12 cây cảnh dễ trồng tại nhà. Trồng ngay thôi!

cây cảnh dễ trồng tại nhà

Chia sẻ 12 loại cây cảnh dễ trồng tại nhà

Thị trường cây cảnh Việt Nam rất sinh động, để lựa chọn cho mình một loại cây cảnh vừa dễ trồng, vừa đẹp không phải là chuyện dễ dàng.

Để giúp bạn giải quyết vấn đề trên, trong bài viết này sẽ tổng hợp cho bạn top 12 cây cảnh dễ trồng tại nhà, chẳng những thế, 12 cây này còn rất thích hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc cây đấy nhé.

1. Cây thường xuân

Đứng đầu danh sách cây cảnh dễ trồng tại nhà phải nhắc đền cây thường xuân. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng để phát triển. Chúng thích hợp trồng hàng rào, trồng chậu hay giò treo. Một chậu thường xuân trong nhà có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị điện tử tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn.

2. Cây tóc thần vệ nữ

Cây tóc thần vệ nữ không cần chăm sóc nhiều so với các cây nội thất khác. Chúng phát triển tốt nhất ở nơi râm mát, có độ ẩm và ánh sáng vừa đủ. Tóc thần là cây cảnh thích đất có khả năng giữ ẩm nên bên dưới chậu cây có thể để một khay nước bên dưới để giữ độ ẩm luôn ổn định.

Cây tóc thần thích hợp trồng trong chậu cảnh nhỏ và hòn non bộ. Chủ nhà cũng có thể đặt trên bàn trang trí, chậu lớn hơn có thể đặt trên cửa sổ, đường đi hoặc phòng khách, cây văn phòng.

3. Cây dây nhện

Lá cây nhện nhỏ và mềm, dáng tao nhã. Cây dây nhện là loài cây cảnh trong nhà, là thực vật treo rủ lá thường gặp trong trang trí nội thất trong nhà. Cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường. Vì hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nên không cần lo lắng quá nhiều kể cả khi đi vắng dài ngày.

Cây dây nhện có khả năng hấp thu hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.

4. Cây trầu bà

Cây trầu bà thân có rễ sinh khí, lá hình trái tim. Nhánh cây trầu bà dài và rủ xuống. Cây vừa và nhỏ có thể để trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ để cành lá rủ xuống nhẹ nhàng.

Trầu bà là một trong những cây cảnh dễ trồng tại nhà phổ biến nhất. Cây giúp làm sạch không khí trong nhà. Để cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thu các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, TV, máy in,…

5. Cây lưỡi hổ

Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Cây lưỡi hổ là cây nội thất trong nhà hay được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác để chúc may mắn, mừng tân gia, mừng gia chủ tài lộc.

Cây cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.

6. Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh là cây thân cỏ, leo dài, thân hình trụ mập, mềm, có nhiều rễ móc ký sinh, dễ trồng, dễ nhân giống. Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm.

Trong phong thủy, vạn niên thanh thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử.

7. Cây lô hội

Cây lô hội, còn có tên gọi khác là nha đam, là cây thảo lâu năm. Lá lô hội có màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, mẫm, hình 3 cạnh, phần mép dày và có răng cưa. Trồng lô hội làm cây cảnh trong nhà và tại nơi làm việc giúp thanh lọc không khí vì cây có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.

Các gia đình đều nên trồng ít nhất một chậu lô hội trong nhà vì nó không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt với sức khỏe của con người.

8. Cây sam thái

Cây sam thái là một loài cây dại mọc và phát triển rất nhanh. Cây sam thái có những lá nhỏ, xanh, mọng nước. Với những gia đình ít thời gian thì một giỏ sam thái treo bên cửa sổ sẽ giúp thanh lọc không khí cũng như xanh mát nhà cửa.

9. Cây chuỗi bi rủ

Chuỗi bi là loài cây thân thảo, cành nhánh mềm mại, dạng rủ rất đẹp. Lá của chuỗi bi mọc dày đặc trên cành, lá nhỏ có hình trụ dài khoảng 1-3cm, mọng nước và nhọn ở đầu lá. Chuỗi bi là loài cây ưa sáng với nhu cầu nước thấp nên có khả năng chịu hạn cao. Chuỗi bi có đặc tính sinh sản vô tính, khi lá rụng xuống đất sẽ sinh rễ và tạo cá thể mới.

