Cách tưới phân cho cây hoa lan

cách tưới phân cho hoa lan

Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách

Trong việc chọn lựa phân, ta cân nhắc chừng nào thì trong việc chọn cách tưới phân cho cây hoa lan ta cũng thận trọng chừng đó. Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ.

Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu. Một số phân bón lá thì nên tưới mỗi ngày và rửa lại vào ngay ngày hôm sau để tránh sự phát triển của rong, tảo và sự cô đọng của muối.

Bón phân hột, tan chậm cũng có thể dùng để bổ sung cho việc bón phân lỏng, nhưng thường không được đồng đều, nếu nó dễ tan thì có thể gây hại cho rễ non. Đặc biệt không bón phân hữu cơ vào gốc lan vì sự phân hủy của chúng sớm muộn gì cũng làm mất sự thông thoáng của chậu lan, gia tăng sự ẩm ướt làm thối rễ, hư cây …

https://www.caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha

Có 2 vấn đề đặt ra khi tưới phân:

  1. Tưới phân làm sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất
  2. Tưới phân làm sao cho kinh tế nhất

Như các bạn đã biết, rễ là cơ quan chính yếu giúp cây lan hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là ở trường hợp lan con. Nhưng đối với lan lớn, việc hấp thụ của lá không đủ cho nhu cầu phát triển tăng trưởng của cây. Do đó, lúc tưới, ta phải chú ý đến bộ rễ. Vậy tưới làm sao cho ướt bộ rễ là điều đáng bàn cãi.

Việc bón phân cho lan là hết sức cần thiết trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây phong lan.

Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thề kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số Vitamin cần thiết khác.

Các nguyên tắc bón phân cho lan

* Tỉ lệ khi bón phân cho lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.

– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.

– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

* Nồng độ phân

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.

Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.

Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới, tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.

—-

Có người tưới phân như tưới nước, tưới thật đẫm cho toàn bộ thân, rễ, lá, chậu và chất trồng đều thấm ướt đầy phân. Nhưng tưới như vậy lại sử dụng nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Vì vậy muốn đạt được 2 điều nêu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong mấy năm qua thì trước khi tưới phân, chúng tôi tưới nước qua một lượt như hàng ngày, sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Việc tưới nước cho ẩm ướt trước sẽ dễ dàng thấm phân khi ta tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy, ta có thể tiết kiệm được 1/2 số lượng phân dùng bình thường.

tưới phân cho hoa lan
Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách sẽ đạt được kết quả mỹ mãn

Nhưng có người cho rằng khi tưới nước vào thì cây hút nước no rồi làm sao hút được phân? Điều này không đúng vì việc hút nước và hấp thụ phân xảy ra theo 2 phương cách khác nhau riêng biệt, nên không có vấn đề no nước khiến rễ từ chối phân.

Tưới phân vào lúc nào trong ngày thì phù hợp nhất?

Nếu ta chia một ngày ra làm 3 giai đoạn thì:

  • Buổi sáng sớm: nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Dần dần khi mặt trời lên cao khoảng 9-10 giờ thì nhiệt độ tăng dần, ẩm độ hạ thấp xuống.
  • Buổi trưa từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ, nhiệt độ cao và ấm độ thấp liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ.
  • Buổi chiều từ 15-16 giờ, nhiệt độ hạ dần, nhưng ẩm độ tăng lên từ từ cho đến đêm. Suốt đêm độ ẩm cao nhất, nhiệt độ thấp hơn cả.

Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi:

  • Phân ở dạng dung dịch và dung dịch ấy bám vào rễ, lá và chất trồng
  • Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh chất, thủy thể của tế bào. Cho nên phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng nào phân còn ở dạng dung dịch. Ngược lại, nếu tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở mặt ngoài của lá thì chỉ một phần rất ít phân được hấp thụ mà thôi.
  • Các vết muối còn đọng ở mặt ngoài của lá sẽ không thấm được vào bên trong tế bào cho đến khi chúng được hòa tan trở lại thành dung dịch. Điều này xảy ra khi không khí có độ ẩm cao.

