Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhCây cảnh Phòng và chữa bệnh thối củ cây sứ Thái

Phòng và chữa bệnh thối củ cây sứ Thái

443 lượt xem
sứ Thái

Cũng giống như cây xương rồng, Sứ Thái Lan có nguồn gốc từ sa mạc nên chịu được khí hậu nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Cây sứ này thích hợp với cường độ ánh sáng từ 80 đến 100 phần trăm, nên trồng giữa nắng thì tốt hơn trồng trong bóng râm.

Nhưng sứ Thái lại không thích hợp với vùng có mùa mưa kéo dài và vùng có thời tiết lạnh giá. Mưa nhiều, đất trương nước, cây có thể bị thối nhũn bộ rễ mà chết. Thời tiết lạnh kéo dài, chỉ cần dưới 12 độ C, cây gần như ngừng tăng trưởng.

Sứ Thái Lan trổ hoa quanh năm, nhưng so với mùa mưa thì mùa nắng cây sai hoa hơn, và sắc hoa tươi thắm hơn.

Hoa sứ Thái Lan mang vẻ đẹp, gợi nhìn nên dù không hương thơm nó vẫn đủ ma lực quyến rũ người thưởng ngoạn. Tuy không có mùi thơm nhưng sứ Thái vẫn được người đời cho mang cái tên của loài hoa kiểu sa: hoa hồng, nhưng là Hồng sa mạc (Desert rose). Đây là cái tên thường gọi của nó ở các nước khác, trong khi nước Việt mình lại lấy tên là Sứ Thái Lan.

Cái khó của người trồng sứ là chăm sóc làm sao để cây sứ Thái Lan của mình trổ hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Muốn có chậu sứ Thái Lan nở hoa rộ vào dịp Tết Nguyên Đán, việc này cũng dễ thực hiện nếu bạn nắm rõ được thời tiết trong năm của vùng như thế nào, để trù liệu thời điểm cắt cành cho sát đúng. Nhiều người còn cẩn thận hơn, dự đoán thời tiết sẽ biến chuyển ra sao sau ngày cắt cành để chăm sóc đúng cách cho cây sứ ra hoa đúng dịp lễ quan trọng này.

Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy:

  • Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch mưa nhiều nắng ít thì nên tiến hành việc cắt cành vào dịp rằm tháng bảy Âm lịch (lễ Vu Lan).
  • Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch nắng nhiều thì nên cắt cành vào dịp Tết Trung Thu (rằm tháng Tám Âm lịch)

Những tháng đầu năm nếu để ý theo dõi thời tiết xảy ra thế nào thì đó là việc dễ, nhưng với ba bốn tháng còn lại cuối năm là việc sắp tới, thời tiết sẽ chuyển biến tốt xấu ra sao thì đó là chuyện của trời đất, nào ai rõ được! Nhưng việc này cũng không thể hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi đẩy đưa … Đặc biệt là cần tránh bệnh thối của ở cây sứ Thái, nếu muốn có hoa đẹp thưởng ngoạn ngày Tết Nguyên Đán.

Bệnh thối củ cây sứ Thái

Cây sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt thuộc họ Apocyanacae (Trúc Đào) hay còn gọi là sứ sa mạc; thuộc nhóm cây mọng nước, đã được trồng phổ biến ở nước ta, với bộ rễ và thân có dáng đặc biệt, đẹp nhất là bộ rễ, hoa nở từng chùm thật rực rỡ. Cây chịu hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây kiểng Việt Nam. Do có bộ rễ đẹp, bắt mắt, hấp dẫn, chính điều này đã làm tăng thêm giá trị của cây sứ Thái. Tuy nhiên, để cây ra hoa đẹp và nhiều nhất là hạn chế việc chết cây do bệnh thối củ, đòi hỏi người trồng và chăm sóc phải nắm vững kỹ thuật và tích lũy nhiều kinh nghiệm.

bệnh thối củ cây sứ Thái

Một cây sứ đẹp

Bệnh thối củ ở cây sứ Thái là bệnh rất phổ biến hầu như các nhà vườn hay các nghệ nhân đã có nhiều kinh nghiệm đều gặp phải, nhất là những lúc mưa nhiều, chất trồng quá ẩm, hay trong quá trình thay chậu, cắt rễ, tạo dáng để cây ra hoa vào dịp Tết,…

Cây đã bị bệnh rất khó khắc phục, bệnh nặng cây có thể chết hoàn toàn, nếu có khắc phục được thì bộ rễ đẹp của cây sẽ không còn nguyên vẹn vóc dáng ban đầu. Để hạn chế bệnh thối củ ở cây sứ Thái, trước hết, chất trồng phải hoàn toàn sạch bệnh, do đó, hỗn hợp chất trồng cây sứ Thái phải được ủ trước khi sử dụng.  Nhằm tăng cường hệ vi sinh vật có lợi để giảm thiểu vi sinh vật gây hại trong chất trồng, khi ủ phân cần bổ sung thêm men vi sinh Trichoderma.
Men vi sinh Trichoderma ngăn ngừa tốt bệnh thối rễ, thối thân cho tất cả cây trồng, đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích giúp phân mau phân hủy và tăng cường dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, còn kháng lại các loại nấm gây hại như: nấm Phytopthora, Rhizoctonia và Fusarium là thủ phạm gây bệnh thối củ ở cây sứ Thái và các cây trồng khác.
Hỗn hợp chất trồng đề nghị gồm:

Thành phần Tỷlệ
Tro trấu 30%
Vỏ trấu tươi hay vỏ đậu phộng 20%
Xơ dừa cám 20%
Phân hữu cơ (phân trâu bò gà) 20%
Cát hạt to 10%
Phân lân(Long Thành) 5-10 ký/ 1 tấn

Men vi sinhTrichoderma  Sp từ 3-5 ký/ 1 tấn (lượng men càng nhiều, phân càng mau phân hủy).   Thời gian ủ từ 45-60 ngày theo phương pháp ủ phân hữu cơ.

Lưu ý:

Chất trồng được ủ bằng men vi sinh nên hạn chế sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc trừ nấm bệnh hóa học khác, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Với hỗn hợp chất trồng trên đã hạn chế được hoàn toàn bệnh thối củ ở cây sứ  Thái. Cây phát triển tốt, ra hoa đẹp và nhiều. Đặc biệt, còn tiết kiệm được phân bón và thuốc BVTV, mang lại hiệu quả cao.

Chúc các bạn có được những kinh nghiệm quý để trồng và chăm sóc cây sứ Thái Lan của mình mạnh khoẻ, ra hoa đẹp ngày Tết. Nếu có những chia sẻ về kinh nghiệp trồng sứ Thái, xin vui lòng ghi lại ở bên dưới bài viết này.

Originally posted 2014-04-20 21:16:50.

Bài Liên Quan

2 bình luận

Doãn Thanh Bình 09/09/2022 - 16:36

Tại sao cây hoa sứ nhà em cứ ra nụ là bị cháy ko nở đc hoa sau đó rụng dần

Trả Lời
Farmvina - Thư viện cây kiểng 03/10/2022 - 09:38

Bạn thử áp dụng các kỹ thuật trong bài viết bạn nhé! Thân mến & chúc thành công!

Trả Lời

Để lại bình luận