10. Cây si cảnh

Cây si cảnh có lá dày, màu xanh sậm, có nhiều rễ phụ và rất dễ trồng. Cây thích hợp với vị trí phòng khách của gia đình. Một cây si con có thể được trồng từ cành, nhánh, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước cũng được. Người ta thường dùng cây si làm cây bonsai. Khi trồng trong nhà, si có tác dụng thanh lọc các độc tố trong không khí.

11. Cây lan ý (bạch môn).

Loài cây này được trồng trong nhiều gia đình, trông chúng rất đẹp mắt với các bông hoa uốn cong màu trắng nổi bật trên nền lá cây xanh sẫm. Hơn nữa, loại cây này lại rất dễ trồng. Cây lan ý thích hợp với môi trường có độ ẩm thấp, ánh sáng yếu, vì vậy nên trồng trong phòng có ít cửa sổ là tốt nhất. Chúng cũng ưa trồng trong chậu có đất ẩm

12. Cây kim tiền

Và cuối cùng khi nhắc đến những cây cảnh dễ trồng tại nhà thì không thể nào thiếu cây kim tiền. Với vẻ ngoài độc đáo, phần lá nhẵn bóng cùng với sức sống dẻo dai và bền bỉ, cây kim tiền là lựa chọn của nhiều chủ nhân không mấy “mát tay” trong việc nuôi trồng cây cảnh. Đây là lựa chọn thích hợp cho văn phòng hoặc bàn làm việc.

Vậy là bạn đã chọn cho mình một loại cây cảnh dễ trồng tại nhà nào chưa. Hãy chọn lựa và “sắm” cho ngôi nhà mình một cây cảnh xinh xinh nhé

Cây chanh leo: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

cây chanh leo

Hướng dẫn trồng cây chanh leo tại nhà

Nếu yêu thích loại trái cây hấp dẫn này, bạn hoàn toàn có thể tự trồng lấy một cây chanh leo ngay trong nhà mình. Đối với nhà phố hoặc nhà có diện tích chật thì bạn vẫn có thể trồng chanh leo vào chậu hoặc làm giàn ở ban công.

Với màu sắc bắt mắt cùng hương vị chua chua, ngọt mát, thơm dịu, chanh leo là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Loại quả này có nguồn vitamin A, vitamin C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khoẻ.

Cách trồng cây chanh leo rất đơn giản, chỉ cần một chút thời gian bạn sẽ có một giàn chanh rất sai quả như này.
cây chanh leo

