Trồng khoai tây ‘siêu tốc’ từ củ mọc mầm

khoai tây mọc mầm

Trồng khoai tây: Nếu bạn vô tình để quên những củ khoai tây trong bếp quá lâu ngày và chúng bắt đầu mọc mầm thì đừng vội vứt đi nhé. Khoai tây mọc mầm không thể ăn được nữa vì có hại cho sức khỏe nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng chính những củ khoai đấy để trồng thành cây mới ngay tại nhà.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 1

Khoai tây để lâu rất dễ nảy mầm. Lúc này chất lượng dinh dưỡng gần như không còn nhưng lại rất thích hợp để trồng cây mới.

 

Cũng giống như khoai lang, rau cải chíp, hành lá…, khoai tây rất dễ phát triển theo phương pháp Thạch Sanh. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước sạch và vài củ khoai tây đã mọc mầm từ các mắt khoai. Xiên 3 – 4 cây tăm vào thịt của củ khoai, rồi thả nó vào cốc nước sao cho 1/2 thân củ khoai chìm trong nước.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 2

Nước để ươm củ giống càng sạch càng tốt. Ban đầu, các bạn nên sử dụng nước ấm khoảng 30 – 35 độ C.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 3

Để cốc nước trên bậu cửa sổ hoặc vị trí nào đón được nhiều ánh sáng để hỗ trợ quá trình nảy mầm và mọc rễ.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 4

Chỉ sau 2 tuần, bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trên củ khoai. Những mầm non chìm dưới nước sẽ mọc rễ rất dài, còn bên trên thì vươn cao lên.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 5

Khi mầm non đã mọc đủ cao thì tách ra khỏi củ và bắt đầu bước tiếp theo là phát triển cây con.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 6

Đặt phần rễ mầm chìm trong bát nước sạch. Cách này giúp bộ rễ sinh trưởng hoàn thiện.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 7

Khi cây non cao được 25 – 30 cm, bạn có thể đem trồng xuống đất.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 8

Đối với các gia đình sống ở thành phố không có vườn tược hoặc quá nhiều diện tích thì có thể trồng khoai tây trong các bao tải, hộp xốp hoặc chậu cảnh đều được.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 9

Khi gặp đất, bộ rễ sẽ hút chất dinh dưỡng nuôi cây cao lớn và xanh tốt rất mãnh liệt.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 10

10 ngày sau, cây bắt đầu ra những cụm lá mới.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 11

Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp. Năng suất của khoai tây có thể cải thiện nhờ các chất hữu cơ phân hủy, ví dụ như phân vườn. Do đó, thường xuyên tưới nước và thêm chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây.

11 ý tưởng trồng rau Thạch Sanh tại gia hay tuyệt vời

rau thạch sanh
Bạn có tin là một số cây rau, đặc biệt là rau thơm, sau khi bạn đã cắt những phần ăn được, phần còn lại vẫn có thể trồng tiếp để ăn? Gọi là rau Thạch Sanh vì bạn chỉ mất tiền mua một lần, nếu biết cách tận dụng thì sẽ rau cỏ trong nhà sẽ “hết vơi lại tự nhiên đầy”. Vừa tiết kiệm tiền đi chợ, vừa tạo thêm màu sắc thiên nhiên trong căn nhà như đang được trang hoàng cây cảnh vậy. Bạn sẽ vô cùng thích thú với những ý tưởng này.

Hành, tỏi và các loại thảo mộc tươi rất dễ trồng và mọc lại ngay cả khi chỉ còn thừa một mẩu cuống, vài loại thậm chí còn mọc ngay cả trên khay đựng trong bếp. Dưới đây là 10 loại rau, thảo mộc bạn chỉ cần trồng một lần và sẽ mọc lại mãi mãi.

