Kỹ thuật đôn rễ sứ Thái

Cây sứ Thái Lan đẹp nhất nhờ hoa, nhưng giá trị của nó còn ở phần củ và rễ.

Củ của cây sức chỉ có ở những cây được trồng bằng hột. Củ đã sinh ra từ lúc cây còn nhỏ, vị trí của nó nằm ở phần cổ rễ, giữa thân và bộ rễ bên dưới. Củ sứ Thái phình to, to gấp mấy lần gốc của thân, vốn mập mạp. Hình dáng của củ rất đa dạng. Có củ hình người trong thế nằm, ngồi, hoặc giống một bộ phận nào đó của người. Có đủ hình thú vật, hoặc không mang một hình thù nào cả.

Những củ sứ mang một hình thù rõ nét nào, dù là giống người hay giống vật đều được nhiều người ưa chuộng, quý, và tất nhiên có giá cao.

Thông thường củ sứ thường trồi hẳn lên trên mặt đất chậu, nhưng cũng có ít trường hợp củ bị lớp đất mặt phủ kín lên, do cây lúc nhỏ trồng quá sâu.

Củ sứ đẹp còn nhờ vào sự kết hợp của bộ rễ bên dưới được đôn lên, để tuỳ trường hợp mà uống sửa để tạo được hình dáng mà mình mong muốn. Nói cách khác, tuỳ vào hình dáng sẵn có của củ mà ta uốn sửa rễ cho phù hợp để may ra có được một “tác phẩm” có ấn tượng.

đôn rễ sứ Thái
Ngoài hoa, việc đôn rễ sứ Thái giúp tăng giá trị

 

Đôn rễ là việc làm có tính toán, có kết hợp của khối óc và bản tay khéo léo của nghệ nhân. Người ta chỉ đôn rễ trong những dịp sang chậu, thay đất vào chậu.

Khi cây sức được năm sáu tháng tuổi, ta đã bắt đầu tính đến chuyện đôn rễ từ từ. Mỗi lần thay đất cũ bằng đất mới, hoặc sang chậu nhỏ qua chậu lớn là tiến hành luôn việc đôn rễ. Lần đầu đôn lên một chút, lần sau đôn lên cho cao thêm … cứ nhích dần cho bộ rễ trồi dần lên khỏi mặt đất. Tất nhiên phần rễ còn lại bên dưới sau khi đôn xong vẫn còn đủ độ dài để bám chắc vào đất, vừa giúp cây đứng vững, vừa đủ sức thực hiện chức năng của nó là hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây .

Giữa hai lần đôn rễ ít ra phải vài ba tháng, vì còn có đủ thời gian cần thiết để cho đoạn rễ trồi lên trên đủ sức cứng cáp, mới đôn tiếp lên được. Việc này mà làm gấp gáp quá kết quả cũng không tốt. Người ta bảo “dục tốt bất đạt” là vậy.

Một lần đôn rễ lên là một lần uốn sửa rễ cho đúng “thế” mà mình mong muốn. Cái khó là ở điểm này. Thí dụ: nếu dáng củ tự nhiên đã có hình con chó hay con lân, thì nên sửa bộ rễ sao cho có chân, có đuôi … Nếu củ hình đầu rồng thì rễ sẽ là râu rồng, chân rồng mới quý.

Thế nhưng kết quả còn tuỳ vào sự cấu tạo của rễ ra sao nữa. Nếu những rễ con bên dưới mà đóng chuệch choạc, không đúng vào các vị trí để uốn thành chân, thành đuôi thì dù nghệ nhân có tài cách mấy cũng đành bó tay thúc thủ.

Tạo được hình dáng có ý nghĩa về mặt nghệ thuậ và mỹ thuật cho cũ và rễ là việc khó khăn, và đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng, giữ gìn cho “tác phẩm” đó khỏi bị hư hại, như bị thương tật, trầy xước cũng là chuyện khó. Vì khi củ đã bị thương tật, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì công khó của ta sẽ là công dã tràng, vì cũ có thể bị thối nhũn.

Muốn tránh chuyện đáng buồn này, chỉ còn cách bài trừ cỏ dại triệt để, như vậy côn trùng và các mầm mống bệnh hại khác bớt lui tới, đồng thời phải cẩn thận tối đa mỗi khi gần gũi cây sứ đó để tưới bón hay làm những việc chăm sóc khác.

Với người trồng sứ kinh doanh cũng vậy, những cây sứ quý này bao giờ cũng được tập trung vào một khu vực riêng, và có … chế độ chăm sóc riêng, vì đây là mặt hàng vô giá!

Qua đây chúng tôi cũng xin trình bày về cách Bứng Sứ

Thân cũng như rễ cây sứ Thái Lan lúc nào cũng căng cứng, nhưng là thứ “mập bủng” va chạm mạnh là trầy trụa, là bị móp lủng sâu vào. Phải bôi vôi ăn trầu hoặc các thuốc liền da/sẹo hiện bán trên thị trườn ghiện nay để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công, còn nặng thì nhổ cây lên, rửa sạch đất cát rồi treo vào nơi mát mẻ trong nhà một thời gian cho vết thương lành hẳn mới đem ra trồng trở lại. Nếu không can thiệp bằng một trong hai cách đó thì trước sau gì cây sứ đó cũng bị chứng thối nhũn dẫn đến chết.

Vì thế, bứng cây sứ phải cẩn thận để tránh va giập. Song việc bứng sứ không phải là việc không làm mà được. Mỗi lần thay đất vào chậu, hay sang chậu lại là một lần phải bứng cây.

Đây là việc phải làm cẩn thận và từ từ, nóng vội sẽ hư việc. Phải dùng cái bay nhỏ, có khi sử dụng cái que để moi móc cho hết lớp đất đóng sát thành chậu ra ngoài, sau đó việc bứng cây mới dễ dàng.

Trong trường hợp lớp đất này quá cứng, cạy không được, có lẽ ta phải đi đến quyết định cuối cùng là nên chọn cây sứ quý hay là chọn cái chậu đây. Nếu đúng là cây sứ quý hơn thì chỉ còn cách … đập bể chậu mới cứu được cả bầu rễ an toán!

Tóm lại, việc chăm sóc cây sứ Thái Lan không mất nhiều công sức và thì giờ, nhưng đòi hỏi ở người trồng sự khéo léo và tính nhẫn nại. Sự hấp tấp và nóng vội nhiều khi hỏng việc.

Việt Chương – Nguyễn Việt Thi

Originally posted 2015-01-05 12:54:11.

0 bình luận về “Kỹ thuật đôn rễ sứ Thái”

  1. con o binh thuan con trong hot su hon mot nam ma sao cu cua no chi bang ngon tay cai va than bang ngon tay ut, con muon nho cac chu bac tren mang chi giup dum con vi day la lan dau tien con trong su

    Bình luận
  2. ho em hỏi: em trồng sứ từ hạt hơn 1 năm, giờ em không biết nên nâng củ cao lên hay để cho củ phát triển tiếp trong đất. khi nào mới nên cắt ngang thân để cây ra nhiều nhánh. xin cảm ơn!

    Bình luận

Viết một bình luận