Trước khi bắt tay vào trồng, cùng nhau tìm hiểu một chút về đặc tính của cây để có thể chăm sóc cho đúng.
Cây chanh leo hay còn gọi là cây chanh dây, cây lạc tiên, cây mác mác là dạng cây thân leo, đa niên, nửa gỗ, dễ trồng, phát triển mạnh và không cần chăm bón quá nhiều. Thân cây tròn, lá mọc xen, viền lá có răng cưa nhỏ, có tua cuốn và có thể bám vào bất cứ chỗ nào. Quả chanh leo hình cầu, chín có mầu tím sẫm. Hạt chanh leo có lớp cơm nhầy bao quanh làm cho chanh có mùi thơm lạ, lại bổ xung thêm chất xơ.
Nhiệt độ trồng thích hợp đối với cây chanh leo là từ 16 – 30 độ C. Cây cần có ánh nắng đầy đủ, khí hậu ấm áp và khuất gió. Chanh leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất với loại đất thoáng xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, feralit, cát cổ. Mùa thu đông rất thích hợp để bắt đầu dự án trồng chanh leo tại nhà các bạn nhé.
1. Chuẩn bị:
Bạn cần chuẩn bị như sau:
– Đất trồng
– Hạt giống/cây giống.
2. Cách trồng:
Loại cây này có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành đều được. Dưới đây là hướng dẫn trồng theo hai cách, bạn có thể lựa chọn cách nào phù hợp với mình nhất.
Để thực hiện trồng chanh dây bằng hạt của chúng thì ta cần tiến hành qua các bước sau:
– Mua quả chanh leo làm giống, chọn quả già, mầu tím sẫm và vỏ nhăn nheo một chút.
– Bổ đôi quả chanh, lấy thìa xúc hết hạt ra và rửa sạch phần cơm nhầy bám trên hạt và để ráo nước.
– Lúc này bạn đã có hạt giống rồi nhé, nhưng để hạt nhanh nảy mầm thì có một mẹo nhỏ là bạn nên ngâm những hạt giống này vào trong nước ấm trong khoảng thời gian 24-36 tiếng trước khi đem chúng đi gieo.
cây chanh leo
Hạt chanh leo dùng để làm giống.
– Bạn lấy hạt gieo vào chậu đất có đường kính khoảng 30cm. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt. Tưới nước đủ ẩm cho cây nảy mầm, ngày khoảng 2 lần.
– Nên gieo hạt ở nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp quá trình nảy mầm được diễn ra nhanh hơn.
– Sau khoảng 2 đến 3 tuần thì hạt giống đem gieo sẽ nảy mầm. Sau khoảng 6 tuần trở đi cây đã đạt chiều cao tầm 8cm, lúc này bạn có thể chọn lọc cây con tốt và khỏe để giữ lại trồng.
Nếu trồng từ cây giống:
– Bạn có thể mua cây giống từ chợ cây, về cho đất vào chậu và trồng. Bạn nên chọn cây cao tầm 8-10cm, lá xanh, thân khỏe. Tuy cách này tiết kiệm thời gian nhưng bạn lại bở lỡ giai đoạn được nhìn ngắm cây con lớn lên từng ngày.
3. Làm giàn
Chanh leo là loài cây dây leo nên cần làm giàn. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ có chiều cao khoảng 70cm, bạn cần chuẩn bị từ trước giao đoạn này để cây một giá đỡ chắc chắn để bám và phát triển.
cây chanh leo
cây chanh leo
Giàn chanh leo
Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh leo. Làm giàn có ưu điềm là dễ chăm sóc, vì thân dây leo, lá, trái đều bám trên một đường thẳng nên rất dễ theo dõi, từ việc tưới nước đến tỉa cành lá, phát hiện sâu bệnh. Bạn có thể làm giàn bằng dây điện, sắt, lưới thép, gỗ đều được, tùy theo khả năng sáng tạo và diện tích trồng của bạn.
Có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh leo phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh, giàn cao khoảng 1,8 – 2 m là phù hợp.
4. Cây trưởng thành:
Một buổi sáng thức dậy, bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa chanh leo nở đẹp lung linh rồi bất ngờ phình trái. Từ lúc trồng cho tới lúc cây ra bông hoa đầu tiên thường sẽ từ 5-6 tháng. Hoa của cây chanh dây khá đẹp và thơm, đường kính khoảng từ 6 đếm 10cm, gồm có đài và nhụy hoa màu trắng và phần gốc hoa màu tím sẫm. Điều đặc biệt là cả hoa cái và hoa đực đều nằm cùng trên một bông, chúng sẽ tự thụ phấn cho chính mình.
cây chanh leo
cây chanh leo
Hoa chanh leo rất đẹp và thơm.
Chanh leo ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ khí hậu từng vùng. Sau khi ra hoa được 1 tuần hoa sẽ héo và bắt đầu quá trình tạo quả. Quả non mới mọc có màu xanh non. Từ khi hoa trổ đến giai đoạn tạo quả rồi trái chín sẽ mất khoảng 60 – 90 ngày.
cây chanh leo
 Quả non
Quả của cây chanh leo khi chín có hai màu vàng và tím, nhưng hầu hết là màu tím. Quả tròn, đường kính khoảng 5-7cm. Trung bình một giàn chanh dây cho khoảng từ 40 đến 50 trái trong một vụ. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và chế độ chăm sóc, bạn có thể thu hoạch đến gần trăm quả trong mỗi vụ, nếu trồng trong chậu bạn cũng có thể thu được số lượng khiêm tốn khoảng 30 quả nhé.
cây chanh leo
 Quả chín
5. Chăm sóc cây chanh leo:
– Tưới nước: Chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục.
– Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
– Cũng giống như những loại cây dây leo khác, chanh leo cũng gặp phải một số loại bệnh mà phổ biến nhất là bệnh đốm nâu. Các nhánh của cây sẽ có những đốm nho nhỏ có màu nâu, dần dần lan rộng và cành sẽ bị héo úa. Ngoài ra cây còn gặp phải một số bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh thối quả… bạn cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của sản phẩm để khắc phục những tình trạng này.
6. Bón phân cho cây chanh leo:  
Ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân cho cây sau mỗi đợt thu hái và cắt tỉa cành lá nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới. Theo kinh nghiệm thì bạn nên bón phân đạm, kali cây sẽ xanh tốt, đơm hoa nhiều và rất sai quả.
7. Lưu ý khi trồng cây chanh leo:
– Khi trồng chanh dây bạn nên chú ý vào 3 thời điểm là khi cây mới trồng, lúc ra hoa và khi hình thành quả.
– Giai đoạn cây ra hoa đậu quả cần độ ẩm cao, nên ít nhất phải tưới 2 ngày/lần, nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, rụng quả hoặc quả sẽ teo lại.
– Lúc cây ra hoa bắt đầu đậu quả bạn cần chú ý đến việc tỉa bớt lá chỗ quả mọc để giúp chúng đón nhận ánh sáng giúp chúng chín nhanh hơn.
– Việc cắt tỉa nên được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.
Đối với nhà phố hoặc nhà có diện tích chật thì bạn vẫn có thể trồng chanh leo vào chậu hoặc làm giàn ở ban công, không những có tác dụng uống mát mà chanh leo còn có tác dụng trang trí nhà bạn thêm xinh nữa đấy.
cây chanh leo

