Cách trồng hoa trong giỏ sáng tạo

trồng hoa trong giỏ

Thay vì trồng hoa trong chậu treo như bình thường, hãy cùng làm những giỏ hoa xinh xắn để khu vườn thêm sáng tạo nhé!

Để làm giỏ trồng hoa treo, bạn cần:
– 1 tấm gỗ mỏng
– 1 tấm lưới mắc cáo
– Kìm bấm, kìm kẹp
– Rêu hoặc cỏ mảng
– Dây thừng
– Hoa để trồng
– Đất trồng cây
Cách làm giỏ trồng hoa như sau:
trồng hoa trong giỏ Bước 1:- Cắt tấm gỗ mỏng thành 2 hình tam giác cân, dùng khoan khoan 2 lỗ nhỏ hai góc của cạnh đáy đối diện với đỉnh tam giác cân.

– Cắt tấm lưới mắt cáo hình tam giác cân có cạnh lớn hơn tấm gỗ vừa cắt.

Bước 2:- Dùng kìm uốn cong phần kẽm nhọn các mắt lưới để không đâm vào tay.
Bước 3:- Tiếp theo, bạn uốn cong các móc kẽm của hai cạnh tấm lưới mắt cáo vào 2 cạnh tấm gỗ.

– Dùng keo dán mặt sau của tấm gỗ thứ nhất với tấm gỗ thứ hai, dùng kẹp gỗ kẹp giữ cố định rồi để cho keo khô hẳn.

Bước 4:- Sau khi keo khô, bạn lấy rêu lót vào trong tấm lưới mắt cáo, lần lượt lót rêu phủ kín mặt trong tấm lưới.
Bước 5:- Lấy dây thừng buộc vào hai lỗ nhỏ trên tấm gỗ làm dây treo.
Cuối cùng, bạn cho hoa vào rồi treo lên nữa là xong rồi đấy!

Thay cho những chiếc chậu hoa thông thường, cách trồng hoa dạng này cũng khá thú vị đấy nhỉ!
Cách trồng hoa dạng này sẽ làm cho chậu hoa của bạn trông như một bó hoa đáng yêu đấy!

Trồng hoa thược dược đón Tết vui vẻ

trồng hoa thược dược
Đã có thời, hoa thược được coi như một trong những loại hoa đẹp nhất để bày trong dịp tết.

Có lẽ, nhất là lay-ơn thì nhì là thược dược! Nhưng khi hoa lily xuất hiện, nó chiếm dần vị trí của hoa thược dược. Vào tết, nhà nào cũng đi mua hoa lily. Vì vậy, dân ta đổ xô đi trồng hoa lily. Nhiều nhà thu được bạc tỷ nhờ loại hoa này.

Thế nhưng, nếu để ý bà con sẽ thấy, năm vừa qua, những người sành chơi hoa ở thành phố lại đi tìm trồng hoa thược dược. Họ thích màu sắc tươi tắn và phong phú ở loại hoa này.

Tết năm trước, thược dược bán rất chạy. Chỉ tiếc rằng, quá ít người có hoa để bán. Tôi đi vòng khắp chợ hoa ở Nhật Tân nên thấy rõ điều đó. Vì vậy, muốn bà con mình quan tâm thêm tới việc trồng thược dược.

Viện Nghiên cứu Rau quả mới đưa ra loại hoa thược dược lùn. Đây lại là một tin mừng. Loại hoa này chỉ cao độ 30-40cm là đã cho hoa. Hoa của nó cũng to và cho ta đủ loại màu sắc.

Ta biết rằng, các cành hoa thược dược cắt ra chỉ tươi được 5-7 ngày là tàn. Có khi chỉ 4 ngày là hoa đã héo. Nhưng nếu ta trồng giống thược dược lùn, ta có thể để nó nguyên trong chậu.

Ta bày chậu trong nhà hoặc đặt ngay lên bàn. Cây trong chậu có thể đeo hoa tới cả tháng. Như vậy, dùng hoa thược dược lùn ta sẽ có hoa trong suốt dịp tết. Đây là điểm ưu việt của giống hoa này. Nếu ai muốn có hoa thược dược lùn bán trong dịp tết thì ngay bây giờ đã phải liên hệ với Viện Nghiên cứu để mua giống (TS Đặng Văn Đông-ĐT: 0913.562.2650913.562.265).

trồng hoa thược dược
Trồng hoa thược dược dễ, lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Cây đưa vào chậu thì ta có thể xếp quanh sân, dọc các lối đi, ven bờ ao và có thể để cả ở trên sân thượng. Ta chăm sóc cho chúng như ta chăm sóc ngoài đồng ruộng.

