Hướng dẫn nhân giống lan quy mô nhỏ

nhân giống lan

Nhân giống lan trên quy mô nhỏ – Tác giả: Stephen Batchelor

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu kỹ thuật nhân giống lan trên quy mô nhỏ do tác giả Stephen Batchelor biên soạn. Cả hai sản phẩm – gieo hạt và cấy mô đều cần chuẩn bị thiết bị và vật liệu. Để bù lại thì chúng ta được số cây lan kha khá. Ngược lại, những người yêu lan đã có cách để nhân giống những cây lan của họ một cách đơn giản và tin cậy – đó là cách nhân giống ở một quy mô nhỏ.

https://caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha/

Trong các phương pháp nhân giống bao gồm tách chiết và nhân giống bằng những cây con hình thành trên thân cây lan (keiki). Giống như việc cấy mô được lấy từ thân cây lan, mỗi cách trong các kỹ thuật nhân giống từ các keiki và tách chiết này đều tạo nên các cây lan mới có đặc tính về gen như cây cha mẹ của chúng.

TÁCH CHIẾT

Việc nhân giống lan bằng cách tách chiết là một phương án hợp lý được dự liệu vào thời điểm thay chậu. Đối với lan đa thân, như Cattleya chẳng hạn, thì điểm cắt để tách chiết là chỗ liên kết với thân rễ của nó.

Trước khi cắt, có hai câu hỏi đặt ra, một là mỗi giả hành cắt ra có ít nhất một mắt thức không, và nơi mắt thức ấy liệu có thể hình thành một chồi mới không (nếu như nó chưa có sẵn chồi mới)? Và hai là, và mỗi cụm giả hành tách ra liệu có đủ để nuôi sống chồi mới khi nó hình thành và phát triển?

Hầu hết ở phần gốc các giả hành có một phần mô hình tam giác, đó là nơi sẽ hình thành chồi mới, cho phép ta tách chiết giả hành đó. Mỗi mô ở dưới gốc giả hành đó ta gọi là “mắt”, mắt sẽ được kích hoạt sẽ sản sinh ra giả hành mới. Gần sát gốc của một giả hành là những mắt sơ cấp (mắt thức), thường thì có hai (nếu như nó hình thành ở phía trước của giả hành).

Ngoài mắt sơ cấp này ra, chúng ta còn tìm thấy một mắt nữa nhỏ hơn, đó là mắt thứ cấp (mắt ngủ). Mắt thứ cấp này có thể dự phòng cho mắt sơ cấp nếu như mắt sơ cấp bị chết vì một lý do nào đó, lúc đó mắt thứ cấp có thể cho ta một chồi mới, dù là chồi này đôi khi yếu hơn chồi được sinh ra bởi mắt sơ cấp.

Để bảo đảm chắc chắn rằng khi cây mới tách chiết cần phải có đủ giả hành, và nếu có giả hành đang ra hoa thì chúng vẫn sẽ tiếp tục nhưng việc ra hoa sẽ chậm lại. Trong quá khứ, người ta khuyến cáo rằng số giả hành cho mỗi cây được tách chiết ra nên có 4 hoặc nhiều hơn, nhất là đối với giống Cattleya.

Điều này không có nghĩa là những giả hành nhỏ hơn sẽ khô héo đi hoặc vứt bỏ. Những cây tách chiết chỉ có 1 giả hành vẫn có thể sống được với nhiều loài lan đa thân, nhưng vấn đề là sau bao năm nữa thì chúng sẽ phát hoa.

Không có năng lượng cung cấp thêm cho nó, thì những giả hành trưởng thành và rễ của chúng, những giả hành mới hình thành trở nên nhỏ hơn – và hầu như không thể ra hoa.

Một người yêu lan không cần quan tâm đến việc mình có nhiều hay ít hoặc cây lan lớn hay nhỏ, đã có hoa hay chưa có hoa trên những giả hành đã tách chiết, mà chỉ cần nhớ một nguyên tắc – không bao giờ có dưới bốn giả hành cho một lần tách chiết. Những cây lan Cattleya hiện nay với sự lai tạo giữa các giống như Potinara(được lai tạo từ Brassavola x Cattleya x Laelia x Sophronitis) như hình 1 và 2 có xu hướng tạo nhánh từ thân rễ theo nhiều hướng, hoặc có nhiều mắt thức hơn trước đây.

Điều này giúp cho những người trồng lan nhiều thuận lợi hơn trong việc tách ra thành nhiều đơn vị khác nhau. Mỗi đơn vị tách chiết đều có những giả hành mới hình thành có khả năng thêm chồi mới.

nhân giống lan
HÌNH 1 – Các đơn vị tách chiết thường kèm theo một chùm rễ trong khi thay chậu. Đây là cây Potinara Golden Delight ‘Tangerine’. Đường kẻ theo chiều dọc trong hình là đường gợi ý để tách cây thành hai phần.

Tuy vậy đây không phải bao giờ cũng là một trường hợp điển hình, và các giả hành đã già và không còn phát triển nữa vẫn có thể còn cần thiết nếu như chúng ta nhân giống từ loài lan đa thân. Hai tiêu chuẩn như nói ở trên vẫn cần được chú ý: những giả hành già cần có ít nhất một mặt thức, và số giả hành cần có đủ để nó nuôi sống chồi mới. Cần loại bỏ các vỏ lụa ở gốc các giả hành để coi mắt có đúng còn những mặt thức không. Một khi đã thấy, nếu chúng có màu xanh lá thì đó là mặt thức, nếu chúng có màu nâu và teo lại thì đó là mắt ngủ.

