Cách tưới nước cho rau trồng tại nhà

Tưới nước cho rau trồng tại nhà: Việc tưới nước cho rau trồng nhằm đảm bảo độ ẩm cho bộ rễ và rửa sạch bụi bám vào bề mặt lá rau giúp cây quang hợp dễ dàng, vào mùa nắng nóng thì tưới 2 lần trong một ngày ( sáng sớm 7-8 h tưới thật đẫm và chiều khoảng 4h thì tưới nhẹ rửa lá), mùa mưa tưới một lần vào sáng sớm, nếu mưa kéo dài thì tiến hành chống úng cho rau. Đôi khi tưới rau chưa đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau nói chung.

Cách tưới nước cho rau trồng tại nhà tùy thuộc vào mức độ đầu tư dụng cụ và diện tích rau trồng  mà chia ra làm 3 cách tưới, đó là tưới rau bằng hệ thống phun nhỏ giọt, tưới bằng vòi sen phun nước có áp lực và tưới bằng tay thủ công.

1. Cách tưới nước cho rau trồng tại nhà bằng hệ thống phun sương nhỏ giọt vận hành bằng điện

hệ thống tưới nhỏ giọt
hệ thống tưới nhỏ giọt

Chi phí để đầu tư lắp đặt hệ thống này khá tốn kém, chỉ sử dụng khi gia chủ không có thời gian để chăm sóc cho vườn rau của mình, hệ thống phun sương nhỏ giọt chủ yếu được nhập từ nước ngoài về, bao gồm ống dẩn nước, péc phun sương hay péc nhỏ giọt, hệ thống công tắc điện điều khiển vận hành…

– Ưu điểm:

Cách tưới này tiết kiệm nước và thời gian, cung cấp nước đầy đủ cho rau trồng.

– Nhược điểm:

Vì rau trồng có nhu cầu nước tùy theo thời kỳ sinh trưởng, cần có thời gian theo dõi rau trồng khi gặp mưa bão hay nắng nóng bất thường từ đó tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công.Tưới bằng hệ thống làm cho gia chủ ỷ lại ít chú ý đến công tác chăm sóc rau.

2. Cách tưới nước cho rau trồng bằng vòi sen phun nước có áp lực

–  Uu điểm :

Giúp tưới rau nhanh hơn nếu trồng rau với diện tích khá nhiều, có thể điều chỉnh vòi sen tăng giảm tia nước.

– Khuyết điểm :

Vòi sen phun nước với áp lực mạnh khi tưới rau dễ làm dập hư lá rau gây thối nhũn lá chết cây.

Vòi sen phun nước với áp lực yếu thì cung cấp lượng nước không đủ ẩm cho cây rau phát triển, nếu trời nắng gắt sẽ gây thiếu nước làm rau trồng bị còi cọc chậm lớn.

3. Cách tưới nước cho rau trồng bằng tay thủ công

Tưới nước cho rau

– Ưu điểm:

Giúp gia chủ quan tâm nhiều với vườn rau của mình, từ đó dễ dàng điều chỉnh lượng nước tưới hay khắc phục sâu bệnh kịp thời.

– Khuyết điểm:

 Tưới nước thủ công mất nhiều thời gian và công sức, đồng thời tốn hao lượng nước nhiều hơn các cách tưới nước khác.Cách tưới này phù hợp khi trồng rau tại nhà với diện tích nhỏ.

Tưới bằng thủ công có thể bằng các dụng cụ múc nước như lon, gáo, ca nhựa…xong dùng bàn tay hay một cái rỗ có lỗ thưa hứng dòng nước giúp lượng nước rãi đều trên bề mặt chậu khay rau.

Ông cha ta có câu nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vậy khâu tưới nước cho rau là yếu tố quyết định đến việc trồng rau tại nhà đó các bạn.

 

Trồng rau mầm tại nhà như thế nào?

trồng rau mầm tại nhà

Trồng rau mầm tại nhà

Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ rất tiện lợi đối với cư dân đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng, hành lang, kệ bếp để trồng rau mầm.

Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí, rau mầm rất ngon và bổ dưỡng.

