Linh sam thời thượng như thế nào?

linh sam

Linh sam trở thành mốt thời thượng: Là loài cây hoang dại, ít người biết đến, nhưng chỉ một lần xuất hiện ở hội hoa xuân, cây linh sam đã được nhiều người chú ý, “săn” tìm và tạo thành cơn sốt chơi linh sam.

Giống cây linh sam nhìn bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch, tưởng chừng đã chết, nhưng nó vẫn luôn sinh sôi. Chơi linh sam bây giờ không chỉ là nghệ thuật làm đẹp, mà còn là một thứ “mốt” khá tốn tiền hao của.

* Cây “hóa thạch”

“Phong trào chơi cây linh sam ngày một rộ lên. Nhiều người đam mê nó vì vẻ đẹp mộc mạc và cũng không kém phần huyền bí ở màu sắc và hương thơm” – ông Nguyễn Đức Hiển (ngụ xã Bảo Vinh, TX.Long Khánh) mở đầu câu chuyện về thú chơi cây linh sam hiện nay.

Tạo dáng cho cây linh sam. Ảnh: T.HẢI
Tạo dáng cho cây linh sam. Ảnh: T.HẢI

Theo ông Hiển, loại cây cảnh này xuất hiện lần đầu vào năm 2005, tại hội hoa xuân TP.Hồ Chí Minh. Những chùm bông màu tím quyến rũ, những đường lũa (phần gỗ chết dính vào thân cây) ấn tượng ở thân cây đã gây chú ý cho nhiều người xem. Hầu như những ai đến tham quan hội hoa xuân, khi đi ngang qua cây linh sam đều phải dừng lại trầm trồ và ngạc nhiên trước vẻ đẹp của loài cây bonsai này.

Cầm trên tay cây linh sam dáng hạc, ông Hiển nói thêm: “Sau hội hoa xuân năm đó, dân chơi cây cảnh bắt đầu lao vào tìm kiếm nguồn giống cây linh sam. Từ một loại cây rất bình dân, giá thành của linh sam từ đó đã thay đổi. Từ chỗ vài trăm ngàn đồng, linh sam tăng lên giá tiền triệu, chục triệu và bây giờ có cả những cây giá vài trăm triệu đồng”.

Là một trong những người sành chơi bonsai, ông Trần Văn Bảo (ngụ xã Phước Tân, TP.Biên Hòa) cho biết: “Linh sam là loại cây thuần Việt, chỉ có ở vùng núi các tỉnh: Phú Yên, Ninh Thuận…, nơi khí hậu khá khắc nghiệt. Cả một thân cây khô, chỉ riêng một nhánh nhỏ sống, tạo cảm giác nó như một vật hóa thạch, cổ xưa, cái tưởng chừng đã chết, nhưng vẫn luôn trường tồn. Đó là cái hay, đặc biệt của linh sam”.

Từng chơi rất nhiều loại bonsai, nhưng ông Bảo cho rằng, chỉ cây này mới có thể tạo dáng lũa rất đẹp mà không phải cây thân gỗ nào cũng có thể làm được. “Dân mộ cây cảnh chúng tôi gọi vui là cây hóa thạch, vì phần lõi của cây cứng như gỗ sưa, có đường gân, viền rất tuyệt. Muốn có cây mới phải chiết cành hoặc cấy ghép, không thể ươm hạt như loài khác” – ông Bảo nói.

Nói về loài cây này, ông Bảo lý giải các đặc điểm: lâu năm, da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, cành ngọn… đều hội tụ ở cây linh sam. Ngoài ra, cây còn có đặc điểm khá thú vị, phần lũa có thể chuyển màu nếu có nước thấm vào, tạo thêm phần thú vị khi chiêm ngưỡng. Phần lũa gần như đã hóa thạch nên không bao giờ bị hư hại, mục nát dù ở ngoài trời mưa gió. “Để tăng thêm phần nhìn cho loại cây cảnh này, chúng ta có thể dùng sơn PU phun lên phần lõi của linh sam. Màu “hot” và thích hợp nhất là màu đồng hoặc đen mun. Bên cạnh sự cứng cáp, mạnh mẽ của phần lõi, phần thân vỏ mềm mại hơn, đây là nơi bắt đầu sự sống của linh sam” – ông Bảo tâm sự.

