Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

thủy canh

Trồng cà chua theo phương pháp thuỷ canh

Đó là cách trồng cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.

Khi bước chân vào vườn cà chua rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Đẹp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì vườn cà chua quá lạ mắt! Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất.

Khác hẳn cà chua thông thường, những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau… Trong đó, kích cỡ lớn nhất là trái cà chua có nguồn gốc của Nhật, Israel, nhỏ nhất nhưng lại dính chùm đẹp mắt là cà chua giống của VN.

I. Sạch tuyệt đối

trồng cà chua

– Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào…

“Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an toàn tuyệt đối” – ông Đẹp cho biết.

Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.

Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp.

Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn…

Ông Đẹp cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200 kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.

II. Hành trình của ông Đẹp

Đang làm nghề sửa chữa điện xe gắn máy tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương nhưng chỉ một lần nghe lời rủ rê của người em trai bên Úc, ông đã trở thành một nông dân thực thụ khi quyết tâm bỏ công bỏ của ra làm thí nghiệm mô hình sản xuất cà chua theo công nghệ Úc (phương pháp thủy canh).

“Lúc đó tôi nghĩ mình cần là người tiên phong. Nếu thành công thì mình sẽ là người phổ cập thứ công nghệ trồng cà chua này cho bà con nông dân”- ông Đẹp cho biết.

Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan! Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch.

Bởi trong môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một – hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất… khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn.

Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá… nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.

trồng cà chua

Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Bởi lẽ, so với số vốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng ban đầu, cộng số vốn phát sinh do bị hư hại liên miên… thì việc mỗi ngày bán ra vài trăm ký cà chua là không thấm vào đâu. Và “so với mục tiêu phấn đấu đạt năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, thì với mức thu 200 kg mỗi ngày trên diện tích 2.000 m2 hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần có thêm thời gian để tôi tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu… chưa tính đến chuyện lỗ lãi ở đây!” – ông Đẹp cho biết.

III. Nông dân cũng cần năng động

– Bản tánh hiền hòa, bỗ bã khi nói cười, chân thành trong câu chuyện… nhưng cũng chính ông lại rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm… để có những điều chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất.

“Mình không thể rập khuôn mô hình bên Úc được. Mà tôi cũng sợ nhất là sự áp dụng rập khuôn vì như thế sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo của bản thân mình.

Nông dân cũng cần năng động và sáng tạo chứ!” – ông chân tình. Những sáng tạo của ông là việc thử nghiệm với nhiều loại giá thể như mùn cưa, tro trấu, xơ dừa… và những thử nghiệm này cũng đã cho ông được những đúc kết có giá trị.

Về giống cà chua, ông cũng đang trong quá trình thử nghiệm với hơn 20 loại giống của 20 quốc gia trên thế giới đã được ông mua thông qua Internet… và đương nhiên mỗi loại giống cũng đã cho ông có được những kết luận cho riêng mình…

Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu những chi phí đầu tư ban đầu.

Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ… thay vì khung sắt…

Được biết, sắp tới đây Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Dương kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cát sẽ chọn vườn cà chua của ông để thực hiện đề án trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.

Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh

thủy canh
Hiện nay, trồng rau thủy canh đang ngày càng được chọn lựa và ưu ái hơn vì nó có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so nới kĩ thuật trồng rau cổ truyền. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về trồng rau thủy canh là như nào nhé.

Chúng ta có thể hiều Trồng rau thủy canh là kỹ thuật trồng rau không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng, dung dịch này có tên khoa học là Knop. Các loại rau ăn lá, rau ăn quả đều thích hợp với môi trường này…

Với những ưu điểm vượt trội như rau trồng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển nhanh, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm và là giải pháp hiệu quả với các gia đình không có vườn đất chỉ có thể tận dụng những khoảng trống eo hẹp như ban công hay sân thượng vẫn có thể tự trồng trọt để cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày, mô hình trồng rau thủy canh đang được nhiều gia đình ở thành phố và nhiều địa phương áp dụng rộng rãi.

Tìm hiểu rõ hơn về trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh

Rau được trồng theo phương pháp thuỷ canh.

Phương pháp thủy canh giúp bạn trồng các loại rau ăn lá, rau ăn quả như rau xà lách, rau cải, rau húng, hành, rau muống, cà chua, khổ qua, dưa chuột, ớt …đều thích hợp trồng môi trường này.

