Húng cây: Đặc điểm sinh học và cách trồng

húng cây

Đặc điểm sinh học húng cây

Húng cây thuộc họ Hoa môi, tên khoa học là Mnetha arvensis (L) var. Nó còn có tên khác là Bạc hà nam. Húng cây thân thảo, mọc thấp. Cây cao nhất khoảng 40cm. Thân cây hình vuông màu hơi tím.

Húng cây có lá màu xanh, lá hơi nhăn, mọc đối nhau. Ở nách lá có những chồi non.

Húng cây rất dễ sống bởi rễ rất phát triển. Thân rễ mọc ngầm dưới đất. Ở mỗi mắt lá cũng rất dễ mọc ra rễ non.

Vì vậy người thường trồng húng cây bằng cách giâm cành.

Ứng dụng

Húng cây là một loại rau gia vị phổ biến. Người ta thường dùng húng cây để ăn sống cùng với các loại rau sống, gỏi cá, thịt chó, lòng heo…

Húng cây còn được ăn với cà sống chấm với mắm tôm. Ngoài tác dụng làm gia vị, húng cây còn có tác dụng làm vị thuốc.

Húng cây có thể trị cảm cúm, chữa ho, giảm ngạt mũi, hạn chế mùi tanh, mùi hôi. Người ta chữa các chứng này bằng cách lấy lá vò nát, xoa vào các chỗ hôi, chỗ mẩn ngứa.

Kỹ thuật trồng húng cây

Xử lý đất Húng cây thích nghi rộng, có thể chịu ẩm cao trong nửa tháng. Tuy nhiên, nếu muốn cây cho năng suất cao thì phải chọn các loại đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt.

Đất trồng không cần cao lắm, rộng khoảng 1 – 1,2 m. Đất trồng húng phải cày bữa kỹ, bón lót 1,5-2 tấn phân chuồng, 10 – 15kg lân nung chảy, trên một diện tích đất khoảng 1000 m2.

Trồng húng

Người ta thường trồng húng cây bằng phương pháp giâm cành (phương pháp vô tính) vì nên thân cây có rất nhiều mầm rễ.

Chọn cành khỏe, cắt đoạn khoảng 10-15 cm, đặt cành vào rãnh đã cuốc sẵn rồi lấp khoảng 2/3 chiều dài của cành giâm (chừa 1/3 phía ngọn).

Khoảng cách mỗi rãnh là 20 cm, khoảng cách mỗi cây trong rãnh khoảng 10 – 15 cm.

Sau khi lấp đất phải lấy tay nén nhẹ (nếu chặt quá rễ sẽ lâu ra, nếu lỏng quá cành húng sẽ ít hút được chất.

Sau đó phải tưới nước cho đủ độ ẩm để cây dễ ra rễ, đâm chồi, ra lá.

Chăm sóc

Sau khi giâm một tuần, cành húng bắt đầu phục hồi và phát triển hình thường. Lúc đó có thể tưới bằng urê, bánh dầu.

Bón urê và bánh dầu sẽ giúp cây phát triển nhanh, đâm chồi và ra lá khỏe, cây cho năng suất cao. Tưới phân nên pha loãng sau đó tăng dần nồng độ, lúc đầu nên pha từ 300 – 500 gam urê để tưới cho 100 m2 đất sau đó tăng dần.

Để tránh làm cháy lá không nên tưới trực tiếp vào cây mà chỉ tưới quanh gốc. Sau khi thu hoạch lần đầu phải tiếp tục chăm sóc cẩn thận.

Thu hoạch húng cây

Một tháng sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt thì húng cây sẽ thu hoạch được. Người ta thu hoạch húng bằng cách cắt sát gốc (chừa khoảng 3 – 5cm để cây có thể mọc chồi).

Sau khi cắt lần 1 người ta tưới nước lã, sau 2 ngày thì hòa 1,5 – 2kg bánh đầu, 300 gam urê với nước rồi tưới cho 100m2 đất.

Khoảng hơn một tuần lại tưới đợt phân khác.

Liên tục chăm sóc, tưới nước, tưới phân trong khoảng 15-20 ngày thì có thể thu hoạch lần 2.

Mỗi lứa cây có thể thu khoảng 7-10 đợt hoặc dài hơn tuỳ vào loại đất và sự chăm sóc.

