Cách trồng lan Macodes cơ bản

cách trồng lan Macodes

Mô tả và cách trồng lan Macodes

Xuất xứ tên gọi: Tiếng Hy-lạp, makros nghĩa là dài, và –odes nghĩa là kết cấu, căn cứ vào chiều dài thùy giữa của môi.

  • Tông: Cranichideae
  • Tông phụ: Goodyerinae
  • Phân bố: Khoảng 10 loài, xuất hiện từ Malaysia tới quần đảo Thái Bình Dương.

Là địa lan, luôn luôn xanh, với thân đứng, mập xuất phát từ thân rễ bò lan ngắn và mập. Có nhiều lá, Vòi hoa đứng, hoa nhỏ, mọc ngửa lên, màu sắc khá mờ. Các lá đài bên không theo quy ước, lá đài sau dính với cánh hoa. Môi có ba thùy, phần chân có cái túi. Khối phấn 2.

Đây là một trong các giống lan được sưu tập như là một giống lan trang trí “jewel orchids”, người ta trồng chủ yếu là lấy vẻ đẹp của lá hơn là hoa của chúng.

CÁCH TRỒNG LAN MACODES

Trồng ở một nơi trũng lòng chảo, trong nhiệt độ ấm, ẩm và dưới bóng râm. Khi tưới nước thì tưới ở dưới gốc, tránh tưới lên lá.

cách trồng lan Macodes
Lan Macodes sanderiana
cách trồng lan Macodes
Lan Macodes petola

Tưới nước cho lan có đơn giản?

tưới nước cho lan

Tưới nước cho lan là một việc tưởng như rất đơn giản nhưng tưới nước đủ để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt lại hết sức khó.

Tưới nước cho lan con

Tưới nước cho lan con phải hết sức thận trọng. Sau khi trồng 1 – 2 ngày không cần tưới nước ngay vì chất trồng vừa mới rửa, mới ngâm còn giữ độ ẩm cao. Nếu tưới nước ngay hay tạo độ ẩm cao cây dễ bị thối. Thường tỉ lệ cây chết ở giai đoạn này rất cao vì bị dư thừa nước. Vì vậy, yêu cầu người trồng lan phải thường xuyên quan sát môi trường trồng xem còn ẩm hay đã khô, khô ở đáy chậu hay trên mặt để có chế độ tưới nước thích hợp cho lan con.

Một điều cần lưu ý nữa là lan con mới đưa ra khỏi chai ít ngày, lá thường bị héo phải tưới nước hết sức nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, thường xuyên tưới nước cho lan 3-4 lần mỗi ngày nếu quá khô. Nguyên tắc là phải giữ ẩm cho lan con nhưng không quá ướt.

https://caykieng.farmvina.com/cach-tuoi-phan-cho-cay-hoa-lan/

Tưới nước cho lan trưởng thành

Tưới nước cho lan là một việc tưởng như rất đơn giản nhưng tưới nước đủ để cho cây lan sinh trưởng, phát triển tốt lại hết sức khó. Tưới nước ít, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng tưới nước thừa lại làm cho bộ rễ lan ẩm ướt thiếu ôxy không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bộ rễ thối lâu sẽ chết. Việc tưới nước cho lan phải đảm bảo hài hòa với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tưới nước cho lan:

+ Tưới nước cho lan theo mùa: Khí hậu nước ta có sự phân hóa hai mùa rõ rệt:

Về mùa mưa độ ẩm tương đối cao, thuận tiện cho việc phát triển của cây lan. Mùa này lượng nước mưa đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu nước của lan. Vì vậy vào mùa này, tưới nước cho lan cần phải cân nhắc kỹ về lượng nước tưới và số lần tưới.

về mùa khô, độ ẩm không khí thấp, nhưng đây là thời kì nghỉ cùa một số loài lan. Sự nghỉ ấy là cần thiết cho sự phát triển của chồi hoa và sự tăng trưởng mãnh liệt sau đó, không nên tưới nước nhiều vào thời kì này. Sự nghỉ của lan xảy ra khi chúng bắt đầu có hiện tượng rụng lá (đối với lan đa thân), với lan đơn thân thì khó nhận biết thời kì nghỉ và chúng không có giả hành thật đề dự trữ nước nên phải tưới nước nhiều lần để tăng độ ẩm, giảm bớt sự thoát hơi nước của cây lan. Cho nên, vào các ngày khô hạn, nhiệt độ cao cũng phải tăng số lần tưới nước cho lan.

https://caykieng.farmvina.com/tuoi-nuoc-cho-hoa-lan-ho-diep/

+ Tưới nước cho lan theo loài lan, theo thời kì sinh trường

Loài lan khác nhau thì nhu cầu tưới nước cũng khác nhau. Cây lan có nhiều lá, lá to dễ mất nước do thoát hơi nước qua lá, do đó cần lượng nước tưới nhiều hơn. Cây mập, lá dày chịu hạn khá hơn thì số lần tưới nước cần ít hơn. Những cây lan có nhiều rễ gió cần tưới nước thường xuyên hơn. Thời kì ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều nước hơn nên phải tưới gấp 2-3 lần bình thường. Vào thời kì cây nghỉ cần lượng nước ít hơn nhưng phải giữ ẩm xung quanh vườn lan.