Bên cạnh đó phương pháp trồng rau này có thời gian thu hoạch ngắn hơn so với việc trồng rau trên đất, cho hiệu quả năng suất cây trồng cao hơn và có khả năng trồng ổn định quanh năm, cả trong điều kiện trái vụ, nâng điều kiện canh tác lên 11-12 vụ trong năm. Những vật liệu để trồng rau thuỷ canh rất dễ kiếm và có thể tận dụng như hộp xốp đựng trái cây, chai lọ, xơ dừa nên chi phí đầu tư ban đầu thấp khoảng 25.000 đồng/1 hộp trồng rau. Đặc biệt, người trồng rau không phải mất nhiều thời gian để chăm sóc.

Để trồng rau thuỷ canh, người trồng rau cần chuẩn bị các hộp xốp để chứa dung dịch dinh dưỡng, rọ nhựa gieo hạt, xơ dừa, bình phun nước, chất dinh dưỡng và hạt rau. Trong đó,với hộp xốp thì ta phải sơn đen ở mặt trong hoặc được phủ một lớp nilon đen, nhằm hạn chế tổn thương bộ rễ dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ cao và hạn chế tảo phát triển trong dung dịch. Bề mặt của hộp xốp sẽ được đục các lỗ để làm giá đỡ cho các rọ nhựa.

Các rọ nhựa cũng sẽ được đục các lỗ nhỏ để rễ cây có thể đâm xuống thùng dinh dưỡng. Lót rọ nhựa bằng một miếng lưới nilon để tránh rơi xơ dừa vào trong thùng dinh dưỡng. Trước khi gieo hạt, người trồng phải ngâm hạt trong nước ấm từ 2 – 4 giờ và cho hạt rau vào rọ nhựa. Đặt các rọ nhựa vào khay xốp, hàng ngày tưới ẩm, khi nào ra rễ thì đặt các rọ nhựa vào các lỗ trên bề mặt của thùng xốp. Để đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch khoảng 2-3cm.

Trong quá trình chăm sóc rau cần khuấy đảo dung dịch, tránh làm đứt rễ; thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với loại rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh… Đối với các loại rau thu hoạch nhiều lần trên cây như rau thơm, ớt cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch.

Tìm hiểu cơ bản về thuỷ canh

thủy canh

Ngày nay với tốc độ đô thị hóa những công trình bê tông mọc lên, diện tích đất bị thu hẹp chiếm quá nhiều đất đai của thành phố. Nông nghiệp đô thị dù muốn lắm nhưng … không còn đất để dụng võ. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu và thực thi?

Công nghệ hydroponics (thuỷ canh)

Cây trồng bám rễ vào đất. Không có đất cây… chết chắc. Thế nhưng, nếu không kể phần nước “uống” thì cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất để “ăn”, 95% chất dinh dưỡng còn lại thì “nhà máy cây” tự sản xuất (quang hợp) và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để cây dùng từ từ. Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để cây trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Khi đó ta hoàn toàn có thể trồng cây không cần đất. Công nghệ này gọi là hydroponics.

thuỷ canh
Hệ thống thuỷ canh chuyên dụng

Hydroponics là kỹ thuật trồng thực vật trong dung dịch dinh dưỡng, thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.

Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất.

 

Các hệ thống hydroponics cơ bản

Các hệ thống hydroponics đều gồm các phần chính: khay trồng chứa cây con và giá thể (dùng những chất như xơ dừa, cát, sỏi, trấu, than bùn, len đá (rockwool), đá bọt nham trân châu (perlite)…thay cho đất trong cách trồng thông thường ); dung dịch dinh dưỡng và các máy bơm điều khiển.  Trong phương thức nuôi trồng hydroponis, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của thực vật có thể được cung cấp qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ và dung dịch dinh dưỡng hoặc gián tiếp qua các giá thể.

Sau đây là  6 hệ thống hydroponis cơ bản, đi từ đơn giản đến phức tạp. Từ 6 hệ thống cơ bản này có thể biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau.

Hệ thống dạng bấc (wick system):

Hệ thống dạng bấc cho đến nay là dạng hệ thống hydroponics đơn giản nhất. Đúng như tên gọi, bí quyết của hệ thống này nằm ở chỗ sợi bấc. Đặt một đầu của sợi bấc hút sao cho chạm vào phần rễ cây. Đầu kia của bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng. Sợi bấc này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch dinh dưỡng lên cung cấp cho rễ cây (tương tự như sợi bấc trong đèn dầu, hút dầu lên để duy trì sự cháy). Như vậy cây sẽ có đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

 

Hệ thống thủy canh (water culture):

 thủy canh là hệ thống thường được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát triển mạnh khi gặp nước. Phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo xốp như styrofoam và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần có 1 máy bơm bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ.Hệ thống hydroponics dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học. Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

