Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?

hoa lan rừng

Hoa lan rừng khó nhận biết: Lan trầm và lan giả hạc

Để nhận biết hoa lan rừng (lan trầm và lan giả hạc) thuộc hai loại lan hoàng thảo có dạng thân thòng, đài hoa và cánh hoa thon dài, môi hoa có tí lông mịn, nhìn thoáng qua 2 loài khá giống nhau từ hoa đến lá, và đều có hoa màu tím, hương hoa rất thơm.

Lan giả hạc rất dễ nhầm lẫn với lan trầm, nhưng trầm thì thân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa mùa tím sẫm hơn nhiều

Lan trầm cũng có rất nhiều loại như:

Trầm rừng

Trầm đài loan

Lan giả hạc: Trên  thực tế thân ngắn và nhỏ hơn trầm tím màu xanh hơi vàng, thân xuôi về ngọn lớn dần nở đều, các đốt thân càng về ngọn càng dài và tạo ngấn mắt đốt, lá nhỏ hơi bầu và mỏng. Thân cây già có màu xanh ngà vàng, hoa nhỏ có mầu hồng với hai mắt tím đậm được viền quanh mắt màu hồng đậm, hoa hơn so với trầm tím nhìn nhỏ và thơm hơi nồng.

Giả hạc cũng có rất nhiều loại và từng vùng miền khác nhau. Sau đây là 1 số loại để bạn kham thảo

Giả hạc 5 cánh trắng

Giả hạc Hawaii

Giả hạc Pháp

—————-

Khi tưới nước cho các loài hoa lan rừng này cần chú ý. Mỗi giống hoa lan rừng có một quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau nên sẽ có những nhu cầu về nước tưới và phân bón khác nhau. Bên dưới là một số kinh nghiệm về cách tưới nước và bón phân cho hoa lan rừng:

Đối với lan Hoàng Thảo: Đây là giống độ ẩm, ưa ánh sáng. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-250C, không nên để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

  • Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
  • Một tuần tưới phân 2 lần,một liều lượng 2g-lít (bằng một thìa cà phê).nhưng cần Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.
  • Những loại phân bón cho lan như sau: phân 30-10-10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành, phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Mỗi tháng phun thuốc ngăn ngừa sâu bệnh.

Quá trình chăm sóc cho phong lan là một việc không hề dễ tùy vào chủng loại phong lan, môi trường địa lý và ngay cả mục đích thúc cây ra hoa vào thời điểm định sẵn sẽ ảnh hưởng đến việc tưới nước cho hoa lan sao cho hợp lý.

Tưới nước tốt nhất cho phong lan là vào buổi sáng sớm, và chiều muộn, không nên tưới nước vào buổi trưa nắng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý vào thời tiết lúc ấy như thế nào, mùa nắng nóng hay mưa để tiến hành điều chỉnh lưu lượng nước tưới thích hợp.

Trên thực tế, tưới nước cho phong lan không cần cầu kỳ lắm, chỉ cần nước sạch, không lợ, không mặn, vòi tưới nước có nhiều lỗ nhỏ, tưới vọt lên cao để gió thổi nước rơi nhẹ xuống cả cây phong lan. Đặc biệt vào mùa khô nóng, nên tưới luôn cả khu vực xung quanh để tránh hiện tượng bốc hơi khiến chậu phong lan nhanh mất nước.

Các loại hoa lan rừng được ưa chuộng

hoa lan rừng

Hoa lan rừng

Những ai từng chơi hoa lan rừng điều biết rằng: Ở Việt nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là thiên đường của phong lan hoàng thảo hay còn có tên gọi Dendrobium. Chúng được biết đến như loài hoa tràn đầy sức sống rất mạnh mẽ,sống bám trên những thân cây. Được trải rộng trên một diện tích lớn từ địa đầu móng cái xuống tới những khu rừng ngập mặn vẫn còn tìm thấy hoàng thảo.