cây chanh leo

Còn gì hơn cảm giác thưởng thức thứ nước uống thơm mát tuyệt vời do chính tay mình trồng.
Chúc các bạn thành công!

Trúc La Hán: Loại Trúc của người quân tử

trúc la hán

Trúc La hán

Xuất xứ: Trúc La Hán vốn sinh sản ở vùng Nam bộ Trung Quốc, thường trồng nhiều ở lưu vực sông Trường Giang.

Đặc điểm: Cây trúc La Hán thích ánh sáng, đồng thời cũng rất chịu râm, thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hoà, đất tơi xốp và giàu chất mùn, không chịu đất kiềm, chịu khô hạn, không để úng nước.

Trúc La Hán
Một cây Trúc La Hán đẹp được dùng để trang trí phần mặt tiền của ngôi nhà, văn phòng làm việc.

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Nên đặt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời, thông gió như ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, vào mùa Đông đưa vào phòng ấm nhưng phải đảm bảo ánh sáng.
  2. Tưới nước: Duy trì độ ẩm của đất trong chậu, chống tích nước, vào mùa Đông vẫn cần phải tưới đủ nước, thường xuyên phun nước, duy trì độ ẩm trong đất.
  3. Bón phân: Bón gốc 1 lần vào đầu xuân trước khi măng mọc.
  4. Thay chậu: Khoảng 1-2 năm thay 1 lần

Trúc La Hán là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng các loại cây cảnh khác như cây Phong để làm cây cảnh ngắm lá trong nhà.

Kim Dân

Sơn tra: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Sơn tra

Xuất xứ: Sơn tra ra đời từ Đông Bắc Trung Quốc, Nội Mông Cổ, từ Hoa Bắc đến Giang Tô, Chiết Giang, Triều Tiên, Nga cũng có phân bố.

Đặc điểm: Thích ánh sáng, chịu lạnh, thích hợp với khí hậu khô ráo mát mẻ, sức đâm chồi mạnh, chịu cắt tỉa, thích hợp nhất đối với đất cát trung tính và tính acid, có chất mùn và tơi xốp, không chịu được tích nước và đất kiềm.

sơn tra
Bạn có biết trà sơn tra mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ?