Thược dược cần khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ưa thích từ 15-30 độ C. Nó rất cần độ ẩm cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Nó cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng tới khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi hoa.

Thược dược ra hoa sớm. Cây chỉ độ 50-60 ngày là cho hoa. Do đó, ai định trồng thược dược thì phải tính toán để có thể thu hoa đúng dịp tết. Thược dược có thể nhân giống bằng hạt, bằng củ hoặc bằng giâm cành. Cành thược dược đem giâm, nếu có hóa chất kích thích thì chỉ 5-7 ngày là đã bật rễ.

Trồng hoa thược dược rất dễ. Tết này nên có nhiều hoa thược dược.

Nắm bắt thời cơ với hoa hồng giúp anh Đồng làm giàu

hoa hồng

Thời cơ với hoa hồng: Đến là bắt

Việc nắm bắt thời cơ với hoa hồng và chuyển đổi hợp lý từ trồng rau màu sang hoa hồng, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp gia đình anh Phạm Quốc Đồng (39 tuổi, P.4, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

thời cơ với hoa hồng
Nắm bắt thời cơ với hoa hồng: Anh Phạm Quốc Đồng đang chăm sóc hoa hồng trong vườn của mình

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân ở TP.Đà Lạt nên Phạm Quốc Đồng đã quen với cảnh “chân lấm tay bùn” từ lúc còn nhỏ. Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông.

Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định.

Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp. “Thấy một số người trồng hoa hồng mang lại hiệu quả, mình tìm hiểu kỹ rồi về bàn với vợ chuyển đổi một ít đất sang trồng thử loài hoa này.

Thật bất ngờ, hiệu quả mang lại tốt hơn việc trồng rau nên sau đó gia đình mình chuyển hết diện tích sang trồng hoa hồng trong nhà kính”, anh Đồng kể.

Sau khi có nguồn hoa, đích thân anh Đồng đến nhiều tỉnh thành tìm đầu mối tiêu thụ hoa với giá ổn định. Làm ăn có hiệu quả, gia đình anh mua thêm 2,5 sào đất (2.500 m2) rồi đầu tư nhà kính tiếp tục trồng hoa hồng. “Khoảng 4 năm trước, mình đã đầu tư thêm hệ thống tưới nhỏ giọt để phục vụ trồng hoa, phân bón cho cây được đưa qua hệ thống này.

Từ đó năng suất tăng lên đáng kể, hơn 30%, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí khác như: công lao động, nước tưới, phân bón (chỉ bằng một nửa so với trước kia) và đặc biệt là cây ít bị nấm bệnh hơn, do dùng hệ thống tưới nhỏ giọt này cây không bị ướt lá nhiều như tưới bình thường nên độ ẩm cũng ít hơn…”, anh Đồng nói.

Hiện bình quân mỗi tháng, vườn hoa hồng cho thu hoạch 40.000 bông, với giá bán bình quân 1.000 đồng/bông, mang doanh thu về cho gia đình anh gần nửa tỉ đồng/năm. Anh Đồng cho biết thêm, với sản lượng này anh không đủ hàng cung cấp cho thị trường nên mới đây đã thuê 1.500 m2 đất tiếp tục đầu tư sản xuất.

Anh Phạm Quốc Đồng chia sẻ: “Với nghề trồng hoa này, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đòi hỏi người trồng phải có tính cần cù, chịu khó chăm cây “như chăm em bé”.

Thường xuyên chăm sóc mới thấy được cây bị bệnh gì, sâu gì để biết xử lý kịp thời cho cây phát triển, bởi cây hoa hồng nếu bị nấm bệnh mà không biết để chừng 3 ngày là rụng lá hết và coi như hỏng ăn nguyên cả một lứa, sau đó vực lại cũng rất khó khăn”.

Ý nghĩa hay của hoa quỳnh

hoa quỳnh

Hoa quỳnh tượng trưng cho cái ” vẻ đẹp chung thủy” (loyal beauty), vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm.