Hiện nay hoa lan rừng tại Việt Nam có khoảng hơn 750 chủng loài (theo Phạm Hoàng Hộ – 1993) với nhiều nét đặc trưng khác nhau. Với sự phong phú về chủng loại cũng như màu sắc như thế, khó có thể miêu tả được hết những đặc điểm riêng của chúng. Vì thế Farmvina xin giới thiệu một số loài hoa lan rừng có hoa đẹp, với số lượng nhiều cũng như có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Móng rùa

hoa lan rừng
Lan móng rùa

Dendrobium cretaceum-Long tu Lào – Hoàng thảo vôi

Hoa nhiều lông ở cánh và lưỡi, thơm mùi hoa nhài; thường có 2 màu hoa tím và trắng, trên lưỡi hoa có các tia đỏ chạy ra từ họng.

Thân rất giống primulinum -Long tu với các bớt lõm trên thân, nhưng thường thì giống này  các đốt ngắn hơn, thân to hơn; thân có phủ nhiều lớp vỏ phấn thường hay bị bong tróc lớp vỏ này,cho nên được gọi là hoàng thảo vôi.

hoa lan rừng
Hoàng thảo vôi

Long tu lào

hoa lan rừng

Dendrobium crepidatum – Hoàng thảo Long tu đá

Rễ rất nhỏ thường tạo thành búi, lá mỏng,Thân ngắn, có màu xanh với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân

hoa lan rừng

Dendrobium Secundum – Báo hỷ

hoa lan rừng

Dendrobium Crumenatum – Bạch câu

hoa lan rừng

Dendrobium bellatulum – Bạch hoả hoàng

hoa lan rừng

Dendrobium findlayanum – Chuỗi ngọc Điện Biên

hoa lan rừng

Dendrobium aberrans được  miêu tả khoa học đầu tiên năm 1912.

hoa lan rừng

Dendrobium anosmum var. albaPhi -điệp trắng – Giả hạc trắng

hoa lan rừng

Dendrobium stuartii – Hoàng Thảo Xanh lưỡi

hoa lan rừng

Dendrobium aurantiacum – Phi điệp vàng Thảo Kim Thoa Hoa Vàng

hoa lan rừng

Dendrobium chrysotoxum – Hoàng thảo hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng, thủy tiên hoàng lạp

hoa lan rừng

Dendrobium signatum – Hoàng Phi Hạc 

Hoa có mùi thơm nhẹ,có nhiều dạng khác nhau, có khi cánh trắng hoàn toàn với cánh môi có họng vàng hoặc có 2 vệt nâu, có khi đầu cánh phớt hồng nên có người gọi là Hồng Phi Hạc.

hoa lan rừng

Dendrobium Lituiflorum – Hoàng Thảo Kèn

Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan quý hiếm và tuyệt đẹp. Hiện tại loại này rất khó tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng.
hoa lan rừng

Hoàng thảo hương duyên

hoa lan rừng

Hoàng thảo Hạc Vỹ

hoa lan rừng

Kim điệp quăn hay long nhãn

hoa lan rừng

Dendrobium trigonopus – Kim điệp thơm

hoa lan rừng

Dendrobium capilipes var. elegance – Kim điệp

hoa lan rừng

Dendrobium pierardii – Phi điệp hồng – Hạc vỹ hồng

hoa lan rừng

 

Nguồn: Hoa lan rừng

Thanh niên 8x vượt khó trồng lan rừng thành công

lan rừng
Ngoài công việc chính là nhân viên ngân hàng, Vũ Huy Hoàng còn dành đam mê cho cây cảnh và võ thuật. Võ sư trẻ đang sở hữu một vườn lan rừng cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm ở Đà Lạt.

Năm 2003, Hoàng một mình từ Thanh Hóa lên vùng đất cao nguyên học đại học, ngành tài chính kế toán. Cũng như bao sinh viên nghèo khác, Hoàng phải tìm việc làm thêm ở các nhà vườn để trang trải việc học, bớt gánh nặng cho gia đình.