 

Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system): không giống như hệ thống thủy canh ở trên, phần rễ cây luôn chìm trong nước chỉ thích hợp cho 1 số ít cây trồng. Hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơm điều khiển để có thể bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ đã được định sẵn. Như vậy rễ cây sẽ có những lúc không ngập trong nước để “thở” một cách tự nhiên, tránh bị ngộp. Hệ thống này có thể dùng để trồng cà chua, khoai tây.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems): hệ thống nhỏ giọt là loại hệ thống hydroponics được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Máy bơm sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng bởi những đường ống nhỏ giọt theo định kỳ. Dung dịch dinh dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng. Như vậy, hệ thống này sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị hao phí. Hệ thống này có thể dùng để trồng cây thảo mộc và các loại hoa.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

 

Hệ thống “màng dinh dưỡng” NFT (Nutrient Film Technique): trong hệ thống màng dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào khay trồng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng. Thường thì trong hệ thống màng dinh dưỡng không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

 

Khí canh (Aeroponics): là hệ thống hydroponics dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở.

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

 

Công thức pha chế dung dịch dinh dưỡng
Trong kỹ thuật hydroponics, vấn đề khó khăn nhất là tạo một dung dịch dinh dưỡng ổn định phù hợp với cây trồng. Về cơ bản, dung dịch dinh dưỡng gồm các thành phần như các muối nitrat, canxi phosphat Ca3(PO3)2, magie sulfat MgSO4… Thêm vào đó là một số nguyên tố vi lượng như mangan sulfat MnSO4, đồng sulfat CuSO4, acid boric H3BO3… Nước là thành phần cuối cùng được cho vào dung dịch với hàm lượng gấp khoảng 500 lần lượng hóa chất. Dung dịch này được hòa tan và bảo quản kín để sử dụng dần.

Công nghệ hydroponics dưới góc nhìn sáng chế
Từ năm 1966 đến nay (tháng 9/2009) có trên 500 sáng chế về kỹ thuật hydroponics. Nhật Bản là nước vượt lên dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế, chiếm 47%. Theo sau đó là Hàn Quốc với 103 sáng chế, chiếm 19%, Mỹ với 46 sáng chế, chiếm 9%…

 

Những tìm hiểu cơ bản về thủy canh

Ứng dụng hydroponics trên thế giới và ở Việt Nam
Tại triển lãm quốc tế tổ chức ở Tsukuba, Nhật Bản vào năm 1985, cây cà chua khổng lồ trồng theo kỹ thuật hydroponics của GS. KeiMori (Ðại học Tổng hợp Kelo, Tokyo) đã được giới thiệu. Sau 6 tháng trồng trong môi trường dinh dưỡng và chiếu sáng nhân tạo, đường kính tán cây cà chua này đã lên đến 10m và cho đến 10.000 quả cà chua. Ngoài ra, giáo sư KeiMori cũng ứng dụng kỹ thuật hydroponics trồng nhiều loại cây khác nhau, thu hoạch được 3.300 quả trên một gốc dưa chuột, 90 quả trên một gốc dưa hấu.

Ở quy mô rộng hơn, Thụy Sỹ đã thu hoạch được khoảng 720-840 củ cải đường trên 1m2 trồng không đất. Ở Nga, ứng dụng trồng cỏ theo kỹ thuật hydroponics, trên 14,4m2 đã thu hoạch cỏ tương đương với 3-3,5 ha đồng cỏ tự nhiên (khoảng 100-120 tấn cỏ tươi), và năng suất cà chua có thể đạt đến 250 tấn quả/ha. Nhà kính trồng rau áp dụng kỹ thuật hydroponics của tập đoàn Eurofresh ở bang Arizona được xem là có quy mô lớn nhất nước Mỹ. Mỗi năm trang trại rộng 110 héc-ta ở đây sản xuất hơn 90.000 tấn cà chua.

Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm 1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách… trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu. Rau xà lách có thể trồng quanh năm (canh tác với đất: 2 vụ /năm). Dưa chuột, trồng theo cách truyền thống được 2 vụ /năm, kỹ thuật hydroponics được 4 vụ /năm; chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 – 5 lần so với canh tác cũ. Thành tựu này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện hoàn thiện để chuyển giao cho các cơ sở trồng rau sạch.
Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics trong nông nghiệp đô thị. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn xây dựng xong tại huyện Củ Chi. Công nghệ hydroponics là 1 trong 5 loại hình công nghệ được áp dụng tại khu nông nghiệp công nghệ cao này. Bước đầu đã cho ra những sản phẩm xà lách, cà chua, dưa leo… hoàn toàn “xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên vẫn chưa thể cạnh tranh với thị trường truyền thống.