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Đặt ở những nơi có ánh sáng mặt trời đầy đủ, thông gió, khi nhiệt độ quá lạnh nên mạng chậu vào phòng.
  2. Thay chậu: khoảng 1-2 năm thay chậu 1 lần, đất bồi dưỡng gồm đất lá mục 4 phần, phân ủ 3 phần, đất cát bình thường 3 phần.
  3. Tưới nước: mùa xuân và thu mỗi ngày tưới 1 lần, mùa hè mỗi ngày tưới 1-2 lần, thời kỳ ra hoa ít tưới, không nên phun nước, có thể phun sương trong không khí quanh cây, trước khi vào phòng tưới thấm 1 lần.
  4. Bón phân: khi thay chậu có thể dùng móng, sừng làm phân bón gốc, sau khi đưa ra khỏi phòng vào mùa xuân có thể bón phân bã tương vừng khô đã mục nát, mỗi chậu 50-75 gam, đồng thời bỏ vào 10-15 gam sắt sunfat, vào các tháng 6, 7, 10 bóng phân bã sừng khô 1 lần, thời kỳ sinh trưởng tưới dung dịch phân móng, sừng loãng mỗi tuần 1 lần.
  5. Cắt tỉa: 2 năm đầu sau khi vào chậu không nên cắt tỉa, chỉ bỏ đi những cành thưa, khi thế cây bị suy yếu có thể tỉa bớt cành, hình thành tán cây mới.
  6. Sâu bệnh: vào mùa đông dễ phát sinh bệnh vàng cây do thiếu sắt, có thể phun dung dịch 0,3% ferrous acetate hoà với 0,1-0,3% potassium dihydrogen phosphate, 10 ngày phun 1 lần, tổng cộng 3 lần. Ngoài ra, nên dùng nước máy đã phơi nắng phun lên cây sơn tra. Đối với sâu bông có thể dùng bromine để phòng trị, đối với nhệt đỏ có thể phun dung dịch đặc trị ve.

Lợi và hại của phun nước trên mặt lá

Nếu phun nước bằng bình phun có lỗ nhỏ hoặc bình phun sương có vòi trực tiếp lên hoa và lá thì có thể giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, đồng thời tẩy sạch bụi trên mặt lá, giữ cho lá luôn xanh tươi.

Rất nhiều gia đình trồng hoa đặc biệt thích cách tưới này. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cách này tương đối thích hợp với loại cây ngắm lá nhưng lại không thích hợp với nhũng cây hoa gốc tròn.

Độ ẩm không khí quá lớn hoặc thời gian lá thấm nước quá dài đều dễ phát sinh bệnh hại, đặc biệt là những loại hoa trên mặt lá có lông như hoa đại nham đồng (sinningia), hải đường gốc tròn, …

Nếu nước bám trên lá trong thời gian dài sẽ tạo thành vết thấm nước, thậm chí là úng lá.

Đặc biệt, trong thời kỳ cây ra hoa không được phun nước trên mặt lá, nếu không hoa sẽ bị ngâm nước và mốc hỏng, sinh ra hiện tượng hoa úng.

Ngũ kim tùng là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng ngũ kim tùng như là cây cảnh trong nhà.

Kim Dân

Thuỷ – hạn bồn cảnh dựng như thế nào?

bồn cảnh

Thuỷ – hạn bồn cảnh đầy mê hoặc

Nói đến tiểu cảnh thì thủy – hạn bồn cảnh là nghệ thuật lãng mạn, rất gần gũi với thiên nhiên. Là tác phẩm kết hợp giữa cây, đất, đá và nước tạo nên một khung cảnh yên bình nên thơ.

Điều đặc biệt khác với loại hình non bộ, cây ôm đá ăn nước… là “thủy hạn bồn cảnh” dù trong cùng một ang, nước không được ngấm sang phía cây và đất nhưng cây lại có thể thả rễ sang bên nước rất ngoại mục.

Một vài địa phương trưng bày một số tác phẩm loại này nhưng chưa đạt được tính thẩm mỹ, làm người thưởng ngoạn thất vọng. Các tác phẩm này dùng đá loại to hoặc cuội gắn lại làm bờ ngăn, mạch gắn bằng xi măng lộ giống như ta kè thủy lợi àm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

bồn cảnh

Xin đưa ra đây một vài cách làm bồn cảnh cho các bạn tham khảo:

Trước hết ta chuẩn bị một ang nông hình ô van hoặc chữ nhật có lỗ thoát nước lệch về phía ta định trồng cây.

Ang to nhỏ tùy theo kíh thước của cây mà ta đã có. Thường thì chiều dài rộng của ang tương ứng với độ rộng và chiều cao của cây là xinh.

