Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhPhong lanKỹ thuật trồng phong lan Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

960 lượt xem
hoa lan

CÁCH ĐẶT TÊN. NHÂN GIỐNG TỪ HẠT VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH

Tác giả: STEPHEN R. BATCHELOR

Những người trồng lan thâm căn cố đế cũng như những người mới vào nghề thường xuyên được mời chào để đưa vào bộ sưu tập những cây lan gieo từ hạt cũng như những cây lan từ cấy mô. Cả hai loại này đều có thể kiếm được hoặc là được đựng trong các chai, trong một chậu chung, cũng có khi mỗi cây trong một chậu với cây có chiều cao hai, ba inches hoặc lớn hơn, nhưng chúng được nhân giống từ những kỹ thuật cơ bản khác nhau. Sự khác biệt có ảnh hưởng quan trọng trong việc ra hoa của mỗi loại, do vậy những người sưu tầm cần phải biết điều này.

GIEO HẠT

Gieo hạt là kết quả của quá trình thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái. Quá trình này được bắt đầu với việc đặt phấn vào bề mặt của bầu nhụy của trụ hoa, công việc đó gọi là thụ phấn. Giả thiết có sự tương hợp, ống phấn hoa từ đó sẽ đi xuống qua  trụ hoa rồi tới bầu hoa. Tại đây chúng tạo sự di truyền từ phấn hoa của hoa đực và noãn của hoa cái. Đó là quá trình thụ tinh, sự kiện này sẽ xuất hiện khoảng hai đến ba tháng sau khi thụ phấn. Mỗi hạt trong số lượng hạt không thể đếm được sẽ mặc định đặc tính gen riêng của chúng. Với sự nảy mầm, trưởng thành và ra hoa, các gen này tự chúng bộc lộ trên các đặc tính thực vật và hoa của chúng.

Những nhà lan học nhận ra sự khác biệt về gen của mỗi loài lan từ hạt của chúng, dù trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm. Một khi đưa ra trồng, thì những cây lan được sản xuất theo giới tính đó được gọi là cây lan trồng. Ngoại trừ những cây lan trồng, hoặc những cây được nhân ra thành hai hoặc nhiều cây, cần phải đặt tên cho cây đó. Việc làm này là để tách bạch đặc tính của từng loài lan trồng, và nét đặc trưng của nó.

Để minh họa cho vấn đề này, có thể tham khảo bức ảnh loài Rhyncholaeliocattelya Green Dragoon ‘Lenette’, đã được giải thưởng Award of Merit (AM/AOS) của Hội Hoa lan Hoa kỳ. Nguyên thủy, một số cây không được phân loại, được sản xuất bởi khi người ta trồng như cây Rhyncholaeliocattleya Harriet Moseley (được lai tạo bởi hai loài là Rlc. Deesse và Cattleya bicolor) và đã cho hoa như ảnh dưới. Cây lan lai này đã được đăng ký với cơ quan đăng ký loài lan mới tại The Royal Horticultural Society of London, England, dưới cái tên Rhyncholaeliocattleya Green Dragoon, tên này được công bố lần đầu vào năm 1978, người đăng ký là Carter and Holmes Orchids, mà cha mẹ của nó là cây Rlc. Harriet Moseley X C. bicolor.

Nhân giống 1

Tiếp theo sau khi đã đăng ký thành công, người ta chỉ còn gọi tên cây lan này là Rhyncholaeliocattleya Green Dragoon.  Cây Rhyncholaeliocattleya Green Dragon sau khi đã được trồng ở nhiều nơi, nó đã gây được sự chú ý, đặc biệt là trong đợt triển lãm ở trụ sở AOS, bởi Lenette Greenhouses.