Cây sống không cần đất. Ðiều kỳ diệu ấy sẽ là cơ hội với một nước 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam.

Học trồng thuỷ canh rau sạch trong 5 phút

thủy canh

Với những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn sau đây, hi vọng sẽ  giúp bạn tự cung cấp rau sạch cho bản thân, gia đình và tạo phong trào trồng và ý thức sử dụng rau sạch của người dân chúng ta được nâng cao hơn.

Xin giới thiệu mô hình này với các bạn mới nghiên cứu thủy canh và muốn bắt tay thử nghiệm trồng rau sạch:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Trồng rau thủy canh

Trước hết các bạn cần có một khung đủ vững để giữ chất dinh dưỡng và cây, có thể dùng thùng mốp, thùng gỗ, thùng đóng bằng ván ép…cao từ 10 đến 20cm. Ở đây tôi làm bằng một cái rổ nhựa, chiều cao khoảng 10cm, dài 40cm, ngang 30cm có sẵn ở nhà.

Nếu mua rổ trồng rau sạch, các bạn nên chọn loại này:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Rổ dùng để trồng Rau

Không nên chọn loại này:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Rổ trồng rau sạch

Vì loại đầu tiên có thành rổ khuyết xuống, khi đậy tấm mốp lên sẽ tạo thành hai khe thông khí, bạn không cần khoét lỗ thông khí nữa.

Các bạn lấy màng phủ nông nghiệp màu đen (giá khoảng 1200đ/m vuông) để bọc bên trong lại, phủ trùm ra ngoài như thế này:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Màng phủ trồng Rau

Nếu không mua được màng phủ nông nghiệp, các bạn dùng nilong trong suốt cũng được, nhớ lót bên trong bằng hai lớp giấy báo để tránh ánh sáng lọt vào trong.

Sau đó kiếm một tấm mốp dày từ 2 đến 4cm, kích thước bằng hoặc lớn hơn miệng rổ (thùng). Tạo những lỗ tròn cách nhau từ 10 đến 15cm. Đường kính lỗ tùy thuộc vào đường kính miệng ly nhựa (rọ nhựa) mà bạn định dùng. Bạn có thể cắt những lỗ tròn này bằng cách dùng một mảnh kim loại uốn thành dạng ống với đường kính nhỏ hơn đường kính miệng ly khoảng 4mm, nung nóng bằng bếp gaz và ấn vào tấm mốp, chú ý đừng nung nóng quá sẽ tạo lỗ quá lớn, tốt nhất nên thử trước với một tấm mốp vụn nào đó. Nếu làm khéo léo một chút, sau này các bạn sẽ bỏ ly nhựa vào vừa khít và đủ chặt, có tưới nước lên cũng không lọt xuống.

Ly nhựa mua về các bạn nung nóng sợi kẽm mà tạo lỗ, hoặc dùng dao sắc tùy ý, miễn sao tạo được nhiều khe, lỗ nhỏ cho rễ mọc ra. Đục ở đáy ly và ở quanh đó nữa. Đây là loại ly nhựa nhỏ nhất mà tôi kiếm được, giá 95đ, hàng của Tân Hiệp Hưng (từ cây xăng ngã tư Ba Tháng Hai và Lê Đại Hành đi 30m về phía Cách Mạng Tháng Tám)

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Ly nhựa trồng rau mầm

Giá thể có thể là trấu ướt (nhớ nhồi chặt một chút), tro trấu, xơ dừa, sỏi vụn (loại này hơi nặng), cát… tùy thích, miễn giữ ẩm, tiệt trùng và nằm yên trong ly, không rơi rớt xuống dưới chất dinh dưỡng là được. Ở đây tôi dùng trấu đã luộc.

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Rau mầm trồng trong ly nhựa

Đối với mực nước bên trong, các bạn có thể cho cao hơn đáy ly chừng 1 đến 3mm để giữ ẩm cho giá thể trong giai đoạn ươm và khi cây con thò rễ ra khỏi ly. Hoặc các bạn có thể đính một dải vải vào đáy ly (như một cái bấc hút nước lên) và để mực nước thấp hơn đáy ly 1cm. Cách này mất công một chút nhưng hiệu quả xứng đáng.