Ban đầu, qua bạn bè giới thiệu, Hoàng đến làm công cho những chủ vườn hoa cúc, hồng ở Đà Lạt. Do thích nghi nhanh, không lâu sau từ việc phải đảm nhận những khâu nặng nhọc do không có tay nghề, Hoàng đã được chủ vườn giao việc tỉa cành, hoa, cắt ghép… Ngoài học hỏi từ chủ vườn, Hoàng dành nhiều thời gian để tra cứu tài liệu, nhưng ban đầu cũng chỉ trồng vài giò treo trong nhà trọ cho vui.

lan rừng
Vũ Huy Hoàng có niềm đam mê đặc biệt với lan rừng.

Tốt nghiệp đại học, Hoàng xin việc ở huyện Đức Trọng (cách Đà Lạt 30km). Khi tương đối ổn định, anh bắt đầu thực hiện đam mê với lan rừng và võ thuật. Lúc đầu vì ít vốn, Hoàng chỉ gây giống lan rừng để chơi như thú tiêu khiển, còn ban ngày đi làm ở cơ quan, ban đêm huấn luyện võ thuật.

Năm 2012, thấy nhu cầu chơi lan rừng rất lớn, Hoàng quyết định đầu tư 50 triệu đồng trồng 100m2 đất đầu tiên. Lần thử nghiệm này khá thành công nên bước qua năm sau, anh quyết định vay 400 triệu mở rộng diện tích vườn lên 600m2, đồng thời thành lập doanh nghiệp trồng, kinh doanh lan. Sản phẩm từ vườn của Hoàng không đủ cung cấp cho thị trường miền Bắc và miền Trung nên anh nhận bao tiêu thêm sản phẩm cho nhiều vườn lan khác. Hoàng cho biết, doanh thu năm 2014 từ việc trồng và kinh doanh lan rừng của anh đạt gần 2,5 tỷ đồng, lãi trên 500 triệu.

Để đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường, Hoàng dạn nhập thêm giống từ Pháp, Thái Lan, Đài Loan nên hiện trong vườn của anh có trên 30 loại lan rừng khác nhau. Ngoài ra, Hoàng còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, duy trì nguồn gen, đặc biệt là những giống lan đặc hữu của vùng cao nguyên như long tu, giã hạc Di Linh, châu như, thủy tiên mỡ gà…

Chia sẻ về thành công đến khá nhanh chỉ sau thời gian ngắn chuyển sang làm chuyên nghiệp, Hoàng cho rằng phải luôn tìm tòi để có sản phẩm mới và chú ý đến thị hiếu của người chơi. Hiện anh đang tập trung phát triển các giống lan thân thòng (giống lan thân dài, rủ xuống) do thị trường ưa chuộng. Dòng lan này dễ chăm sóc, nhân giống tốt và có giá trị kinh tế cao.

Quốc Dũng

Bí quyết trồng lan báo hỷ ra bông

lan báo hỷ

Lan báo hỷ là loài lan rừng thường gặp ở rừng thưa có cao độ thấp. Chúng thường bám thành từng bụi ở trên thân cây rừng thay lá như những cây dầu. Khi mùa khô đến, cây rừng trút bỏ lá thì chúng bị phơi nắng hoàn toàn nên lá cũng vàng khô và rụng đi chỉ còn giả hành trơ trụi, nhăn nheo như cây đã chết trông rất xấu xí. Nhưng khi thời tiết đã chuyển đổi báo hiệu mùa mưa đến, những lộc non cây rừng chưa kịp bung ra thì trên các giả hành trơ trụi kia đã xuất hiện những vòi hoa màu hồng tươi sáng trônng rất bắt mắt, làm rực rỡ cả khu rừng.Cây mọc chụm với nhiều giả hành cao khoảng 30-60cm, to mập 3-4cm, lá mỏng xếp 2 hàng. Lá rụng vào mùa khô, sau đó nụ hoa mới thành lập. Mỗi giả hành có thể mang cùng lúc 2-4 phát hoa, tập trung ở phần trên của giả hành. Phát hoa dài khoảng 20 cm với nhiều hoa xếp dày đặc thành nhiều hàng và lệch về cùng một hướng trông như bàn chải đánh răng. Hoa hình ống, cao khoảng 2cm to khoảng 0,5cm. Lá đài và cánh hoa có màu tím hồng trong khi môi hoa có màu vàng cam rất tươi sáng.