Có một số nguyên tắc quan trọng trong việc đặt tên cho cây lan có thể được ghi nhận từ các cuộc thảo luận trước đây. Mỗi cây lan khi đã được xác định cần phải có hai cái tên, dù cho đó là loài nguyên thủy hoặc đã được lai tạo, tên đầu tiên chỉ giống và luôn viết chữ in hoa và in nghiêng (còn nếu viết tay thì phải gạch  dưới tên đó) – thí dụ Rhyncholaeliocattleya Harriet Mosley. Đối với tên thứ hai, nếu là chữ in thì khác, dù đó là một loài hoặc là một cây lai có quan hệ. Trong trường hợp là một loài, thì tên thứ hai cũng phải in nghiêng hoặc gạch dưới, nhưng không viết chữ hoa – thí dụ Cattleya bicolor . Với cây lan lai, thì tên thứ hai không viết nghiêng nhưng luôn phải viết hoa – thí dụ Rhyncholaeliocattleya Green Dragoon. Nếu tên cây lan trồng có sự bảo chứng, thì sau tên một loài hoặc tên cây lai, luôn trong ngoặc đơn, viết hoa, và trong kiểu chữ Roman (không in nghiêng hoặc gạch dưới). Nếu như một cây trồng mà nhận được giải thưởng, thì chữ viết tắt của giải thưởng phải đặt sau chót, sau tên người trồng và cách nhau bởi một dấu phết (,) – thí dụ, Brassocattleya Green Dragoon ‘Lenette’, AM/AOS. Bất kể là cây trồng, loài nguyên thủy hoặc lai tạo thì tên của nó không được viết tắt, chỉ tên của giống thì có thể được viết tắt – thí dụ, Rlc. Green Dragoon ‘Lenette’ AM/AOS. Để hiểu sâu hơn nguyên tắc này, các bạn có thể sưu tầm cuốn Cẩm nang về cách đặt tên và đăng ký cho lan, Ấn bản lần thứ hai, hoặc trong danh mục Sander’s của các loài lan lai, do nhà xuất bản The Royal Horticultural Society ấn hành.

NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

Bởi sự phức tạp về gen di truyền của chúng, việc nhân giống các cây lan không như một cuộc thử nghiệm một cách bất cẩn. Bất cứ thời gian nào mà ta đặt phấn hoa vào đầu nhụy, sẽ có những kết quả đưa đến sự biến đổi những thế hệ hoa.

Nhân giống 2

Việc gia tăng sự biến đổi trong những loài lan này được hình thành từ hạt là một thực tế rằng tên của cây trồng không dược ghi nhận khi đăng ký loài lan lai, trừ khi có sự hiểu lầm rằng mỗi cây được xử dụng để lai tạo là sự khác biệt về mặt di truyền. Có nghĩa là, thí dụ các cuộc lai tạo tiếp theo giữa cây Rlc. Harriet Moseley với cây Cattleya bicolor, mặc dù chúng vẫn mang theo những đặc tính chính của cây Cattleya bicolor, nhưng người ta vẫn gọi chúng với cái tên Rhyncholaeliocattleya Green Dragoon. Không có gì phải nghi ngờ, khi nhìn vào hình minh họa ở dưới, đó là kết quả của việc lai tạo giữa cây C. bicolor với cây Rlc. Harriet Moseley, kết quả là sự biến đổi trong số cây gieo hạt lớn hơn sự biến đổi trong cùng một loài.

Nhân giống 3

Điểm quan trọng nhất là nhân giống bằng hạt thì không bảo đảm, không chắc chắn cho đến khi mỗi cây trưởng thành cho hoa. Muốn cho việc lai tạo thành công thì phải làm đi làm lại nhiều lần, dù cho là lai từ cây cha mẹ gốc hoặc từ hai cây khác nhau, có thể dòng vô tính sẽ rất khác nhau. Tất cả những cây như vậy sẽ được gọi với tên lan lai tạo đã được đăng ký. Một lần nữa, do tính chất phức tạp của gen của lan, sự biến đổi với một loạt cây lan con là một nguyên tắc, không có sự loại trừ. Không một ai, kể cả những người có kiến thức có thể biết một cách chính xác kết quả của bất kỳ sự lai tạo nào cho đến khi chúng cho ta kết quả. Điều này mang lại nhiều sự hứng thú, hồi hộp cho những người ham mê những điều bất ngờ, trong khi lại thường xuyên mang đến sự thất vọng cho những người không say mê.

Nếu bạn có ý định lai tạo một giống lan nào đó, hãy bắt đầu một cách có phương pháp. Không có nhà lai tạo lan nào đã từng thành công mà không có kiến thức đầy đủ về di truyền học – những cây đã cho ta thấy những đặc tính có khả năng sinh tồn, khả năng di truyền của chúng từ năm này qua năm khác. Những cây tốt nhất cũng không nhất thiết sinh sản ra thế con cháu của chúng là tốt nhất; Chúng cũng chỉ có thể cho chúng ta một vài kết quả đáng hài lòng. Bước đầu tiên hãy tích lũy các giống, bước này có thể phải trải qua nhiều năm và cũng tiêu tốn khá nhiều tiền. Bước tiếp theo là chuẩn bị co sở vật chất cần thiết để nuôi trồng những cây con cho đến khi chúng trưởng thành và phát hoa – nói cách khác, bạn đã có đủ tiện nghi chưa (địa điểm chẳng hạn). Cũng có những dịch vụ cấy mô vào chai nếu như bạn không có đủ phương tiện và chuyên môn trong việc gieo hạt trên chất thạch nghèo dinh dưỡng. Nhưng nếu một khi các chai chứa đầy cây con được chuyển trả bạn , mà bạn không có đủ không gian cần thiết, hoặc không có thời gian để đưa chúng ra chậu chung hoặc riêng, ta sẽ phải làm gì? Hoặc ta có thể bán hoặc bỏ đi một phần, nhưng khi làm vậy, kết quả sẽ là ta sẽ có được một thế hệ sau tốt hơn dù ít ỏi.

