khác ngoài thiên nhiên. Hiện nay cỏ cúc xuyến chi được trồng rất nhiều nhằm để phủ xanh đất trống xung quanh các cầu vượt nhằm tiết kiệm nước tưới do đây là loài cỏ chịu hạn tốt nhất.

5. Cỏ Đài Loan

Tên khoa học Ophiopogon japonicus . Cỏ có lá ngắn màu xanh thẫm, mọc thành từng tép nhỏ, chậm sinh trưởng, cỏ Đài Loan có thể mọc được nơi ít ánh sáng nhất như trong nhà, giếng trời, gốc cây…sử dụng như loài cỏ nội thất.

6. Cỏ lan chi

 Gồm cỏ lan chi là ngắn ( tên khoa học là Chlorophytum bichetii )  có mép lá màu trắng, phía trong màu xanh nhạt, được dùng trang trí gốc cây hay viền bồn dưới bóng râm, nếu trồng cỏ lan chi nơi nhiều ánh nắng sẽ dễ bị cháy lá.

Cỏ lan chi lá dài  ( tên khoa học là Ophiopogon jaburan có hai loại lá dài màu trắng và lá dài màu xanh đậm.

Kỹ thuật trồng cỏ Nhật cho người mới

Cỏ Nhật

I. Kỷ Thuật Trồng Cỏ chỉ Nhật:
1. Chuẩn bị đất
-Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
-Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.
-Rải lớp phân hổn hợp(phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn)dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.
-Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.
2. Chuẩn bị giống cỏ
Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1, 20m²;nếu trồng dày sẽ được 2m²;trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được đến 4m²đất.
3. Tiến hành trồng cỏ chỉ Nhật
-Cỏ chỉ giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.
-Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ chỉ Nhật(nếu trải thảm không cần khâu này)
-Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất tro ở những nơi còn thiếu.
Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẽ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.
II. Chăm sóc cỏ sân vườn
1. Tháng đầu tiên
-Tưới nước: luôn tạo độ ẩm cho đất. Khai thông những nơi úng thủy, tưới bổ sung những đồi cao.
-Bón phân: trong tháng đầu cần bón 3 lần:
Lần 1:5 ngày sau khi trồng bón 2kg DAP/100m²
Lần 2: 15 ngày sau khi trồng bón 3kg DAP/100m²
Lần 3: 30 ngày sau khi trồng bón 2kg NPK 16-16-8 và 1kg bánh dầu/100m²
-Làm cỏ dại: làm cỏ 2-3 lần sao cho không còn thấy cỏ dại.
2. Những tháng kế tiếp
-Tưới nước: luôn tạo độ ẩm trong đất, độ dày của đất ít nhất là 3cm. Khai thông khi mưa nhiều, không để cỏ bị úng quá 24 giờ.
-Bón phân:
+Mỗi tháng cần bón 2kg DAP/100m². Nếu thấy cỏ xanh đậm quá thì thay DAP bằng NPK (16-16-8). Nếu cỏ chưa được mướt nên bón thêm một kg bánh dầu/100m²
+Vài năm sau cần bón thêm phân hữu cơ và vi sinh nhiều ít tùy thực tế thảm cỏ.
-Làm sạch cỏ dại xâm hại cỏ chỉ nhật.
-Làm đẹp: trung bình 25-35 ngày, cắt cỏ một lần. Mỗi lần cắt chừa lại khoảng 1-1, 5cm.
III. Phòng trừ sâu bệnh cỏ sân vườn
-Bassa: trị rầy
– Fenbis: trị sâu ăn lá cỏ chỉ.
-Vibasu 10H:trị trùng trắng, sâu đất, sâu đụt thân, dế, kiến…
(liều lượng và cách sử dụng hãy theo sự hướng dẫn trên nhãn thuốc hay bao bì)

 

Kỹ Thuật Trồng Cỏ Lông Heo

cỏ lông heo
Nếu như nói ươm cỏ tại vườn là công việc của nhà sản xuất giống thì việc trồng cỏ công trình lại là một yêu cầu khác đặt ra cho các nhà thiết kế, trồng và và bảo dưỡng sân cỏ. Mỗi loài cỏ có cách trồng và chăm sóc riêng, ở đây chúng tôi muốn cùng các bạn trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và bảo dưỡng cỏ lông heo.

I. Kỷ Thuật Trồng

1.  Chuẩn bị đất

-Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún

 -Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt

-Rải lớp phân hổn hợp(phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn)dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.

-Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.

2.  Chuẩn bị giống

Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1, 20m²;nếu trồng dày sẽ được 2m²;trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được đến 4m²đất.

3.  Tiến hành trồng

-Cỏ giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.

-Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ(nếu trải thảm không cần khâu này)- Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất tro ở những nơi còn thiếu.

Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẽ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.

II.  Chăm sóc

1.  Tháng đầu tiên

-Tưới nước: luôn tạo độ ẩm cho đất. Khai thông những nơi úng thủy, tưới bổ sung những đồi cao.

-Bón phân: trong tháng đầu cần bón 3 lần:

Lần 1:5 ngày sau khi trồng bón 2kg DAP/100m²

 Lần 2: 15 ngày sau khi trồng bón 3kg DAP/100m²

 Lần 3: 30 ngày sau khi trồng bón 2kg NPK 16-16-8 và 1kg bánh dầu/100m²

-Làm cỏ dại: làm cỏ 2-3 lần sao cho không còn thấy cỏ dại.

2.  Những tháng kế tiếp

-Tưới nước: luôn tạo độ ẩm trong đất, độ dày của đất ít nhất là 3cm. Khai thông khi mưa nhiều, không để cỏ bị úng quá 24 giờ.

-Bón phân:

+Mỗi tháng cần bón 2kg DAP/100m². Nếu thấy cỏ xanh đậm quá thì thay DAP bằng NPK (16-16-8). Nếu cỏ chưa được mướt nên bón thêm một kg bánh dầu/100m²

+Vài năm sau cần bón thêm phân hữu cơ và vi sinh nhiều ít tùy thực tế thảm cỏ.

-Làm sạch cỏ dại

-Làm đẹp: trung bình 25-35 ngày, cắt cỏ một lần. Mỗi lần cắt chừa lại khoảng 1-1, 5cm.

III.  Phòng trừ sâu bệnh

-Bassa: trị rầy

– Fenbis: trị sâu ăn lá.

-Vibasu 10H:trị trùng trắng, sâu đất, sâu đụt thân, dế, kiến…

(liều lượng và cách sử dụng hãy theo sự hướng dẫn trên nhãn thuốc hay bao bì)