Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhCây cảnh Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

416 lượt xem
lộc vừng

Lộc vừng là cây trồng khá phổ biến hiện nay, cây cho hoa đẹp, màu đỏ chói lòa và đặc biệt rất sai hoa. Hiện nay đã có khá nhiều người trồng cây lộc vừng và uốn tạo thế nó thành một cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao, trong khi đó, trước kia người ta chỉ thường trồng lộc vừng để lấy gỗ hay làm cây bóng mát. Cây được phân bố rộng rãi khắp cả nước ta, khắp các vùng miền.

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.

  • Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.
  • Họ: Lecythidaceae (Lộc Vừng)
  • Nguồn gốc: từ các nước thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan

Đặc điểm nổi bật của cây lộc vừng

Cây được nhân giống bằng cách chiết cành hay trồng bằng hạt, những hạt già đã chín được trồng là tốt nhất, còn những cành được chọn  là những cành không già mà cũng không quá non. Đã ra hoa thì càng tốt.

Cây lộc vừng cần trồng ở đất tơi xốp, thoát nước tốt, nếu trồng ở đất rễ cây sẽ phát triển rất sâu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất bởi thế ta không cần phải tưới nước quá nhiều, còn trồng trong chậu thì nên tưới nước thường xuyên.

Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ trồng lâu năm, chiều cao trung bình khoảng từ 15- 20m, đường kính 40-50cm. Thân cây non có màu xanh, còn thân già thì sần sùi có màu nâu xám, vỏ cây nứt dọc hay bong mảng có hình chữ nhật, phần thịt vỏ phía trong màu đỏ hồng, nhiều sơ và dịch màu đỏ. Cây có cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì tán lá càng rộng.

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây.

Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng hiện được trồng làm cây cảnh có giá trị kinh tế cao, giá cả thì vô cùng nó còn phụ thuộc vào vẻ đẹp của cây cũng như sở thích của người mua nữa, có những cây cho giá lên tới cả trăm triệu.

Cây lộc vừng có tán rộng nên được trồng ở công viên, bờ hồ, đường phố, sân vườn…để làm cây bóng mát, tỏa bóng che cả một vùng, không chỉ thế, cây còn cho hoa đẹp có tác dụng trang trí khuôn viên, cây hút khí độc nhả khí oxi giúp cho bầu không khí trong lành hơn nữa.

Cây lộc vừng còn là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an và là cây cảnh quý vì thế nó còn thích hợp làm cây phong thủy, cây quà tặng nhân dịp tân gia, khai trương, khánh thành…

Trồng lộc vừng không quá khó nhưng chăm chút cho cây trở thành một cây cảnh phát triển lâu, thế đẹp và cho hoa thường xuyên thì không dễ dàng nhé. Vị trí trồng cây cũng khá quan trọng, đây là cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời để cây hấp thụ đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, trao đổi chất.

Nếu thấy có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hay cành chết, ta cần đảm bảo cây không bị úng nước và không sâu bệnh, nếu có giện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc ngay.

Originally posted 2014-04-19 12:24:16.

Bài Liên Quan