Thí nghiệm của Rossi và Beauchamp đã cho thấy sự hấp thụ Zn và Mn của muối sulfat ở lá cây đậu vàng trong tủ kính có độ ẩm 70% tốt hơn là ở trong tủ kính có độ ẩm 25%, nhất là trong 24 giờ đầu. Điều này chứng tỏ tưới phân theo đường lá vào lúc độ ẩm cao, cây sẽ hút phân được nhiều hơn.

https://caykieng.farmvina.com/hoa-lan-doat-giai-aos/

Như vậy có thể tưới phân vào lúc sáng sớm hay buổi xế chiều, nhưng không bao giờ tưới phân vào buổi trưa, nhất là phân bón lá, chỉ nên tưới vào lúc trời âm u, không nắng là hiệu quả hơn cả.

Về mặt lý thuyết thì tưới phân vào buổi chiều có phần hợp lý hơn, nhưng về mặt tổ chức và kinh tế (nếu bạn trồng lan kinh doanh) thì tưới phân vào buổi sáng lại lợi hơn vì còn rộng thời gian để điều hành, còn trông thấy rõ hiện trạng tưới phân cho cây để điều động và tránh được nguy hiểm do rắn rít có thể ở trong vườn lúc chiều tối.

Khoảng cách của những lần tưới là bao lâu?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân …

Việc tưới phân nên từ nồng độ thấp lên nồng độ cao, như vậy phải gia tăng số lần tưới nên tương đối tốn công lao động, nhưng tránh được nguy hại do nồng độ cao của phân bón gây ra. Những người mới trồng lan thường hay nôn nóng, muốn thấy kết quả ngay nên hay lạm phân làm chết lan!

Bình thường mỗi tuần tưới phân 1 lần cũng được, nhưng nếu trồng lan ở nơi râm mát thì khoảng cách phải dài hơn, 10-15 ngày tưới 1 lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 1-2 lần mỗi tuần cũng chẳng sao.

Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới vào trước đó.

tưới phân cho cây hoa lan

Tóm lại với những nguồn phân vô cơ và hữu cơ trên, chúng ta có thể pha chế thành phân hỗn hợp cho các loại lan, theo các thời kỳ phát triển của nó. Nhưng lưu ý rằng đối với những loại phân ít tan, có tạp chất như super lân, … cần phải ngâm trong nước rồi sẽ lọc để tưới, nếu không các tạp chất không tan ấy sẽ thành muối acid, bám vào rễ, lá, chất trồng làm hại cây lan.

Ngoài phân vô cơ cũng nên bón thêm phân hữu cơ, tuy ít đạm hơn nhưng chúng sẽ cung cấp thêm một số chất khoáng cần thiết cho lan, nhưng phải thận trọng vì nồng độ cao sẽ làm cho cháy lá, đọt bị thối …

Do đó với những loại phân mới pha chế, phải sử dụng từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên, khi thấy phù hợp cho sự tăng trưởng tốt ở cây lan rồi thì hãy duy trì những loại phân đó mà sử dụng, đừng thay đổi nữa. Nếu muốn thử nghiệm thì hãy thăm dò ở một ít cây, đừng tưới hết cho cả vườn lan những loại phân mà mình chưa quen dùng.

Sau cùng, điều cần biết là một cây lan gồm khoảng 90% nước và chỉ 2% là chất khoáng. Cho nên phần lớn những cây lan chỉ cần những lượng nhỏ chất khoáng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt. Lượng chất khoáng này có ở chất trồng, nước tưới và được bổ sung ở phân bón.

Nhưng bón phân nhiều quá sẽ mang đến hậu quả khủng khiếp, tệ hại hơn nhiều so với ngay cả khi không bón phân! Nếu lỡ bón phân nhiều quá, thì hãy loại sạch muối ra khỏi chậu lan càng nhanh càng tốt bằng cách tưới xả liên tục nhiều giờ, hoặc ngâm, xả với nước nhiều lần tùy theo chất trồng.