Ta chuẩn bị một số đá xù xì, lồi lõm, hoặc những hòn đá trơ lăn lóc ở các khe suối để làm bờ ngăn có thể tạo bờ ngăn the hình chữ S hoặc bán nguyệt pha cát xi măng tỷ lệ hợp lý không cứng quá sau này vết gắn dễ nứt làm nước thâm qua sẽ thối rễ cây.

Dảo cát, xi cho dẻo và cho vữa vào theo đường công ta đã vạch sẵn ở đáy ang, dùng những viên đá đã chọn lấy tay ấn mạnh xuống chỗ vũa vừa đổ, chỉnh cho những viên đá nhô ra, thụt vào, cao thấp khác nhau sao cho bờ ngăn có hườm như bị ngàn năm sóng vỗ, tạo hang hốc cho các loài thủy sinh trú ẩn.

Có chỗ lại như một vỉa đá từ lòng suối nho lên cho du khách ngồi nghỉ khỏa chân xuống dòng nước trong mát, lại có chỗ như tượng người bán thân hóa đá, âm dương hài hòa sẽ sinh động.

Bên trồng cây ta dùng bay trát hết số vữa thừa vào khe dá, bên dưới chứa nước ta dùng chổi sơn và nước rửa hết số vữa thừa ở đáy ang và vách đá, càng dấu được mạch vữa, tác phẩm càng giống tự nhiên.

Để vách đá vừa cứng ta ngâm cả ang vào nước vài ngày, sau đó chuyển cả bầu đất và cây vào vị trí.

Với cây dáng trực ta để thẳng còn các dáng xiêu, hoành, huyền ta hướng ngọn cây về phía nước, sau này rễ khí sinh sẽ thả cách để hòa màu giữa các loại đá dị chủng là làm ướt vách ngăn rồi rắc xi măng nguyên chất lên vài lần ta sẽ có một bờ ngăn đồng màu và xù xì cũng rất đẹp mắt.

Ta hoàn tất tác phẩm bằng cách chọn một vài hòn đá đẹp để cạnh gốc cây và dưới hồ nước, dưới bóng cây đặt một mái nhà tranh, dưới hồ một thuyền câu nho nhỏ.

Chúc các bạn thành công!

Bùi Văn Thái

Non bộ: Nghệ thuật sắp xếp tài tình

non bộ

Non bộ: Thú chơi dễ … ghiền

Cũng như cây cảnh, non bộ là thú chơi đã nhiều đời và đã được nâng lên hàng nghệ thuật. Non bộ là một bố cục vật chất thu nhỏ tự nhiên phụ thuộc vào người chơi, nhỏ thì khuôn trong một cái chậu, lớn thì có trải ra trên diện tích 15 – 20 m2.

Nhưng dù lớn dù nhỏ, non bộ phải đảm bảo được nét hài hòa tự nhiên hệt như thiên nhiên thu nhỏ. Công việc đầu tiên khi thiết kế non bộ, bạn phải phân đá ra từng nhóm: loại thẳng, dài; loại có hình thù đa dạng; loại đá non, đá già… Sự phân loại này rất có lợi cho bạn khi tạo dáng hòn núi sắp dựng.

Dựng một non bộ cần phải theo những quy luật của tự nhiên và theo cả những quy luật về nhân sinh quan. Đá không thể xếp tùy tiện. Dù hòn núi có nhiều lớp nhưng cũng không nên xếp những khe, những rãnh theo chiều ngang, đó là điều tối kỵ. Bởi vì hòn tự nhiên sở dĩ có khe là do từ năm này qua năm khác , nước mưa tạo nét xói mòn, núi trong thiên nhiên bao giờ có những khe, rãnh nằm dọc, vậy nên ta chớ đặt chúng nằm ngang.

non bộ

Nhìn vào một hòn núi cảnh, ít nhiều người ta biết được tuổi tác, tâm tư người tạo đá. Người già thích núi bằng ngọn, trái lại người trẻ lại ưa những ngọn núi vút cao. Những ngọn núi “ông già” như đang trầm tư suy nghĩ về sự đời, về năm tháng đã trôi qua của đời người. Còn những ngọn núi nhọn vút lên đúng là thiên hướng của người trẻ, thích bay nhảy, hướng lên cái vô cùng. Một núi cảnh, có khi chỉ có một ngọn chính và vài ba núi phụ làm nền. Người ta gửi gắm tâm sự vào những hòn núi đó!