Mỗi lần thu hoạch như vậy có thể thu được 40 – 50kg rau/100m2 húng cây bán tươi.

Nếu thấy năng suất lần thu hoạch sau chỉ bằng 70% lần trước thì có thể bỏ đi để trồng đợt khác.

8 loại rau củ dễ trồng tại nhà

rau củ
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua nhiều loại rau củ ưa thích từ chợ và siêu thị. Thế nhưng, không phải lúc nào rau bạn mua cũng an toàn, do đó hãy tự trồng cho mình một vườn rau nhỏ tại nhà với phương pháp dưới đây nhé!
1. Hành lá:
Khi nấu ăn, bạn hãy giữ lại phần rễ và khoảng 3cm phần ngọn non, ngâm chúng vào một cốc thủy tinh chứa nước và để nơi có ánh sáng. Chỉ vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt sẽ mọc lại phần lá xanh tươi hơn. Khi cần dùng, bạn chỉ cần cắt phần ngọn ra ăn, để phần gốc hành trong cốc nước để trồng tiếp nhé! Nếu muốn cây đẻ nhánh và lên tươi tốt thì bạn nên nhấc ra trồng ở đất sau 5 ngày.

2. Tỏi:
Mầm tỏi mọc từ các tép tỏi, mỗi tép sẽ phát triển thành một cây con. Khi tỏi bắt đầu mọc mầm, bạn hãy đặt chúng vào một cái đĩa sâu lòng với một chút nước. Khi mầm tỏi nhô tương đối cứng cáp, bạn có thể trồng chúng xuống đất vườn hoặc trồng trong các thùng xốp, lấp đất kín các tép tỏi. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.

3. Cải thìa:
Cắt bỏ phần lá phía trên để chế biến như bình thường và giữ lại khoảng 2cm phần thân sát gốc. Đặt gốc cải vào trong một bát nước ấm nhỏ sao cho chỉ ngập  2/3 là hợp lý. Sau 1 tuần ngâm trong nước, bạn có thể chuyển chúng ra trồng trong đất vườn hoặc trong các chậu tùy thích để giúp cây hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

4. Cà rốt:
Giữ lại 3cm phần đầu của củ cà rốt, đặt vào khay có chứa nước, để khay ở trong phòng có ánh sáng tốt hoặc trên bệ cửa sổ. Sau vài ngày, phần lá xanh sẽ mọc tươi tốt thì bạn chuyển ra trồng ở đất nhé! Cà rốt sẽ cho củ sau khoảng 3 tháng.

5. Húng quế:
Đặt ngọn húng quế dài 5 – 7cm vào cốc nước, sau đó đặt dưới ánh sáng Mặt trời trực tiếp. Khi rễ mới mọc ra dài đến 5cm, bạn chuyển chúng vào chậu. Sau một thời gian, những nhánh đó sẽ phát triển đầy đủ thành cây húng quế. Bạn nhớ thay nước liên tục để cây không bị thối nhé!

6. Cần tây:
Giữ lại phần gốc, rửa sạch và đặt vào trong một chiếc đĩa hoặc bát nước ấm, rồi để nơi đầy đủ ánh nắng. Bạn lưu ý để phần gốc chìm trong nước và phần thân đã bị cắt hướng lên trên. Sau thời gian ươm mầm 5 – 7 ngày, bạn chuyển gốc cây cần tây sang trồng trong đất. Bạn có thể trồng ở bất kỳ nơi nào trong vườn hoặc trong các loại chậu tùy thích.

7. Xà lách:
Đặt gốc rau xà lách ngập ½ trong nước, đảm bảo giữ nước ở mức này, nếu để ngập hết gốc, xà lách sẽ bị thối, không thể mọc mầm và cho lá. Khi rễ mới xuất hiện, bạn chuyển cây vào đất, các lá xà lách sẽ phát triển kích thước rất nhanh trong điều kiện thoáng mát, đủ ánh sáng mà không cần bón thêm bất kỳ loại phân bón nào. Bạn có thể trồng bắp cải bằng cách tương tự nhé!