 

Nguyễn Thiện Tịch

Tổng biên tập tạp chí Hoa Cảnh

Nấm ở lan và bệnh thối rữa bạn cần biết

nấm ở lan

Các triệu chứng của bệnh thối nhũn, nấm ở lan và chuyển màu nâu

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu các bệnh nấm ở lan và bệnh thối rữa được tác giả Erwinia spp. biên tập.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

Triệu chứng: Có những mụn nước nhỏ xuất hiện trên lá và chung quanh mụn nước có quầng. Nếu không kiểm tra ngay, sự lây nhiễm sẽ nhanh chóng làm thối lá và rễ và lây lan một cách chậm chạp xuống thân rễ hoặc giả hành. Tình trạng thối ướt này có mùi hôi và chẩy nước ra ngoài.

Đối với giống Hồ điệp (Phalaenoipsis), bệnh này phát triển rất nhanh và sau 2-3 ngày thì cây chết hoàn toàn. Nếu trên cây lan có những chỗ bị tổn thương thì tình trạng thối rữa có cơ hội xâm nhập.

nấm ở lan
Lá của hoa lan Phalaenopsis bị thối rữa

Đối với lá của cây Dendrobium một khi đã xuất hiện những màu vàng và mụn nước, thì tại đó chúng biến thành màu đen và tàn rụng.

Đối với lá của Vanda, cũng sẽ làm cho một số chỗ trở trong mờ, từ đó sẽ chuyển sang màu đen và khô héo.

Đối với lá của giống lan hài Paphiopedilum bệnh phát triển từ những đốm tròn nhỏ, ban đầu có màu vàng và có nước, rồi dần dần trở thành màu nâu đỏ và chết. Những đốm đó phát triển ra chung quanh, dẫn tới cả những lá mới trước khi ra đến đầu lá cũ. Nếu không xử lý kịp thời chúng sẽ nhanh chóng lan xuống hết cả cây lan, các lá sẽ trở nên màu đen, làm khô héo toàn bộ cây.

Đối với các lá của giống Grammatophyllum cũng lại bị ứ nước trở nên màu nâu rồi khô héo.

Cách xử lý: Cắt bỏ ngay những lá bị nhiễm bệnh bằng những dụng cụ đã khử trùng, dùng thuốc chống nhiễm khuản như Physan hoặc hỗn hợp đồng phun lên những chỗ bị lây nhiễm và những cây bên cạnh nó nhưng nhớ làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (riêng hỗn hợp đồng thì không được dùng để phun cho Dendrobium hoặc những cây đang ra hoa), những khu vực chưa bị ảnh hưởng thì chỉ cần phun bằng thuốc tẩy trắng 10%. Chú ý xử lý cả những cây chung quanh cây bị nhiễm bệnh.

Phòng ngừa: Bệnh của lan lây lan do khi ta tưới nước, vì vậy khi xịt nước thì tránh xịt lên phía trên nếu như cây lan đã nhiễm bệnh. Mầm bệnh thường thích khí hậu nóng ẩm, Khi đã thấy bệnh xuất hiện hãy giữ cho lá khô, làm cho không khí lưu chuyển tốt hơn và giảm nhiệt độ và độ ẩm (nếu có thể). Định kỳ phun hỗn hợp đồng để phòng ngừa sự lây nhiễm, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Khi phun thuốc bao giờ cũng phải theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.

–> Xem trang kế: Hiện tượng thối rữa ở các loài có giả hành

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

trồng hoa lan

Cách trồng hoa lan tại nhà không khó

Xin chào các bạn, nếu bạn cũng như tôi và “bị” cuốn hút bởi sự đa dạng và vẻ đẹp của hoa lan thì chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về cách trồng hoa lan tại nhà được tốt hơn.

Hiện nay trên Farmvina đã có gần 100 bài viết về hoa lan các loại, khối lượng kiến thức đồ sộ này sẽ giúp bất kì ai đam mê có thể trồng hoa lan thành công.