Một ngọn núi tượng trưng cho một người đàn ông bao giờ cũng thẳng, xù xì, cao lên trên. Hòn núi tượng trưng cho người đàn bà dứt khoát phải có những đường cong, ít đường thẳng. Núi “chị em” là hai khối đá cong vào nhau, dáng như hai người đàn bà sắp chụm đầu. Núi bạn hữu là hai ngọn núi vút lên bên nhau, biểu hiện tình bạn luôn thẳng thắn, cao thượng…

Người tạo dáng núi cảnh thường thực hiện theo tỷ lệ: chân núi rộng bao nhiêu thì thân núi mức độ nào là vừa, chiều cao cũng không phải vô cùng, nó phải hài hòa trong một quần thể. Khi chọn dáng núi, đừng quên tính quy luật vật lý, núi nghiêng phải nghĩ đến đối trọng. Núi dựng cùng một loại đá thì hướng của các hòn dá phải giống nhau. Đó là quy luật của tự nhiên. Núi phải cheo leo, hiểm trở, có nhiều chỗ “hẫng”  ở phía dưới mới đẹp, mới tạo cảm giác hùng vĩ, nên thơ và như thật.

Chọn đá thích hợp đã đành, bạn còn phải giải quyết tốt đối trọng, những lực giằng đỡ những hòn đá “hẫng”. Xi măng ít quá sẽ không bền vũng, nhiều quá chưa chắc dã tốt mà còn kém mỹ thuật. Nhiều nghệ nhân đắp núi có những thủ thuật riêng, họ khoan sâu vào đá, rồi dùng cốt thé và xi măng cố định một đầu tạo thành móc, móc này lại được đưa vào lỗ khoan của hòn đá khác đã được chọn, dùng xi măng gắn lại.

Việc làm này rất công phu, không phải một ngày là xong. Làm kiểu này đôi khi sắt hoặc xi măng lộ ra, các nghệ nhân dùng các cây thích hợp trồng vào cho tự nhiên, nhưng là để che những chỗ thô. Dựng những ngọn núi trên to dưới nhỏ, nếu không có cốt thép gắn chặt với bệ, núi rất dễ đổ. Núi có hang, có động mới đẹp. Dựng hang động là cả một kỳ công. Nó phải tự nhiên và bền vững.

non bộ

Khi dựng núi, người ta thường chọn dá già vì ít bị gió mưa xâm thực nữa, Nếu bạn để cho nhưng đá bọt, đá non gắn kết với đá già, thì nguy cơ núi sập là rất nhiều, tùy phải nhiều năm mới xảy ra. Đá non bị phân hủy, sẽ làm kết cấu của núi bị vỡ.

Tuy nhiên, đối với núi dựng bằng đá già, trồng cây vào núi rất khó, cây rất dễ chết. Các nghệ nhân có kinh nghiệm thường trồng cây vào những hòn đá từ trước. Khi dựng núi, người ta gắn những hòn đá ấy vào chỗ thích hợp, cây mới sống được. Kỳ công hơn, có người trồng cây trên bệ núi, đến khi dựng núi thì cho cành lên lỏi giữa các khe, các lỗ để có cành ở thân núi, đỉnh núi.

Để trồng cây trên đá, người ta phải kiếm các loại đá non, đá bọt về đục lỗ ở trong mà trồng. Ngoài ra còn có loại đá có những mạch nhỏ bên trong, mắt ta không thấy được (gọi là đá tự thấm nước), người ta đục lỗ mà trồng vào. Nhưng trồng thế nào là ùy, xin đừng quên là trồng cây ở chân núi thì không được cao hơn núi.

Hiện nay, non bộ đã trở thành mặt hàng được chú ý, đã có nhiều người, nhiều cơ sở chuyên khai thác, buôn bán đá nguyên liệu. Đã có người phất lên từ dịch vụ dựng non bộ. Một hòn đá cảnh mang lại nhiều niềm vui cho bạn . bạn sẽ thấy cuộc sống phong phú hơn và sẽ bớt cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên.

Phạm Ngọc Trường