8. Rau mùi:
Nếu đặt nhánh rau mùi trong cốc nước, chúng sẽ phát triển thành cây. Ươm đến khi rễ đủ dài, trồng rau vào chậu đất. Đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp đủ nước. Rau sẽ mọc rất tốt sau khoảng một tháng.
Mách nhỏ: nếu muốn cây phát triển tốt, các bạn có thể sử dụng thêm gói dưỡng chất thủy canh có bán tại các trường Học viện Nông Nghiệp và một số hàng cây cảnh.

Tận dụng bếp trồng rau

rau sạch

Tận dụng bếp trồng rau: Trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều loại rau thơm khác nhau như hành lá, rau mùi, bạc hà, thìa là… để nêm nếm cho các món ăn được thơm ngon hơn. Đôi khi, chúng ta không cần tốn thời gian chế biến mà chỉ rửa sạch các loại rau thơm này và trộn cùng xà lách để ăn sống.

Tất cả những loại rau thơm, còn được gọi là rau gia vị đều rất dễ trồng, nhất là theo phương pháp hữu cơ. Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng các loại rau, củ, quả được trồng theo phương pháp hữu cơ đều có chất lượng tốt hơn.

rau sạch

Nếu muốn tự tay trồng một vườn rau nhỏ trong nhà bếp, vừa để làm đẹp, vừa để ăn thì các bạn nên tham khảo cách làm đơn giản sau đây:

Bạn cần chuẩn bị:

rau sạch

– Một chiếc hộp gỗ hoặc ngăn kéo cũ (tốt nhất là đáy hộp có các lỗ thoát nước, nếu không, bạn có thể tự tạo một vài lỗ thoát nước.

– Đá/sỏi nhỏ

– Đất trồng hữu cơ

– Cây giống

– Rêu (tùy chọn)

– Một tấm nhựa (tùy chọn)

Thực hiện:

1. Rửa sạch chiếc hộp gỗ, lau khô với khăn ẩm hoặc phơi khô nếu điều kiện cho phép.

2. Đổ một lớp sỏi dày khoảng 2 – 3 cm xuống đáy hộp, dàn đều.

3. Tiếp theo, đổ một lớp đất dày 5 – 6 cm phía trên. Dùng tay tạo những lỗ nhỏ để đặt cây giống vào, lưu ý khoảng cách giữa các lỗ vừa tạo.

4. Đào một hố nhỏ rồi đặt cây giống vào, thêm đất xung quanh.

rau sạch

5. Lặp lại với từng cây giống còn lại. Lấp đầy đất cho đến khi các cây đứng vững.

6. Phủ một lớp rêu trên bề mặt đất. Chia nhỏ rêu thành từng miếng vừa khít xung quanh các gốc cây.

7. Khi đã trồng xong, tưới nước trực tiếp vào phần thân của cây.

Lớp sỏi đệm dưới đáy hộp giúp hỗ trợ quá trình thoát nước trong trường hợp bạn tưới quá nhiều nước. Nếu không có lớp đệm này, cây trồng rất dễ bị úng, dẫn đến tình trạng rễ cây bị thối và cây sẽ chết.

rau sạch

Ngoài ra, khi tưới cây, bạn nên trực tiếp vào phần thân cây, tránh tưới tràn lan khắp chậu cây. Như vậy, cây sẽ hấp thụ lượng nước cần thiết nhanh hơn mà không làm đất trồng bị úng nước.

5 giải pháp trồng rau sạch cho nhà chật

Trồng rau sạch

1. Vườn đứng Vườn đứng tiết kiệm không gian và luôn là hình ảnh trực quan dễ chịu đối với mắt nhìn. Có rất nhiều cách để thiết kế vườn đứng, chẳng hạn như sử dụng túi vải, giá treo, ống nước, máng nhựa…


trồng rau sạch

Hiện nay, phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu trong ống nhựa, ống nước đang rất được các gia đình ở thành phố ưa chuộng. Bạn có thể trồng hầu hết các loại rau củ như rau cải, xà lách, rau muống, mướp đắng, dưa chuột… Với mô hình trồng rau này, người trồng sẽ ít phải chăm sóc rau hơn so với trồng trong thùng xốp, tuy nhiên, giá lắp đặt một bộ thủy canh hồi lưu này cao gấp nhiều lần so với trồng rau hộp xốp và việc lắp đặt đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất định, chứ không dễ trồng như rau trồng trong hộp xốp.