+ Tưới nước cho lan theo chất trồng và môi trường trồng lan.

Tùy thuộc vào cường độ ánh sáng giàn che, độ thông thoáng của vườn lan, chất trồng lan và loại chậu… Tất cả đều liên quan đến độ ẩm, do đó cách tưới cho lan phải thật linh hoạt. Nếu nắng nhiều, gió nhiều chậu thoáng, chất trồng giữ nước kém thì phải tưới nước nhiều lần hơn.

Cách tưới nước cho lan:

Tùy dụng cụ tưới nước, vòi tưới hoa sen ở các vườn lan lớn là kinh tế nhất, tiện lợi nhất nhưng cách tưới nước cho lan tốt nhất là tưới nước nhỏ giọt, nước rơi vào gốc lan, tưới nước không làm chấn thương lá, cây có thể tưới bằng bình xịt hay vòi bơm.

Thường thì tưới nước vào buổi sáng và buổi chiều mát, nếu trời quá nóng thì tăng lần tưới nhưng lượng nước cũng phải tăng lên. Tránh tưới ít nước làm nóng, bỏng cây. Vào buổi trưa nắng gắt nên làm ẩm môi trường hơn là tưới trực tiếp vào cây lan.

tưới nước cho lan

Nguồn nước tưới: Có thể dùng nhiều nguồn nước tưới cho lan miễn sao nước phải sạch, không phèn, không mặn, độ pH thích hợp khoảng 5,5-7. Có thể dùng các nguồn nước sau:

+ Tưới nước cho lan bằng nước mưa: là nguồn nước lý tưởng nhất vì vừa sạch vừa kinh tế độ pH của nước mưa là 6-7 rất phù hợp cho lan con.

+ Tưới nước cho lan bằng nước ao hồ: cũng là nguồn nước không tốn tiền nhưng phải chú ý đến độ pH nhất là độ phèn ở các ao hồ mới đào. Với các ao hồ không lưu thông thường xuyên phải chú ý đến sự trong sạch của nước, xung quanh ao hồ phải đảm bảo vệ sinh.

+ Tưới nước cho lan bằng nước sông, suối: là nguồn nước tưới tốt nhưng phải chú ý đến độ phù sa và độ phèn, mặn…

+ Tưới nước cho lan bằng nước máy: cần chú ý đến chất lượng nước, trong nước máy có Clo không tốt cho lan và phải xem nồng độ muối trong nước máy. Không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tưới cho lan.

+ Tưới nước cho lan bằng nước giếng: chú ý đến độ cứng, độ phèn và pH.

Lan Myrmecophila: Mô tả và cách trồng 

Lan Myrmecophila

Phân loại, nguồn gốc, xuất xứ và cách trồng lan Myrmecophila.

Xuất xứ tên gọi:

Tiếng Hy-lạp, lan Myrmecophila với myrmex nghĩa là con kiến, và phila, nghĩa là yêu thích. Chỉ sự kết hợp giữa giống lan này với loài kiến.

Tông:

Epidendreae.

Tông phụ:

Laeliinae.

Phân bố:

Có 10 loài từ Mexico tới Venezuela và vùng Caribbean. Loài điển hình: Myrmecophila tibicinis.

https://caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha/

Là loài lan biểu sinh hoặc địa lan có cây lớn. Giả hành hình côn hoặc hình trụ, trên đỉnh có 1-5 lá, thân rỗng, thường được lũ kiến trú ngụ, chúng thường chui qua những cái lỗ gần gốc của giả hành. Phiến lá dầy hoặc dai, thường có hình ê-lip.

Vòi hoa ngắn, cuống hoa dài, không phân nhánh hoặc có phân nhánh tùy theo loài, vòi hoa đứng thẳng, uốn cong hoặc nằm ngang, có nhiều hoa, có một số hoa nở vào cùng thời điểm. Hoa có màu sắc nổi bật. Các lá đài và cánh hoa thường có mép gợn sóng, cánh hoa hẹp các lá đài. Môi liền hoặc có ba thùy. Khối phấn 8, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4.

Cách trồng lan Myrmecophila.