* Phát triển thương hiệu

Để sở hữu những cây linh sam dáng độc và có phần lũa đẹp, người chơi phải bỏ rất nhiều công đi tìm. Trò chuyện với anh Lê Viết Nguyện (ngụ xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh), một người chơi chuyên đi “săn” linh sam ở tỉnh Ninh Thuận, mới thấy việc săn tìm linh sam không phải chuyện đơn giản khi người dân đã biết đến giá trị của cây. “Chính vì thế, giờ muốn tìm được những cây lâu năm phải chịu khó đi xa. Đến nay, vườn nhà tôi đã có hơn 300 gốc vừa nguyên liệu, vừa thành phẩm của 4 giống linh sam. Tôi chỉ sưu tầm rồi tạo dáng chúng như một thú chơi tao nhã để thư giãn sau một ngày làm việc, chiêm nghiệm cuộc đời và trải lòng vào thiên nhiên” – anh Nguyện hồ hởi cho biết.

Linh sam còn gọi là sam núi, là loại cây gỗ nhỏ, thân gỗ xù xì, cành nhánh cong queo, hình thù khá đa dạng và có phần gỗ lũa rất quý. Linh sam được nhiều người chơi cây cảnh bonsai ưa thích bởi bộ lá bóng mượt, hoa rất thơm và có sức sống mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Theo anh Nguyện, loại cây cảnh này nhìn bề ngoài có vẻ cứng ngắc, nhưng lại dễ chăm sóc. Linh sam mọc ở nơi khô cằn, thân cây có gốc sần sùi và cành thường vặn vẹo có dáng cây cổ thụ. Nhánh cây giòn, dễ gãy nên cần phải uốn từ khi cành còn non. Nếu cây đã chuyển sang màu nâu đen, hoặc ngọn to bằng đầu đũa thì không thể uốn được nữa. “Cây đẹp chủ yếu nhờ phần thân đã được uốn thành dáng sẵn trong tự nhiên, người chơi có thể cho ra hoa vào bất cứ lúc nào tùy theo ý thích. Năm nay, tạo hình con ngựa được nhiều người chú ý và đầu tư công phu, hợp với thị hiếu của khách hàng. Lúc tuốt hết lá, cây khó coi lắm. Nhưng đến khi cây ra nụ, bung hoa và tỏa mùi thơm mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Giờ ai có vài gốc linh sam từ hai chục năm tuổi trở lên là quý hết biết” – anh Nguyện nói.

Khi cây linh sam ngoài thiên nhiên ngày một hiếm, ông Phạm Viết Đệ, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TX.Long Khánh bắt đầu tìm cách nhân giống loài cây này bằng cách mua cây nguyên liệu đem về chiết cành rồi đem cấy với giống linh sam Sông Hinh (thuộc họ với cây linh sam phổ thông). “Vì linh sam Sông Hinh có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng, dễ tạo chi, sức sống mãnh liệt dù bị cắt tỉa nhiều. Ngoài tự nhiên hiện nay, giống này hầu như bị cạn kiệt, nên phải nhân giống. Sắp tới, tôi sẽ triển khai mô hình này cho anh em trong Hội Sinh vật cảnh, từ đó khuyến khích họ làm giàu từ chính cây linh sam” – ông Đệ tỏ bày.

Ông Đệ cho biết thêm, nhu cầu chơi linh sam ở thị trường trong nước, cũng như nước ngoài rất nhiều, nhưng chưa có nơi nào nhân giống và xuất bán thành công. Ông đang bắt tay tạo dựng “thương hiệu” linh sam Long Khánh từ những người trong Hội Sinh vật cảnh do ông thành lập.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ có một thương hiệu hẳn hoi về cây linh sam. Bởi anh em trong Hội rất nhiều người sở hữu số lượng cây lớn, đủ để nhân giống và cung cấp cho thị trường. Nó là loại cây thuần Việt, sinh trưởng ở vùng khí hậu khắc nghiệt, qua bàn tay, khối óc của người chơi đã trở thành thú vui tinh thần của nhiều người. Giá thành cao, nhu cầu lớn, chắc chắn đây sẽ là cây cảnh “hot” nhất trong thời gian tới” – ông Đệ tâm sự.

Bí quyết trồng cây linh sam ra nhiều hoa và đẹp

cây linh sam

Hướng dẫn trồng cây linh sam

Tôi nhớ ngày ấy người chơi cây linh sam chưa nhiều, nhưng nhờ sự tìm tòi, khám phá của các bậc đàn anh đi trước mà chúng ta có thêm một giống loài mới, đẹp để chơi bonsai.  Khoảng chục năm trước, anh Tịch – chủ nhiệm câu lạc bộ Hoa Lan Cây Cảnh lần đầu tiên mang cây linh sam vào Nam – ngày ấy chưa biết gọi tên là gì nên anh lấy tạm cái tên dân dã là cây ba gai, vì nó có ba cái gai.

Sau các anh em ở nhiều vùng miền thấy cây đẹp nên đặt lại một cái tên mỹ miều hơn là cây linh sam. Rồi từ đó cây linh sam chính thức “ra đời”.