Khi những giả hành ở phía sau không còn khả năng hình thành các chồi mới, thì vấn đề bây giờ là thời gian. Nhiều người trồng lan đã rất thành công với các giả hành ở phía sau nếu như việc tách chiết thực hiện đúng trước quá trình thay chậu, đó là lúc các cây lan vẫn phát triển tốt với chất trồng hiện hữu. Tách các giả hành phía sau, cần phải có đủ số giả hành để kích cho mắt thức hình thành. Khi đến thời ký thay chậu thì những giả hành có mắt thức nên trồng chúng vào hai chậu riêng biệt.

nhân giống lan
HÌNH 2 – Sau khi đã cắt tách ra thành hai cây riêng biệt thì cắt bỏ các rễ và lá đã bị hư hại. Mỗi cây cần phải có chồi mới và có ít nhất bốn giả hành đã trưởng thành.

Nếu cắt những giả hành phía sau  trước khi thay chậu mà chưa có chồi mới, hoặc phần tách chiết thực hiện vào dịp thay chậu, cần kiểm tra hệ thống rễ của những giả hành đó có còn tốt không. Nhiều giả hành già thường không còn rễ, đó cũng chẳng có gì bất thường đối với những giả hành đã tồn tại hai hay ba năm, may mắn thì còn vài rễ sống còn bán vào thân rễ.

Trong trường hợp này, cũng như không thấy mắt nào phồng lên và bắt đầu phát triển, thì việc thay chậu cho những giả hành đó có thể chết yểu. Nhiều người yêu lan sẽ sẽ không trồng vào chậu những giả hành không rễ mà chỉ cần giữ chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng yếu để đề phòng chúng bị khô cho đến khi thấy mắt mới xuất hiện và hoặc có rễ mới. Khi trồng một cây lan với những giả hành không có rễ sang một chậu mới thì phải hết sức cẩn thận, với điều kiện là cây được cột chắc và đặt chúng ở nơi khô mát, tưới ít nước, như vậy sẽ kích cho chúng phát triển rễ và chồi mới.

nhân giống lan
HÌNH 3 – Cây Epidendrum faltacum này có một giả hành bị gẫy, chúng vẫn phát triển mặc cho chúng èo uột và không có mắt thức. Với một mắt ngủ, một giả hành mới hình thành nhưng rất nhỏ. Từ đây xuất hiện một mắt thức, rồi một chồi mới khỏe mạnh ra đời.

Những cây lan đơn thân, đó là những cây phát triển theo chiều thẳng đứng thì ít có cơ hội nhân giống theo kiểu tách chiết. Thông thường việc tách chiết là ‘cắt ngọn’ – đặc biệt là cắt ở nơi đã có rễ trên một ngọn đã trưởng thành và đầu búp của chúng đang phát triển. Giống lan Vandaceous cũng như giống Ascocenda, rất may là chúng mọc rễ ít nhất là dọc theo nửa dưới của thân, do vậy việc cắt ngọn của một thân già, trưởng thành nơi đó đã bắt đầu hình thành rễ. Có thể sẽ phải bỏ đi một vài cái lá ở dưới cùng của phần mới cắt ra trước khi trồng lại chúng vào chậu.

nhân giống lan
HÌNH 4 – Cây Phalaenopsis (Hồ điệp) Martha Jane đã phát triển tốt sau ba năm trồng lại rễ đã tràn ra mép chậu loại 12 inches. Cây này có thể nhân giống bằng cách cắt phần ngọn, phần đó đã có nhiều rễ.

Những cây lan đơn thân đang phát triển mà có thân ngắn giống như cây lan Hồ điệp cũng có khi có thân cao quá, cũng cần phải cắt tách phần thân, nhưng với điều kiện phần thân cắt ra ấy phải có rễ.

Khi phần ngọn đã được cắt ra thì phần còn lại (phần không có ngọn) nếu là một cây khỏe mạnh sẽ nảy ra những cây con mới, những cây con này chính là những keiki, tách chúng khỏi cây mẹ rồi trồng vào chậu cho đến khi chúng tiếp tục phát triển và phát hoa.

nhân giống lan
HÌNH 5 – Phalaenopsis Tyler Carlson đã hình thành keiki trên vòi hoa – chúng sẵn sàng cho việc cắt ra để trồng vào chậu

Dù tách chiết bằng cách nào, điều cần nhớ là phải dùng dụng cụ riêng, các dụng cụ phải sạch sẽ, vô trùng (bằng cách hơ vào lửa hoặc sát trùng cho lần xử dụng đầu tiên). Điều này cốt là để ngăn không cho virus thâm nhập và chống bệnh tật. Sau khi cắt thì cần bôi một lớp bột diệt nấm vào vết cắt.

Cách tưới phân cho cây hoa lan

cách tưới phân cho hoa lan

Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách

Trong việc chọn lựa phân, ta cân nhắc chừng nào thì trong việc chọn cách tưới phân cho cây hoa lan ta cũng thận trọng chừng đó. Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ.

Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu. Một số phân bón lá thì nên tưới mỗi ngày và rửa lại vào ngay ngày hôm sau để tránh sự phát triển của rong, tảo và sự cô đọng của muối.