Tuy vậy, tôi nhận thấy rằng cuộc sống bận rộn có thể ngăn bạn tìm tòi hết những bài viết này, nên tôi sẽ tóm gọn cách trồng hoa lan tại nhà trong 1 bài viết, hòng giúp các bạn trồng được những chậu hoa lan đẹp:

  1. Tìm hiểu về lịch sử hoa lan: Không gì thú vị hơn là mình nuôi trồng loại cây hoa cảnh mà có thể rôm rả với bạn bè sự am tường của mình về loài cây hoa đó.
  2. Đặc tính sinh học của cây hoa lan: Bài viết vỡ lòng về kết cấu của một cây hoa lan bạn nên biết
  3. Yếu tố ÁNH SÁNG ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan thế nào?: Với ánh sáng không phù hợp với loại hoa lan bạn trồng, cây của bạn sẽ khó phát triển tốt.
  4. Yếu tố NHIỆT ĐỘ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan ra sao?: Nhiều khi bạn tự hỏi tại sao cây lan của tôi lại không ra hoa, có thể câu trả lời nằm ở vấn đề nhiệt độ, khí hậu nơi bạn trồng.
  5. Độ ẩm và sự thông thoáng đóng vai trò thế nào cho sự phát triển của hoa lan?: Tại sao vào trời nắng nóng, người trồng lan kinh nghiệm chỉ tưới sàn, đất trồng bên dưới giò lan mà không tưới trực tiếp. Hi vọng bạn có được câu trả lời.
  6. Các giai đoạn phát triển của cây hoa lan
  7. Kỹ thuật trồng lan con
  8. Kỹ thuật trồng lan lớn
  9. Hướng dẫn cách nhìn bệnh trên lá lan
  10. Vì sao cây lan của bạn không ra hoa? – điều trăn trở nhất với mọi người trồng hoa lan
  11. Cách tưới phân cho cây hoa lan thế nào thì hiệu quả
  12. Bí quyết sử dụng phân vô cơ trồng lan
  13. Các loại phân hữu cơ trồng lan
  14. Cây lan cần dinh dưỡng gì để khoẻ đep
  15. Những điều chúng ta nên biết về rễ lan

“Luyện” xong 15 bài viết trên là bạn có thể tự tin về cách trồng hoa lan tại nhà khoẻ đẹp, sai bông. Với từng loại hoa lan khác nhau thì cách chăm sóc cũng có phần khác nhau, để tìm hiểu riêng từng loại thì các bạn có thể xem chi tiết cách trồng hoa lan tại nhà dưới đây.

Cách trồng cách loại hoa phong lan

Chúc các đồng hữu trồng lan thành công và có nhiều giò hoa lan đẹp đón Xuân. Xin hãy chia sẻ kinh nghiệm trồng lan của bạn bên dưới để chúng ta cùng học hỏi.

Trồng lan trong nhà kính, những điều nên biết

trồng lan trong nhà kính

Kỹ thuật trồng lan trong nhà kính

Để đem đến cho lan môi trường tốt nhất, bạn hãy trồng lan trong nhà kính. Vì nhà kính là nơi chỉ dành để trồng lan nên bạn có thể tập trung thiết lập điều kiện thích hợp cho chúng.

Có nhiều kiểu trồng lan trong nhà kính để bạn chọn lựa; hãv chọn bất kỳ mẫu nào phù hợp với vị trí và thẩm mỹ của nhà bạn. Phải chọn lựa vị trí thật kỹ.

Nếu xây nhà kính dưới những câv rụng lá thì mùa hè cây sẽ cho bóng mát cần thiết, nhưng nếu là những cây xanh quanh năm thì chúng sẽ che hết cả ánh nắng vào những tháng âm u trong năm, khi mà lan đang rất cần ánh sáng.