Cây linh sam hay còn gọi là cây ba chia, là loại cây cảnh có hoa được nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Giống cây linh sam nhìn bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch, tưởng chừng đã chết, nhưng nó vẫn luôn sinh sôi. Chơi linh sam bây giờ không chỉ là nghệ thuật làm đẹp, mà còn là một thứ “mốt” khá tốn tiền hao của.

Tạo dáng bonsai là cả một nghệ thuật, và nghệ nhân thực sự là một nghệ sĩ khi thổi hồn vào tác phẩm, tạo ra những ấn tượng mới trên nền thực thể thiên nhiên sống động.

Ngoài việc uốn nắn nhằm tạo thế cho linh sam, nghệ nhân thường dùng thao tác lột tách bỏ bớt một phần, hoặc phần lớn lớp biểu bì ngoài của thân, rồi hoặc sơn PU lên phần lõi, hoặc sơn đen. Bên cạnh sự cứng cáp, mạnh mẽ của phần lõi, là phần thân vỏ mềm mại hơn, uốn lượn hơn, nương nhờ rồi vươn lên cao hơn, xa hơn, xanh tươi, tràn đầy sức sống… Bonsai Linh Sam tạo một ấn tượng về cây lồng cây,thân quyện thân,mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai, hoặc một cảm giác về sự hóa thạch, sự cổ xưa, cái tưởng chừng đã chết, nhưng vẫn luôn trường tồn…

Đây là hình ảnh bonsai Linh Sam trong hội hoa xuân Tao Đàn năm 2011:

bonsai linh sam
Linh Sam và những ấn tượng về tạo dáng bonsai

Mạnh mẽ phủ trùm, vươn xa chiến thắng…

Linh Sam và những ấn tượng về tạo dáng bonsai

Là thế “nhu thắng cương, nhược thắng cường”, dẫu mềm mại vẫn luôn vươn cao…

        Oằn vai, cằn cỗi với thời gian, gió bão khiến ngả nghiêng, nhưng vẫn vững vàng chống trụ, tuổi tác chẳng thể bào mòn được ý chí…

Linh Sam và những ấn tượng về tạo dáng bonsai

Huy chương vàng Hội Hoa Xuân 2011 trong thể loại Bonsai – Tiểu cảnh.

Linh Sam và những ấn tượng về tạo dáng bonsai

Thế Lão – Nhi, tuổi già lưng còng gối mỏi, cô đơn, nên rất cần sự tựa nương chia sẻ của tuổi trẻ, của cộng đồng…

 

        Một thế cúi chào, khiêm cung, trong cái trầm cúi thấp, vẫn có sự cứng cỏi, mạnh mẽ ẩn tàng, không dễ dàng khuất phục…

 

Bonsai mini

cây linh sam

 cây linh sam

  cây linh sam

Thế thác đổ, lại như trải buông từ triền núi cao xuống, như bao bọc, che chở…

 cây linh sam

        Một ấn tượng về sự sống khắc nghiệt, tưởng chừng không còn lối thoát, nhưng vẫn tạo ra sự sống thật mạnh mẽ, mãnh liệt…

 cây linh sam

Sự trau chuốt, uốn lượn kỳ công của nghệ nhân, trên từng chi tiết nhỏ…

 cây linh sam

Hình thái “âm cực nhất dương sinh”

Cây linh sam mọc thành từng vùng ở đảo và rừng núi các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Linh sam đẹp nhất là ở vùng Sông Hinh, tỉnh Phú Yên – lá nhỏ, hoa tím đậm và trắng rất thơm. Da cây và lũa có màu đẹp và rất cứng.

Cây linh sam rất dễ sống và phát triển nhanh, ta có thể chiết hoặc dâm cành. Tay cành dẻo rất dễ uốn tạo dáng, đặc biệt có thể tạo lũa, tạo dáng rất đẹp.

Linh sam ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, nhưng rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu thời tiết nắng nhiều cây có thể cho hoa quanh năm như các tỉnh phía Nam (trừ mùa mưa). Khi mùa hoa tới ta dùng kéo cắt bớt gai, tỉa bớt lá, cây sẽ ra hoa thành từng chùm lớn và rất dày bông. Cứ như vậy, gai ra đến đâu ta cắt đến đó cây sẽ ra hoa liên tục nhiều lần. Sau ra hoa sẽ đậu trái rất dày. Ta lại dùng kéo cắt hết trái đi và dùng phân tổng hợp pha loãng tưới 1 tuần 1 lần, khoảng 3 tuần cây lại cho hoa tiếp tục (phải để đất trong chậu thật khô rồi mới tưới nước).