Bón phân hột, tan chậm cũng có thể dùng để bổ sung cho việc bón phân lỏng, nhưng thường không được đồng đều, nếu nó dễ tan thì có thể gây hại cho rễ non. Đặc biệt không bón phân hữu cơ vào gốc lan vì sự phân hủy của chúng sớm muộn gì cũng làm mất sự thông thoáng của chậu lan, gia tăng sự ẩm ướt làm thối rễ, hư cây …

https://www.caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha

Có 2 vấn đề đặt ra khi tưới phân:

  1. Tưới phân làm sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất
  2. Tưới phân làm sao cho kinh tế nhất

Như các bạn đã biết, rễ là cơ quan chính yếu giúp cây lan hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là ở trường hợp lan con. Nhưng đối với lan lớn, việc hấp thụ của lá không đủ cho nhu cầu phát triển tăng trưởng của cây. Do đó, lúc tưới, ta phải chú ý đến bộ rễ. Vậy tưới làm sao cho ướt bộ rễ là điều đáng bàn cãi.

Việc bón phân cho lan là hết sức cần thiết trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây phong lan.

Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thề kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số Vitamin cần thiết khác.

Các nguyên tắc bón phân cho lan

* Tỉ lệ khi bón phân cho lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.

– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.

– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

* Nồng độ phân

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.

Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.

Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới, tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.

—-

Có người tưới phân như tưới nước, tưới thật đẫm cho toàn bộ thân, rễ, lá, chậu và chất trồng đều thấm ướt đầy phân. Nhưng tưới như vậy lại sử dụng nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Vì vậy muốn đạt được 2 điều nêu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong mấy năm qua thì trước khi tưới phân, chúng tôi tưới nước qua một lượt như hàng ngày, sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Việc tưới nước cho ẩm ướt trước sẽ dễ dàng thấm phân khi ta tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy, ta có thể tiết kiệm được 1/2 số lượng phân dùng bình thường.

tưới phân cho hoa lan
Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách sẽ đạt được kết quả mỹ mãn

Nhưng có người cho rằng khi tưới nước vào thì cây hút nước no rồi làm sao hút được phân? Điều này không đúng vì việc hút nước và hấp thụ phân xảy ra theo 2 phương cách khác nhau riêng biệt, nên không có vấn đề no nước khiến rễ từ chối phân.

Tưới phân vào lúc nào trong ngày thì phù hợp nhất?

Nếu ta chia một ngày ra làm 3 giai đoạn thì:

  • Buổi sáng sớm: nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Dần dần khi mặt trời lên cao khoảng 9-10 giờ thì nhiệt độ tăng dần, ẩm độ hạ thấp xuống.
  • Buổi trưa từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ, nhiệt độ cao và ấm độ thấp liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ.
  • Buổi chiều từ 15-16 giờ, nhiệt độ hạ dần, nhưng ẩm độ tăng lên từ từ cho đến đêm. Suốt đêm độ ẩm cao nhất, nhiệt độ thấp hơn cả.

Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi:

  • Phân ở dạng dung dịch và dung dịch ấy bám vào rễ, lá và chất trồng
  • Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh chất, thủy thể của tế bào. Cho nên phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng nào phân còn ở dạng dung dịch. Ngược lại, nếu tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở mặt ngoài của lá thì chỉ một phần rất ít phân được hấp thụ mà thôi.
  • Các vết muối còn đọng ở mặt ngoài của lá sẽ không thấm được vào bên trong tế bào cho đến khi chúng được hòa tan trở lại thành dung dịch. Điều này xảy ra khi không khí có độ ẩm cao.

Thí nghiệm của Rossi và Beauchamp đã cho thấy sự hấp thụ Zn và Mn của muối sulfat ở lá cây đậu vàng trong tủ kính có độ ẩm 70% tốt hơn là ở trong tủ kính có độ ẩm 25%, nhất là trong 24 giờ đầu. Điều này chứng tỏ tưới phân theo đường lá vào lúc độ ẩm cao, cây sẽ hút phân được nhiều hơn.

https://caykieng.farmvina.com/hoa-lan-doat-giai-aos/

Như vậy có thể tưới phân vào lúc sáng sớm hay buổi xế chiều, nhưng không bao giờ tưới phân vào buổi trưa, nhất là phân bón lá, chỉ nên tưới vào lúc trời âm u, không nắng là hiệu quả hơn cả.

Về mặt lý thuyết thì tưới phân vào buổi chiều có phần hợp lý hơn, nhưng về mặt tổ chức và kinh tế (nếu bạn trồng lan kinh doanh) thì tưới phân vào buổi sáng lại lợi hơn vì còn rộng thời gian để điều hành, còn trông thấy rõ hiện trạng tưới phân cho cây để điều động và tránh được nguy hiểm do rắn rít có thể ở trong vườn lúc chiều tối.

Khoảng cách của những lần tưới là bao lâu?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân …

Việc tưới phân nên từ nồng độ thấp lên nồng độ cao, như vậy phải gia tăng số lần tưới nên tương đối tốn công lao động, nhưng tránh được nguy hại do nồng độ cao của phân bón gây ra. Những người mới trồng lan thường hay nôn nóng, muốn thấy kết quả ngay nên hay lạm phân làm chết lan!

Bình thường mỗi tuần tưới phân 1 lần cũng được, nhưng nếu trồng lan ở nơi râm mát thì khoảng cách phải dài hơn, 10-15 ngày tưới 1 lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 1-2 lần mỗi tuần cũng chẳng sao.

Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới vào trước đó.

tưới phân cho cây hoa lan

Tóm lại với những nguồn phân vô cơ và hữu cơ trên, chúng ta có thể pha chế thành phân hỗn hợp cho các loại lan, theo các thời kỳ phát triển của nó. Nhưng lưu ý rằng đối với những loại phân ít tan, có tạp chất như super lân, … cần phải ngâm trong nước rồi sẽ lọc để tưới, nếu không các tạp chất không tan ấy sẽ thành muối acid, bám vào rễ, lá, chất trồng làm hại cây lan.

Ngoài phân vô cơ cũng nên bón thêm phân hữu cơ, tuy ít đạm hơn nhưng chúng sẽ cung cấp thêm một số chất khoáng cần thiết cho lan, nhưng phải thận trọng vì nồng độ cao sẽ làm cho cháy lá, đọt bị thối …

Do đó với những loại phân mới pha chế, phải sử dụng từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên, khi thấy phù hợp cho sự tăng trưởng tốt ở cây lan rồi thì hãy duy trì những loại phân đó mà sử dụng, đừng thay đổi nữa. Nếu muốn thử nghiệm thì hãy thăm dò ở một ít cây, đừng tưới hết cho cả vườn lan những loại phân mà mình chưa quen dùng.

Sau cùng, điều cần biết là một cây lan gồm khoảng 90% nước và chỉ 2% là chất khoáng. Cho nên phần lớn những cây lan chỉ cần những lượng nhỏ chất khoáng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt. Lượng chất khoáng này có ở chất trồng, nước tưới và được bổ sung ở phân bón.

Nhưng bón phân nhiều quá sẽ mang đến hậu quả khủng khiếp, tệ hại hơn nhiều so với ngay cả khi không bón phân! Nếu lỡ bón phân nhiều quá, thì hãy loại sạch muối ra khỏi chậu lan càng nhanh càng tốt bằng cách tưới xả liên tục nhiều giờ, hoặc ngâm, xả với nước nhiều lần tùy theo chất trồng.

 

Nguyễn Thiện Tịch

Tổng biên tập tạp chí Hoa Cảnh

Hướng dẫn cách xử lý cây phong lan giống

xử lý cây phong lan giống

Xử lý cây phong lan giống

Việc xử lý cây phong lan giống là một quy trình tương đối phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để có thể có được các cây giống khỏe mạnh.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

1. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu.

  • Để công việc xử lý cây phong lan giống trở nên thuận tiện và đạt hiệu quả cao, trước khi xử lý chúng ta cần phải chuẩn bị một số dụng cụ trang thiết bị sau:
  • Hóa chất xử lý nấm bệnh.
  • Dụng cụ cân, đo, pha chế hóa chất.
  • Dụng cụ phun xịt hóa chất.
  • Các loại cây giống phong lan cần xử lý.

1.1. Các loại hóa chất xử lý mầm bệnh:

1.1.1. Thuốc Dithan M – 45 80WP.

  • Hoạt Chất: Mancozeb …….. 800 g/kg

Dithane M – 45 80WP chứa hoạt chất Mancozeb là thuốc trừ bệnh phổ tác động rộng nhất so với tất cả các loại thuốc hiện nay. Thuốc có cấu trúc rất mịn nên phân tán đều và bám dính tốt trên bề mặt lá. Ngoài ra nhờ áp dụng công nghệ NEOTEC chứa chất phụ gia độc đáo, giúp chống lại sự rửa trôi do mưa hay nước tưới mạnh, từ đó thuốc bảo vệ cây trồng lâu hơn và hữu hiệu hơn.

Dithane M – 45 80WP là thuốc trừ nấm bệnh dạng tiếp xúc, phổ tác động rộng trên nhiều loại cây trồng, phòng trừ các bệnh: xử lý nấm bệnh trên cây phong lan con giống và hoa cây cảnh.

  • Hướng dẫn sử dụng:

– Pha 30 – 40 g/bình 8 lít, phun ướt đều 2 mặt lá bông trái.

– Phun khi bệnh vừa xuất hiện, có thể phun lặp lại 7 – 10 ngày nếu can thiết.

– Pha thuốc 30 – 40 g/10 lít nước để ngâm xử lý cây phong lan giống.

Mẫu thuốc Dithan M – 45 80WP để xử lý cây phong lan giống.
Mẫu thuốc Dithan M – 45 80WP để xử lý cây phong lan giống.

1.1.2. Thuốc Trichoderma sp.

  • Hoạt Chất: Nấm đối kháng Trichoderma sp.

Trichoderma là chế phẩm sinh học có tác dụng đối kháng với các nấm bệnh như Fusarium sp, Rhizoctinia, Phytophtora…

  • Hướng dẫn sử dụng:

– Pha thuốc 40 – 50 g/10 lít nước để ngâm xử lý cây phong lan giống.

Mẫu thuốc Trichoderma sp.
Mẫu thuốc Trichoderma sp.

1.1.3. Thuốc Ridomil Gold 68WP.

  • Hoạt chất: Ridomil 72WP là sản phẩm có chứa 2 hoạt chất gồm Metalaxyl (8%) và Mancozeb (64%).

– Ridomil Gold là dạng bột siêu mịn, có độ tinh khiết cao giúp cho thuốc có thể dễ dàng hoà tan trong nước cũng như phân bố hết sức đồng đều trên bề mặt của cây trồng sau khi được xử lý.

– Thuốc có tác dụng phòng ngừa các loại bệnh do nấm Phytophtora gây ra.