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Rau mầm trồng bằng phương pháp Thủy sinh

Hoặc các bạn có thể chẳng cần dùng ly nếu như trồng rau muống:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Trồng rau muống bằng phương pháp Thủy canh

Hoàn tất, bạn có thể ươm ngay trên hệ thống này hoặc trồng cây con vào:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản
Trồng rau mầm

Ngoài ra còn có kiểu cố định cây này nhưng chúng tôi chưa thử nghiệm, có bạn nào thích thì có thể tham khảo hình để làm nhé:

Áp dụng trồng rau sạch hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, với mô hình trồng rau thủy canh không hồi lưu đơn giản

Sự khác nhau giữa trồng rau thuỷ canh và thổ canh

thủy canh

1. Về khái niệm:

– Trồng rau (cây) bằng phương pháp thuỷ canh là một kỹ thuật trồng cây không cần đất. Thực chất, đây là phương pháp cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu dưới dạng hoà tan trong nước, cả đa, trung và vi lượng. Trong phương pháp này, rễ cây được bao bọc bởi một hỗn hợp giá thể vô trùng như xơ dừa, trấu hun, nham thạch, đất nung,…

– Trồng rau (cây) bằng đất là phương pháp trồng truyền thống, nguyên thuỷ, sử dụng đất làm giá thể cũng như cung cấp chất dinh dưỡng qua phân bón vào đất.

Ảnh 1: Minh hoạ trồng cây trên đất

 

Ảnh 2: Minh hoạ trồng cây trong dung dịch thuỷ canh

2. Về dinh dưỡng:

– Trong phương pháp thuỷ canh, cây trồng cần dinh dưỡng nhiều hay ít trong từng giai đoạn đều được cung cấp đủ theo nhu cầu. Đủ hay thiếu dinh dưỡng đều có thể điều chỉnh ngay.

– Trong phương pháp thổ canh (đất) thì rất khó để điều chỉnh cũng như cung cấp đầy đủ cho cây trồng.

3. Về diện tích trồng:

– Trồng thuỷ canh trên cùng một diện tích trồng như thổ canh thì diện tích canh tác được nhiều hơn. Thuỷ canh thích hợp với điều kiện canh tác trật trội như trồng trên sân thượng, ban công nhà phố.

4. Về tốc độ phát triển:

– Cây trồng bằng phương pháp thuỷ canh thường phát triển nhanh hơn từ 30-50% so với trồng bằng phương pháp thổ canh. Cây lớn nhanh nhưng không bị dư lượng hoá học trên cây trồng, đảm bảo an toàn. Sở dĩ như vậy là do dinh dưỡng được cung cấp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra lượng oxy cung cấp theo phương pháp thuỷ canh cũng tốt hơn, giúp phát triển bộ rễ hơn so với trồng thổ canh.

5. Về sâu bệnh:

– Trồng bằng phương pháp thuỷ canh thì ít sâu bệnh hơn hẳn so với phương pháp trồng thông thường.

– Nếu trồng trong nhà kính và khử trùng thường xuyên thì gần như không có sâu bệnh.

6. Về thuốc bảo vệ thực vật:

– Phương pháp thuỷ canh: gần như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cần bắt bằng tay là hết sâu.

– Phương pháp thuỷ canh: Không dùng hoặc ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên không lo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.

7. Thời gian trồng:

– Nếu duy trì đủ điều kiện ánh sáng thích hợp, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm trong khu vườn thì ta có thể trồng cây trong suốt cả năm mà không phân biệt điều kiện khí hậu như phương pháp thổ canh truyền thống.

8. Về năng suất cây trồng.

– Đối với các cây rau quả ngắn ngày, phương pháp thuỷ canh cho năng xuất cao trong một thời gian canh tác ngắn hơn so với phương pháp truyền thống.

– Với các cây ăn quả dài ngày hoặc cây đặc thù không thể trồng bằng phương pháp thuỷ canh được. Do đó, trồng theo phương pháp thuỷ canh không thể thay thế được.

9. Về công chăm sóc:

– Về cơ bản thì trồng bằng phương pháp thổ canh nhàn hơn tuy nhiên, nếu đủ điều kiện thích hợp thì trồng bằng phương pháp thuỷ canh hoàn toàn đơn giản và tiết kiệm thời gian. Do vậy, công chăm sóc cũng giảm đáng kể.

– Có thể chọn nhiều giải pháp trồng như: thuỷ canh tĩnh, thuỷ canh hồi lưu, bán thuỷ canh tuỳ vào mục đích và nhu cầu của người trồng. Mỗi phương pháp, công chăm sóc là khác nhau.

10. Chi phí, giá thành:

– Nếu đầu tư bài bản thì phương pháp thuỷ canh sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài và nếu tính giá thành/sản phẩm thì phương pháp thuỷ canh có thể cho giá sản phẩm khá tối ưu.

