Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhCây cảnh 3 phút tìm hiểu kỹ thuật trồng cây sanh

3 phút tìm hiểu kỹ thuật trồng cây sanh

788 lượt xem
cây sanh

Cây sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao, và trên thân hoặc cành thường hình thành các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh.

Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ trên mặt đất từ cành lớn hoặc than. Rễ này gọi là rễ khí sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, khả năng vươn dài ăn xuống đất hình thành rễ cọc cho cây. Cành dẻo dễ uốn, lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao, tạo ra phần tán lá rậm rạp, sum suê. Qảu khi chín có màu vàng, đỏ, trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương pháp sinh sản hữu tính thì phương thức nhân giống chủ yếu của cây sanh là nhân vô tính từ thân, rễ.

cây sanh

Chăm sóc cây sanh tươi tốt

Sanh có mặt ở hầu hết các cùng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở hầu hết các vùng ở Việt Nam. Chúng sinh trưởng phát triển tốt và hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiện các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở nơi có màu đông lạnh.

Cây sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể sống bám trên đá, miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng và mọc trong các điều kiện chiếu sáng rất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Kĩ thuật nhân giống:

Sanh là loài cây rất dễ nhân giống và có thể nhân giống theo phương thức hữu tính (từ hạt) và phương thức vô tính (từ cành dâm hoặc chiết)

– Kĩ thuật nhân giống từ hạt: Chọn các quả chín già, thịt quả chín mềm đem chà đãi đê lấy hạt. Hạt cần bảo quản thì phải hong khô trong nơi thoáng mát, không có ánh sáng trực xạ. Hạt sau khi đã đãi từ quả có thể gieo ngay trên đất đã làm kĩ cho tơi, mịn, xốp. Sau khi gieo cần phủ cỏ, rác mục trên mặt luống gieo và tưới ẩm thường xuyên.

Sau 3-5 tháng, cây con đạt chiều cao 10-15cm, có thể bứng ra trồng trên luống với khoảng cách 25x30cm hoặc trên chậu để uons tạo dáng thế cho cây.

– Kĩ thuật dâm cành: Tiến hành vào mùa xuân (tháng 3-5) hoặc tháng 8-10 hàng năm. Chọn các cành bánh tẻ đã hóa gỗ và lá đã ổn định, dùng dao sắt cắt ra các đoạn 10-20cm sao cho vết cắt ngọt, không dập. Đem các cành này dâm trên nền đất đã tưới đẫm nước và thường xuyên giữ ẩm cho nền dâm. Sau 25-40 ngày, các cành dâm đã ra rễ thì đem trồng ở các luống ở trên khu vực ra ngôi cho cây đạt kích thước theo yêu cầu trồng tạo dáng trên chậu hoặc ở đất.

Kĩ thuật trồng:

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn đất tốt, giầu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng. Không nên trồng vào đất sét, gan gà, cây sẽ sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu, thiếu nguồn dinh dưỡng hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng, làm cho đất tơi xốp đru dinh dưỡng trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn, đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sự sinh trưởng liên tục của cây và làm cho thân cành cây chóng to.

Chăm sóc cho cây:

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây sanh có khả năng phân cành cũng như vươn cành rất mạnh, đặc biệt là khi được tưới nước bón phân đầy đủ thường xuyên, vì vậy trong chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến việc cắt tỉa cành, cắt bỏ cành vô ích, tỉa lá và bấm ngọn cho các cành trên tán để tạo dáng, thế cho cây.

Đối với cây đã tạo được dáng, thế phải thường xuyên cắt tỉa để điều chỉnh sự sinh trưởng của các cành nhánh vô tổ chức cũng như việc bón phân, tưới nước phải thận trọng, tránh sự sinh trưởng thái quá sẽ dễ phá dáng thế đã tạo.

Bài Liên Quan