1. Tỏi

Một khi những củ tỏi bắt đầu mọc mầm, chúng sẽ không còn thơm và cay mấy nữa. Vì thế, nếu bạn sử dụng để nấu nướng thì cũng không còn hương vị như ý. Nhưng bạn đừng vội vứt chúng đi. Hãy cho chúng vào một cốc nước và chúng sẽ phát triển thành cây. Lá tỏi có hương vị nhẹ hơn củ nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu dùng với salad, mỳ ống hoặc trang trí  trên một số món ăn.

 

tỏi, trồng tỏi

Cách làm hết sức đơn giản, bạn hãy lấy những củ tỏi đã bắt đầu mọc mầm, cho vào bát hoặc cốc, đổ nước ngập qua rễ một chút và đặt chúng ra cửa sổ. Lưu ý là không nên đổ quá nhiều nước nếu bạn không muốn tỏi bị úng và hỏng.

Các tép tỏi sẽ bắt đầu mọc rễ rất nhanh sau một vài ngày. Bạn có thể thu hoạch những mầm tỏi khi chúng lên khoảng 6-7cm. Khi thu hoạch, bạn chỉ cần dùng kéo và cắt mầm ra là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng tỏi xuống đất nếu thích, tỏi sẽ lớn rất nhanh và bạn cứ thu hoạch mầm giống như trên hoặc để lâu cho chúng ra thêm nhánh.

2. Cà rốt

Phần đầu gốc của củ cà rốt thường bị vứt đi khi chế biến, nhưng nếu bạn cho chúng và khay nước và đặt phía ngoài cửa số, bạn sẽ thấy chúng mọc mầm. Mầm xanh đó có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng làm salad.

Món salad sử dụng lá cà rốt

Cách trồng cà rốt như sau:

– Chọn cà rốt tươi (quả già) có màu xanh phía đầu gốc
– Cắt cà rốt, chừa lại khoảng 3-4cm ở phía đầu gốc
– Đặt phần đầu gốc cà rốt trong một chiếc tô nhựa nông, phần gốc hướng lên trên
– Cho nước vào nhưng không ngập đến phần đầu gốc
– Đặt tô nhựa ở nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên
– Thêm nước vào nếu nước bị cạn

Ngọn cà rốt sẽ nảy mầm trong khoảng 1-2 tuần cho bạn thu hoạch.

cà rốt, trồng cà rốt

3. Húng quế

Dùng kéo cắt một cọng húng quế dài khoàng 10cm, cho cọng này vào một cốc nước đầy và đặt chúng ra ngoài ánh sáng tự nhiên. Nước trong cốc cần thay hàng ngày. Bạn sẽ thấy vài hôm sau sẽ rễ sẽ mọc ra. Khi nào rễ được khoảng 5cm bạn có thể trồng chúng ra đất và sử dụng lâu dài.

húng quế, trồng húng quế

4. Hành lá

Chỉ cần bạn để lại khoảng 2cm rễ và một phần thân dưới của hành lá rồi cho chúng vào một cốc nước nhỏ ngập khoảng 1/3-1/2 phần thân. Mất khoảng 5 ngày để một củ hành lá (hoặc hành xanh) có thể mọc lại đầy đủ lá.  Trong một tuần, bạn đã có thể sử dụng lá để nấu ăn.

hành lá, trồng hành lá

hành lá, trồng hành lá

hành lá, trồng hành lá

5. Rau diếp lá dài

Nếu bạn có một thân rau diếp lá dài hoặc xà lách nguyên vẹn, hãy cắt phần lá trên để sử dụng, giữ lại phần dưới gốc nhé. Để phần gốc này trong một bát với khoảng 1,2cm nước và cho ra ngoài cửa sổ. Bạn sẽ có thể nhìn thấy các lá mới sẽ mọc sau 2 tuần và phát triển hoàn toàn sau 3-4 tuần.

rau diếp, trồng rau diếp

rau diếp, trồng rau diếp

rau diếp, trồng rau diếp

6. Cải chíp (cải thìa)

Cũng giống như rau diếp lá dài, cải thìa có thể phát triển tương tự. Cách đơn giản là bạn giữ lại phần gốc và khoảng 2cm phần thân sát gốc, cho chúng vào bát nước ngập khoảng 2/3, sau đó chúng sẽ lớn lên. Trong 1 hoặc 2 tuần, bạn có thể cho chúng ra đất để chúng phát triển toàn diện hơn.