Đây là loài có thân lớn, nếu trồng trong nhà kính, chúng sẽ chiếm nhiều không gian, vì vậy nên trồng chúng ngoài trời, ở các vườn thuộc vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Trồng chúng trong chậu hoặc trong giỏ với các chất trồng thô, thành phần chính là vỏ cây, cần thoát nước tốt, trong môi trường nhiệt độ ấm, ánh sáng tốt, tưới nước nhiều trong thời kỳ cây đang phát triển. Khi cây vào kỳ nghỉ thì gần như để khô hoàn toàn. Chúng sẽ phát triển tốt nếu không có sự “xâm lược” của lũ kiến.

Lan Myrmecophila

Lan Myrmecophila tibicinis ‘Midnight’.

Lan Myrmecophila

Lan Myrmecophila tibicinis flor.

Lan Myrmecophila

Lan Myrmecophila brysiana.

Lan Myrmecophila

Lan Myrmecophila brysiana.

Trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Cũng như tôi, có thể các bạn cũng gặp một vài khó khăn, nhưng phải chấp nhận một sự thật là lan có thể phát triển tốt dưới ánh sáng nhân tạo. Hầu hết các bóng đèn huỳnh quang (ta thường gọi đèn tube, đèn néon) với ánh sáng nhấp nháy, hình như không thích hợp với cây lan. Đối với tôi, toàn bộ ý tưởng được đề nghị ở đây bắt đầu từ thuyết vị lai của những cuốn phim khoa học giả tưởng, trong đó nói về những người đi tiên phong trong việc trồng những cụm lan dưới ánh sáng mặt trời nhân tạo để cho sự tồn tại của chúng trong một không gian đen tối và trống rỗng. Thật khó mà tưởng tượng được những loài cây cần có nắng để sống như những cây lan lại có thể nở hoa dưới ánh sáng có cường độ thấp như ánh sáng của những bóng đèn huỳnh quang.

Ấy thế mà nó lại ra hoa. Ánh sáng ban ngày đã bù đắp phần nào sự thiếu hụt cường độ sáng của các bóng đèn huỳnh quang. Sau khi trồng thành công lan dưới ánh sáng nhân tạo, một số nghiên cứu khác đã tạo nên những kinh nghiệm phong phú, vì vậy tôi có thể nói, tôi đã bị thuyết phục.

Một số lớn những nhà trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo nghiệp dư đã khẳng định một cách rộng rãi rằng ánh sáng nhân tạo chính là một phương pháp hiệu quả cho những nhà trồng lan. Không chỉ những nhà trồng lan nghiệp dư quan tâm đến việc trồng lan trong nhà dưới ánh sáng nhân tạo như một giải pháp chấp nhận được trong khi chờ đợi thời tiết ấm áp trở lại vào mùa xuân, mà còn có một số lớn tìm thấy cách kiểm soát các điều kiện với chi phí giảm thiểu để kích thích họ trồng nhiều hơn dưới ánh sáng nhân tạo quanh năm.

ÁNH SÁNG NHÂN TẠO, CÁC VẬT LIỆU CỐ ĐỊNH VÀ CÁC GIÁ ĐỠ

Do tăng cường việc xử dụng ánh ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là loại đèn ống và các bóng đèn có cường độ ánh sáng cao, các ngành công nghiệp sản xuất những thiết bị cố định có kết cấu nhẹ dùng cho mục đích làm vườn và trồng cây. Thị trường có phần hơi lúng túng trước sự xuất hiện của cả hai loại – truyền thống cũng như các loại đèn đã được cải tiến. Trong cuốn sách của Marden Fitch, có tựa đề là ‘Sự hoàn hảo của việc trong cây trong nhà dưới ánh sáng nhân tạo’, đã cho ta thấy kết quả quá trình khảo sát các loại ánh sáng khác nhau, những khuyến cáo, dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của ông qua các lần thử nghiệm, đã kết luận là việc xử dụng rộng rãi đèn ống huỳnh quang quang phổ, hoặc có sự kết hợp loại đèn này và loại đen ống với ánh sáng lạnh thông thường, như trong trụ sở của Hội Hoa lan Hoa kỳ ở Cambridge, dùng kết hợp hai loại đèn thì lan hài và lan hồ điệp ra hoa rất tốt.

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Gần đây nhất, các bóng đèn có cường độ ánh sáng cao, các khu vực chiếu sáng có thể được kiểm soát gần giống như điều kiện của các nhà kính. Có một cuộn phim dự định sẽ xuất hiện ở Hội Hoa lan Hoa kỳ với tên gọi ‘Thế giới đa dạng của lan’ ở đó có giới thiệu một loại ‘nhà kính ngầm’, tức là nó nằm ở tầng hầm của ngôi nhà, ở đó lắp đặt 4 đèn có cường độ ánh sáng cao, tương đương với cường độ ánh sáng vào một ngày hè. Những loài lan cần nhiều ánh sáng đã phát triển dưới độ ẩm và độ sáng có thể so sánh với một nhà kính truyền thống – tất nhiên họ cũng tính đến việc thời tiết thay đổi thất thường. Nhu cầu năng lượng của những loại đèn như vậy không thật sự quá cao, và bạn có thể so sánh với chi phí sưởi ấm cho các nhà kính ngoài trời.