  • Hướng dẫn sử dụng:

Pha 20 – 30g/10 lít nước để ngâm xử lý cây phong lan giống.

Mẫu thuốc Ridomil Gold 68 WP
Mẫu thuốc Ridomil Gold 68 WP.

1.1.3. Chất kích thích ra rễ cho cây phong lan giống.

  • Kích thích tố ra rễ.

a. Acide indolacetic AIA.

b. Acide naptalenacetic ANA.

c. Acide indolbutiric AIB.

– Các loại acide, trên thường chỉ dùng với nồng độ từ 0,1 ppm đến 10 ppm để kích thích ra rễ sau khi tách chiết trồng, hoặc cho cây con mới mua về trồng.

– Lưu ý : Dung dịch ppm có được bằng cách lấy 100mg chất AIA pha trong một lít nước, ta có dung dịch 1/10.000. Bây giờ hãy lấy 10ml dung dịch này pha trong 1 lít nước, ta sẽ có dung dịch 1ppm.

  • Thuốc bột Root one.

– Một chế phẩm mới được rất nhiều người trồng phong lan sử dụng là thuốc Rootone (250K/1 lọ) nhập khẩu của USA, nó là một dạng Hormone kích thích ra rễ, kích thích sinh trưởng + thuốc nấm. Sau khi cắt vát củ bị thối, trét bột thuốc vào đó, chấm vào đầu rễ và giâm lại vào giá thể trồng lan.

Mẫu thuốc kích thích ra rễ Root one.
Mẫu thuốc kích thích ra rễ Root one.

  • Thuốc ra rễ cực mạnh Olanfa 1.

Đây là một loại thuốc kích thích ra rễ cực mạnh đối với các loại cây trồng, trong đó để kích thích quá trình ra rễ mới của cây lan chúng ta cũng có thể dùng loại này để xử lý.

Mẫu thuốc ra rễ cực mạnh Olanfa 1.
Mẫu thuốc ra rễ cực mạnh Olanfa 1.

1.2. Các loại dụng cụ.

1.2.1. Cân hóa chất.

Cân điện tử loại nhỏ.
Cân điện tử loại nhỏ.

1.2.2. Dụng cụ đong nước và thuốc.

Dụng cụ đong nước và thuốc.
Dụng cụ đong nước và thuốc.

1.2.3. Xô, chậu, rổ các loại.

Xô, chậu Rổ rá Gang tay bảo hộ
Các dụng cụ khác cần thiết cho xử lý cây giống.

2. Xác định liều lượng, nồng độ hóa chất xử lý.

Công thức tính lượng thuốc thương phẩm cần pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất:

C% =m/v x 100

C%: Nồng độ thuốc cần pha để phun.

m: Lượng thuốc thương phẩm cần cân hoặc đong để pha chế.

V: Thể tích nước để pha chế.

3. Xử lý thuốc cho cây phong lan giống.

3.1. Đối với các giống phong lan nuôi cấy mô.

  • Chọn cây con:

– Chọn cây phong lan giống trong chai trung bình từ 4cm cho tới 6cm. Đặc biệt không nên tham những cây đã quá cao vì những cây này đã quá lứa (cấy mô để quá lâu, chất dinh dưỡng trong chai đã hết, cây bị chai, sau này đem ra ngoài sẽ phát triển chậm hơn cây bình thường). Chọn chai có cây giống có bộ rễ trắng, rễ càng mập và càng ngắn thì tốt.

Cây lan trong chai nuôi cấy
Cây lan trong chai nuôi cấy.

  • Lấy cây phong lan con ra khỏi chai:

– Dùng móc sắt móc cây con ra khỏi chậu, hết sức bình tỉnh và thực hiện thao tác một cách chính xác, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương các lá non.

– Nếu trường hợp đặc biệt thì có thể đập bể chai phong lan giống, nhưng trường hợp này chỉ dùng khi không thể lấy cây con ra mà thôi, vì khi đập bể chai rất dễ làm tổn thương lá non.

– Dùng nước thường (không nóng, không lạnh), đặc biệt là không cần dùng các hoá chất tẩy rửa. Nhẹ nhàng rửa sạch cây phong lan con cho tới khi vuốt phần rể cây thấy không còn nhớt nữa. Sau đó vớt cây con lên, để lên rỗ nhựa, đặt nơi mát, thoáng gió để cây mau khô (không đem phơi nắng nhé).

  • Tiến hành xử lý cây phong lan con:

Bước 1: Pha hóa chất xử lý.

– Pha thuốc xử lý nấm bệnh bằng thuốc Rhidomil Gold 68WP với nồng độ 20 – 30 gam thuốc thương phẩm/10 lít nước. Pha riêng ra 1 chậu.

– Pha thuốc kích thích ra rễ bằng thuốc Root one với nồng độ 10ppm. Pha riêng ra 1 chậu.

Bước 2: Nhúng cây phong lan giống vào dung dịch thuốc.

– Đầu tiên chúng ta tiến hành nhúng cây phong lan con giống vào trong dung dịch xử lý nấm bệnh trong vòng 2 phút sau đó vớt ra chuyển sang dung dịch kích thích ra rễ.

– Khi cho cây phong lan giống vào dung dịch kích thích ra rễ chúng ta lưu ý chỉ cho phần rễ cây vào trong dung dịch mà không cho cả cây vào trong dung dịch, thời gian xử lý trong loại dung dịch kích thích ra rễ chỉ khoảng 10 – 20 giây là được.

