Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới

bonsai

Mặc dù thú vui trồng cây cảnh bonsai được rất nhiều người trên khắp thế giới yêu thích nhưng nó phổ biến nhất vẫn là các nước châu Á. Không có gì ngạc nhiên khi những cây bonsai ấn tượng nhất đều nằm trong bộ sưu tập của các bậc thầy nổi tiếng Nhật Bản. Dưới đây là những mẫu cây bonsai đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới.

1. Cây bonsai 800 tuổi ở Shunkaen

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 1

Cây bonsai này nổi tiếng bởi tuổi thọ của nó đã trên 800 tuổi, thuộc sở hữu của nghệ nhân Kunio Kobayashi – một trong số những nghệ nhân bonsai nổi tiếng nhất thế giới, từng 4 lần đọat giải thưởng uy tín của Chính phủ. Vườn ươm của ông là ShunkaEn nằm ở thủ đô Tokyo và mở cửa cho khách tới thăm quan.

2. Cây bonsai Goshin

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 2

Cây bonsai Goshin được mệnh danh là “người bảo vệ linh hồn”, được tạo ra bởi John Y. Naka vào năm 1984 và được trưng bày tại vườn quốc gia Hoa Kỳ và ở đó cho đến ngày nay.

3. Cây bonsai nhỏ Shohin

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 3

Bức ảnh này chụp hình ảnh cây bonsai Shohin 20 tuổi vào mùa xuân. Khi hè đến, cây bonsai nở nhiều hoa và ra chùm quả nhỏ suốt mùa đồng. Cái cây chỉ cao 9.5 cm và được trồng trên một tảng đá nhỏ. Chậu cây được làm bởi John Pitt – một thợ gốm nổi tiếng.

4. Cây bonsai Silvestris

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 4

Silvestris là một cây bonsai rất có giá trị. Nó được tạo dáng từ một cây thông. Thông là một loài cây rất được ưa chuộng để tạo dáng bonsai vì chúng có nhiều tầng lá dày đặc hệt như những đám mây trên trời.

5. Tiểu cảnh phong cách Trung Quốc

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 5

Tiểu cảnh phong cách Trung quốc tuyệt vời này nằm trong bộ sưu tập Man Lung ở Hồng Kông. Các cây mận Trung Quốc được trồng trên đá một cách kỳ công, xung quanh còn có thêm nhiều tượng trang trí nhỏ bằng đá hoa cương tạo nên khung cảnh thu nhỏ tuyệt đẹp.

6. Bonsai hoa đỗ quyên

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 6

Cây bonsai hoa đỗ quyên này chỉ cao 14cm. Bức ảnh chụp lại cây bonsai cuối mùa xuân đầu mùa hè, khoảng thời gian hoa đỗ quyên nở hoa đẹp nhất.

7. Cây mưa Brazilian

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 7

Chậu bonsai này được trồng từ một nhánh cây mưa Brazillia nhỏ và đạt hình thù đẹp đẽ như trong ảnh sau 12 năm. Là một loài thực vật nằm ở giữa trung tâm và nam Mỹ, giống cây mưa Brazilian được đánh là một trong những loài cây nhiệt đới đẹp nhất thế giới. Nó cũng là một trong những lựa chọn phổ biến nhất khi tạo hình cây cảnh bonsai.

8. Cây phong Nhật

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 8

Một trong những cây phong bonsai nổi tiếng nhất thuộc về bộ sưu tập của một nghệ nhân bonsai Châu Âu có tên Walter Pall. Cây phong có thân hình to lớn, khi được tạo dáng bonsai chỉcao tối đa 1 mét và có thể sống hàng trăm tuổi.

9. Bậc thầy bonsai Kimura

Chiêm ngưỡng mẫu bonsai đẹp nhất thế giới - 9

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng chính là cây bonsai của nghệ nhân Masahiko Kimura. Masahiko Kimura sở hữu bộ sưu tập bonsai nổi tiếng nhất thế giới. Bắt đầu làm quen với nghệ thuật cây cảnh bonsai từ năm 15 tuổi, Kimura đã học hỏi rất nhiều để làm chủ vườn bonsai Omiya.

Giá trị thẩm mỹ của bonsai

bonsai

Việc thưởng thức một tác phẩm bonsai cũng giống như thưởng thức một bài thơ cho nên muốn nắm bắt được cái hồn của cây cảnh, người chơi trước hết phải từng trải hiểu biết và đủ bản lĩnh, tay nghề mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một nghệ thuật.

Đa số người chơi điều cho rằng Bonsai trước hết là cái đẹp về ngoại hình: bao gồm 4 yếu tố cơ bản là bộ góc rể, thân, cành lá. như của cây cảnh. Nhưng xét cho cùng đây chỉ là diện mạo bên ngoài chưa thể sánh với cái đẹp tiềm ẩn bên trong đó là chiều sâu triết lý, và tâm hồn mà nghệ nhan muốn gửi gắm trông đó.

Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho có giá trị thực sự của một tác phẩm bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sỉ.

bonsai
Kiểng bonsai đẹp

Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu, chắt lọc từ những bàn tay tài hoa lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đố chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uôn sữa mà chúng ta can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thái hoá, kiểu quạ thành “công”, mèo thành “chồn” thì không thể goi là nghệ thuật. Người xưa thường nói “ngừời đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì” Người chơi bonsai cũng như thuế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn rtay mình trên vết cắt, dục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển cho cây bị dị dạng, go bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.

Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tòi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cai sâu lắng vốn dĩ tìm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kinh, còn giữ nét hoang sơ đương nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo tàn nhánh hài hoà với tông thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định .

Tiếp đền đó là bộ rể phải phơi bày trên mặt chậu vơi đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. một bộ rể lý tưởng bao giơ củng nổi trên mặt giá thể gợi lên sự vững chảy và bền bỉ với đất trời. Cây càng gia rể càng trồi lên, tượng trương cho sự chiến thắng trong cuộc đấu sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lỗm, sần sùi nhưng không mang đấu vết chấp nói thô kệch. Vồm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hộp với kích thướt của cây và nào cũng xanh tươi nom mơn mỡn..

Trong nghệ thuật bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quang điểm của người Á Đông đời hoa quá ngắn ngủi so với sự trường tôn vĩnh cưữ của bonsai. Nhiều người gọi bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá chiều cao con lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính góc với chiều cao cvủa cây thương là từ 1/5 dến 1/7. Cúng ta thường chia bonsai làm nhiều loại như bonsai mini, kiển trung, kiển sân nhưng người nhật lại coi bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chía ra làm nhiều nhóm như bonsai lá xanh, bonsai rụng lá, bonsai bông, bonsai trái. Giá trị của chậu bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiên có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặt điểm của nghệ thuật bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo nhiện không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất klà phải biết tôn trọng một số nguyên tắt chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạng cây càng gia tán ngọn càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau(xuy phong) trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vương lên đầy ứơc vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí như một tiên ông đạocốt. Đó chính là sự quân bình thiên liên trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.

Như vậy bonsai là một nghệ thuật sống và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ nhhững cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc giá trị của một cây hoàn chỉnh co thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.

Người chơi bonsai trước hết phải kiên trì nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chửng loại, đặt biệt là có lòng thương yêu cây cỏ coi đời sống của cây cỏ nhue một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tỉnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên như nhà văn Sơn Nam, đã viết : cây kiển đống vai trò như một viện ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mản khác vọng đựợc hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành.

Quy tắc trong nghệ thuật bonsai

nghệ thuật bonsai

Nghệ thuật bonsai: Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, cách trưng bày bonsai thường không tuân theo một phong cách truyền thống hay sự chỉ dẫn nào. Nhưng có một số chỉ dẫn tuyệt vời cho việc tạo ra một cây bonsai đẹp, và chúng rất có giá trị cho những ai đang theo đuổi nghệ thuật bonsai đầy quyến rũ này.

Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá…

nghệ thuật bonsai
Nghệ thuật bonsai

1. Những qui tắc về thân cây và Nebari

Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.
Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.
Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.
Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
Một cây chỉ nên mang một ngọn.
Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.

2. Nhánh cây

Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.
Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).
Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.

Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.

3. Chậu

Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.
Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.
Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.
Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.
Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.

4. Chăm sóc

Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.
Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).
Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.
Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.
Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.

Kết luận

Sách Kỹ thuật trồng ghép bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực “những qui tắc” trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng “Những qui tắc” trên là đúng hay là sai.

Nếu bạn biết thêm các quy tắc nào khác trong nghệ thuật bonsai, xin vui lòng bình luận bên dưới để chia sẻ với các đồng hữu say mê bonsai.

Nghệ thuật bonsai triết lý

bonsai

Nếu dịch sát nghĩa thì bonsai chỉ có nghĩa là cây trồng trong cái khay. Chữ Bonsai mới chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ xứ Phù Tang từ vài thế kỷ nay. Bonsai có nghĩa là cây cổ thụ làm nhỏ lại, bắt chước theo thiên nhiên, chứ không có nghĩa là làm cây lùn đi hay do sự lùn di truyền. Người Nhật ngày xưa có biệt danh là chú lùn, ngày nay do sự cải tiến dinh dưỡng, họ không còn lùn nữa nhưng họ có khuynh hướng làm cái gì cũng nhỏ lại do hoàn cảnh điạ lý, nhân mãn, không gian, đất đai hiếm…

Bonsai là gì?

Cứ nhìn sản phẩm của Sony thì thấy càng ngày càng nhỏ lại, người máy (robot, artificial intelligence) cũng vậy. Bonsai mục đích là làm nhỏ thiên nhiên cũng vì nhu cầu thưởng ngoạn cây cảnh mà không có phương tiện thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Có một ông Zeko Nakamura nghệ nhân Bonsai (bonsai artist, bonsai master) có hơn 1,000 cây bonsai trong sân sau, không cây nào cao quá 4 inches.

Do định nghĩa trên bonsai bao gồm cả lịch sử, nghệ thuật, khoa học và cả ý nghĩa về triết học.