Loại ánh sáng nhân tạo được dùng nhiều nhất cho lan, đương nhiên là loại đèn huỳnh quang với loại dài 1,2 m hoặc 2,4 m, công suất 40 và 74 watts. Nếu bạn thấy cần bổ sung ánh sáng cho những cửa sổ ít được chiếu sáng thì hai loại đèn đó là thích hợp. Đối với những loài lan phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng nhân tạo, thì cần gắn 4 đèn như vậy sẽ có đủ ánh sáng tối thiểu cho cây lan phát triển và ra hoa. Như vậy sẽ cung cấp đủ cường độ ánh sáng cho những loài lan ít đòi hỏi ánh sáng cao trong một khu vực có chiều dài 45 – 50 m. Các bóng đèn huỳnh quang cần được đặt cố định cách trần 5 cm, tính theo chiều cao trần của cơ quan Hội Hoa lan Hoa kỳ ở Cambridge. Những chi tiết để gắn đèn có thể điều chỉnh được, các phụ kiện đó thường được sơn hoặc mạ trắng để có thể phản quang, làm tăng cường độ chiếu sáng cho những cây ở phía dưới. Để bố trí các đèn đạt hiệu quả tốt nhất đối với những khu vực rộng hoặc hẹp, nên đọc thêm tài liệu ‘The Light Garden Primer’ của Jack Golding, do nhà xuất bản ‘Hội Làm vườn dùng ánh sáng trong nhà’ của Hoa kỳ.

Để có bộ dụng cụ điện dành cho làm vườn và xây dựng, chúng tôi khuyến cáo bạn tham khảo cuốn sổ tay, có nhiều thông tin bổ ích đối với mọi nhu cầu ánh sáng, do Hội làm vườn dưới ánh sáng trong nhà Hoa kỳ xuất bản. Ở đó có hướng dẫn bạn cách bố trí ánh sáng của vườn, tác giả là Phyllis Wolff Banucci. Đối với những ai không muốn bắt đầu từ những điều cơ bản như sách hướng dẫn thì có thể tự mua những bộ đồ nghề lắp đặt ánh sáng trong vườn trên thị trường.

Hầu hết những thiết bị chiếu sáng truyền thống dành cho lan cũng rất giống những gì chúng tôi có trong văn phòng Hội Hoa lan Hoa kỳ, bao gồm một cái kệ, một khung đỡ bằng kim loại và hai bậc để đặt khay ở dưới chứa các cây lan và chỗ bắt đèn cố định ở trên. Ở đây các chậu lan đặt trên một tấm lưới cố định, bằng nhựa cho phép nước được thoát ra dễ dàng từ các chậu lan. Tấm lưới mắt cáo này đặt trên một khay bằng gỗ dài 10 cm, rộng 5 cm và sâu 10 cm. Các khay gỗ này được nối với hai lớp tấm polyethylene thông thường để thu gom và giữ lại lượng nước chảy ra từ các chậu lan.

CUNG CẤP ĐỦ ÁNH SÁNG

Khoảng cách giữa đèn với đỉnh của cây lan phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi loài lan, ở bài này tôi đề nghị từ 10 cm đện 15 cm. Dựa trên một thực tế là cường độ chiếu sáng giảm rất mạnh theo khoảng cách khi khoảng cách giữa đèn và cây lan tăng lên. Chúng ta có thể tham khảo câu nói của một người rằng ‘gần hơn thì tốt hơn’. Song cũng cần phải nhớ rằng tránh sao cho lá cây lan không đụng chạm vào nguồn sáng để khỏi bị cháy. Cũng cần có khoảng cách giữa đèn và lan để thực hiện việc tưới và hấp thụ nước, rồi cho không khí lưu chuyển và cũng còn phải nghĩ đến việc trồng những cây lan có chiều cao cao hơn và một khi cây lan ra hoa thì không bị đụng chạm. Khu vực nhận được ánh sáng nhiều nhất chính là khu trung tâm, chúng tỏa ra chung quanh khu vực được chiếu sáng. Đèn đặt càng gần thì càng hạn chế khu vực tiếp nhận ánh sáng. Đề nghị tham khảo thêm bản đồ mô tả các khu vực ảnh hưởng trong chiếu sáng trong sổ tay ‘Light Garden Primer’.