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

rau cải, cải chíp, cải thìa, trồng cải chíp

7. Hành tây

Bạn có thể dùng dao cắt lấy đoạn cuối có rễ của củ hành tây và giữ lại. Trồng đoạn cuối của củ hành tây trong một khay nước hoặc trực tiếp xuống đất, chúng sẽ mọc lại. Bạn có thể thu hoạch lá hoặc chờ để thu hoạch củ.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

Phần lá của hành tây sẽ y chang hành lá đấy. Bạn có thể dùng để tăng gia vị cho các món ăn rất tuyệt. Nếu đợi để thành củ thì thời gian chờ sẽ lâu hơn nhiều nhé.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

8. Gừng

Cũng như hành tây, củ gừng có thể trồng lại vào đất để chúng sinh sôi nảy nở, nhưng quá trình này sẽ lâu hơn một chút. Nếu bạn thấy củ gừng nhà mình bắt đầu hơi héo đi thì hãy lấy vài nhánh và gieo vào đất hoặc chậu đất nhé. Không nhất thiết phải trồng quá sâu trong đất, bạn chỉ cần chăm chỉ tưới cho cây, giữ đất ẩm ướt và để ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên là gừng sẽ phát triển. Có thể mất vài tháng để chúng nảy mầm và sau 8-10 tháng mới có thể thu hoạch được những củ gừng ngon nhưng có lẽ cũng đáng để bạn chờ đợi đấy.

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

trồng gừng, gừng

9. Nấm

Trồng thân cây nấm trong một ít đất hữu cơ hoặc sử dụng bã cà phê để bón, đặt chúng trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ và thiếu ánh sáng. Việc phát triển của chúng sẽ tương đối khó khăn, sau vài tuần chúng mới mọc lại nhưng cũng có thể bị thối nếu môi trường không đủ điều kiện phát triển.

nấm tươi, trồng nấm tươi

10. Rau mùi

Như húng quế, rau mùi có thể mọc lại từ phần gốc nếu đặt chúng trong cốc nước. Một khi rễ đủ dài, bạn hãy trồng chúng ra đất. Một vài tuần, những lá đầu tiên sẽ mọc và bạn có thể thu hoạch sau vài tháng.

cây rau mùi, trồng rau mùi

11. Cần tây

Cũng giống như cải thìa, với cần tây, bạn giữ khoảng 2cm phần thân ở gốc. Cho phần thân vào bát nước ngập khoảng 1/3-1/2 thân cây, rồi cho bát ra nơi có ánh sáng tự nhiên. Thay nước mỗi ngày.

Sau khoảng 5-7 ngày thì phần lá ở giữa sẽ nhú lên.

Bạn di dời thân cần tây vào một lon kim loại đã dùng hết có đựng đất.

Bạn cần tưới cây thường xuyên tới khi chúng mọc cao lên.

Khi chúng phát triển cao, bạn có thể cho cây và đất ra ngoài.

Đục lỗ ở đáy lon thiếc.

Sau đó lại cho đất và cây vào trồng lại tới khi thu hoạch được.

Sau khi thu hoạch thì bạn cứ tiếp tục trồng lại theo cách cũ nhé.