Ngoài ra trồng rau mầm trong gia đình là một cách thư giãn tuyệt vời cho bạn sau những giờ làm việc căng thẳng, một liệu pháp giảm stress hiệu quả thông qua làm vườn. Chỉ sau 2-3 ngày gieo hạt, bạn sẽ được chứng kiến hạt nảy mầm, mầm cây lớn nhanh (chủ yếu là nhờ những chất dinh dưỡng sẵn có từ hạt), màu xanh của lá mầm tạo cho bạn cảm giác thú vị và thư giãn.

Giá trị dinh dưỡng của rau mầm rất cao – Với 30 – 40 gam hạt giống rau sẽ cho thu hoạch từ 400 – 500 gam rau mầm. Ước tính, 50 gam rau mầm có giá trị dinh dưỡng bằng 200 gam rau thường. Một gia đình thành phố chỉ cần trồng 2 – 3 khay rau mầm sẽ có đủ rau sạch ăn luân phiên trong một tuần.
Về nguyên tắc, tất cả hạt giống đều có thể gieo làm rau mầm. Trong đó, loại rau cung cấp nhiều dinh dưỡng và ngon nhất gồm: cải củ, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách, đậu Hà Lan, hạt hướng dương, rau dền, hẹ…

Trồng rau mầm tại nhà như thế nào?