Thông tin về vấn đề này được tìm thấy khá nhiều trong thư viện, nếu bạn muốn từng bước thực hiện việc nhân giống bằng gieo hạt, bạn có thể đọc bài của Charles Marden Fitch, mục về thụ phấn hoa Cattleya. Hoặc của bà Rebecca Tyson Northen, cung cấp cho ta kiến thức một cách chi tiết từ việc gieo hạt đến chăm sóc cho cây con ra hoa, trong mục ‘Trồng lan trong nhà’. Có thêm triết lý đằng sau việc lai tạo, bạn có thể đọc bài ‘Linh hồn của Stanfieldara Sarah – cách tạo gen riêng cho bạn’ của H. Phillips Jesup.

SINH SẢN VÔ TÍNH

Tương phản mạnh mẽ với sự biến đổi và những yếu tố không mong muốn xảy ra trong quá trình giao hạt ở những cây lan mà ta mua về hoặc tự nhân giống, việc sinh sản vô tính sẽ cho ta những cây lan nhân giống ra được biết trước thuộc tính của hoa như thế nào. Sinh sản vô tính là một sản phẩm của một quá trình  mà ở đó, một phần mô của một cây thuần nhất được cắt ra và trong một tiến trình hóa học và cơ học phức tạp để cho ra hàng ngàn cây con, tất cả những cây con đó đều có thuộc tính của cây gốc, nhưng cũng phải nói để có được như vậy, quá trình làm phải hết sức cẩn thận và chính xác. Trong những năm sáu mươi, tất cả mọi người trồng lan đều có thể thực hiện việc cấy mô, với một số giới hạn các phương tiện, song cũng có nhiều cây đoạt giải thưởng cũng như có những cây cao cấp.

Nếu bạn mua những cây lan được cấy mô thì nhà cung cấp phải bảo hành cho bạn ba năm, bảo đảm rằng cây lan đó sẽ tiếp tục ra hoa giống như cây cha mẹ chúng. Song cũng phải thấy rằng, sự biến đổi đôi khi còn phụ thuộc vào cách trồng của người chơi. Kích thước của hoa và chất lượng hoa cũng có thể khác với điều kiện của cây lan. Đương nhiên, một cây lan khỏe mạnh bao giờ cũng cho hoa to hơn và đẹp hơn! Mặt khác, giả dụ các bạn đặt mua cây lan được ghi “Blc. Green Dragon”, được trồng trong chậu 3”, đó là một cây chưa ra hoa, đó là kết quả của cây lan lai từ hai cây khác nhau (Brassocattleya Harriet và Cattleya bicolor). Khi cây Blc. Green Dragoon ra hoa thì hoa có thể khác nhưng cũng không khác nhau nhiều quá. Họ chỉ bảo đảm với bạn rằng nó cũng tương tự như nhau mà thôi, chứ không hoàn toàn giống nhau.

Tóm lại, sinh sản vô tính là cách nhân giống không thụ tinh, còn nhân giống từ hạt là nhân giống có thụ tinh, quá tình nhân giống có thụ tinh sẽ nhận được kết quả mang đặc tính từ hai cây khác nhau, đôi khi đó là những đặc tính mà ta không mong muốn. Việc một nhà lai tạo giống có thể lấy phấn hoa từ một cây được giải thưởng mà cây đó lại sinh ra từ sinh sản vô tính cho thụ tinh với một cây khác mà cây đó khi mua về ta chưa biết hoa của nó như thế nào, thì đó là tùy thuộc vào mỗi người. Dù vậy, một bộ sưu tập nếu không phải là sinh sản vô tính (cấy mô) thì sẽ thiếu đặc tính riên của nó, còn nếu ta thực hiện việc sinh sản vô tính thì có thể chỉ gặp tình trạng về chất lượng các cây con./.

Kỳ sau: NHÂN GIỐNG LAN Ở QUY MÔ NHỎ

Originally posted 2017-01-03 17:54:39.

Bài Liên Quan

Để lại bình luận