Ớt là một loại cây rau ăn quả, rau gia vị có nhiều vitamin và chất thiết yếu cho con người. Ớt thường được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình như: làm gia vị, kim chi,…
Giá trị dinh dưỡng của ớt tiêu:
+ Ớt tiêu chưa một danh sách ấn tượng các hợp chất hóa học được biết đến là có tính chất phòng bệnh và tăng cường sức khỏe.
+ Ớt chứa một hỗn hợp alkaloid có ích cho sức khỏe, capsaicin mang lại vị cay hăng mạnh mẽ. Các nghiên cứu thí nghiệm trước đây trên các động vật có vú thử nghiệm cho thấy capsaicin có các tính chất kháng khuẩn, chống ung thư, giảm đau và chống tiểu đường. Nó còn được phát hiện là làm giảm mức LDL cholesterol ở các cá thể béo phì.
+ Ớt tiêu tươi, đỏ hay xanh, đều là một nguồn vitamin-C phong phú. 100 g ớt tươi cung cấp khoảng 143.7 mcg hoặc khoảng 240% RDA. Vitamin C là một chất chống ôxi hóa có thể hòa tan trong nước. Nó cần thiết cho sự tổng hợp collagen trong cơ thể. Collagen là cấu trúc protein chủ yếu trong cơ thể cần thiết để duy trì sự toàn vẹn của các tế bào máu, da, nội tạng, và xương. Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh scobut; tăng sức đề kháng đối với các tác nhân lây nhiễm (tăng cường miễn dịch) và thanh lọc các yếu tố có hại, gây viêm nhiễm khỏi cơ thể; giúp loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể.
+ Chúng còn có các chất chống ôxi hóa khác như vitamin A, và các chất flavonoid như sắc tố vàng beta, alpha, lutein, zeaxanthin, và cryptoxanthins. Các chất chống ôxi hóa trong ớt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn thương của các nguyên tố tự do nẩy sinh trong các điều kiện stress, bệnh tật.
+ Ớt tiêu chứa một lượng phong phú khoáng chất như kali, mangan, sắt, và magiê. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Mangan được sử dụng bởi cơ thể như một đồng nhân tố cho enzyme chống ôxi hóa superoxide dismutase.
+ Ớt còn có một nhóm Vitamin B phức hợp phong phú chẳng hạn như niacin, pyridoxine (vitamin B-6), riboflavin và thiamin (vitamin B-1). Các vitamin này đặc biệt quan trọng nên cơ thể cần chúng từ các nguồn bên ngoài để bổ sung.
+ Ớt tiêu có những vitamin và khoáng chất ở mức cao đáng kinh ngạc. Chỉ 100 g cung cấp (% của liều lượng nên dùng hàng ngày – RDA) 240% vitamin-C (Ascorbic acid), 39% vitamin B-6 (Pyridoxine), 32% vitamin A, 13% sắt,14% đồng, 7% kali, nhưng không có cholesterol.
Bảng giá trị dinh dưỡng của ớt trong: 100g ớt (Nguồn: Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ USDA) |
—————————————————————————-
Sau đây xin giới thiệu với các bạn kỹ thuật trồng ớt tại nhà. Ớt được trồng trong thùng xốp, chậu cây cảnh cũ hoặc chậu nhựa DS6 (25 lít) hoặc thùng đựng sơn cũ…
1. Gieo ươm hạt:
– Hạt giống nên ngâm trong nước ấm từ 2-3 giờ, ủ trong 2-3 ngày khi hạt nảy mầm thì đem gieo.
– Dùng khay gieo hạt hoặc bầu sẽ đảm bảo được độ đồng đều và sức sống của cây khi trồng ra chậu.
– Sau gieo 10~15 ngày có thể trồng ra chậu.
2. Làm đất, bón lót:
– Chọn những chân đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH thích hợp là 5,5 – 6,5. Nên luân canh cây ớt với các cây trồng khác, không nên trồng ớt nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó.
3. Chăm sóc:
– Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây ớt đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng.
– Sử dụng một trong hai sản phâm Vườn sinh thái hoặc Bio-plant phun cho ớt 10 ngày/lần. Trong hai sản phẩm phân bón lá cao cấp này có chứa nhiều axit amin, nguyên tố đa, trung, vi lượng cân đối, các enzim, vitamin, chất auxin cần thiết cho cây trồng và các chủng vi sinh vật hữu ích làm tới xốp đất, tăng khả năng tổng hợp và phân hủy xác hữu cơ nên làm tăng độ màu mỡ của đất, giảm 20-30% lượng phân bón vô cơ. Nhờ có các auxin kích thích sinh trưởng điều tiết cho ớt sai quả, các quả/chùm lớn nhanh, độ đồng đều cao, chín đều.
– Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
4. Phân bón (lượng dùng cho 1 chậu DS6 – thùng 25 lít hoặc tương đương):
– 1 kg phân bò + 2 kg lân + 0,2 kg vôi bột. Bón lót toàn bộ trước khi trồng.
+ Lần 1 (sau trồng 20~25 ngày): 0,5 kg phân bò + 0,05 kg vôi bột + 1 muỗng canh phân Úc + 0,1 kg phân lân.
+ Lần 2 (sau trồng 40 – 45 ngày): 0,5 kg phân bò + 0,05 kg vôi bột + 2 muỗng canh phân Úc + 0,2 kg phân lân + nữa muỗng cà phê KNO3.
+ Sau mỗi lần thu quả cần bón bổ sung cho cây từ 0,5 kg phân bò + 0,05 kg vôi bột + 1 muỗng canh phân Úc + 0,1 kg phân lân.
– Chú ý: không nên bón nhiều đạm và kali đỏ (KCl) cho ớt. Nên căn cứ vào tình trạng cây trồng để bón bổ sung cho phù hợp, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
– Sâu hại: Phòng trừ rệp, nhện trắng và sâu đục quả bằng Pegasus (10cc/8-10 lít) hoặc Vertimec (10cc/8-10 lít).
– Bệnh hại: Phòng trị thán thư, bệnh chết rạp cây, bệnh sương mai bằng Score (10cc/16 lít) và Ridomil Gold (50g/16 lít), chú ý phun phòng bệnh sương mai theo định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng (Cu); bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh, bón lót vôi bột (500kg/ha), nhổ cách ly sớm cây bệnh.
Originally posted 2014-04-19 13:05:21.