Nhà kính phải được bố trí nơi thoáng rộng để dễ kiểm soát cường độ ánh sáng, vì khi cần bạn có thể đậy hoặc mở lưới che ra.

Dùng lưới che gắn trên mái giàn hoặc quét sơn lên mái, hoặc áp dụng cả hai. Nhưng cũng nên nhớ rằng nếu nhà kính nằm ở nơi trống trải thì sẽ bị gió nhiều, có thể gây thiệt hại trên diện rộng.

Nhà kính bằng gỗ thường thoát ẩm chậm hơn nhà kính kim loại; bạn phải nhớ rõ điều này. Trước đây, tất cả các nhà kính đều được lợp mái bằng các tấm kính; hiện nay, cách này vẫn là cách rẻ nhất để tạo mái giàn cứng cáp, nhưng kính thì có thể bị vỡ, nhất là trong mùa gió nhiều.

Lợp bằng các tấm polycarbonat tuy ban đầu có đắt nhưng lại là phương pháp cực kỳ kinh tê và có thể lợp được dưới nhiều dạng khác nhau.

Hai hay ba lớp polycarbonat được ghép với nhau bằng các vách mỏng ở giữa, tạo thành những túi khí để cách nhiệt hiệu quả.

Tấm lợp có thể được sơn màu để che bóng cố định. Nếu nhà kính của bạn được lợp kính, bạn phải lót những tấm plastic bong bóng để tạo lớp cách nhiệt.

Cách này còn giúp ngăn tình trạng khô hạn. Phải thường xuyên kiểm tra để kịp phát hiện và lấp những lỗ hổng giữa các ô kính.

Sự thông gió

Cho dù là một nhà kính mới được xây lên để trồng lan hay một nhà kính có sẵn được sửa đổi lại đôi chút cho phù hợp với việc trồng lan, thì những yêu cầu cơ bản vẫn như nhau.

Ánh sáng và độ cách nhiệt thì đã được đề cập đến, nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa là độ thông gió.

Trong những ngày ấm áp, dù đã được che chắn, nhiệt độ nhà kính vẫn có thể nhanh chóng tăng lên rất cao nếu không được thông gió.

Những hệ thống thông gió hoạt động bằng bộ ổn nhiệt sẽ tự động mở các lỗ thông gió khi nhiệt độ đạt đến một mức nào đó.

Tuy nhiên ở một số nhà kính, các lỗ thông gió lại được đóng mở thủ công, và như thế sẽ dễ gặp rắc rối nếu bạn vắng mặt một thời gian dài vào lúc thời tiết thay đổi thất thường.

Lan có thể bị hầm chín nếu trong thời tiết nóng mà nhà kính không được thông gió. Cả trên mái và hai bên vách nhà kính đều phải có lỗ thông gió.

Bạn cũng có thể mở cửa nhà kính nếu bạn ở đó cả ngày, để không khí được lưu thông nhiều hơn.  

Bố trí cây

Giàn giá chắc chắn và có thể dời chuyển được là rất cần thiết cho vườn lan, để bạn có thể bố trí lan ở bất kỳ tầm cao nào phù hợp với lan và với bạn, chẳng hạn: những cây to thì có thể đặt thấp, còn những cây nhỏ thì đặt cao.

Giá phải được làm bằng gỗ giát thưa hoặc lưới thưa để nước từ đáy chậu có thể thoát hết ra ngoài. Để tăng không gian cho vườn lan, bạn hãy lưu ý cả ba chiều.

Tận dụng không gian phía bên trên để treo những dò Lan hoặc những chậu treo. Với những cây ưa nắng, bạn hãy đặt chúng lên cao hơn, chúng sẽ che mát thêm cho những cầỵ bên dưới.

Nhưng lưu ý đừng bố trí vườn quá dầy đặc kẻo ánh nắng sẽ không đến được cây, khiến chúng không phát triển hoặc không ra hoa tốt.

Để tận dụng không gian hai bên vách nhà kính, bạn hãy bó lan vào những đoạn vỏ cây, rồi treo lơ lửng trên các mắt lưới ở hai bên vách, nơi chúng được phun sương thường xuvên để giữ ẩm.