Trồng hành tây ‘Thạch Sanh’

hành thạch sanh

Bạn có thể dùng dao cắt lấy đoạn cuối có rễ của củ hành tây và giữ lại. Trồng đoạn cuối của củ hành tây trong một khay nước hoặc trực tiếp xuống đất, chúng sẽ mọc lại. Bạn có thể thu hoạch lá hoặc chờ để thu hoạch củ.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

Phần lá của hành tây sẽ y chang hành lá đấy. Bạn có thể dùng để tăng gia vị cho các món ăn rất tuyệt. Nếu đợi để thành củ thì thời gian chờ sẽ lâu hơn nhiều nhé.

hành tây, trồng hành tây

hành tây, trồng hành tây

Ý tưởng trồng cà rốt ‘Thạch Sanh’

cà rốt thạch sanh

Phần đầu gốc của củ cà rốt thường bị vứt đi khi chế biến, nhưng nếu bạn cho chúng và khay nước và đặt phía ngoài cửa số, bạn sẽ thấy chúng mọc mầm. Mầm xanh đó có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng làm salad.

cà rốt thạch sanh
Món salad sử dụng lá cà rốt

Cách trồng cà rốt như sau:

– Chọn cà rốt tươi (quả già) có màu xanh phía đầu gốc
– Cắt cà rốt, chừa lại khoảng 3-4cm ở phía đầu gốc
– Đặt phần đầu gốc cà rốt trong một chiếc tô nhựa nông, phần gốc hướng lên trên
– Cho nước vào nhưng không ngập đến phần đầu gốc
– Đặt tô nhựa ở nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên
– Thêm nước vào nếu nước bị cạn

Ngọn cà rốt sẽ nảy mầm trong khoảng 1-2 tuần cho bạn thu hoạch.

cà rốt, trồng cà rốt

Cải tạo đất trồng tại nhà

đất trồng

Hướng dẫn cải tạo đất trồng tại nhà

Đất trồng cây tại nhà thường sử dụng đất ruộng, đất nền (móng), đất phù sa hoặc các đất hỗn hợp bán sẵn trên thị trường. Sau một thời gian trồng, đất sẽ bị giảm dinh dưỡng & chai cứng (đặc biệt là đất bón phân hóa học thường xuyên), cây phát triển còi cọc nên cần phải cải tạo đất trồng.

Sau đây là 3 bước đơn giản có thể giúp bạn cải tạo đất trồng hiệu quả:

cải tạo đất trồng
Ảnh minh hoạ: Đất trồng cây

Bước 1: Phơi khô đất, dập nhỏ & trộn vôi bột.

– Phơi khô, đập nhỏ đất giúp tăng thêm oxy trong đất (tương tự kinh nghiệm phơi ải đất của bà con nông dân). Các hạt đất không nhất thiết phải đập nhỏ vụn toàn bộ. Có thể để khoảng 10-15% hạt đất to khoảng bằng đầu ngón tay. Các hạt này cho xuống phía đáy của chậu.

– Tác dụng của bón vôi: Vôi không chỉ đơn thuần là ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi phân bón cung cấp dưỡng chất canxi; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.

Bước 2: Làm tơi xốp đất

– Sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa… trộn đều vào đất thành hỗn hợp đất tơi xốp.

Bước 3: Cải tạo đất:

– Đất bị chai cứng lại do nguyên nhân người trồng sử dụng phân hóa học mà không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung hữu cơ không đủ.

– Do cây hút hết chất dinh dưỡng nên đất bị bạc màu, trở nên trắng bệch,

Tùy theo điều kiện có thể chọn một trong số các phương pháp cải tạo sau:

Phương pháp 1: Bổ sung phân trùn quế

Trộn đều 5-6kg phân trùn/m2đất đã phơi khô trước khi trồng. Phân trùn quế không những giúp tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan cho cây trồng mà còn cung cấp trùn quế là thực thể sống giúp duy trì độ tơi xốp đất một cách lâu dài.

Phương pháp 2: Sử dụng rác thải nhà bếp

Rác thải nhà bếp có thể sử dụng được gồm: cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng… (không sử dụng các đồ mặn). Các loại rác này đem thái nhỏ trộn vào đất đã đập nhỏ cùng với chế phẩm sinh học như EM, tricoderma ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là có thể dụng được.

Phương pháp 3: Sử dụng phân cá

– Phân cá được làm từ các phế phẩm của cá như: đầu cá, ruột cá, cá nhỏ… Có 2 cách làm phân cá là trộn và ủ trực tiếp trong đất hoặc ngâm cùng rỉ đường để lấy nước tưới.