2. Vườn chia ô Ý tưởng đằng sau vườn chia ô là để trồng nhiều loại rau củ khác nhau trên một diện tích đất bé nhỏ. Bạn sẽ phải đầu tư một chút tiền để thiết kế các ô và lấp đầy chúng với đất trồng. Một khi đã thành công, bạn sẽ có nguồn rau sạch cực kỳ chất lượng và an toàn cho gia đình. Có hàng tấn thông tin về mô hình vườn chia ô, và dưới đây là một hình ảnh tham khảo tuyệt vời dành cho bạn.

Thậm chí, nếu bạn không muốn thực hiện một khu vườn chia ô thì vườn nâng cũng có lợi ích tương tự. Vườn nâng giúp ngăn chặn cỏ dại phát triển, bạn dễ dàng tiếp cận với cây trồng và không lãng phí dù chỉ một chút diện tích nhỏ nào.

3. Trồng rau củ trong hộp, chậu… Một phiên bản khác của vườn nâng là trồng rau củ trong các loại hộp, chậu hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng hộp xốp, bao tải, thùng gỗ đựng rượu cũ… để trồng rau. Trải một lớp lót bằng vải mỏng, hoặc sỏi, mùn cưa bên dưới đáy hộp và gắn thêm tay cầm hai bên thành hộp để tiện cho việc di chuyển đến vị trí mới nếu cần

trồng rau sạch

4. Vườn trong nhà Nếu ngôi nhà của bạn không có không gian bên ngoài và cũng không có nhiều không gian bên trong đón được nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào. Cân nhắc việc trồng rau củ trong các chậu nhỏ và đặt quanh khu vực cửa sổ phòng bếp hoặc phòng khách. Ý tưởng này không những giải quyết vấn đề rau sạch cho gia đình bạn mà còn làm đẹp, đưa thiên nhiên đến gần hơn với không gian sống của bạn.

5. Vườn trên bậu cửa sổ Nếu nơi ở của bạn thực sự quá eo hẹp về diện tích, hãy thử bắt đầu từ ý tưởng cơ bản và đơn giản như trồng một vài chậu cây trên bậu cửa sổ. Với cách này, bạn vẫn trồng được nhiều loại rau củ như mong muốn và sẽ luôn có được những lứa rau xanh ngon lành mỗi ngày.

trồng rau sạch

Khi quyết định trồng rau sạch tại nhà, đừng quên tự đặt ra cho bản thân một số câu hỏi cơ bản, đó là:

– Bạn sẽ bắt đầu khu vườn ở đâu?

– Không gian/vị trí ấy đón được bao nhiêu ánh sáng?

– Loại hộp hoặc chậu nào sẽ phù hợp để trồng các loại rau củ đã chọn?

– Loại rau củ nào mà gia đình thường xuyên sử dụng?

– Mùa vụ của những loại rau củ đã chọn là khi nào?

Tại sao phải sử dụng phân vô cơ khi trồng rau tại nhà

phân vô cơ

Rau trồng tại nhà phải đảm bảo yếu tố rau sạch và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, đôi khi đề cập đến phân vô cơ sẽ tạo nên thành kiến là phân này tạo ra loại rau trồng không được sạch. Trước tiên chúng ta nói về rau hữu cơ và rau an toàn, chúng khác nhau ra sao?

Rau được trồng trên đất hay giá thể sạch không có mầm bệnh, nguồn nước tưới sạch và không sử dụng phân vô cơ, mà chỉ dùng phân hữu cơ cao cấp như phân trùn quế, phân hữu cơ ủ vi sinh hoai mục… sẽ cho sản phẩm rau hữu cơ, tuy nhiên rau trồng theo phương pháp này khá chậm lớn, lá nhỏ nhưng hương vị rau rất ngon, đậm đà hương vị đặc trưng.

Còn rau an toàn cũng trồng giá thể sạch, tưới nước sạch nhưng có sự kết hợp bón thêm một số phân vô cơ như Urê, Dap, Lân, NPK trong những giai đoạn sinh trưởng ban đầu của rau trồng giúp rau mau lớn, cùng với thời gian cách ly đúng theo yêu cầu cũng cho thu hoạch rau sạch an toàn.

phân vô cơ

Vậy để rau trồng tại nhà vừa sạch an toàn vừa có nguồn rau thu hoạch nhiều như mong muốn gia đình nên chăng kết hợp giữa hai phương pháp trồng rau trên.