“Những cây bầu bạn”

Không gian bên dưới giá đặt lan có thể hơi tối, không thích hợp để trồng lan, nhưng lại lý tưởng cho những cây bầu bạn với chúng mà thích bóng tối và độ ẩm, như dương xỉ, dứa, hồng môn, và các loại cây lá khác.

Trồng chúng trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống khoảng đất bên dưới các dãy giá đặt lan. Phải kiểm tra chúng thường xuyên, vì chúng có thể chứa sâu bệnh và lây sang cho những cây lan của bạn.

Những cây bầu bạn này còn giúp tăng độ ẩm cho nhà kính. Thực vật ở rừng mưa nhiệt đới không sống đơn độc và sẽ phát triển tốt hơn nếu được bầu bạn với nhiều cây khác.

Độ ẩm

Bạn có thể tạo độ ẩm khi trồng lan trong nhà kính bằng cách mỗi buổi sáng bạn đều tưới nước xuống nền để làm ẩm nền, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

Khi trời mát hơn hoặc âm u, bạn không cần phải tưới nhiều kẻo làm hỏng hoa, thậm chí còn ảnh hưởng đến chính cây lan nếu nước tưới đọng lâu trên lá.

Bạn cũng có thể phun sương trên lá lan, phun cả mặt dưới lá. Ngoài việc giúp tăng độ ẩm, phun sương như vậy còn giúp làm sạch bụi và xua sâu hại.

Một số giống lan như vanda (những giống có thể phát triển mà không cần bón phân) cần được phun sương thường xuyên để tránh bị mất nước.

Tưới nước

Bạn có thể phun sương mỗi ngày, nhưng như thế cũng không cung cấp đủ nước cho nhiều loài lan.

Chúng cũng cần được tưới rễ, và trong nhà kính thì việc tưới rễ không khó.

Để tưới hiệu quả hơn, bạn hãy nối một ống phun nước dài vào vòi nước, đủ dài để bạn có thể dẫn nước từ vòi đến tất cả các cây; như thế bạn không phải châm nước nhiều lần vào bình tưới rồi xách đi đến từng cây một.

Vòi tưới có thể được gắn với nhiều loại đầu hoa sen và đầu phun sương để tưới tùy theo nhu cầu.

Nếu bạn không thể bố trí một hệ thống cung cấp nước chính cho nhà kính, bạn có thể xây một hồ chứa bên trong nó và thường xuyên cho đầy nước vào hồ.

Như thế, vào mùa đông nước sẽ được ấm hơn. Cố gắng sử dụng nước mưa để tưới cây.

Sưởi

Nếu trồng những loại lan đòi hỏi nhiệt độ ấm hơn thì tất nhiên bạn phải sưởi nhà kính thường xuyên, vì vậy bạn phải có phương pháp sưởi hiệu quẳ nhất.

Nếu dùng hệ thống sưởi bằng gas thì nhà kính phải có thật nhiều lỗ thông gió, nếu không hơi gas sẽ tích tụ, gây hại cho lan và cho cả người trồng.

Nếu không dùng hệ thống gas thì sưởi bằng dầu lửa cũng tốt.

Máy sưởi bằng quạt điện thì có ưu điểm là giúp lưu chuyển hơi ấm đi khắp nhà kính, nhưng lại làm cho không khí hơi khô, vì vậy bạn phải phun nước thường xuyên để duy trì độ ẩm.

Sưởi bằng dầu thì không kinh tế, nhưng cũng có thể dùng phương pháp này để dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.

Farmvina mong rằng bạn đã có những kinh nghiệm hay trồng lan trong nhà kính.

Trồng lan trên gốc vú sữa

trồng hoa lan

Trong nhiều loại gỗ thì dòng gỗ như vú sữa lại đáp ứng được nhiều yếu tố giúp cho việc trồng lan phát triển tốt khi chúng được gắn trên gỗ vú sữa.

