Chỉ bạn cách chăm sóc cây thiết mộc lan

Khi trồng cây cảnh trong nhà, ắt gia chủ phải nghĩ tới giá trị về mặt tâm linh, phong thuỷ của cây cảnh. Việc lựa chọn những loài cây gì, đặt ở đâu, hình dáng cây như thế nào là điều vô cùng quan trọng trong phong thuỷ. Vì mỗi loài cây đều có ý nghĩa riêng, tác dụng riêng đối với sinh khí trong ngôi nhà. Loạt bài viết về cây cảnh phong thuỷ hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn cây thiết mộc lan, một loài cây được trồng khá phổ biến trong nhà và các văn phòng làm việc.

Cây  Thiết Mộc Lan có tên khoa học là: Dracaena fragrans, cây có nguồn gốc bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi.

Thiết Mộc Lan là loại cây cảnh trong văn phòng, nội thất, trồng bên trong và ngoài ngôi nhà. Được ưa chuộng bởi là loại cây đặc biệt, có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ những độc tố gây ô nhiễm trong không khí.. Thiết mộc lan hấp thụ chất monoxide de carbone rất tốt và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde
Cây thiết mộc lan có lá mọc xung quanh thân cây thành hình nơ, lá dài gần giống lá cây ngô nhưng ngắn hơn, có màu xanh sẫm và bóng, trên lá có một hoặc hai dải màu dọc từ cuống tới ngọn lá, màu vàng nhạt và đậm dần vào giữa.
Thiết Mộc Lan là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 0,8m  và rộng 10 cm, sống rất khỏe, chỉ cần một cành nhỏ dâm xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn.. Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 5-6m,Thiết mộc Lan  có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragans (nghĩa là hương thơm).

Ý nghĩa trồng cây Thiết Mộc Lan
Khi trồng cây cảnh trong nhà, thì mọi người thường nghĩ tới về giá trị tâm linh và ý nghĩa về cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy, khi mua cây cảnh như cây Thiết Mộc Lan thì việc đặt cây ở đâu và vị trí cây chỗ nào thì không hẳn ai cũng biết, điều đó rất quan trọng trong phong thủy cây đặt đều có ý nghĩa tác dụng và ý nghĩa riêng đối với sinh khí trong ngôi nhà

Thiết mộc lan là loại cây tương đối dễ trồng, nó có thể được trồng từ nhiều bộ phận trên cơ thể và nó cũng có khả năng sống trong nhiều môi trường khác nhau:

1. Thiết mộc lan có thể trồng trực tiếp trong nước

Thường loại này dùng làm chậu cảnh để trên bàn làm việc, trang trí nội thất, vì tính nhỏ gọn và tiện dụng của nó. Do sống bằng chất dinh dưỡng tự thân của nó, nên thời gian sống trong trường hợp này thường không kéo dài nó chỉ sống trung bình khoảng 2-3 tháng.

 2. Chậu cảnh thiết mộc lan khúc có thể trồng bằng thân

Bạn có thể chặt 1 đoạn từ thân cây để nhân giống cho thiết mộc lan, loại này cũng dễ sống, tuy nhiên, thường tuổi thọ không cao nếu để trong mát. Thời gian chơi thiết mộc lan khúc này khoảng 4-5 tháng.

Nếu để trong mát thì cây của bạn sẽ quang hợp kém, bộ rễ không phát triển, nên mầm cây sẽ chuyển từ giai đoạn sung sức, khỏe khoắn, sang giai đoạn lá bắt đầu dài ra, mỏng dần đi và rủ xuống. Tuy nhiên, nếu để chậu ngoài trời, đủ nắng và được chăm sóc, thiết mộc lan sẽ phát triển bình thường, và rồi thành chậu cảnh thiết mộc lan khỏe mạnh.

  3. Chậu cảnh thiết mộc lan có thể trồng bằng gốc :

Sau khi được cắt bỏ bớt phần ngọn và thân, Thiết mộc lan khỏe hơn phát tài thân, và sống lâu hơn. Tuy nhiên, nếu để hoàn toàn trong mát và lâu dài, gốc phát tài cũng mất sức dần và lụi đi. Ngược lại, nếu có điều kiện chăm thiết mộc lan với đầy đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh nắng gốc phát tài sẽ phát triển thành cây và thời gian chơi được lâu dài. Chậu cảnh này sẽ phát triển mạnh khỏe, vào thời điểm cuối năm khi tiết trời se lạnh, thiết mộc lan còn có thể ra hoa là những chùm dài, và cho hương thơm ngát.

Cây thiết mộc lan là loại cây cảnh đẹp thân gỗ, cây có độ bền cao khi sống trong điều kiện ánh sáng dâm mát . Cây thiết mộc lan dễ chăm sóc và nuôi dưỡng. Khi dùng trong nhà chúng ta nên có chế độ chăm sóc theo định kì, 3 ngày tưới nước 1 lần, và hàng tháng bón lân cho cây. Một số lưu ý về việc bố trí và chăm sóc chậu cảnh thiết mộc lan hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc  nhé!