– Tốn kém nhất trong phương pháp trồng rau là đầu tư nhà kính, hoá chất và các  vật liệu ban đầu.

11. Về độ an toàn, độ sạch của rau

– Như trên đã nói, do không hoặc ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rau đảm bảo sạch

– Lượng hoá chất dùng trong pha chế chất dinh dưỡng đã được chuẩn hoá quốc tế nên hoàn toàn đảm bảo không bị dư lượng hoá chất trên rau.

– Có thể nói, rau trồng bằng phương pháp thuỷ canh sạch bằng rau sạch nhất trồng trên đất.

12. Các yếu tố khác:

– Về con người: Trồng bằng đất thì cần nhiều nhân công hơn.

– Về pha chế chất dinh dưỡng, nguồn gốc chất dinh dưỡng: Khó khăn đối với người mới bước vào nghề. Tuy nhiên, sau khi đã học hỏi thành công và nắm vững công nghệ thì thấy nó rất đơn giản.

 Kết luận:

Cho dù trồng trong dung dịch hay trồng trong đất thì cả hai phương pháp này đều cần phải đầu tư nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào để nâng cao năng xuất cây trồng.

Tuỳ theo điều kiện canh tác mà chọn phương pháp thổ hay thuỷ cho phù hợp với nhu cầu của từng người, từng gia đình.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nếu biết kết hợp và nắm vững kiến thức trồng rau theo từng phương pháp, thiết nghĩ các bạn sẽ có thành quả khi trồng rau với một chi phí ít tốn kém nhất.

Hướng dẫn cải tạo vườn rau đơn giản

cải tạo vườn rau
1. Nhu cầu cải tạo vườn rau
   Mỗi gia đình, để có được một mảnh vườn với đầy đủ các loại rau, quả cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày của gia đình và có dư thừa để bán tăng thu nhập. Người làm vườn cần phải biết cách lập và cải tạo vườn.
Mô hình vườn rau gia đình
Mô hình vườn rau gia đình
Bài viết dưới đây trình bày một số vấn đề cần lưu ý:
– Cần xác định được những loại cây trồng chính trong vùng. Dựa trên điều kiện tự nhiên như đất đai, địa hình, khí hậu… để bố trí cây trồng trong vườn sao cho thích hợp.
– Chọn giống thích hợp, giống tốt, sạch bệnh để trồng.
– Kiểm tra độ màu mỡ, phì nhiêu của đất vườn.
– Tiến hành tỉa bỏ những cây có tán lớn, ra quả ít, giá trị kinh tế thấp.
– Thực hiện biện pháp luân canh, xen canh đa dạng cây trồng để tiết kiệm diện tích và tận dung tối đa đất trồng.
– Mục đích sử dụng sản phẩm từ cây trồng khi thu hoạch…
2. Cách cải tạo vườn rau.
   Khi tiến hành cải tạo vườn rau, cần xem xét các yếu tố như: đất, nước, phân bón, giống cây trồng và các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật, để từ đó đưa ra các phương pháp, cách thức cải tạo sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
 