Với những ưu điểm như: thứ nhất, giúp cho rễ lan thoáng mát, nên phát triển nhanh (nhất là dòng hoàng thảo đơn thân), thứ 2 đó là vẽ đẹp nghệ thuật, tạo nên tính thẩm mỹ và tự nhiên như trong môi trường hoang dã nơi rừng núi cho cây lan. Do đó, rất nhiều người yêu lan đã trồng lan trên gỗ lũa, chậu được làm từ gỗ, hoặc các khúc gỗ rồi gắn lan lên đó.

trồng lan
Gỗ vú sữa chuẩn bị để trồng lan

Một số ưu điểm của gỗ vú sữa khi trồng lan

Ba ưu điểm chính từ gỗ vú sữa mà nhiều người trồng lan đã  chọn chúng làm giá thể trồng lan, đó là:

  • Độ bền của giá thể cao nên trồng lan rất tốt (độ bền từ 3-4 năm).
  • Thân gỗ không có chất chát và mặn (làm teo, thun đầu rễ)
  • Thân cây không bị nấm bồ hóng phát triển (khi nấm bồ hóng sinh sôi nảy nở và phát triển sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lan, dẫn đến tình trạng cây lan còi cọc)

Mùn cưa từ cây vú sữa làm giá thể trồng lan  vũ nữ và lan hài rất tốt.

Những loại lan nào thích hợp trồng trên gỗ vú sữa?

Trồng lan trên gỗ vú sữa đặc biệt thích hợp với những loại hoàng thảo ưa khô thoáng như:lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp…

Điều kiện vườn lan thế nào thì thích hợp cho việc trồng bằng gỗ vú sữa?

Vì đây là loại giá thể trồng lan có độ thông thoáng cao đồng nghĩa với việc giá thể mau khô. Do đó, gỗ vú sữa thích hợp cho những vườn có độ ẩm cao hoặc những người có nhiều thời gian để tưới tắm cho lan hằng ngày.
Xử lý gỗ vú sữa trước khi trồng lan

Lột vỏ vú sữa để tránh côn trùng sống ẩn nấp trong vỏ cây gây chóng mục giá thể, và vỏ cây lâu ngày bị bong tróc, làm cho lan không giữ được độ bám chắc.

Sau đó, rửa sạch và ngâm khúc gỗ vào nước sạch vài ngày, hoặc ngâm thân cây vú sữa trong nước vôi loãng để diệt vi khuẩn nấm, sâu đục thân gỗ, rong rêu.

Ngâm xong, phơi khô khoảng 2-3 ngày… sau đó ta đóng đinh vào 1 đầu để sau này làm móc treo lên…

trồng hoa lan
Trồng lan trên thớt gỗ vú sữa

Giá cả và qui cách gỗ vú sữa để trồng lan (tham khảo):

  • Gỗ vú sữa đường kính dưới 10cm (30.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính từ 10cm – 15cm (50.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính từ 15cm – 20cm (100.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính trên 20cm (150.000/mét)
  • Gỗ vú sữa đường kính trên 25cm (200.000/mét)
  • Các loại thớt, lóng, chạc 3, chạc 4 đủ loại kích cở (10.000-20.000/thớt).

Lan hải yến mới ghép lên gỗ lũa, thân vú sữa dù ra rễ dài, nếu để ngoài trời thì sau một vài trận mưa cây rất dễ bị đen lá, thối ngọn và chết. Nên để lan hải yến sau khi ghép nơi thoáng gió, tránh mưa trong 1 thời gian.

Nguồn: Vườn Hoa Lan

Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế (4)

kinh doanh hoa lan

Khác với trồng lan cảnh tại nhà, để kinh doanh hoa lan cần có thực tế, nghĩa là đến thăm các nhà vườn trồng lan nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Tuy vậy thì không phải ai cũng có điều kiện để đi tham quan các vườn lan, cũng như được các chủ vườn ưu ái cho vào xem tận mắt, sờ tận tay … Do vậy, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuỗi bài viết Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế để phần nào hỗ trợ khía cạnh kinh nghiệm cho bà con trồng lan.