Cây lan giống được xử lý trong dung dịch xử lý nấm bệnh.
Cây phong lan giống được xử lý trong dung dịch xử lý nấm bệnh.

Bước 3: Vớt cây phong lan giống ra ngoài.

– Sau khi xử lý cây phong lan giống qua các dung dịch xử lý, chúng ta tiến hành vớt cây phong lan ra khỏi chậu để vào một cái rổ, mục đích cho cây phong lan khô nước và tiến hành trồng ngay vào giá thể để cho cây sinh trưởng và phát triển.

Cây lan giống được vớt ra rổ và trồng vào giá thể.
Cây lan giống được vớt ra rổ và trồng vào giá thể.

3.2. Đối với các giống phong lan tách chiết.

Đối với các loại phong lan nhân giống bằng phương pháp tách chiết cây công việc xử lý cây trước khi đem trồng sang chậu mới là hết sức quan trọng. Xử lý cây phong lan giống nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, công tác phòng chống một số loại bệnh ngay từ giai đoạn ban đầu rất cần thiết cho tất cả các loại phong lan.

Bước 1: Chọn các chậu phong lan đủ tiêu chuẩn tách chiết.

– Chậu phong lan đủ tiêu chuẩn tách nhánh là những chậu cây sinh trưởng phát triển tốt. Khóm lan phải có từ 3 – 5 nhánh, nếu chỉ có 1 – 2 nhánh cây có thể chết vì không đủ sức, những nhánh non dù có mọc ra cũng khó lòng có hoa được, các nhánh của cây có từ 2 – 5 rễ.

xử lý cây phong lan giống
Chậu lan đủ tiêu chuẩn để tách nhánh.

Bước 2: Tách nhánh phong lan.

– Tách nhánh, ngâm chậu phong lan vào nước 15 phút cho rễ mềm, gỡ cây ra khỏi chậu, dùng dao thật sắc, dao phải được khử trùng bằng cồn, tách từng 3 giả hành thành 1 đơn vị với những cây quí người ta 1 giả hành, nếu ta chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên. (Với cây lan vũ nữ có thể tách từng giả hành). Sau khi cắt bôi vôi vào vết cắt, đưa cây vào chỗ mát (3 lớp lưới), sau 3 ngày khô vết cắt tưới nước bình thường, thấy cây ra rễ lấy trồng vào chậu.

– Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.

xử lý cây phong lan giống
Cây phong lan đã được tách khỏi cây mẹ

Bước 3: Trồng nhánh phong lan vào chậu mới.

  • Khi trồng xong nên để cây phong lan ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp.
  • Sau khi trồng 1 – 2 ngày không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây.
  • Phải thường xuyên quan sát xem giá thể còn đủ độ ẩm hay đã khô.
  • Cần tưới nước dưới dạng phun sương. Khi rễ cây phong lan phát triển đều mới mới bón phân.
  • Nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây phong lan.
  • Vào mùa nắng, nên tăng lượng phân bón cho cây phong lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
  • Không nên để cây ở nơi thiếu ánh sáng vì nó sẽ sinh trưởng kém.

Cẩm nang phân loại hoa lan Việt Nam

Phạm Tiến Khoa

Nhân giống lan Mokara: Hướng dẫn kỹ thuật

nhân giống lan Mokara

Nhân giống lan Mokara – lan cắt cành

Nhóm hoa lan Mokara là nhóm giống chủ lực trong việc phát triển diện tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc nhân giống lan Mokara – lan cắt cành được rất nhiều người quan tâm.

Hiệu quả của việc trồng hoa lan cắt cành rất cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu cũng rất lớn. 

Lan Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Lan Arachnis x lan Vanda x lan Ascocentrum.

Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm lan Vanda là loài Lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa lan cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn.

Hoa lan có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp.

Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm.

Tuy nhiên, hiện nay giá cây lan giống còn cao, như cây giống hoa lan Mokara từ 40.000 – 45.000 đ/cây với kích cỡ trung bình 35 – 40 cm.

Nếu đầu tư một diện tích vườn lan tối thiểu khoảng 1.000 m2 nhà lưới thì số lượng cây giống phải đầu tư trung bình là 4.000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng.

Chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 – 80 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí.

Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang rất bức xúc.

1. Nhân giống lan Mokara bằng phương pháp nuôi cấy mô (in vitro).

Đây là phương pháp nhân giống chung (không chỉ nhân giống lan Mokara) được áp dụng cho hoa lan rất hiệu quả.

Từ một cây mẹ ban đầu có thể nhân giống ra hàng ngàn cây có kích thứơc và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Nếu chọn lựa cây mẹ ban đầu tốt, như có đặc tính ra hoa liên tục.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhân giống lan Mokara bằng cấy mô là từ cây cấy mô đến khi ra hoa thời gian kéo dài tối thiểu là 3 – 4 năm cây mới ra hoa nếu chăm sóc tốt.

Trong khi đó cây trồng bằng hom cắt từ đọt cây mẹ chỉ cần 3 – 6 tháng đã ra hoa. Như vậy thời gian chăm sóc kéo dài, mặc dù giá thành cây giống ban đầu thấp.

2. Nhân giống lan Mokara từ hom:

Đây là phương pháp nhân giống lan Mokara đơn giản bằng cách cây con được cắt thẳng từ đọan trên cùng (đọt) của cây mẹ.

Thông thường tùy theo yêu cầu quy cách hom giống tối thiểu phải bao gồm từ 2- 3 rễ đâm ra từ thân cây mẹ.