2.1. Đất
   Trong trồng trọt, đất được coi là nền tảng của cây trồng, đất nào cây ấy. Vì vậy, phải biết cải tạo và sử dụng đất, chọn cây trồng thích hợp với đất, biết thâm canh để cải tạo vườn rau.
   Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho trồng rau với nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú như: rau ăn củ, ăn quả, rau ăn lá, ăn hoa, rau gia vị, rau làm thuốc… Mỗi một loại rau có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, có loại ngắn ngày, có loại dài ngày, có loại trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm.
   Môi trường sinh sống của mỗi loại rau cũng khác nhau, có loại rau sống ở những nơi có nước liền chân, có loại rau sống ở trên đất cao ráo, có loại thân bò trên mặt đất và có loại thì thân leo… Nhưng với bất kỳ một loại rau nào, người trồng rau phải biết được đặc tính sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của nó để có cách thức trồng và canh tác sao cho hợp lý.
   Yêu cầu đối với đất trồng rau phải là đất tốt, nhiều màu, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh và có khả năng thấm nước cao (đối với rau trồng cạn), giữ được nước liền chân (đối với rau trồng ở nước).
   Đất trồng vụ này sang vụ khác, cùng với sự tác động của tự nhiên, đất đai bị bạc màu, rửa trôi… vì thế phải tiến hành cải tạo dất, để có đất tốt thích hợp trồng rau.
cải tạo đất
Người dân đang cải tạo đất
Cải tạo đất
  Với đất cát khó giữ ẩm, mùa khô hạn cây dễ bị chết, cần bố trí cây trồng thích hợp và tăng lượng phân hữu cơ (đặc biệt là phân chuồng hoai mục).
  Với đất nặng, nhiều sét, cần thêm đất cát pha, đất phù sa và bón nhiều phân hữu cơ.
  Với đất nhẹ, bón phân hữu cơ, bùn ao phơi khô và đập vụn.
  Với đất chua mặn, bón nhiều phân hữu cơ, vôi bột và phân N, P, K hợp lý.
  Với đất gò, đồi dốc, tiến hành san đất, tạo thành ruộng bậc thang.
  Trong đất có nhiều sỏi, đá,… cần phải được nhặt bỏ, diệt trừ cỏ dại tận gốc, tạo mặt bằng trong vườn để dễ trồng và tiện chăm sóc. Cần phải được lên luống đều và thẳng.
2.2. Nước
   Cẩn phải đảm bảo nguồn nước để tưới cho cây. Đối với những gia đình có vườn ở gần sông, suối, kênh, mương thì vấn đề nước không đáng lo ngại. Nhưng đối gia đình ở xa nguồn nước, cần phải tạo lập nguồn nước bằng cách đào ao để dự trữ nước tưới cây và còn giữ ẩm cho đất.
vườn rau
Chăm sóc vườn rau – tưới nước bằng vòi phun mưa
Cây rau trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển luôn cần một lượng nước nhất định để giúp cho việc hút chất dinh dưỡng nuôi cây và quang hợp tốt. Tuy nhiên trong quá trình tưới nước cần nắm bắt được từng giai đoạn phát triển của cây, để có chế độ tưới nước thích hợp. Thừa nước hay thiếu nước, cây sẽ phát triển không bình thường, thậm chí có thể bị chết.
   Yêu cầu nước tưới phải sạch, không chua mặn. Đối với cây rau ăn lá, nên tưới theo kiểu phun mưa bằng bình tưới có gương sen, còn đối với rau ăn quả thì tưới vào gốc.
   Thông thường, sau khi gieo hạt và lấp lên trên hạt giống rau một lớp đất bột mỏng hay là sau khi trồng cây giống, cần phải tưới nước để đảm bảo cho hạt nảy mầm, cây bén rễ được tốt.
   Những đêm có sương muối, sáng ra phải tưới nước lên lá để rửa sương muối, đảm bảo cho cây phát triển tốt.
   Tưới cây nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Chú ý với từng loại đất, mức độ thấm hút nước và giữ nước là khác nhau.
   Tưới nước cho cây cũng đòi hỏi những cách thức cụ thể hợp lý. Tưới nước nhiều cây bị ngập úng, tưới ít nước thì không đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển. Công cụ để tưới cũng cần phải lựa chọn, tránh làm rửa trôi lớp đất màu mỡ, phì nhiêu khi tưới nước.
2.3. Phân bón
  Trong quá trình cải tạo vườn, luôn luôn phải chú ý tới phân bón. Bón phân cho cây trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm của cây tồng. Nhưng phải bón sao cho hợp lý, không ảnh hưởng đến đất đai và những vụ canh tác về rau.
phân bón
Tự sản xuất phân bón hữu cơ
Là việc sử dụng năng lượng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả xấu lên nông sản và môi trường sinh thái. Để bón phân hợp lý, người làm vườn cần nắm bắt được những vấn đề cơ bản sau:* Bón phân hợp lý.
– Bón phân đúng lúc, đúng loại:
  Cây trồng trong thời gian sinh trưởng và phát triển có những thời điểm cần lượng phân và loại phân khác nhau. Vì vậy, cần phải bón đúng lúc, đúng loại mới đem lại hiệu quả cao. Bón phân không nên bón tập trung trong một thời điểm, mà cần phải chia ra làm nhiều giai đoạn. Đối với giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh, cần bón với lượng phân nhiều hơn. Bón phân với nồng độ và liều lượng quá cao, cây không thể sử dụng hết, lượng phân sẽ bị hao hụt nhiều và có thể gây ra nhiều tác hại xấu đối với đất đai, cây trồng.
  Hiện nay, có rất nhiều loại phân bón. Nhưng không phải cây nào, giai đoạn nào cũng có thể bón được. Cho nên trước khi bón cần căn cứ vào đặc tính, giống cây, đất đai… có như vậy mới phát huy được hiệu quả của việc bón phân.
  Thời tiết, mùa vụ có ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón. Vì vậy, khi tiến hành bón phân cần phải căn cứ vào thời tiết, mùa vụ.
  Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá: Bắc – Nam, theo mùa, theo độ cao. Đối với những loại cây trồng ngắn ngày, một năm có thể sản xuất được nhiều vụ. Tuy vậy, mỗi vụ cây trồng lại có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau, nhu cầu đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Chính vì thế cần phải lựa chọn phân bón và bón đúng thời tiết, mùa vụ mới đạt hiệu quả.
  Ví dụ: Bón phân vào thời điểm có lượng mưa lớn, mưa nhiều, rất dễ bị rửa trôi, gây lãng phí. Bón phân vào thời điểm nắng gắt cùng với sự tác động của các hạt phân bón có thể gây cháy lá, hỏng hoa, quả…
– Bón phân đúng cách:
  Có nhiều cách thức bón phân: bón vào hố, vào rãnh, rải trên mặt đất, bón lót, bón thúc (thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết trái, thúc mẩy hạt…). Trước khi bón cần căn cứ vào diện tích, kích thước luống, giống cây trồng, đất trồng … để có cách thức bón phân hợp lý.
  Bón phân là khâu quan trọng không thể thiếu được đối với người làm vườn. Nên phải có cách thức bón phân hợp lý, cây trồng mới cho năng suất cao.
– Bón phân cân đối:
  Cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, sống trên các loại đất khác nhau cũng có nhu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau. Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng cần phải được cân đối hợp lý, các loại nguyên tố ảnh hưởng dư thừa cũng không thể thay thế nguyên tố thiếu hụt khác.
  Trong việc cải tạo vườn gia đình, bón phân cân đối giúp cho việc ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, chống rửa tổi, xói mòn. Bên cạnh đó còn tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. Bảo vệ tốt nguồn nước, khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
– Xử lý trước khi đem bón:
  Trong việc cải tạo đất trồng và chăm sóc cây trồng không thể thiếu phân chuồng. Nó làm tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất và nâng độ dày tầng đất canh tác, giữ và bảo đảm chất dinh dưỡng lâu bền nuôi cây. Bởi vậy, khi cải tạo vườn và trồng trọt phải sử dụng phân chuồng. Nhưng phân chuồng trước khi đem sử dụng cần phải được xử lý bằng cách phương pháp thông thường như sau:
+ Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân ra bón vườn. Vì trong phân chuồng tươi có lẫn hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng, côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn và tuyến trùng gây bệnh.
   Ủ phân có tác dụng sử dụng nhiệt độ cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt cỏ dại và mầm mống bệnh sâu bệnh, côn trùng vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng giảm xuống, nhưng chất lượng lại tăng lên. Sau quá trình ủ phân, người làm vườn thu được phân ủ (phân hữu cơ). Trong phân ủ có mùn, một phần chất hữu cơ chưa được phân huỷ, muối khoảng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, có một lượng Enzym, chất kích thích và các loài vi sinh vật hoại sinh.
Tự ủ phân hữu cơ, phân chuồng – Ảnh: hoinongdan