Thưởng thức hoa quỳnh là một thú vui tao nhã … Các cụ ngày xưa mỗi lần biết hoa sắp nở , mời thêm vài người bạn thân đến chơi, trong khi chờ ngắm thưởng ngọan hoa nở, cụ thường hay trịnh trọng pha một ấm trà thật ngon, khói bốc thơm nghi ngút, vừa nhấm nháp trong khi chờ đợi khai hoa nở nhụy … chiêm ngưỡng nhan sắc của một loài hoa.

 hoa quỳnh
Hoa quỳnh nở đẹp

Lặng lẽ bốn mùa với nắng mưa, hoa có thể nở bất cứ giờ phút nào trên trái đất này, từ lúc tinh mơ khi những hạt sương óng ánh còn vắt vẻo trên cành cây, hoặc lúc ban trưa với những vạt nắng xiên khoai gay gắt, hay những buổi chiều chạng vạng … Nhưng có lẽ không nhiều người được tường tận một thế giới huyền bí kỳ ảo của những loài hoa chỉ khoe sắc tỏa hương lúc hoàng hôn phủ kín dương gian, khi mặt trời lặn nhường chỗ cho những vì sao lấp lánh trên bầu trời đen . Đó là thế giới của loài hoa diễm lệ chỉ nở về đêm, theo ánh trăng rờ rỡ trên cao… Những loài hoa nầy nhờ những côn trùng sống đêm mà thụ phấn, kết bông và nở hoa …. Thế giới ban đêm của loài hoa kỳ diệu là thế đó, thi nhau đua nở, tỏa hương thơm ngát, trong lúc phần đông chúng ta đang chìm đắm trong giấc ngủ chập chờn mộng ảo… Và có thể nói hoa quỳnh là nữ hoàng kiều diễm lộng lẫy của thế giới về đêm nầy …

 hoa quỳnh

Có những người thắc mắc vì sao đóa quỳnh chỉ nở về đêm, các nhà sinh vật học đã lý giải do nhịp sinh học. Nhưng ở đây, là một câu chuyện khác về đóa hoa quỳnh chỉ nở trong đêm…

“Tùy Dạng Đế là ông vua vô đạo của Trung Quốc. Một đêm, ông vua này nằm mơ thấy một cây trổ hoa rất đẹp. Cũng đúng lúc đó, trước cửa ngôi chùa cổ kính Dương Ly tại thành Lạc Dương, tỉnh Dương Châu, có một luồng sáng rực lên như lửa cháy, nhưng không gây mùi khét mà tỏa hương thơm sực nức.

Sáng hôm sau, dân chúng bàng hoàng khi thấy gần giếng nước trong sân chùa mọc lên một cây hoa lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới. Mùi hương của loài hoa này thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi, lan xa đến ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa quỳnh.

Được tin hoa đẹp, Tùy Dạng Đế liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn. Nhưng khốn nỗi khi thuyền rồng của nhà vua chưa cập bến Dương Châu thì cũng là lúc bông hoa quỳnh đẹp kia vừa độ rụng cánh sau trận mưa lớn. Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa song chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác. Tức giận, nhà vua ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi.

Từ đó loài hoa quỳnh không nở ngày và không thơm cho khắp thế gian nữa. Nó chỉ khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.”

 hoa quỳnh

Người tây phương đã nói Hoa quỳnh tượng trưng cho “sắc đẹp phù du” (transient beauty) , nở đó để rồi tàn đó.

 hoa quỳnh

Và thật là luyến tiếc cho thoáng hương quỳnh trong đêm, một thoáng phù du đã vội cùng cánh gió bay xa ..

 hoa quỳnh
Nửa đêm hoa quỳnh nở
Gửi chút hương cho đời
Nửa đêm em làm vợ
Sưởi chút ấm cho tôi
Sáng ra hương tan mất
Sáng ra tình pha phôi
Đời người hư hay thực
Thoáng hương em đâu rồi
(Hương Quỳnh -Nguyễn Đăng Trình)

 hoa quỳnh

Nhưng cũng có thể nói rằng hoa quỳnh tượng trưng cho cái ” vẻ đẹp chung thủy” (loyal beauty), vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm.

 hoa quỳnh

Khi hoa nở những cánh trắng tươi nõn nà mềm mại xòe ra, tỏa hương thơm dìu dịu như quyến rũ người xem vào cõi bát ngát tận cùng của hư không … rồi từ từ khép lại giữa những đài hoa phong kín như ban đầu ….

