Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?

hoa lan rừng

Hoa lan rừng khó nhận biết: Lan trầm và lan giả hạc

Để nhận biết hoa lan rừng (lan trầm và lan giả hạc) thuộc hai loại lan hoàng thảo có dạng thân thòng, đài hoa và cánh hoa thon dài, môi hoa có tí lông mịn, nhìn thoáng qua 2 loài khá giống nhau từ hoa đến lá, và đều có hoa màu tím, hương hoa rất thơm.

Lan giả hạc rất dễ nhầm lẫn với lan trầm, nhưng trầm thì thân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa mùa tím sẫm hơn nhiều

Lan trầm cũng có rất nhiều loại như:

Trầm rừng

Trầm đài loan

Lan giả hạc: Trên  thực tế thân ngắn và nhỏ hơn trầm tím màu xanh hơi vàng, thân xuôi về ngọn lớn dần nở đều, các đốt thân càng về ngọn càng dài và tạo ngấn mắt đốt, lá nhỏ hơi bầu và mỏng. Thân cây già có màu xanh ngà vàng, hoa nhỏ có mầu hồng với hai mắt tím đậm được viền quanh mắt màu hồng đậm, hoa hơn so với trầm tím nhìn nhỏ và thơm hơi nồng.

Giả hạc cũng có rất nhiều loại và từng vùng miền khác nhau. Sau đây là 1 số loại để bạn kham thảo

Giả hạc 5 cánh trắng

Giả hạc Hawaii

Giả hạc Pháp

—————-

Khi tưới nước cho các loài hoa lan rừng này cần chú ý. Mỗi giống hoa lan rừng có một quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau nên sẽ có những nhu cầu về nước tưới và phân bón khác nhau. Bên dưới là một số kinh nghiệm về cách tưới nước và bón phân cho hoa lan rừng:

Đối với lan Hoàng Thảo: Đây là giống độ ẩm, ưa ánh sáng. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-250C, không nên để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

  • Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
  • Một tuần tưới phân 2 lần,một liều lượng 2g-lít (bằng một thìa cà phê).nhưng cần Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.
  • Những loại phân bón cho lan như sau: phân 30-10-10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành, phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Mỗi tháng phun thuốc ngăn ngừa sâu bệnh.

Quá trình chăm sóc cho phong lan là một việc không hề dễ tùy vào chủng loại phong lan, môi trường địa lý và ngay cả mục đích thúc cây ra hoa vào thời điểm định sẵn sẽ ảnh hưởng đến việc tưới nước cho hoa lan sao cho hợp lý.

Tưới nước tốt nhất cho phong lan là vào buổi sáng sớm, và chiều muộn, không nên tưới nước vào buổi trưa nắng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý vào thời tiết lúc ấy như thế nào, mùa nắng nóng hay mưa để tiến hành điều chỉnh lưu lượng nước tưới thích hợp.

Trên thực tế, tưới nước cho phong lan không cần cầu kỳ lắm, chỉ cần nước sạch, không lợ, không mặn, vòi tưới nước có nhiều lỗ nhỏ, tưới vọt lên cao để gió thổi nước rơi nhẹ xuống cả cây phong lan. Đặc biệt vào mùa khô nóng, nên tưới luôn cả khu vực xung quanh để tránh hiện tượng bốc hơi khiến chậu phong lan nhanh mất nước.

Thanh niên 8x vượt khó trồng lan rừng thành công

lan rừng
Ngoài công việc chính là nhân viên ngân hàng, Vũ Huy Hoàng còn dành đam mê cho cây cảnh và võ thuật. Võ sư trẻ đang sở hữu một vườn lan rừng cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm ở Đà Lạt.

Năm 2003, Hoàng một mình từ Thanh Hóa lên vùng đất cao nguyên học đại học, ngành tài chính kế toán. Cũng như bao sinh viên nghèo khác, Hoàng phải tìm việc làm thêm ở các nhà vườn để trang trải việc học, bớt gánh nặng cho gia đình.