Vườn thứ tư chúng tôi muốn giới thiệu là vườn lan Thịnh Toàn. Bên cạnh vườn lan Anh Đào, đây cũng là cơ sở trồng lan kinh doanh nổi tiếng về chất lượng cũng như uy tín. Bật mí cho bạn đọc anh Thịnh Toàn là cha ruột của chị Anh Đào – chủ vườn lan Anh Đào, và cả hai vườn lan này thật ra có nhiều “cái chung”. Theo quan sát của chúng tôi thì vườn lan Thịnh Toàn được xây dựng dựa trên thế mạnh sáng tạo và vật tư xây dựng sẵn có, cũng như khu đất đai rộng lớn của người chủ là anh Thịnh Toàn – chủ kinh doanh của công ty xây dựng Thịnh Toàn.

Vườn lan Thịnh Toàn có thế mạnh rõ rệt về nuôi cấy mô hoa lan và trồng lan con. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM. Điện thoại: 0983.922.229, 0949.207.507.  Xin lưu ý là chúng tôi chia sẻ thông tin nhằm khuyến khích bà con có điều kiện đến tận nơi học tập nếu thích, không vì mục đích quảng cáo cho vườn.

kinh doanh hoa lan
Xe chúng tôi dừng bước tham quan vườn lan Thịnh Toàn – một cơ sở trồng lan rất “hoành tráng” (theo số liệu chúng tôi có là 14 hecta và tiếp tục mở rộng)
kinh doanh hoa lan
Ngay bên tay phải là sạp phơi cây lan con vừa lấy ra từ chai cấy mô.
kinh doanh hoa lan
Hình ảnh gần hơn để các bạn thấy rõ. Phơi lan con trên hai tấm lưới xếp chồng lên nhau.
kinh doanh hoa lan
Hệ thống lưới che, giàn sắt chống và sạp lan. Khu này dành riêng cho lan vừa ra khỏi chai cấy mô.
nuôi cấy mô hoa lan
Phòng nuôi cấy mô hoa lan
nuôi cấy mô hoa lan
Phòng nuôi cấy mô hoa lan (chụp từ bên cạnh)

Dưới đây là một số hình ảnh khác về vườn lan Thịnh Toàn để các bạn học tập:

hoa lan
Thiết kế và xây dựng sạp trồng lan
trồng lan
Vật dụng làm sạp lan
trồng hoa lan
Theo chúng tôi quan sát thì phía bên phải dùng chất trồng bằng than, bên trái là xơ dừa. Có thể vườn đang thử nghiệm và so sánh hiệu quả 2 loại chất trồng cơ bản này.
kinh doanh hoa lan
Cây lan ở đây nhìn chung là khoẻ và chất lượng đồng đều hơn các vườn khác.
cấy mô hoa lan
Cây lan trong chai cấy mô
Tưới cho lan mới ra khỏi chai cấy mô. Để ý họ dùng nhà kiếng (nhựa nylon) để giảm cường độ sáng và nhiệt cho lan con. Ngày tưới 2 lần bằng béc tưới phun sương mịn hạt.
cấy mô hoa lan
Chai nuôi cấy mô hoa lan được thu gom và vệ sinh sạch sẽ trước khi tái sử dụng

IMG_0756 IMG_0757 IMG_0764 IMG_0763
IMG_0766 IMG_0783 IMG_0792 IMG_0796 IMG_0794 IMG_0793

 

Bên cạnh vườn lan Anh Đào thì vườn lan Thịnh Toàn là một trong những vườn chúng tôi khuyên bà con nên đi học hỏi thực tế, nếu có ý định kinh doanh hoa lan bài bản. Cũng như vườn Anh Đào, bà con trồng lan cũng có thể gọi điện thoại trực tiếp để đặt hàng và yêu cầu vận chuyển.