I. NGÂM – Ủ HẠT GIỐNG
– Nước ngâm hạt giống pha theo công thức 02 sôi – 3 lạnh, Lượng nước ngập gấp 1 lần hạt giống, Thời gian ngâm từ 3- 6giờ ( Tuỳ theo loại hạt giống: loại dày võ ngâm lâu, mỏng võ ngâm ít, có loại gieo trực tiếp không phải ngâm – ủ (như xà lách xoong Pháp TN2) )
– Ủ hạt trong vải sạch. Thời gian ủ trung bình 12 – 16giờ
II. GIEO HẠT
– Khay phải sạch, khô. Cho giá thể vào khay (dày khoảng 2-3cm), tạo bề mặt phẳng. tưới phun sương cho ướt (ẩm) giá thể
– Gieo đều hạt giống lên trên, phủ một lớp mỏng đất sạch TRIBAT che kín hạt, tưới phun sương cho ướt hạt giống và giá thể
III. Ủ KHAY
Khay ủ phải ẩm để hạt có điều kiện nãy mầm. sử dụng giấy báo, giấy các tông hoặc vật cứng đậy lên mặt khay ( cho tối hạt giống) Tưới phun sương khi thấy giá thể bi khô ( tưới ngày 1 lần vào buổi sáng) tránh tưới nhiều nước dễ làm cây bị úng (mốc trắng ở rễ).
* Lưu ý: khi thấy hiện tượng mốc trắng như mạng nhện ở rễ cần đưa khay mầm ra nơi thoáng mát và giảm lượng nước tưới.
IV. CHĂM SÓC RAU
– Khi hạt giống đã nãy mầm (khoảng 2 -3 ngày sau gieo). Bỏ dụng cụ đậy khay ra. Đưa khay ra nơi có ánh sáng yếu ( tránh mưa và nắng trực tiếp). Tưới phun sương hàng ngày ( giữ độ ẩm cho giá thể). Lưu ý không nên tưới vào ban đêm tránh hiện tượng úng làm hỏng cây.
V. GIÁ  THỂ TRỒNG
giá thể trồng có thể là xơ dừa, cát, đất thịt pha, đất sạch dinh dưỡng Tribat. Tốt nhất nên phủ một lớp bề mặt bằng đất dinh dưỡng Tribat để cây khỏe và mập hơn.
VI. THU HOẠCH- BẢO QUẢN
– Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 – 12cm là thu hoạch.
– Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao (Loại dao dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể.
– Bảo quản: bỏ rau vào bao ni lông cột kín rồi đưa vào tủ lạnh,lấy ra rửa sạch dùng dần,  làm như vậy rau mầm có thể bảo quản được lâu ngày.
VII. CÁCH TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MẦM PHỔ BIẾN:
*HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU MẦM XÀ LÁCH SOONG PHAP , CẢI BÔNG XANH, CẢI NHẬT,  CẢI NEWZELAND…
a. Vật liệu
–         Hạt giống: 10 – 15 gr (cải bông xanh, cải Nhật, xà lách soong), 30 – 35 gr (cải Newzeland)
–         Giá thể tribat: 2 dm3
–         Khay trồng: 30 x 40 cm
–         Bình phun
b. Cách làm
–         Hạt cải ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) Từ 2 – 3 giờ, ủ 12 – 16 giờ
–         Hạt xà lách soong không phải ngâm ủ
–         Cho giá thể tribat vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 2 – 3 cm.
–         Dùng giấy ăn trãi lên bề mặt giá thể (để khi thu hoạch giá thể không dính vào thân cây). Rãi hạt thật đều. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều. Đặt khay nơi khuất ánh sáng.
–         Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 lần vào buổi sáng.
–         Khoảng 2 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra, đưa khay ra nơi có ánh sáng. Tránh đặt khay nơi có ánh nắng và mưa trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.
c. Thu hoạch
–         5 – 6 ngày sau gieo, cây cao 8 – 10 cm có thể thu hoạch bằng cách dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.
–         Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ, phơi khô, bổ sung 0,5 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.
* HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU MUỐNG
a.Vật liệu
–        Hạt giống mầm rau muống: 50 gr
–        Gía thể tribat: 3 dm3
–        Khay trồng: 30 x 40 cm
–        Bình phun
b. Cách làm
–         Ngâm hạt: dùng nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 3h, rửa sạch, ủ hạt trong túi vải 24h.
–         Cho giá thể tribat vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 3 – 4 cm.
–         Rãi hạt thật đều. Phủ một lớp đất mỏng lên hạt. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều.
–         Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 – 2 lần.
–         Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra. Đặt khay nơi có nhiều ánh sáng, tránh mưa trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.
c. Thu hoạch
–       Từ 8 – 10 ngày sau gieo (rau mầm) và từ 15 – 25 ngày sau gieo (rau  ăn lá) có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.
–        Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ, phơi khô, bổ sung 1 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.
*HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU MẦM ĐẬU COVE, HẠT HƯỚNG DƯƠNG, ĐẬU HÀ LAN
a. Vật liệu
–         Hạt giống mầm: 50 – 60 gr
–         Giá thể tribat: 3 dm3
–         Khay trồng: 30 x 40 cm
–         Bình phun
b. Cách làm
–         Ngâm hạt: dùng nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 3h, rửa sạch, ủ hạt trong túi vải 16h.
–         Cho giá thể tribat vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 3 – 4 cm.
–         Rãi hạt thật đều. Phủ một lớp đất mỏng lên hạt. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều.
–         Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 lần vào buổi sáng.
–         Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra. Đặt khay nơi có nhiều ánh sáng, tránh mưa, nắng trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.
c. Thu hoạch
–         6 – 8 ngày sau gieo có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.
–         Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ, phơi khô, bổ sung 1 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.
*HƯỚNG DẪN LÀM GIÁ ĐỖ 
a. Chuẩn bị:
– Đỗ xanh nguyên vỏ, nguyên hạt (1 lạng đỗ xanh sẽ cho ra từ 0,8- 1,2kg giá). Đem ngâm nước ấm khoảng 40 độ C từ 12 – 24 tiếng. Thời gian ngâm tùy thuộc vào thời tiết.
– 1 rổ, rổ to hoặc nhỏ tùy vào lượng đỗ bạn làm, mục đích là để giá luôn thông thoáng và thoát nước
– 1 khăn mặt/ khăn bông/ vải sạch.
– 1 vật nặng (áo thun hay khăn tắm: mục đích làm cho giá không ra quá dài))
b. Cách làm:
– Trải 1 lớp khăn lên rổ
– Trải đều đỗ lên
Nếu bạn có nhiều đỗ thì lần lượt 1 lớp khăn, 1 lớp đỗ, cứ thế liên tục và cuối cùng phủ 1 lớp khăn lên.
– Sau đó đè vật nặng lên trên, mục đích để cọng giá đỗ được mập mạp
Sau đó, đem để chỗ tối (ánh sáng sẽ làm giá nhanh mọc, sợi dài), và bạn tưới nước hàng ngày sao cho khăn bông luôn ẩm và ướt
c. Thu hoạch: sau 3 – 4 ngày, tùy thời tiết.
Mong rằng bạn đã có những kiến thức hay về việc trồng rau mầm tại nhà!

Hướng dẫn trồng cà tím tại nhà an toàn

cà tím