Loài lan báo hỷ này phân bố rộng lớn từ Hy Mã Lạp Sơn đến Miến Điện. Từ Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia cho đến Mã Lai, Philippines. Chúng hiện diện ở những vùng địa lý khác nhau và phân bố rộng lớn như vậy cho nên chúng có khả năng thích ứng rất cao.

Dù hoa nhỏ nhưng sắp xếp dày đặc và có màu sắc tươi sáng nên cũng được ưa chuộng để nuôi trồng. Có thể trồng vào chậu đất nung có lỗ với than gỗ hoặc buộc vào khúc gỗ, thân cây. Tưới nước, bón phân như các loài Dendrobium lai mà ta trồng để cắt cành hoa duy chỉ có điều là chúng cần nhiều nắng và có thời kỳ nghỉ vào mùa khô nên ta cần ngừng hoặc giảm việc tưới nước khi lá bắt đầu vàng và rụng đi, có như vậy chúng mới ra hoa nhiều và đồng loạt.

Để cho lan báo hỷ ra hoa vào dịp Tết thì ta nên ngừng tưới nước khi mùa mưa vừa chấm dứt, nếu cần thì phải đem phơi nắng cho lá rụng hết, khi giả hành nhăn nheo thì đem để ở chỗ mát. Khoảng 1 tháng trước Tết ta lại tưới nước cho chúng thì chúng sẽ bung hoa ngay. Cần xem nụ hoa dài ngắn, to nhỏ mà canh nước và ánh sáng cho nó nở đúng Tết. Nguyên tắc là nụ nhỏ thì tưới nước nhiều và tăng ánh sáng nhiều, nụ lớn thì hãm lại bằng cách tưới ít nước và để vào chỗ mát, ít nắng. Đấy là kinh nghiệm và là nghệ thuật giúp bạn có chậu hoa phong lan báo hỷ xinh đẹp trong ngày Xuân.

Nguyễn Thiện Tịch

Chủ biên tạp chí Hoa Cảnh

Xuất khẩu hoa lan rừng

xuất khẩu lan rừng

Giá trị tài nguyên hoa lan rừng Việt Nam ngày càng được khẳng định qua những phát hiện mới về những loài hoa lan mới của thế giới, xuất xứ từ Việt Nam trong mấy năm gần đây. Những loài hoa lan ấy không những có giá trị đối với những người sưu tập hoa lan rừng, là nguồn gen quý để lai tạo những cây lan đặc sắc, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho đất nước.

Những cây Christensonia vietnamica với những bông hoa màu xanh đọt chuối xinh xắn, những cây Ascocentrum christensonianum cho những chùm hoa màu tím hồng tươi sắc, những cây Kingidium phamhoangii với những vòi hoa xinh xinh, những cây hài mini Paphiopedilum helenae với những bông hoa vàng duyên dáng, lai Hài Gấm Paphiopedilum delenatii có hoa màu hồng phấn với hương thơm dìu dịu, Huyết Nhung vàng Renanthera citrina có hoa màu vàng chanh độc đáo … Tất cả nói lên nguồn tài nguyên lan rừng quý báu của chúng ta hẳn còn có tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai phá.

hoa lan rừng
Hoa lan rừng Christensonia vietnamica xinh đẹp

Đặt vấn đề xuất khẩu nguồn tải nguyên ấy, theo chúng tôi có mấy việc cần đặt ra như sau:

  • Những giống loài hoa lan đặc hữu Việt Nam có giá trị như những nguồn gen quý nếu chúng ta bảo vệ thật tốt để chúng ta độc quyền lai tạo ra những cây lan đặc sắc Việt Nam thì tuyệt đối không cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Những giống loài hoa lan có giá trị sưu tập, không có mục đích làm giống, dù đặc hữu, chúng ta nên tạo điều kiện cho xuất khẩu nếu chúng được sản xuất nuôi trồng chứng không phải do thu hái từ trong thiên nhiên. Làm thế nào để chứng minh được điều này? Các nhà vườn muốn xuất khẩu hoa lan rừng phải tổ chức nhân giống, nuôi trồng. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, khả năng nhân giống mà tính toán số lượng sản xuất của vườn đối với mỗi chủng loại hoa lan rừng. Dựa vào đó, CITES* cấp giấy phép cho xuất bằng hay dưới khả năng sản xuất của vườn. Để ngăn ngừa nhà vườn thu mua từ thiên nhiên, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, còn có thể áp đặt các biện pháp như phạt kinh tế, phạt hành chánh … Bằng cách đó một số lan rừng sẽ được nuôi trồng phát triển, vừa tránh được nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên do nạn phá rừng gây ra, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho các vườn lan, đem lại ngoại tệ cho đất nước.

Tất cả điều đó chỉ có thể thực hiện được khi CITES Việt Nam hoạt động hữu hiệu , khi hải quan cửa khẩu kiểm soát được các chuyến hàng xuất khẩu lan rừng, ngay cả xuất phi mậu dịch.

CITES phải là cơ quan giúp đỡ cho ngành hoa lan phát triển qua việc kiểm soát xuất khẩu hoa lan rừng. Kiểm soát không có nghĩa là cấm xuất, lại không phải tạo ra các khó khăn trì trệ. Tiếc thay, cho đến nay CITES Việt Nam chưa làm được việc này về mặt thực vật nói chung và hoa lan rừng nói riêng. Trong khi đó trên thực tế việc xuất hoa lan rừng chui, xuất phi mậu dịch vẫn xảy ra. Với tình ìhnh như vậy thì việc khai thác lan rừng sao cho có lợi nhất cho đất nước vẫn chưa được đặt ra và việc thất thoát vốn gen quý, đặc hữu Việt Nam vẫn cứ tiếp diễn và như vậy giá trị đặc hữu của các giống loài lan Việt Nam đã không còn nữa, ít ra là về mặt kinh tế!

Cao Nguyên

(*): CITES (the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) là một tổ chức quốc tế với mục đích bảo vệ các giống thú, cây cỏ có nguy cơ tuyệt chủng được thành lập vào năm 1973. Hiện nay có 175 quốc gia thành viên trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam. [đọc thêm]

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan (phần 3)

hoa lan

Tiếp theo bài viết trước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan mà chúng ta đã đề cập là nhiệt độ, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai yếu tố khác không kém phần quan trọng, đó là ẩm độ và độ thông thoáng.

C. Ẩm độ

Các cây lan, nhất là phong lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự hiện diện của các loài phong lan.

Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ là mưa, nhưng không phải là mưa to hay mưa nhỏ mà chính là sự phân bố mưa trong năm mới thật sự quan trọng: mưa rải rác tạo độ ẩm cao hơn mưa tập trung, vì vậy mà các vùng mưa nhiều, ẩm độ cáo sẽ có nhiều phong lan.

Nước từ các trận mưa, từ không khi làm vào rễ, di chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự di chuyển ấy là vô cùng quan trọng đối với cây lan vì nó giúp cho việc vận chuyển thực phẩm trong cây. Nhu cầu lượng nước ấy là rất lớn cho nên phải tưới nước cho cây lan.

Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là hiện tượng bốc hơi cho nên nó tuỳ thuộc vào ẩm độ; nếu không khí no hơi nước thì không có sự thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi nước gia tăng. Vì vậy vào ban ngày, ánh sáng một mặt làm cho không khí nóng khô nên cường độ thoát hơi nước tăng mau. Nhưng nếu không khí quá khô thì khí khẩu đóng lại và sự thoát hơi nước ngừng.

hoa lan

Sự quan hợp và hô hấp rất cần nước cho nên khi thiếu nước thì các phải ứng biến dưỡng giảm đi hay ngừng nghỉ. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô, lúc ấy lá khô héo rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Để tránh được sự bất lợi này, vào mùa khô hạn, các địa lan thường héo khô thân lá, chỉ còn củ sống nghỉ dưới mặt đất, chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Còn đối với phong lan, sống ở vùng khô thì có lá mập và dày để dự trữ nước, có lớp cutin dày ở mặt ngoài của lá để chống lại sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của Vanda teres, hoặc thậm chí là vàng rụng đi như Báo hỷ (Dendrobium secundum)