Khoảng cách chúng tôi đặt ở vườn trong văn phòng Hội Hoa lan Hoa kỳ, dành cho lan hài và hồ điệp là 30 cm (12 inches). Khoảng cách này có vẻ hơi cao nhưng ánh sáng cũng đã chiếu ra chung quanh cái khay do có sự phản quang, và cũng tốt cho các vòi hoa khi các cây phát hoa.

trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo

Nếu trồng nhiều loài lan khác nhau về kích thước và có độ chiếu sáng thấp hơn yêu cầu thì cần một chút khéo léo. Các loài có chiều cao như nhau có thể được tách ra thành lớp riêng, và nếu cần kê cho cao lên hoặc hạ thấp xuống. Những loài đòi hỏi độ chiếu sáng cao hơn thì đặt chúng quanh tâm của khay, những cần ít ánh sáng thì đưa ra chung quanh. Những cây lan con hoặc những cây có kích thước nhỏ, được biết trong nhiều trường hợp chúng sẽ phát triển nhanh dưới ánh sáng nhân tạo hơn là dưới những điều kiện của nhà kính, có thể đặt chúng ở những chỗ cao thấp khác nhau trong cùng một khay bằng cách dùng các chậu chuyển đổi (có thể nâng cao hoặc hạ thấp). Những cây lan với những vòi hoa khác thường có thể cắt bỏ trước, chúng bị các bóng đèn đốt cháy, đành phải hy sinh và chờ cho cây khác ra hoa. Hoặc nếu như bạn có nhiều vòi hoa trên một cây đang chuẩn bị nở hoa thì có thể tạm thời thay đổi chiều cao của giá đỡ để tránh phiền phức. Mặt khác, cần quan sát chúng thường xuyên, nếu cần thì kéo chúng ra khỏi nơi nguy hiểm.

Thời gian chiếu sáng mỗi ngày để hoa phát triển và phát hoa là một đề tài của vài cuộc tranh luận, nhưng 16 giờ mỗi ngày gần như là con số trung bình được khuyến cáo, có thể giảm một vài giờ một ngày hoặc hơn nữa cho một vài tháng khi mà mùa đông mới bắt đầu để cho cây tăng cường khả năng quang hợp, cũng có thể giảm đi vài tiếng cho những cây lan con phát triển tốt. Như một vài loài lan lai thông thường lại cần thời gian về đêm dài hơn và thời gian ban ngày ngắn hơn để phát hoa, những người mới vào nghề có lẽ giữ nguyên thời gian ban ngày quanh năm như nhau nhằm mục đích an toàn như chúng tôi đang làm ở đây, bởi vì lan hài và lan hồ điệp phát hoa là nhờ vào sự giảm nhiệt độ vào ban đêm hoặc để cho những cây lan con mau trưởng thành thì cũng nên không nên thay đổi về độ dài ánh sáng ngày và đêm tối. Có các loại đồng hồ định giờ (timers) không đắt lắm, là một phương tiện hữu hiệu để định thời gian chiếu sáng. Nếu như bạn thấy một trong những cây lan trong bộ sưu tập của bạn không phát hoa, bất kể mọi yếu tố đều đã thực hiện, thì bạn cũng bỏ chúng đi, chỉ cần kéo dài thời gian ban đêm cho chúng. Cần cách ly chúng ra rồi giảm bớt thời gian chiếu sáng để có chu kỳ đêm dài hơn trong một vài tuần lễ, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Sự quan tâm đặc biệt về chế độ ánh sáng thì đó chính là bạn đã cung cấp đủ sáng cho cây lan. Bạn cũng nên chú ý làm vệ sinh các bóng đèn vì, các bóng đèn hút bụi trong khi được bật sáng. Khi làm vệ sinh thì gỡ bóng đèn ra, giấy khăn ẩm lau nhẹ. Tất cả các bóng đèn đều đã xác định tuổi thọ của chúng, nhưng đối với các bóng đèn huỳnh quang dùng cho việc trồng lan cần phải được thay thế trước khi chúng kịp hư hỏng. Các bóng đèn huỳnh quang vào cuối thời kỳ tuổi thọ thì cường độ sáng giảm đi 30% trên công suất định mức. Nhiều người có kinh nghiệm là sẽ thay thế bóng đèn sau hai năm tính từ khi lắp đặt. Cô Elaine Cherry có viết cuốn ‘Đèn huỳnh quang chiếu sáng trong vườn’ (Fluorescent Light Gardening), đã khuyến cáo chúng ta thay thế các bóng đèn đó sau 650 ngày hoặc 1,8 năm (nếu mỗi ngày bật sáng 16 giờ). Để tránh những cú sốc bởi ánh sáng mạnh của những bóng đèn mới, các bóng đèn cũ cũng nên thay thế dần dần, có thể là thay mỗi bóng cho một lớp chậu chậu, thay trong khoảng một tuần lễ. Cần ghi lại ngày mình lắp đặt bóng đèn mới để tính toán thời gian cần thay thế.