 hoa quỳnh

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.

 hoa quỳnh

Và có khi Hoa Quỳnh là biểu tượng của kiếp hồng nhan bạc mệnh.

 hoa quỳnh

Hoa tàn… làm thổn thức xao xuyến người xem … thấm thía bùi ngùi như lời Mẹ ru :
“Bông quỳnh rụng xuống cội quỳnh …
Dù ai ngậm ngọc dỗ mình đừng xiêu …”

Ý nghĩa của hoa đồng tiền

hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền, loài hoa thể hiện sự hạnh phúc, mang đến sự tươi sáng và vui vẻ, đồng thời thể hiện sự ngay thơ và lòng ca ngợi.

Có rất nhiều loài hoa có thể bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của bạn, nhưng hoa đồng tiền luôn nổi bật hẳn lên bởi sự rực rỡ đầy tươi vui của chúng. Khi bạn tặng cho ai đó những bông hoa này, chúng không những truyền đạt cho họ những thông điệp sâu sắc đầy ý nghĩa mà còn giúp đem lại một ấn tượng khó quên.

ý nghĩa của hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền có nhiều màu khác nhau, mỗi màu có 1 ý nghĩa khác nhau:

Hoa đồng tiền trắng: thể hiện sự trong trắng tinh khiết

ý nghĩa của hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền vàng: thể hiện niềm hạnh phúc

ý nghĩa của hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền hồng: thể hiện sự ca ngợi khích lệ

ý nghĩa của hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền đỏ:   thể hiện tình yêu thắm đợm

ý nghĩa của hoa đồng tiền

Nhưng dù là màu gì đi nữa thì loài hoa này đều  tượng trưng cho sự hạnh phúc. Nó còn mang ý nghĩa về vẻ đẹp và điều kỳ diện. Nó mang đến cho chúng ta sự tươi sáng và vui vẻ. Không những thế, nó còn thể hiện sự ngây thơ, tình yêu và lòng ca ngợi.

Chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có một bài viết hay về loài hoa đồng tiền xinh đẹp này!

Làm lọ đựng chậu cây thật dễ thương

lọ đựng chậu cây
Treo chậu cây trong nhà rất thích nhưng cũng có thể làm bẩn sàn nếu không khéo léo. Có một cách để bớt đi rủi ro này là bạn làm những lọ đựng chậu cây từ những chai nước khoáng không còn dùng đến.

Chuẩn bị:

+ Giấy trắng có in mặt gấu và thỏ (in mẫu đơn giản như hình dưới đây)

+ Chai nước khoáng loại 1,5l

+ Sơn acrylic các màu

+ Cọ vẽ, chổi quét sơn, chậu cây, bút dạ, dây cói

chậu cây, lọ đựng chậu cây

Thực hiện: 

– Bạn bỏ nhãn, làm sạch và khô chai nước khoáng.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Bạn cắt lấy 1/2 nửa dưới của chai. Cắt hình gấu, thỏ rồi đặt lên phần thân chai dưới. Dùng bút vẽ quanh hình gấu, thỏ. Sau đó, bạn dùng kéo cắt phần trên thân chai, sao cho 2 tai và một phần đầu thỏ/gấu nhô lên. Ở hai bên thân chai, cắt lồi lên 2 mấu để bạn sẽ làm móc treo sau này. Sau đó, đục 1 lỗ tròn nhỏ cho 2 mấu đó.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Dùng sơn trắng sơn lên toàn bộ thân chai có đầu gấu/thỏ.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Riêng phần mặt của gấu, thỏ, sau khi lớp sơn trắng khô, bạn dùng sơn để sơn màu khác và vẽ tai, mắt, mũi, miệng con vật. Ngoài phần mặt, bạn có thể sơn xung quanh màu tùy thích, thậm chí có thể trang trí kiểu chấm bi hay viết tên con vật lên đó.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Đợi sơn khô là bạn có thể sử dụng.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Dùng dây cói xâu vào 2 mấu để có thể treo bình lên.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Cho chậu cây vào lọ đựng nhé.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

– Sau đó treo lên ở vị trí phù hợp là được rồi.

chậu cây, lọ đựng chậu cây

chậu cây, lọ đựng chậu cây