Ban đầu, qua bạn bè giới thiệu, Hoàng đến làm công cho những chủ vườn hoa cúc, hồng ở Đà Lạt. Do thích nghi nhanh, không lâu sau từ việc phải đảm nhận những khâu nặng nhọc do không có tay nghề, Hoàng đã được chủ vườn giao việc tỉa cành, hoa, cắt ghép… Ngoài học hỏi từ chủ vườn, Hoàng dành nhiều thời gian để tra cứu tài liệu, nhưng ban đầu cũng chỉ trồng vài giò treo trong nhà trọ cho vui.

lan rừng
Vũ Huy Hoàng có niềm đam mê đặc biệt với lan rừng.

Tốt nghiệp đại học, Hoàng xin việc ở huyện Đức Trọng (cách Đà Lạt 30km). Khi tương đối ổn định, anh bắt đầu thực hiện đam mê với lan rừng và võ thuật. Lúc đầu vì ít vốn, Hoàng chỉ gây giống lan rừng để chơi như thú tiêu khiển, còn ban ngày đi làm ở cơ quan, ban đêm huấn luyện võ thuật.

Năm 2012, thấy nhu cầu chơi lan rừng rất lớn, Hoàng quyết định đầu tư 50 triệu đồng trồng 100m2 đất đầu tiên. Lần thử nghiệm này khá thành công nên bước qua năm sau, anh quyết định vay 400 triệu mở rộng diện tích vườn lên 600m2, đồng thời thành lập doanh nghiệp trồng, kinh doanh lan. Sản phẩm từ vườn của Hoàng không đủ cung cấp cho thị trường miền Bắc và miền Trung nên anh nhận bao tiêu thêm sản phẩm cho nhiều vườn lan khác. Hoàng cho biết, doanh thu năm 2014 từ việc trồng và kinh doanh lan rừng của anh đạt gần 2,5 tỷ đồng, lãi trên 500 triệu.

Để đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường, Hoàng dạn nhập thêm giống từ Pháp, Thái Lan, Đài Loan nên hiện trong vườn của anh có trên 30 loại lan rừng khác nhau. Ngoài ra, Hoàng còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, duy trì nguồn gen, đặc biệt là những giống lan đặc hữu của vùng cao nguyên như long tu, giã hạc Di Linh, châu như, thủy tiên mỡ gà…

Chia sẻ về thành công đến khá nhanh chỉ sau thời gian ngắn chuyển sang làm chuyên nghiệp, Hoàng cho rằng phải luôn tìm tòi để có sản phẩm mới và chú ý đến thị hiếu của người chơi. Hiện anh đang tập trung phát triển các giống lan thân thòng (giống lan thân dài, rủ xuống) do thị trường ưa chuộng. Dòng lan này dễ chăm sóc, nhân giống tốt và có giá trị kinh tế cao.

Quốc Dũng

Kỹ thuật trồng hoa lan rừng cơ bản

hoa lan rừng

Những cây lan lấy từ thiên nhiên hoang dã, chúng thường không dễ trồng nếu người trồng lan rừng không biết tường tận các điều kiện sinh thái của chúng.

Trước hết bạn cần biết cây lan rừng của bạn được thu hái từ vùng nào: núi cao hay đồng bằng (lưu ý nhiệt độ, quang kỳ), dưới tán cây, trong bụi rậm hay ngoài đồng trống (lưu ý đến cường độ ánh sáng), ở mặt đất hay trên cành cây (lưu ý đến giá thể, đất trồng), chúng có hoa vào mùa nào hay có hoa quanh năm (lưu ý đến thời kỳ nghỉ).