https://caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha/

TRỒNG Ở ĐÂU

Ta có thể tạo một vườn lan ở bất cứ đâu, không bị phụ thuộc vào nguồn sáng tự nhiên. Nhiều nhà trồng lan nghiệp dư trồng lan dưới áng sáng nhân tạo, lấy nguồn sáng nhân tạo làm cơ bản. Điều này rất phù hợp với những nơi cần phải làm vệ sinh định kỳ. Ở những nơi nóng , thiếu độ ẩm hoặc trong căn phòng có dùng lò sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ, thì các thiết bị tạo độ ẩm hoặc quạt gió cũng tạo ra môi trường phù hợp cho các cây lan của bạn, bất kể bạn trồng nó ở đâu. Một lần nữa, ta có thể nói, những không gian càng chật hẹp thì càng dễ để tạo độ ẩm cho lan.

Các nhà trồng lan nghiệp dư cũng đã biết cách kết hợp việc chiếu sáng với lắp đặt thêm quạt và thiết bị tạo độ ẩm, thậm chí có thể tạo ra môi trường lạnh để trồng nhiều loài lan mà vẫn phát triển tốt. Khi lựa chọn nơi trồng lan, bạn cần xem xét điều kiện cung cấp nước và thoát nước. Những người trồng lan không giống những người trồng các loại cây trồng khác là tìm nguồn đất hợp lý, đối với lan thì lại là loại cây trồng khó tính, như đối với loài lan biểu sinh, lại mọc trên một vật thể bảo đảm bộ rễ của chúng được tiếp xúc với không khí và được thoát nước tốt như cái bồn rửa chén.

Trong khi những nhà trồng lan nghiệp dư với một cái nhà kính có thể không quan tâm việc tưới nước xong, khi nước đã đi qua cây lan và giá thể thì nó đi đâu, còn người trồng lan trong nhà thì lại phải quan tâm đến việc cho nước thoát đi đâu sau khi tưới, vì nhà của bạn có thể luôn bị ảnh hưởng bởi nước tưới lan. Bất cứ đâu, khi bạn đã trồng lan trong nhà thì từng ga-lông nước cần phải cho nó thoát ra để tránh tai họa cho ngôi nhà!

Rất không may, cái vườn dùng ánh sáng nhân tạo của chúng tôi lại tọa lạc trên lầu ba, xa văn phòng của chúng tôi, ở số nhà 84, đường Sherman, cách xa hệ thống thoát nước của ngôi nhà. Thủ tục thường là phải có một hệ thống ống thoát dài gần 20 mm đặt quanh băng qua chiều dài của văn phòng rồi đấu nối với hệ thống thoát nước chung.

Nhưng một khi mở nước thì lại có hàng loạt vấn đề phát sinh, cũng may là tôi đã xác định được những vấn đề đó là gì. Trước hết, đó là khi đóng van nước ở chỗ này thì van nước nơi khác vẫn mở, rắc rối bắt đầu xảy ra với lầu hai, làm cho mọi người ngạc nhiên là tự nhiên trong nhà như có mưa. Điều thật sự nguy hiểm là phải hút hết 2 -3 ga-lông nước để đem đi đổ, Vì vậy phải tính ngay đến việc làm sao cho nước nước được thoát đi một cách bình thường

Trồng lan trong nhà đối diện với một số thử thách nhưng vẫn không như những người trồng trong nhà kính. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, việc trồng lan dưới ánh sáng nhân tạo mở ra nhiều khả năng cho những ai muốn trồng lan mà không có cơ hội. Thực tế là những nhà trồng lan nghiệp dư, dù trồng ngoài trời, trong nhà hay trong nhà kính, thì luôn mong muốn một điều là những cây lan của họ nở hoa./.

Hướng dẫn trồng lan từ A đến Z

hướng dẫn trồng lan

Bài này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn trồng lan từ việc tưới nước, bón phân… đến nhận diện các chất dinh dưỡng cây hoa lan bị thiếu, phòng trừ sâu bệnh…

Các bạn tham khảo kết hợp với bài Trồng hoa lan tại nhà mà Farmvina đã giới thiệu ít lâu:

https://caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha/

Hướng dẫn trồng lan: Tưới nước cho hoa lan.

Tưới nước là một công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng tưới nước đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt là rất khó. Tưới thiếu nước, lan sẽ khô héo dần rồi chết. Tưới thừa nước lại làm cho bộ rễ ẩm ướt, thiếu ô-xy, cây khó hấp thu dưỡng chất, bộ rễ thối và chết.