-Trộn trực tiếp vào đất: 1 thùng xốp cầm khoảng 1-2kg cá. Đổ 1 lớp đất 1 lớp cá sau đó rắc 1-2 gr chế phẩm vi sinh (Tricoderma) hoặc 1 nắm vôi bột. Tiếp tục lặp lại cho đển khi hết cá. Phía trên mặt thùng nên phủ lớp đất dày và rắc một ít vôi bột để tránh mùi hôi và dòi bọ.

– Ngâm dinh dưỡng cá: Phế phẩm cá băm nhỏ cho vào bình thủy tinh, nhựa, sành (tốt nhất là cho vào vại sành). Cho thêm rỉ đường (loại đường phế phẩm dùng ủ thức ăn cho gia súc) theo tỉ lệ 1:1 và đạy kín bình. Đặt bình dinh dưỡng nơi mát mẻ, tránh bị nước mưa chảy vào. Ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Khi sử dụng chắt nước cá ngâm pha với nước tỷ lệ 0,5-1% phun hoặc tưới. Cách làm này khi tưới sẽ có mùi hơi tanh.

Phương pháp 4: Sử dụng phân bón vi sinh Thiên Phú: Thiên Phú 11 (xử lý đất) và Thiên phú 02

– Mặt ruộng chưa cày xới ta lấy 100lít nước và 1lít TP-11 & 2lít TP-02 khuấy đều phun khắp ruộng sau đó ta bắt đầu cày xới cho tơi đất (1lít phân vi sinh khi pha với nước dùng cho 1000m2 đất ,đối với diện tích nhỏ hơn chúng ta giảm tỷ lệ xuống cho đúng )

– Sau 10 – 15 ngày ta có thể gieo hạt (chỉ đối với gieo hạt trực tiếp, bình thường ta có thể trồng sau 1 – 2 ngày )

-Việc cải tạo đất trồng với phân bón vi sinh Thiên Phú giúp phân huỷ những độc tố hoặc nấm mốc có hại cho cây trồng ở trong đất, giúp đất sạch và trở nên trung hoà, màu mỡ, xử lý đất bị nhiễm phèn, làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh mẽ.

Phương pháp 5: Kết hợp các loại phân vi sinh với các chế phẩm sinh học như Tricohderma để cải tạo đất trồng hiệu quả.

– Sử dụng nguồn phân bón vi sinh để cung cấp vào đất một lượng lớn vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo lại đất.

– Đồng thời, sử dụng chế phẩm sinh học Tricohderma để diệt trừ các mầm bệnh có hại cho cây trồng như: nấm, các loại mạt gà, ấu trùng sâu, giòi trong đất,…

Sáu kiến thức trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà đang trở thành xu hướng mới của người dân đô thị, do nguồn rau xanh bán bên ngoài không còn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và nhu cầu rau an toàn trở thành thiết yếu cho mỗi gia đình.

Để bắt đầu học và làm quen với việc trồng rau tại nhà, mọi người đều có cách riêng để nắm bắt thông tin kỹ thuật, nhưng đa số mọi người thường tìm hiểu thông qua internet hay đi học các khóa học ngắn ngày hướng dẫn trồng rau tại nhà.

Tuy nhiên để thành công khi trồng rau tại nhà, ngoài việc bỏ chi phí ban đầu mua dụng cụ vật tư thì chắn chắc các bạn sẽ gặp những trục trặc nhỏ như gieo hạt khó lên, tưới nước quá dư làm rau bị úng, rau bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng,…nhưng đó chỉ là những trải nghiệm thú vị sẽ giúp các bạn thành công hơn ở lần trồng tiếp theo, miễn là chúng ta đừng bỏ cuộc hay nản chí.

Sau đây là sáu kinh nghiệm khi trồng rau tại nhà nhằm giúp các bạn tự tin hơn trong việc tự tạo ra rau an toàn cho gia đình của mình.