Kích cỡ thường để trồng là tối thiểu 25 – 30 cm, có thể tới 50 – 60 cm. Hom càng dài thì khả năng cây càng khỏe do có nhiều rễ, sau khi cắt trồng sang vườn mới thì khả năng phục hồi nhanh, mau ra hoa trở lại.

Tùy theo đặc tính giống, sau 3 tháng cây con cắt từ đọt đã có thể cho hoa nhưng thông thường để dưỡng cây người ta cắt bỏ các phát hoa ở giai đọan này.

Nhược điểm của phương pháp này là giống đợt đầu nhân ra với số lượng hạn chế, cứ một cây mẹ thì cắt được một đọt – tức 1 cây con.

Tuy nhiên sau khi cắt đọt, cây mẹ nếu chăm sóc tốt từ các nách lá, tập trung phần trên gần chỗ cắt sẽ ra tiếp tục các mầm cây con.

Thông thường từ cây mẹ sẽ ra được 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi, sau khỏang 6 tháng cây con sẽ phát triển hòan chỉnh và có thề tách ra để trồng. Giá thành cây giống cũng cao giống như cây mẹ.

nhân giống lan Mokara

3. Nhân giống lan Makara từ hom có cải tiến:

Biện pháp cắt hom lấy phần ngọn làm cây giống, còn phần gốc sẽ phát triển các chồi con thành cây thành phẩm để trồng đang được nhà vườn trồng lan cắt cành Mokara áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân chồi không cao.

Từ một cây mẹ ban đầu, sau khi cắt hom, lấy phần ngọn ta được 01 cây thành phẩm thì số lượng chồi con sinh ra không nhiều, từ 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi.

Để cải thiện hệ số này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động vào để nâng cao khả năng ra chồi của các giống Mokara.

Các lọai phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 31-11-11 kết hợp lọai có chứa axit amin, rong biển được phun liên tục vào thời điểm trước khi cắt đọt 1 tháng và sau khi cắt 6 tháng.

Phạm Tiến Khoa

Bí quyết trồng lan báo hỷ ra bông

lan báo hỷ

Lan báo hỷ là loài lan rừng thường gặp ở rừng thưa có cao độ thấp. Chúng thường bám thành từng bụi ở trên thân cây rừng thay lá như những cây dầu. Khi mùa khô đến, cây rừng trút bỏ lá thì chúng bị phơi nắng hoàn toàn nên lá cũng vàng khô và rụng đi chỉ còn giả hành trơ trụi, nhăn nheo như cây đã chết trông rất xấu xí. Nhưng khi thời tiết đã chuyển đổi báo hiệu mùa mưa đến, những lộc non cây rừng chưa kịp bung ra thì trên các giả hành trơ trụi kia đã xuất hiện những vòi hoa màu hồng tươi sáng trônng rất bắt mắt, làm rực rỡ cả khu rừng.Cây mọc chụm với nhiều giả hành cao khoảng 30-60cm, to mập 3-4cm, lá mỏng xếp 2 hàng. Lá rụng vào mùa khô, sau đó nụ hoa mới thành lập. Mỗi giả hành có thể mang cùng lúc 2-4 phát hoa, tập trung ở phần trên của giả hành. Phát hoa dài khoảng 20 cm với nhiều hoa xếp dày đặc thành nhiều hàng và lệch về cùng một hướng trông như bàn chải đánh răng. Hoa hình ống, cao khoảng 2cm to khoảng 0,5cm. Lá đài và cánh hoa có màu tím hồng trong khi môi hoa có màu vàng cam rất tươi sáng.

Loài lan báo hỷ này phân bố rộng lớn từ Hy Mã Lạp Sơn đến Miến Điện. Từ Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia cho đến Mã Lai, Philippines. Chúng hiện diện ở những vùng địa lý khác nhau và phân bố rộng lớn như vậy cho nên chúng có khả năng thích ứng rất cao.

Dù hoa nhỏ nhưng sắp xếp dày đặc và có màu sắc tươi sáng nên cũng được ưa chuộng để nuôi trồng. Có thể trồng vào chậu đất nung có lỗ với than gỗ hoặc buộc vào khúc gỗ, thân cây. Tưới nước, bón phân như các loài Dendrobium lai mà ta trồng để cắt cành hoa duy chỉ có điều là chúng cần nhiều nắng và có thời kỳ nghỉ vào mùa khô nên ta cần ngừng hoặc giảm việc tưới nước khi lá bắt đầu vàng và rụng đi, có như vậy chúng mới ra hoa nhiều và đồng loạt.

Để cho lan báo hỷ ra hoa vào dịp Tết thì ta nên ngừng tưới nước khi mùa mưa vừa chấm dứt, nếu cần thì phải đem phơi nắng cho lá rụng hết, khi giả hành nhăn nheo thì đem để ở chỗ mát. Khoảng 1 tháng trước Tết ta lại tưới nước cho chúng thì chúng sẽ bung hoa ngay. Cần xem nụ hoa dài ngắn, to nhỏ mà canh nước và ánh sáng cho nó nở đúng Tết. Nguyên tắc là nụ nhỏ thì tưới nước nhiều và tăng ánh sáng nhiều, nụ lớn thì hãm lại bằng cách tưới ít nước và để vào chỗ mát, ít nắng. Đấy là kinh nghiệm và là nghệ thuật giúp bạn có chậu hoa phong lan báo hỷ xinh đẹp trong ngày Xuân.