– Phương pháp ủ phân

+ Phương pháp ủ nóng: 
  Bước 1: Phân gia súc mới thải ra, đem bỏ vào bể, hố chứa đã xây dựng sẵn, có nền không thấm nước (không được nén). Sau đó tưới nước phân lên và giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%.
   Bước 2: Trộn từ 1 – 2% supe lân để giữ đạm.
   Bước 3: Lấy bùn ao phủ bên ngoài đống phân.
   Bước 4: Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
   Ưu điểm: Ủ nóng có tác dụng tiêu diệt hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống gây bệnh. Ủ phân sau 30 – 40 ngày có thể sử dụng được.
+ Phương pháp ủ nguội.
   Bước 1: Phân gia súc thải ra, đem xếp thành lớp và nén chặt.
   Bước 2: Trên mỗi lớp phân chuồng, rắc khoảng 2 % phân lân.
   Bước 3: Lấy đất bùn phơi khô đập nhỏ hoặc đất bột phủ lên và nén chặt.
   Lưu ý:
   Chiều cao, chiều dài và chiều rộng của đống phân phụ thuộc vào lượng phân chuồng có sẵn nên khi xếp phân xong, lấy bùn ao phủ bên ngoài đống phân.
   Sau khoảng thời gian 5 – 6 tháng, phân có thể sử dụng được. Phân ủ bằng phương pháp ủ nguội cho chất lượng tốt hơn khi phân ủ nóng.
   Ngoài 2 phương pháp ủ phân trên đây, còn có phương pháp ủ nóng trước, ủ nguội sau, những phương pháp này tốn nhiều công đoạn. Hơn nữa với vườn gia đình, sử dụng phương pháp ủ nóng hay ủ nguội là được.