Nhưng không phải tất cả nước vào cây đều bị thoát hơi ra ngoài. Thật ra nước là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ 60-90% trọng lượng của cây lan. Nước ở trong cây ở 3 trạng thái. Phần lớn là nước tự do làm tan các chất, như nước ở nhựa cây; chính sự thoát hơi nước làm cây héo đi vì mất lượng nước này. Phần còn ại là nước liên kết như nước ở các mao quản, nước tẩm ở trong celuloz, ở trong tinh bột … và cuối cùng là nước cấu tạo dự phần mật thiết trong sinh thái của cây. Mất lượng nước này thì cây sẽ chết.

Việc chọn địa điểm thích hợp cho việc lập vườn lan sẽ giúp ta giảm được rất nhiều công sức chăm sóc cho lan, trong đó yếu tố ẩm độ là yếu tố quan trọng bậc nhất vì trong thiên nhiên chính yếu tố ẩm độ chi phối việc xuất hiện các vùng có lan. Về phương diện này, ta cần lưu ý 3 loại ẩm độ:

– Ẩm độ của vùng là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vườn lan. Ẩm độ của vùng do điều kiện địa hình, địa lý ở nơi ấy định đoạt. Ví dụ ẩm độ của vùng cạnh sông rạch cao hơn ẩm độ của vùng đồng trống nhiều gió, ẩm độ của vùng đồi trọc sẽ thấp hơn ẩm được của vùng có vườn cây ăn trái …

– Ẩm độ của vườn là ẩm độ chính ngay trong vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo theo ý muốn bằng cách đào ao, làm mương rãnh, trồng cây, rải cát, làm giàn che, tưới nước …

– Ẩm độ trong chậu còn gọi là ẩm độ cục bộ, tuỳ thuộc cấy tạo giá thể (chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước, nghĩa là hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan.

Sự hài hoà ẩm độ sẽ theo chiều thuận: từ vùng rộng lớn đến vùng nhỏ hơn. Nghĩa là nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn sẽ cao và ẩm độ của chậu cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh ẩm độ hoàn hảo nhất cho sự phát triển của cây lan. Ví dụ ở vùng có ẩm độ thấp (khô) thì ta cấu tạo giá thể bằng những vật liệu giữ ẩm mạnh như xơ dừa, hoặc tăng số lần tưới nước lên … Nhưng cần lưu ý là ẩm độ của vùng cao thì vẫn tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, vì ẩm độ trong chậu cao sẽ giữ nước nhiều, gây úng thối, làm hư bộ rễ của cây lan, rễ lan luôn cần thoáng chứ không chịu được sự ngộp nước. Do đó chọn địa điểm thiết lập vườn lan phù hợp sẽ giúp chúng ta giảm được đáng kể chi phí cải tạo môi trường bất lợi.

D. Độ thông thoáng

Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho cây lan phát triển tốt. Không khí nơi vườn lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những cần để làm mát cây mà còn làm thay đổi được CO2 cần thiết cho sự quan hợp của cây lan. Lượng CO2 trong không khí là khoảng 340 phần triệu. Trên mặt lá lượng CO2 này giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thụ vì vậy không khí cần được đổi mới liên tục để tái lập lượng CO2 chung quang mặt lá. Ở vùng thiếu thông thoáng thì rất hầm hơi, nhất là khi ẩm độ tăng, nhiệt độ tăng. Càng thiếu thông thoáng càng dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá nhiều thì lại gia tăng sự bốc hơi nước ở cây cao, cây kém phát triển. Vì vậy ở nơi quá thông thoáng như sân thượng, nơi đồng trống … thì phải che chắn chung quanh. Khoảng cách các nẹp tre trên giàn che, độ dày của lưới che, mật độ của cây cũng ảnh hưởng đến độ thông thoáng, nhiệt độ của vườn lan.