Lan rừng - Hải Yến

Hải yến- Rhynchostylis coelestis

Nếu chúng sống ở đất thì đất trồng phải có đất mùn, rác mục, lá khô vụn, xơ dừa vụn, tro trấu, phân bò khô…Các thành phần trên trộn đều rồi cho vào  chậu trồng có lỗ thoát nước tốt ( trồng địa lan). Nếu chúng sống bám trên cây gỗ thì chất trồng tuyệt đối không có đất mà chỉ sử dụng than, xơ dừa…và tùy theo rễ của chúng mà cấu tạo giá thể: Nếu rễ to như Ngọc điểm, Hải yến, Đuôi cáo (Rhynchostylis), thì dùng than lớn, cho  chất trồng thật thoáng như cách trồng Vanda. Nếu rễ chúng nhỏ, nhiều như Hàm long (Coelogyne), lan lọng (Bulbophyllum)… thì chất trồng là những cục than nhỏ hơn cho giá thể thoáng, không úng nước như cách trồng Dendrobium, Cattleya.

Đuôi cáo -Rhynchostylis

Huyết nhung - Renanthera imshootiana
Huyết nhung – Renanthera imshootiana

Nếu chúng chỉ sống ở vùng cao, vùng lạnh như cẩm báo (Hydrochilus parishii), Huyết nhung (Renanthera imshootiana) thì ta phải lưu ý đến nhiệt độ và độ dài ngày đêm.

Nhất điểm hồng Dendrobium draconis

Nhất điểm hồng – Dendrobium draconis

Nếu chúng ra hoa quanh năm như Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) thì tưới  bón quanh năm. Nếu trước lúc ra hoa chúng lại rụng lá, chỉ còn giả hành trơ trụi như long tu (Dendrobium primulinum), giả hạc (Dendrobium superbum) …thì phải chú ý đến thời kỳ nghỉ. Thời gian nghỉ này có thể kéo dài 2 tuần đến trên 1 tháng, lúc ấy ta ngừng hoặc giảm hẳn việc tưới nước, nếu không khi mùa mưa đến chúng chỉ phát triển tươi tốt mà không cho hoa.

Địa lan

Địa lan

Nếu chúng chỉ là những cây địa lan chỉ ra hoa vào mùa mưa thì khi mùa khô đến chúng sẽ tàn rụi đi. Chúng không chết mà chỉ chuyển sang giai đoạn sống chậm bằng củ hay giả hành ở dưới đất, lúc ấy ta không tưới nước cho chúng.

Hết mùa khô khi tiết trời mát mẻ thì chúng sẽ đâm chồi trên mặt đất, lúc đó ta lại tiếp tục tưới nước bón phân. Sự khô hạn để cây tàn lụi là điều kiện bắt buộc để chúng phát triển tốt và lại ra hoa sau đó. Vì vậy người trồng lan cần biết để trồng tốt và có thể điều khiển chúng ra hoa theo ý muốn.

Vẻ đẹp của phong lan rừng

phong lan rừng

Trong thế giới hoa lá, có một loài hoa tỏa sắc rực rỡ và gợi lên vẻ đẹp tinh tế, đó chính là Phong Lan Rừng. Với hình dáng tinh tế, màu sắc quyến rũ và hương thơm ngọt ngào, loài hoa này đã từ lâu trở thành biểu tượng cho sự thanh cao và tinh khiết.

Phong Lan Rừng, hay còn được gọi là hoàng thảo, là một loài hoa thuộc họ Orchidaceae. Nó phổ biến rộng rãi trên khắp châu Á và được coi là một trong những loài hoa đẹp nhất và quý giá nhất trên thế giới. Mỗi loài Phong Lan Rừng mang trong mình một cái nhìn độc đáo và mê hoặc riêng.

Điều đặc biệt về Phong Lan Rừng chính là hình dáng hoa tinh tế và đa dạng. Có các loài có cánh hoa nhỏ và tinh tế, nhưng cũng có các loài có cánh hoa lớn và rực rỡ. Hình dáng của hoa Phong Lan Rừng thường có những đường cong mềm mại và nét thon gọn, tạo nên sự thanh lịch và quý phái. Màu sắc của hoa cũng đa dạng, từ trắng tinh khiết, hồng nhạt đến đỏ tươi, và thậm chí cả hoa hai màu. Mỗi bông hoa Phong Lan Rừng là một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên độc đáo.