Việc tưới nước phải đảm bảo hài hoà giữa ẩm độ vườn, nhiệt độ, ánh sáng. Đó là cả một nghệ thuật, kinh nghiệm của người trồng lan. Không có công thức chung nhất định cho các vườn. Cũng không thể lấy công thức tưới lan của vườn này áp dụng cho vườn kia trong khi môi trường chung quanh khác nhau, giá thể trồng lan khác nhau.

Chế độ tưới nước cho lan thay đổi tuỳ theo mùa, loài lan, thời kỳ sinh trưởng, giá thể và môi trường trồng.

Các loài lan khác nhau thì nhu cầu tưới nước cũng khác nhau. Cây lan có nhiều lá, lá to dễ mất nước, do đó cần lượng nước tưới nhiều hơn. Cây lan lớn, cành mập, lá dày thì chịu hạn khá hơn nên số lần tưới ít hơn. Thời kỳ cây lan ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều nước hơn nên cần tưới nhiều hơn bình thường. Thời kỳ cây lan nghỉ, cây cần lượng nước ít hơn nhưng cũng cần phải giữ ẩm xung quanh vườn lan.

Tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng giàn che, độ thông thoáng của vườn lan, giá thể trồng và loại chậu,… mà có cách nước tưới phù hợp. Nếu vườn lan bị nắng nhiều, gió nhiều, chậu trồng thoáng, giá thể giữ nước kém thì phải tưới nhiều lần hơn.

hướng dẫn trồng lan

Cách tưới nước cho lan: Cách tưới nước tốt nhất là tưới phun cho giọt nước rơi nhẹ nhàng, không làm chấn thương cây. Có thể trang bị hệ thống tưới phun, tưới bằng vòi hoặc bằng bình xịt. Không phải tưới nước xối xả mà tưới phun sương và tưới đi tưới lại nhiều lần. Thông thường tưới nước cho lan vào buổi sáng và chiều mát. Nếu trời nóng quá thì tăng số lần tưới và tăng lượng nước tưới, tránh tưới nước quá ít sẽ làm hơi nước bốc lên nóng cây. Vào buổi trưa, nắng gắt, tưới trực tiếp vào cây lan sẽ không tốt bằng việc làm ẩm môi trường trồng (tăng ẩm độ vườn). Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cạn bã đọng lại trên lá lan.

Hướng dẫn trồng lan: Bón phân cho hoa lan.

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lan, nhất là đối với việc trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi cây lan đầy đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây lan thiếu dinh dưỡng thì còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Cây lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

hướng dẫn trồng lan

Hướng dẫn trồng lan: Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng:

  • Thiếu đạm:

Cây lan còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa.
Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.

  • Thiếu lân:

Cây lan còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.

  • Thừa lân:

Cây lan thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan.

  • Thiếu Kali:

Cây lan kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát.

  • Thừa Kali:

Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.

  • Thiếu Lưu huỳnh:

Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây lan còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

  • Thiếu Magiê:

Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây lan dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

  • Thiếu Canxi:

Cây lan kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.

  • Thiếu Kẽm:

Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

  • Thiếu Đồng:

Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây lan yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

  • Thiếu Sắt:

Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây lan còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

  • Thiếu Mangan:

Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây lan còi cọc, chậm phát triển.

  • Thiếu Bo:

Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây lan còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

  • Thiếu Molypden:

Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây lan kém phát triển.

  • Thiếu Clo:

Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây lan còi cọc, kém phát triển.

Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá.

Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp. Trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp.

hướng dẫn trồng lan

Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion),… Bên cạnh đó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi).

Hướng dẫn trồng lan: Phòng trừ sâu bệnh hại lan.

  1. Phòng ngừa sâu bệnh hại lan.

    • Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻ mạnh, lan không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những cây khác.
    • Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng. Trong giàn lan không nên để những cây lạ, to lớn (Ví dụ: xoài, nhn, chôm chôm…) trong vườn lan vì dễ bị lây bệnh.
    • Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vì nguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây xuống cây dưới thông qua việc tưới nước hay mưa.
    • Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh động nước, ẩm thấp. Thường xuyên sang chậu, kết hợp tách chiết lan.
    • Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly, xử lý.
    • Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho lan.
  2. Trị sâu bệnh, bệnh hại trên lan.

    Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.

    Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.

    Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M, Cabenzim, Bendazol.

    Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

    Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị.

    Bệnh đốm vòng (đóm mắt cua): Do nấm Cercospora resae gây ra.

    Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng.

    Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M.

    Bệnh đốm vòng: Do nấm Alternaria rasae gây ra.

    Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng.

    Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac.

  3. Sâu hại lan.

    • Rệp vảy: rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC.
    • Bọ trĩ: gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít.