Sáu kinh nghiệm khi trồng rau tại nhà

1. Cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi gieo vào chậu đất

Để giúp hạt giống rau đủ độ ẩm nẩy mầm thì rất cần công đoạn ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày, khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất.

Vì thời tiết hiện nay khá nóng do sự thay đổi của khí hậu, nên chỉ gieo hạt và tưới nước không đảm bảo ẩm độ cho sự nẩy mầm. Sự ngâm ủ hạt giống trước khi gieo sẽ đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất.

2. Chọn đất trồng rau phù hợp vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe

Đôi khi người trồng rau chỉ mua hạt giống và tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau.Thật ra đất đã sử dụng lâu ngày thường bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm, nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau cũng sẽ lên nhưng hay bị còi cọc lá nhỏ dần.

Trường hợp trồng rau không dùng phân vô cơ như NPK, Lân, DAP, Urê…thì rau cũng chậm lớn, lá có hiện tượng nhạt màu do thiếu dinh dưỡng, nên bổ sung thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế.

3. Xem lại quan điểm dùng phân hóa hoc ( phân vô cơ) thì rau trồng tại nhà không được an toàn

Nếu người trồng rau bán trên thị trường thì họ lạm dụng phân hóa học để rau mau lớn cho nhiều nhánh lá miễn bán nhiều tiền không cần quan tâm đến liều lượng và thời gian cách ly theo yêu cầu.

Còn khi trồng rau tại nhà chúng ta đã khống chế liều lượng dưới ngưỡng cho phép và thời gian cách ly do mình chủ động thì khi thu hoạch rau tại nhà vẫn đảm bảo sạch an toàn.

Do phân hóa học như urê, lân, Dap…có giá thành khá rẻ dễ tìm, lại dễ sử dụng, tốt nhất nên pha loãng vào nước sạch tưới cho rau là an tâm.

Vì vậy đề nghị các bạn xem lại quan điểm không dùng phân hóa học khi trồng rau tại nhà.

4.Tái sử dụng lại đất trồng rau sau khi thu hoạch

Về lý thuyết là đất trồng rau có thể sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên do còn tồn dư một phần rễ rau sót lại sẽ là mầm bệnh tồn dư cho lứa trồng rau lần sau.

Để có thể tái sử dụng lại đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết lá rễ thừa còn phía dưới, xong đem trải mỏng phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4-5 ngày cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó trộn thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế với tỷ lệ 1:1 rồi đem trồng lại rau mới.

5. Lưu ý lượng nước tưới rau khi trời quá nắng hay mưa bão kéo dài

Rau trồng tại nhà có nhu cầu nước rất cao, nếu mùa nắng gắt như hiện nay thì phải tưới 2 lần trong ngày, trường hợp rau còn nhỏ hay khi vừa mới trồng sang chậu thì cần che bớt ánh nắng gắt lúc giữa trưa giúp rau không bị héo lá.

Ngược lại khi mưa bão kéo dài, thời tiết trở lạnh đột ngột thì rau rất dễ nhiễm bệnh do nước mưa làm dập lá rau, hay nước dư thừa dẫn đến làm hư thối rễ rau. Nên có biện pháp che không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống chậu rau, có thể phun thêm phân bón lá vitamin và vi lượng tăng đề kháng cho rau trồng.

6. Lưu ý khi cắt thu hoạch rau trồng

Đối với loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như mồng tơi, rau muống, ….khi cắt rau nên dùng dao hay kéo bén cắt rau không làm dập thân nhánh thì cây rau sẽ cho lại nhánh mới.

Nếu trồng các loại cải nên nhổ cả cây tỉa thưa ăn dần, các cây cải còn lại sẽ nhanh lớn hơn do không bị canh tranh dinh dưỡng.

Sau mỗi đợt nhổ hay cắt rau thu hoạch nên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ ( phân trùn quế) để rau trồng mau mọc thêm nhánh lá mới.