Không chỉ về hình dáng và màu sắc, Phong Lan Rừng còn hấp dẫn người ta bởi hương thơm ngọt ngào mà nó tỏa ra. Mỗi loài có một hương thơm riêng, từ nhẹ nhàng và dịu dàng đến mạnh mẽ và quyến rũ. Hương thơm của Phong Lan Rừng thường được mô tả như một cảm giác thư thái và sảng khoái, giúp tạo ra một không gian yên bình và thư giãn.

Vẻ đẹp của Phong Lan Rừng không chỉ nằm ở ngoại hình hoa mà còn ở ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Trong nhiều văn hóa truyền thống, Phong Lan Rừng được coi là biểu tượng cho sự thanh cao, sự tinh khiết và sự mạnh mẽ. Nó thể hiện sự kiên nhẫn và sự đậm đà trong cuộc sống, đồng thời tượng trưng cho sự hiếu thắng và sự đổi mới. Loài hoa này đã trở thành một biểu tượng của tình yêu, sự đẹp đẽ và sự quý giá.

Để có được một bông hoa Phong Lan Rừng, không chỉ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chăm sóc đặc biệt, mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn và đam mê. Tuy nhiên, đối với những ai đã chinh phục được nó, sẽ nhận được một phần thưởng là sự mãn nguyện và hạnh phúc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Phong Lan Rừng.

phong lan rừng

Tìm Hiểu Vẻ Đẹp Của Phong Lan Rừng

Phong Lan Rừng là một loài hoa vô cùng tuyệt vời, từ hình dáng, màu sắc cho đến hương thơm và ý nghĩa sâu sắc. Với sự thanh cao và quý phái, nó là một biểu tượng tuyệt vời cho vẻ đẹp tự nhiên và sự trường tồn của cuộc sống. Hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp đặc biệt của Phong Lan Rừng, và hãy để nó mang đến cho bạn một cảm giác thư thái và sảng khoái giữa những ngày bộn bề của cuộc sống.

vẻ đẹp của hoa lan rừngMặc dù không rực rỡ như những giống phong lan nhập nội, nhưng các loài lan rừng lại có vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh tao. Khi ngắm những bông hoa phong lan rừng bạn có cảm giác như một suối hoa đang chảy với sắc màu đa dạng, có khi chuyển từ sắc trắng sang hồng hay vàng óng ánh.

Phong lan rừng rất đẹp nhưng nó lại chỉ trổ hoa một lần trong năm,hoa phong lan rừng thì um tùm trông giống như một đồi hoa với màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng nhè nhẹ.

Ở Việt Nam hiện nay phong lan rừng còn rất ít, vì chúng đã và đang bị khai thác gần như cạn kiệt. Nhiều lái buôn, tiều thương bất chấp gian nan, nguy hiểm tiến vào rừng sâu tìm kiếm và khai thác. Vì thế  các chậu lan rừng ngày càng hiếm và giá thì rất cao, trong khi việc nuôi trồng và nhân giống bằng phương pháp truyền thống thì sản lượng không nhiều lại không đủ đáp ứng nhu cầu trên thị trường.

Hiện nay, nhiều nhóm nghiên cứu trẻ ở Việt Nam đã cất công sưu tập nhiều giống phong lan rừng Việt Nam để lai tạo với các giống lan Thái Lan bằng kỹ thuật hiện đại, cho ra những loài lan đẹp và trổ hoa quanh năm. Việc nghiên cứu nuôi trồng, bảo tồn và lai tạo những giống lan rừng để giữ được vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời đó cũng là giống lan thương mại hoàn toàn mới trên thị trường.