Hướng dẫn trồng lan: Thu hoạch và đóng gói hoa lan cắt cành.

  • Chuẩn bị chậu (hoặc thau) nước với kích thước vừa phải.
  • Khi cành hoa còn khoảng 2 búp nữa mới nở (trường hợp cành có khoảng 7 – 9 bông) thì ta tiến hành cắt cành.
  • Cắt xong cả luống bông đó thì ngâm vào chậu nước đã chuẩn bị trước nhằm bảo quản để cành hoa không héo tàn.
  • Khi vận chuyển đi xa (trên 3 giờ) cần dùng mốp để giữ nước cho cành hoa bằng cách: khoảng 10 cành được buộc 1 miếng mốp thấm nước sẵn bó ở phía gốc của cành.
  • Xếp các bó bông đã bó sẵn vào trong thùng giấy đã có lót trước miếng nhựa phin (thùng giấy được đục các lỗ trống xung quanh thùng), sau đó dùng băng keo dán lại. Lưu ý là không nén chắt các bó bông với nhau.
  • Trong trường hợp, bảo quản hoa bằng các phòng lạnh vẫn tốt hơn (nhiệt độ phòng từ 14 – 170 C) để kéo dài thời gian hoa tươi lâu hơn.

Giàn treo cho lan: Hướng dẫn cách làm

làm giàn cho lan

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu kỹ thuật làm giàn treo cho lan, sạp kệ, móc treo … để tối ưu hoá không gian hoặc giúp thiết kế không gian cây hoa cảnh được đẹp hơn.

1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu.

1.1. Làm giàn treo cho lan, sạp kệ.

Các nhóm lan có thể trồng chậu như Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium (mục đích là bán cây thành phẩm).

Cơ sở vật chất khung sườn giàn lan. Có 2 trường hợp làm giàn treo cho lan, sạp kệ cho cây lan trồng chậu:

+ Trường hợp làm sạp nổi để đặt chậu:

– Chiều cao của cột: 3 – 3,2 m.

– Cột bằng Xi măng hay sắt hay cây.

– Chiều cao của liếp: 1 m.

– Chiều rộng của liếp: 1,2 – 1,4 m.

– Chiều dài tùy theo kích thước vườn.

– Các liếp cách nhau: 50 – 60 cm.

– Mặt liếp sử dụng lưới B40 hoặc các loại lưới có lỗ to hơn để vừa kích thước chậu.

+ Trường hợp treo chậu bằng móc:

– Chiều cao của cột: 2,8 – 3 m.

– Cột bằng Xi măng hay sắt.

– Giữa chiều cao của cột (khoảng 1,5 m tính từ mặt đất, đặt thêm hệ thống cột ngang để treo chậu).

– Hệ thống cột ngang để treo chậu cũng xếp thành hàng (liếp) cho dễ chăm sóc.

– Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa.

1.2. Làm mái che cho lan.

– Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.

– Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục.

– Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.

giàn treo cho lan
Kiểu sạp nổi để lan.
giàn treo cho lan
Kiểu treo chậu bằng móc.

– Đối với lan cắt cành: Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vanda, Oncidium. Có thể trồng các nhóm lan này thành băng bằng xơ dừa hoặc luống.

1.3. Làm khung sườn giàn lan.

* Khung sườn giàn lan.

– Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).

– Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m.

– Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn.

– Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.

* Thiết kế hệ thống liếp cho giàn lan.

– Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm.

– Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.

* Mái che cho lan.

– Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.

giàn treo cho lan
Trồng lan Mokara trên luống.

2. Làm móc treo cho lan.

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu làm móc treo cho lan.

– Để làm được móc treo trồng hoa lan chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

kìm, kéo cắt sắt, các loại sắt, thép để làm móc treo.

giàn treo cho lan
Các loại dụng cụ, nguyên vật liệu cần dùng để làm móc treo cho lan.

2.2. Các bước tiến hành làm móc treo cho lan.

Bước 1: Chúng ta tiến hành chọn các loại dây thép phù hợp với từng kích cỡ của chậu, tốt nhất nên chọn các loại dây thép không bị rỉ. Đo chiều dài 3 đoạn dây thép, đường kính 1 – 2mm, mỗi đoạn dài 50 – 60 cm. Sau đó uốn cong vào thành chậu.

Bước 2: Uốn cong dây thép vào chậu trên 3 điểm.

giàn treo cho lan
Buộc dây thép vào 3 điểm trên thành chậu.

Bước 3: Hoàn thiện móc treo.

giàn treo cho lan
Móc treo đã được hoàn thiện.

Farmvina hi vọng với những kinh nghiệm này, bạn có thể tự làm giàn treo cho lan, sạp kệ, móc treo … một cách dễ dàng!

Phạm Tiến Khoa