Nguyễn Thiện Tịch

Chủ biên tạp chí Hoa Cảnh

Sương muối hại cây hoa lan: Có hay không?

sương muối hại cây hoa lan

Sương muối hại cây hoa lan

Mỗi năm cứ vào khoảng trước Tết, các cây hoa lan Dendrobium, Vanda bị hư bông, thối đọt, nhất là bị tuột lá trầm trọng …, nhiều người cho rằng đó là do sương muối hại cây hoa lan. Sương muối là gì, có hay không ở thành phố chúng ta (tp.HCM)?

Khi nơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng kết lại. Sự hoá lạnh diễn ra do bức xạ nhiệt hay do bình lưu các khối không khí nóng hay lạnh.

Nếu hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất thì sương được hình thành. Nếu tầm nhìn xa dưới 1km thì gọi là sương mù. Nếu tầm nhìn xa hơn 1km đến 10km thì gọi là . Các loại sương hình thành vào buổi chiều hay buổi sáng mùa thu tựa như làn khói giăng ngang trên các ngọn cây gọi là sương khói.

Sương mù sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, có gió nhẹ. Sương mù không bền vững, khi mặt đất ấm lên là sương sương mù tan ngay. Khi hơi nước ngưng kết thành giọt nước hay giọt băng ở mặt đất hay gần mặt đất thì ta có sương muối, sương móc, sương giá.

Sương muối: Nếu nhiệt độ mặt đất xuống đến o độ thì hơi nước đông lại thành hạt băng trắng như muối. Nhiệt độ không khí lúc đó khoảng 5 độ trở xuống. Sương muối được hình thành vào những ngày lạnh nhất trong năm (về mùa đông, mùa xuân). Sương muối rất tai hại cho cây trồng vì phá hoại tổ chức tế bào bên trong cây.

Sương móc: Ban đêm khi trời quang mây lặng, mặt đất bức xạ vào không gian nên lạnh nhiều làm không khí gần mặt đất cũng lạnh theo. Hơi nước bắt đầu ngưng kết thành những giọt nước trong đọng lại ở mặt đất, long lanh trên ngọn cỏ. Sương móc chỉ cần nhiệt độ của mặt đất và cây cỏ đến điểm sương, là nhiệt độ mà tới đó hơi nước trong không khí sẽ bão hoà, độ ẩm tương đối là 100%. Nếu đã tới điểm sương mà nhiệt độ còn giảm nữa thì hơi nước ngưng tụ và rơi xuống đất.

Sương móc rất lợi cho nông nghiệp vì cung cấp cho cây trồng một lượng nước đáng kể.

Sương giá: Khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới 0 độ thì bất cứ lúc nào nước chậm đông trong khí quyển cũng có thể chuyển sang thể đặc và đông kết thành tinh thể trắng xốp, rất trong gọi là sương giá. Sương giá đọng ở trên cành cây nhỏ, trên dây thép, trên sườn núi.

Như vậy ở thành phố Hồ Chí Minh không thể có sương muối hại cây hoa lan theo đúng nghĩa của nó. Còn nếu nói sương muối là có muối ở trong sương thì chỉ có thể có ở các vùng công nghiệp (muối kỹ nghệ) hoặc vùng ven biển, hải đảo (muối biển).

Ở thành phố chúng ta, chỉ có thể có sương móc vào quãng gần Noel cho đến trước Tết khi tiết đông chí, tiểu hàn, đại hàn xảy đến, lúc đó không khí trở lạnh, sương móc có thể xuất hiện.

Nhân giống hoa lan: Hướng dẫn để thành công toàn tập

Nhưng như vậy tại sao cây lan lại bị tuột lá vào giai đoạn này?

Theo chúng tôi nghĩ vấn đề tuột lá của cây hoa lan không liên quan đến việc tạo lập sương muối hại cây hoa lan vào thời điểm này mà liên quan đến độ ẩm của vường lan lúc đó:

Trước đó, trong mùa mưa các vườn lan áp dụng một cách trồng hoàn toàn khác, không kịp thay đổi cho phù hợp vào mùa khô – cái độ ẩm do mưa đem lại đã bị cắt mất khi các cơn mưa cuối mùa chấm dứt, cùng lúc đó, những cơn nắng gay gắt đầu mùa không đã làm xáo trộn bên trong lẫn bên ngoài cây hoa lan, dẫn đến việc tuột lá.

Cần nhắc lại là việc tuột lá trầm trọng nhất ở các cây hoa lan của vườn lớn hơn là của người trồng nhỏ lẻ. Bởi vì người trồng ít đã có thay đổi chế độ tưới, chất trồng lẫn việc che chắn vườn lan khiến cho cây hoa lan không bị sự chuyển tiếp đột ngột lúc giao mùa này.

Cho nên để khỏi bị tuột lá ở cây Dendrobium vào mùa khô thì ngay từ khi các cơn mưa cuối mùa còn lai rai, ta phải cho thêm lượng kalium vào phân bón để gia tăng khả năng dự trữ của cây. Khi mùa khô bắt đầu, ta phải tạo thêm độ ẩm cho vườn lan, cho chậu lan, gia tăng số lần tưới nước cũng như gia tăng sự che mát cho cây để tránh cái sốc hụt nước và cái nắng gay gắt vào đầu mùa khô.

Bạn hãy thử áp dụng xem, sang năm còn tuột lá ở cây hoa lan của bạn không?

Ngọc Liên – Mỹ Hạnh