Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhHoa cảnhSống đời Trồng cây sống đời: Hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm

Trồng cây sống đời: Hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm

490 lượt xem
cây sống đời

1. Cây sống đời

Tên khoa học của cây sống đời là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae). Là cây mọng nước có nguồn gốc từ Madagasca.

Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, bất tử và là một loại cây vừa làm cây cảnh cho hoa nở đẹp, vừa là một cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả.

cây sống đời

Cây sống đời

Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được. Đặc biệt, cây sống đời còn có khả năng tạo cây con từ kẽ lá các khía của mép lá. Cây cao cỡ 40 – 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, chéo chữ thập, đơn hoặc 3 – 4 lá chét dày, mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Hoa ra vào tháng 2 – 5 đúng dịp mùa xuân. Do đó, sống đời được coi là cây cảnh và được trồng trong chậu hoa mini và dùng để trang trí trong nhà.

2. Điều Kiện Sinh Thái

Nhiệt độ lý tưởng để cây hoa sống đời sinh trưởng và phát triển là 20oC – 32oC. Cây vẫn có thể sống và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn nói trên, đặc biệt cây cho màu sắc bông sặc sỡ hơn.

Cây sống đời thích nghi với mọi chân đất, tuy nhiên đất tránh ngập úng và phải thoát nước nhanh.

3. Giống

Hoa sống đời có nhiều loại, trong đó thị trường ưa chuộng gồm các loại sau: sống đời ta (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán), sống đời 5 màu (bông nhuyễn, 5 màu trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán)…

cây sống đời

1. Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp nhân giống (nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính)

* Nhân giống hữu tính: áp dụng cho việc gieo hạt. Tuy nhiên, cách nhân giống này cần nhiều thời gian, không phổ biến.

* Nhân giống vô tính: giâm lá, giâm cành, tách cây con.

– Sống đời ta và sống đời Đà Lạt nhân giống bằng lá.

– Riêng sống đời đỏ và sống đời 5 màu nhân giống bằng cách giâm cành.

+ Tách cây con:

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây, ngoài thân chính mọc từ rễ, còn có những cây con. Dùng dao tách cây con ra và đem trồng.

+ Giâm cành:

– Tháng giêng âm lịch: Trồng cây mẹ (cây trưởng thành có hoa)

– Tháng năm âm lịch: Khi cây mẹ có nhiều nhánh, mỗi nhánh có từ năm cặp lá trở lên có thể tách đem trồng. Vì sống đời nhân giống bằng cách giâm cành nên ra ít cành nhánh, ta có thể tuần tự cắt cành lớn trồng trước, cành nhỏ để trên cây mẹ khi lớn cắt trồng sau, thời gian trồng có thể kéo dài đến tháng 7 âm lịch. Nếu trồng sau tháng 7, sống đời cũng trổ bông, nhưng bông và tán nhỏ không đẹp.

2. Ươm cành giâm

–  Đất giâm cành phải tơi xốp, dễ thoát nước. Đất thường giâm là đất cát hoặc tro trấu.

– Giâm cây con vào lớp tro để nơi bóng râm, khoảng 2 tuần khi thấy cây con ra rễ thì đem trồng (trồng ra liếp hoặc chậu).

Hướng dẫn cách trồng cây sống đời4. Hướng dẫn cách trồng hoa sống đời

1. Trồng liếp

– Trồng trực tiếp vào liếp: liếp cao 25 – 30cm, rộng 150cm, có thể bố trí liếp theo hướng Bắc Nam để sau này trồng xen cây tạo bóng râm che bông khỏi phải làm giàn che. Trồng 5 hàng trên liếp, cây cách cây 25cm.

2. Trồng chậu

– Trồng trong chậu hay bịch nylon: dùng loại bịch 15 x 25cm.

– Hỗn hợp nguyên liệu trồng ban đầu có thể sử dụng như sau: 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai (phân bò) + 7 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 1 kg Lân + 1 kg vôi bột. Nguyên liệu trồng cho vào 2/3 chiều cao bịch để trồng, bố trí bịch theo hướng Bắc Nam, trên liếp đặt bịch nên phủ 1 lớp nylon để hạn chế cỏ dại và sâu hại. Kết hợp với việc phòng các bệnh có nguồn gốc từ đất (dùng formol xử lý đất).

3. Bón phân

Bón phân cho hoa sống đời phải bón nhiều lần, chủ yếu nhìn màu lá mà bón phân, lá có màu xanh mướt không nên bón.

Bón thúc phân chuồng và bánh dầu phộng: Lần đầu sau khi trồng 5 ngày và sau đó hàng tuần bón 1 lần: 0,5 – 1 chén phân chuồng hoai mục + 1 – 2 muỗng cà phê bánh dầu /giỏ.

Tưới nước bánh dầu + DAP hoặc NPK: Cách 15 ngày tưới 1 lần. Ngâm 3 kg bánh dầu + 1kg DAP hoặc NPK trong 10 lít nước, sau đó pha từ 1 – 2 lon sữa bò nước phân DAP vào 10 lít nước sạch tưới cho bông, tưới vào trước 16h chiều, tránh tưới trên ngọn làm hư bông.

4. Tưới nước

– Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần vào trước 9 giờ sáng và trước 14 giờ chiều.

– Khi cây có 1 – 2 tầng nhánh tưới 1 lần vào sáng sớm.

– Khoảng 3 tháng sau trồng, phải ngắt đọt tạo tán (chiều cao các chậu đồng đều). Tháng 10 xử lý ra hoa, dùng Micracle-Gro (15-30-15) từ 2 – 3 lần khỏang 10 ngày /lần. Tháng 11 dùng Roots (0 – 44); sau 1 tuần nếu cây chậm ra hoa, phun tiếp Growmore ( 6-30-30). Trước Tết từ 50 – 60 ngày phải ngắt tỉa đọt (chừa lại ít nhất 2 cặp lá để cây ra bông nhiều và trổ tập trung đều vào dịp Tết Nguyên Đán. Chú ý tưới nước vừa đủ ẩm, tránh ngập úng.

5. Bấm ngọn

Tạo điều kiện ưu thế ngọn làm cho cây phát triển ra nhiều cành để cho nhiều hoa, tạo dáng cho cây cân đối. Bấm ngọn bằng cách ngắt bỏ 2 – 3cm trên ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây sống đời tùy thuộc giống. Thông thường bấm ngọn 2 lần.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Ngừa bệnh trên cây bông sống đời có thể dùng: (mưa nhiều có thể phun ngừa 3 – 5 ngày/lần)

– Rovral + Aliette: mỗi loại 10gr/ 8 lít.

– Kasuran: 10 – 15 gr/ 8 lít.

– Ridomit + Topsin; Score.

– Mexyl MZ 72 BHN (Ridomyl + Mancozeb).

Theo dõi thường xuyên đề phòng kịp thời các sâu rầy thường gặp:

– Rầy mềm, sâu ăn lá: dùng Sherzol: 10 – 15cc/ 8 lít.

– Sâu vẽ bùa: dùng Cyper; Ofunack: 10 – 15cc/ 8 lít.

– Bọ trĩ: dùng Confidor: 2,5 – 5cc/ 8 lít.

Originally posted 2014-04-20 21:21:24.

Bài Liên Quan