Trang Chủ Kinh nghiệm trồng cây cảnhHoa cảnhĐịa lan Phương pháp tưới nước cho địa lan bạn cần nắm

Phương pháp tưới nước cho địa lan bạn cần nắm

182 lượt xem
tưới nước cho địa lan

Các phương pháp tưới nước cho địa lan phù hợp phải căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện trồng, giống, tình hình sinh trưởng, độ lớn của chậu, giá thể… để quyết định chế độ, phương pháp tưới nước, đồng thời phải dựa vào kinh nghiệm thực tế thông qua tìm hiểu sinh lý của hoa địa lan mà xử lý tưới nước một cách linh hoạt đúng thời gian và đúng liều lượng.

Những người trồng hoa lan đều cho rằng: Phương pháp tưới nước cho hoa lan là một nghệ thuật, tục ngữ có câu: “biết một chút về trồng hoa lan, phải mất 3 năm công tưới nước”, ý nói rằng muốn nắm vững kỹ xảo trồng hoa lan thì cũng phải trải qua 3 năm tìm hiểu và tổng kết. Bốn chữ “phương pháp tưới nước” tưởng chừng không học cũng biết.

Xem thêm: Tưới nước cho hoa lan có đơn giản?

Phương pháp tưới nước như thế nào là khác biệt

– Căn cứ để có được phương pháp tưới nước phù hợp cho địa lan

Đề ra phương pháp tưới nước cho địa lan đúng cách cần tùy thuộc vào độ lớn của chậu, đất và thời gian tưới.

Thông thường giá thể trồng địa lan phải thường xuyên ẩm ướt, nhưng không được quá ẩm ướt. Cần căn cứ vào chậu để trồng địa lan, giá thể, thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây để quyết định lượng nước: ví dụ như loại chậu đất nung có nhiều lỗ sẵn có khả năng thông khí, hút nước thoát nước, giữ nước nên có khả năng điều tiết chức năng hút nước của rễ do đó lượng nước tưới có nhiều một chút cũng không ảnh hưởng đến cây.

Còn loại chậu nhựa không lỗ thông hơi, không hút nước, không thoát nước, không khí lưu thông kém, mặc dù gần đây có sự cải tiến bằng cách đục lỗ xung quanh nhưng vẫn kém hơn loại chậu đất nung, cho nên khi tưới nước cần phải chú ý đến điều tiết lượng nước tưới phải ít hơn một chút.

Ngoài ra tính chất của giá thể có liên quan đến khả năng hút nước và thoát nước. Các giá thể như rong biển, lá cây mục, than bùn, hút nước, giữ nước, khí lưu thông tốt nhưng thoát nước là hơi kém, trồng hoa lan bằng những giá thể này nước tưới có thể giảm.

Mùn cưa, vỏ cây, vỏ dừa, than củi… hút nước chậm nên trước khi sử dụng phải ngâm nước, nhưng giữ nước tốt ốn định, thoát nước, thông khí đều tốt, nên dễ điều tiết nước. Sỏi cơm, cát thô, đá dăm… không hút ẩm, thoát nước thông khí tốt nhưng giữ nước kém, cho nên số lần tưới phải nhiều hơn.

Kể cả cùng một loại giá thể nhưng kích cỡ khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, thông khí tốt nhưng giữ nước kém nên số lần tưới phải nhiều hơn. Kích cỡ nhỏ giữ nước tốt nhưng thoát nước thông khí kém nên số lần tưới và lượng nước tưới ít hơn. Phương pháp tưới nước còn tuỳ thuộc vào thời tiết, mùa đông nhiệt độ dưới 10°c cây sinh trưởng chậm, thậm chí ngủ nghỉ, lượng nước tưới giảm chỉ cần làm giá thể ẩm là đủ. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, địa lan sinh trưởng nhanh, nên lượng nước tưới phải tăng lên.

Mùa hè hoa lan được chuyển vào chỗ râm mát, lượng mưa lại nhiều, cho nên cần phải tuỳ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít và mức độ ẩm của giá thể làm căn cứ để điều tiết hàm lượng nước trong giá thể. Khi mưa nhiều phải chú ý quan sát xem trong chậu có bị đọng nước hay không, nếu phát hiện đọng nước phải lập tức thay chậu, thay đổi tính thẩm thấu của giá thể.

Cuối mùa thu nhiệt độ bắt đầu giảm, có thể giảm dần lượng nước tưới để cho hoa lan sinh trưởng cứng cáp, qua đông được thuận lợi.

– Thời điểm tưới nước cho địa lan

Khi tưới nước cho địa lan phải chọn thời điểm tốt nhất, tức là dựa vào mức độ ẩm của giá thể và yếu tố thời tiết để tưới nước cho đúng lúc. Thông thường có thể dùng tay sờ và quan sát trạng thái ẩm của giá thể để quyết định có nên tưới nước hay không? Nhìn chung khi lớp trên giá thể đã khô, lớp dưới còn ẩm là có thể tưới, không nhất thiết phải đợi đến lúc giá thể bị khô hoàn toàn mới tưới, nhất là mùa hè, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của hoa lan. Nếu như lớp trên giá thể còn ẩm thì 1-2 ngày tưới một lần.

Cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi của cây càng lớn, mất nhiều nước nên cây lan cần nhiều nước, cần phải tưới lượng nước thích hợp, khi ánh sáng yếu nhiệt độ thấp, bốc hơi chậm, nước bị tổn thất ít nên lượng nước bồ sung cũng ít hơn.

Càng không thể quy định mấy tiếng tưới 1 lần. Đối với địa lan thường là tháng 3-4, 2-3 ngày tưới 1 lần hoặc là mỗi ngày tưới một lần với lượng tưới ít, tháng 5-6 mỗi ngày tưới 1 lần, tháng 7-9 mỗi ngày tưới nước đủ 1 lần vào buổi chiều, tháng 10-11 mỗi ngày cũng phải tưới nước 1 lần nhưng tưới vào 10 giờ sáng – 3 giờ chiều, còn tháng 12 đến tháng 3 năm sau chỉ cần 4-5 ngày tưới nước 1 lần.

Ở những nơi giá lạnh, mùa đông nếu như phải tưới nhiều nước thì nên tưới vào ngày có mưa phùn nhằm phòng cây bị chết rét.

Ngày mùa hè thu nên tưới nước vào trước hoặc sau mặt trời lặn để khi về đêm lá đã ráo nước. Mùa đông và mùa xuân tốt nhất là tưới nước vào trước hoặc sau mặt trời mọc. cố gắng tránh hoa lan đang phơi dưới ánh sáng mặt trời, đột nhiên tưới nước lạnh vào, làm giảm đột ngột nhiệt độ giá thể, sẽ ảnh hưởng đến hút nước của rễ, làm mất cân bằng về sinh lý.

Mùa hè nếu như gặp mưa rào thời tiết oi bức, sau mưa phải dùng nước sạch để tưới đẫm giá thể để giảm nhiệt, nếu không rễ cây lan dễ bị tổn thương, thậm chí bị chết héo. Khi lá lan có vết bệnh cũng cần tưới mức ít hơn, giữ cho lá khô, tránh bệnh lây lan.

– Chất lượng nước tưới

Chất lượng nước tưới hết sức quan trọng đối với sinh trưởng của cây hoa lan, chất lượng nước kém ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây. Nước dùng cho trồng hoa lan phải là nước mềm ít có khoáng vật và hơi chua (độ pH: 5,5-6,0). Trước đây nhiều người cho rằng nước mưa hoặc tuyết tan dùng để trồng cây hoa lan là tốt nhất, thứ đến là nước sông, bất đắc dĩ mới dùng nước máy, và để vào chum hoặc chậu 1-2 ngày mới dùng. Tuy nhiên, cần chú ý là dùng nước sông hay bị ô nhiễm, nước mưa bị axit hóa còn nước máy có chứa nhiều chất khử trùng (Clo) ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Do vậy chỉ nên dùng nước giếng ở các vùng không ô nhiễm, nước máy thì phải đề 1-2 ngày cho HCl phân giải hết mới dùng.

– Các phương pháp tưới nước

Có 3 cách tưới nước đó là tưới, phun, ngâm. Dụng cụ dùng để tưới là thùng có vòi chuyên dụng, vòi dài, miệng bé tránh làm tồn thương lá và dễ khống chế nước. Phương pháp tưới nước là cho nước chảy từ từ theo thành chậu ngấm đến đáy và giữa chậu. Nước không được chảy quá mạnh làm bong giá thể, ô nhiễm lá và cành hoa, càng không thể để nước chảy vào bên trong kẽ lá, nếu nước tưới không được khống chế tốt cũng có thể làm tồn thương cả cây. Tưới nước phải ướt tất cả giá thể.

tưới nước cho địa lan

Phương pháp tưới nước cho địa lan bằng thùng có vòi chuyên dụng

Phương pháp tưới nước bằng cách phun đòi hỏi tia nước phải nhỏ đều, mỗi lần phun không được quá nhiều chỉ cần làm ướt mặt lá là được. Khi thời tiết khô hanh nên phun nước cho vườn lan. Có thể phun nước xuống đất, lên giàn làm tăng độ ẩm không khí.

Mùa hè độ ẩm cao, mùa đông giá lạnh và chiều mát không nên phun nước, vì phun nước vào những thời điểm ấy dễ sinh bệnh đốm đen, nụ và mầm non dễ bị thối rữa. Nếu cần có thể dùng dấm ăn hòa loãng 150-200 lần phun cho cây hoa lan mỗi tháng 1-2 lần nhằm loại trừ bụi lẫn bám trên lá và các vết đốm màu tro.

Phương pháp tưới nước bằng cách ngâm tức là nhúng đáy chậu xuống nước để cho nước ngấm qua lỗ dưới đáy và ngấm lên giá thể, thời gian ngâm không được quá dài chỉ cần nước ngấm lên đến bề mặt là vừa và giữ cho lá sạch sẽ.

Khi tưới nước cần phải chú ý đến thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mà sử dụng phương pháp tưới nước cho phù hợp, ví dụ như khi mầm non đang phát triển chỉ nên dùng phương pháp tưới nước vào gốc không nên phun, như vậy sẽ giảm được sâu bệnh hại phát sinh.

Bài Liên Quan

Để lại bình luận