1.Chọn hạt giống và đất trồng rau

Hạt giống trồng rau nên chọn lọai có bao bì rõ ràng nơi sản xuất giống, hạt giống mua về được bảo quản nơi thoáng mát để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm.

Đất trồng rau nên chọn đất hay giá thể được xử lý vi sinh và có thành phần từ phân trùn quế.

2. Chăm sóc và bón phân vô cơ rau trồng tại nhà

Sau khi ủ và gieo hạt theo hướng dẫn trồng rau, nên đưa rau trồng ra nơi có đầy đủ ánh sáng để cây rau mau cứng cáp thân lá.

Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để khay rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Nếu trời mưa thì tưới một lần vào sáng sớm và tránh để nước mưa rơi trực tiếp làm dập hư lá rau trồng.

Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:

– Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau

– 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước

– Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên.

Lưu ý : bón phân vô cơ nên làm buổi chiều mát sau khi tưới nước  và đợi khô nước trên lá.

Tùy vào thời điểm cắt thu hoạch mà có thời gian cách ly an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 -14 ngày, khi cắt xong có thể bón thêm một đợt phân vô cơ như trên, nếu cây rau đã lớn thì tăng gấp đôi liều lượng phân vô cơ.

3. Dùng phân bón lá cho rau trồng tại nhà

Phân bón lá cũng cần thời gian cách ly như khuyến cáo nhà sản xuất, tuy nhiên chỉ dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vi lượng cho rau trồng mau lớn.

Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, Atonik, ra rễ mầm chồi…

Trồng rau tại nhà là một thói quen tốt

trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà, tại sao không?

Việc hàng ngày đi chợ phải chấp nhận dùng rau chưa sạch, chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe vẫn dễ hơn là thực hiện thói quen trồng rau tại nhà. Đây là điều không nên, nhất là khi khoa học kỹ thuật ngày nay tiên tiến, giúp ta có thể tự trồng rau sạch tại nhà một cách dễ dàng mà lại ít tốn kém, cả công sức lẫn tiền bạc.

trồng rau tại nhà
Trồng rau mầm tại nhà thật đơn giản

Vậy trồng rau tại nhà ngoài khả năng tài chính để mua các dụng cụ trồng rau thì cần thiết phải có lòng quyết tâm và quan trọng nhất là thời gian dành cho công tác chăm sóc vườn rau nhỏ của mình. Farmvina xin chia sẻ các bước tập thói quen trồng rau tại nhà như sau:

1.Trồng rau mầm

Trước tiên các bạn có thể làm quen dần việc trồng rau tại nhà bằng cách thực hành trồng rau mầm, đây là hình thức trồng rau khá đơn giản lại nhanh thu hoạch sản phẩm sạch.

Các bạn có thể tham khảo các cách trồng rau mầm trên mạng internet cũng khá cụ thể và dễ thực hiện.

2.Trồng rau ăn lá

Ban đầu các bạn nên chọn các loại rau ăn lá phổ biến như rau muống, rau cải, xà lách…có thể trồng luân phiên từng loại hạt giống để rút kinh nghiệm. Mời các bạn tham khảo hướng dẫn cách trồng rau ăn lá tại nhà hay điện thoại tư vấn trực tiếp.

Dần dần các bạn trồng thêm các loại rau thơm rau gia vị …để bổ sung cho vườn rau tại nhà của mình.Việc chăm sóc vườn rau hàng ngày sẽ tạo thói quen quan tâm đến tình hình phát triển của những cây rau, mỗi khi nhìn thấy hạt giống nẩy mầm hay từng chiếc lá rau lớn dần các bạn sẽ cảm nhận được công sức mà mình đã bỏ ra, sau cùng là nguồn rau sạch an toàn cho mọi người thân trong gia đình.

3.Trồng rau ăn quả hay cây ăn trái

Khi đã quen với việc trồng rau tại nhà thì các bạn sẽ quan tâm đến cách trồng các loại rau củ quả khác, lúc này các bạn đã trở thành chuyên gia trồng rau tại nhà rồi đấy.