Lịch sử Bonsai: Nghệ thuật trồng tỉa và tạo hình các cây kiểng và cổ thụ làm nhỏ lại đã có ở Trung Hoa ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Một vị thiền sư Nhật đã du nhập vào Nhật Bản vào thời đại Kamakura (1192-1333). Dựa theo các di cảo trong văn khố, bonsai được ghi nhận đầu tiên trong bức tranh cổ của thiền sư Honen. Một vở kịch Noh (Kabuki) nổi tiếng mang tên Hachi No Ki đã đề cập đến cây mận, cây đào và cây thông được trồng trong chậu. Vở kịch đó chứng tỏ nghệ thuật bonsai đã được ca ngợi trước thời đại Heian (794-1191).

Mãi đến thời đại Edo (1615- 1867), tên cũ của Tokyo, nghệ thuật trồng bonsai mới trở nên phổ thông, được nhiều người yêu chuộng và phát triển mạnh mẽ. Ðể đáp ứng với nhu cầu quần chúng
Bonsai ngày xưa được coi như thú tiêu khiển của các nhà giàu có. Ngày nay, bonsai được nhìn nhận là một nghệ thuật, một thú vui nhàn nhã cho đại chúng, nhất là ở các đo thị lớn, ít gần gũi với thiên nhiên.

Bonsai một nghệ thuật sống

Sống về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cái khác giữa sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn bonsai, là trong cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá. Ở bonsai, sự thưởng lãm thường nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cành. Bonsai được coi là nghệ thuật sống vì nó đang liên quan đến thực vật còn đang sống. Nó là một hình thức nghệ thuật cũng như nghệ thuật hội họa và nghệ thuật điêu khắc. Người họa sĩ đem vẻ đẹp của thắng cảnh lên khung vải, phương tiện của họ là màu sắc và sự khéo léo tinh xảo của bàn tay. Người nghệ sĩ bonsai cũng vậy, họ tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ lại nhưng chất liệu là cây thật, cũng dùng bàn tay khéo léo cộng với sự tưởng tượng phong phú. Kết quả là cả hai đều có tác phẩm từ sự sáng tạo mà ra.
Nhưng tác phẩm của họa sĩ dừng lại tại đó. Tác phẩm của nghệ sĩ bonsai vẫn chưa bao giờ hoàn tất, vì nó là tác phẩm sống và vẫn sinh trưởng. Vì thế tác phẩm bonsai còn phải qua bao nhiêu thăng trầm, thử thách, có thể tốt đẹp hơn hay xấu hơn, về lâu về dài, miễn là nó còn sống. Tác phẩm bonsai cũng vô giá vì nó là một trong các bộ môn ưa thích của các nhà sưu tập. Truyền thống nước Nhật là các bonsai nổi tiếng đều thuộc các đại gia đình Samurai và daimyo (sứ quân) danh tiếng.
Mỗi bonsai là một tác phẩm duy nhất (unique) không bao giờ có hai cây hoàn tòan giống nhau kể cả chậu. Bon sai được yêu chuộng và còn được kính trọng vì tuổi tác của nó. Bonsai còn là gia bảo của các vua chúa, lãnh chúa, các samurai thuộc các dòng họ lớn. Nhân dịp nước Hoa Kỳ kỷ niệm lễ Ðộc Lập 200 năm (Bicentenial), Hoàng gia Nhật có gửi tặng sưu bộ bonsai 53 cây, trong đó cây già nhất là cây thông trắng 350 tuổi và một cây thông đỏ 180 tuổi, lần thứ nhất bonsai Hoàng gia Nhật đi ra khỏi vườn Thượng Uyển và lần đầu tiên ra khỏi nước Nhật để qua làm quốc khách trên đất Mỹ.

Năm 1998, chính phủ Nhật lại bổ túc thêm 7 cây bonsai nữa cho chẳn 60. Bonsai nổi tiếng thì các nghệ sĩ bonsai cũng nổi danh như các họa sĩ, điêu khắc gia quốc tế. Họ không chỉ tạo bonsai mà còn tạo cho nó một đặc tính, một linh hồn. Bonsai không có hồn thì không còn là bonsai. Dầu mắc đến đâu, bonsai cũng như bức tranh, giá trị nó không nằm trong chấtliệu từ đó nó được tạo ra, mà giá trị do nó mang lại sự sảng khoái tâm hồn cho người ngắm nó.

Tìm hiểu bonsai

bonsai

Tìm hiểu Bonsai:

Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.

Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ cổ điển “Hai-Kai” của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cô động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt.
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.

Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi

Tạo hình bonsai như thế nào?

bonsai

Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp… rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối

Nguyên tắc tạo hình bonsai:

– Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
+ Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
+ Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
+ Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.
Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.

Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.

* Tạo hình bonsai bằng dây kẽm:
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.

Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).

Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

tạo hình bonsai

Cách quấn kẽm:

+ Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.

+ Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.

+ Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.

Sang chậu và thay đất:

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

Bón phân:

Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
– 20-30 gam Compomix
– 5-10 gam NPK 20-10-10
Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
Phun phân bón lá Đầu Trâu:
– Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.