Cách tưới phân cho cây hoa lan

cách tưới phân cho hoa lan

Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách

Trong việc chọn lựa phân, ta cân nhắc chừng nào thì trong việc chọn cách tưới phân cho cây hoa lan ta cũng thận trọng chừng đó. Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ.

Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu. Một số phân bón lá thì nên tưới mỗi ngày và rửa lại vào ngay ngày hôm sau để tránh sự phát triển của rong, tảo và sự cô đọng của muối.

Bón phân hột, tan chậm cũng có thể dùng để bổ sung cho việc bón phân lỏng, nhưng thường không được đồng đều, nếu nó dễ tan thì có thể gây hại cho rễ non. Đặc biệt không bón phân hữu cơ vào gốc lan vì sự phân hủy của chúng sớm muộn gì cũng làm mất sự thông thoáng của chậu lan, gia tăng sự ẩm ướt làm thối rễ, hư cây …

https://www.caykieng.farmvina.com/trong-hoa-lan-tai-nha

Có 2 vấn đề đặt ra khi tưới phân:

  1. Tưới phân làm sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất
  2. Tưới phân làm sao cho kinh tế nhất

Như các bạn đã biết, rễ là cơ quan chính yếu giúp cây lan hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là ở trường hợp lan con. Nhưng đối với lan lớn, việc hấp thụ của lá không đủ cho nhu cầu phát triển tăng trưởng của cây. Do đó, lúc tưới, ta phải chú ý đến bộ rễ. Vậy tưới làm sao cho ướt bộ rễ là điều đáng bàn cãi.

Việc bón phân cho lan là hết sức cần thiết trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây phong lan.

Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thề kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số Vitamin cần thiết khác.

Các nguyên tắc bón phân cho lan

* Tỉ lệ khi bón phân cho lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.

– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.

– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

* Nồng độ phân

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.

Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.

Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới, tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.

—-

Có người tưới phân như tưới nước, tưới thật đẫm cho toàn bộ thân, rễ, lá, chậu và chất trồng đều thấm ướt đầy phân. Nhưng tưới như vậy lại sử dụng nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Vì vậy muốn đạt được 2 điều nêu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong mấy năm qua thì trước khi tưới phân, chúng tôi tưới nước qua một lượt như hàng ngày, sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Việc tưới nước cho ẩm ướt trước sẽ dễ dàng thấm phân khi ta tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy, ta có thể tiết kiệm được 1/2 số lượng phân dùng bình thường.

tưới phân cho hoa lan
Tưới phân cho cây hoa lan đúng cách sẽ đạt được kết quả mỹ mãn

Nhưng có người cho rằng khi tưới nước vào thì cây hút nước no rồi làm sao hút được phân? Điều này không đúng vì việc hút nước và hấp thụ phân xảy ra theo 2 phương cách khác nhau riêng biệt, nên không có vấn đề no nước khiến rễ từ chối phân.

Tưới phân vào lúc nào trong ngày thì phù hợp nhất?

Nếu ta chia một ngày ra làm 3 giai đoạn thì:

  • Buổi sáng sớm: nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Dần dần khi mặt trời lên cao khoảng 9-10 giờ thì nhiệt độ tăng dần, ẩm độ hạ thấp xuống.
  • Buổi trưa từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ, nhiệt độ cao và ấm độ thấp liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ.
  • Buổi chiều từ 15-16 giờ, nhiệt độ hạ dần, nhưng ẩm độ tăng lên từ từ cho đến đêm. Suốt đêm độ ẩm cao nhất, nhiệt độ thấp hơn cả.

Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi:

  • Phân ở dạng dung dịch và dung dịch ấy bám vào rễ, lá và chất trồng
  • Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh chất, thủy thể của tế bào. Cho nên phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng nào phân còn ở dạng dung dịch. Ngược lại, nếu tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở mặt ngoài của lá thì chỉ một phần rất ít phân được hấp thụ mà thôi.
  • Các vết muối còn đọng ở mặt ngoài của lá sẽ không thấm được vào bên trong tế bào cho đến khi chúng được hòa tan trở lại thành dung dịch. Điều này xảy ra khi không khí có độ ẩm cao.

Thí nghiệm của Rossi và Beauchamp đã cho thấy sự hấp thụ Zn và Mn của muối sulfat ở lá cây đậu vàng trong tủ kính có độ ẩm 70% tốt hơn là ở trong tủ kính có độ ẩm 25%, nhất là trong 24 giờ đầu. Điều này chứng tỏ tưới phân theo đường lá vào lúc độ ẩm cao, cây sẽ hút phân được nhiều hơn.

https://caykieng.farmvina.com/hoa-lan-doat-giai-aos/

Như vậy có thể tưới phân vào lúc sáng sớm hay buổi xế chiều, nhưng không bao giờ tưới phân vào buổi trưa, nhất là phân bón lá, chỉ nên tưới vào lúc trời âm u, không nắng là hiệu quả hơn cả.

Về mặt lý thuyết thì tưới phân vào buổi chiều có phần hợp lý hơn, nhưng về mặt tổ chức và kinh tế (nếu bạn trồng lan kinh doanh) thì tưới phân vào buổi sáng lại lợi hơn vì còn rộng thời gian để điều hành, còn trông thấy rõ hiện trạng tưới phân cho cây để điều động và tránh được nguy hiểm do rắn rít có thể ở trong vườn lúc chiều tối.

Khoảng cách của những lần tưới là bao lâu?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân …

Việc tưới phân nên từ nồng độ thấp lên nồng độ cao, như vậy phải gia tăng số lần tưới nên tương đối tốn công lao động, nhưng tránh được nguy hại do nồng độ cao của phân bón gây ra. Những người mới trồng lan thường hay nôn nóng, muốn thấy kết quả ngay nên hay lạm phân làm chết lan!

Bình thường mỗi tuần tưới phân 1 lần cũng được, nhưng nếu trồng lan ở nơi râm mát thì khoảng cách phải dài hơn, 10-15 ngày tưới 1 lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 1-2 lần mỗi tuần cũng chẳng sao.

Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới vào trước đó.

tưới phân cho cây hoa lan

Tóm lại với những nguồn phân vô cơ và hữu cơ trên, chúng ta có thể pha chế thành phân hỗn hợp cho các loại lan, theo các thời kỳ phát triển của nó. Nhưng lưu ý rằng đối với những loại phân ít tan, có tạp chất như super lân, … cần phải ngâm trong nước rồi sẽ lọc để tưới, nếu không các tạp chất không tan ấy sẽ thành muối acid, bám vào rễ, lá, chất trồng làm hại cây lan.

Ngoài phân vô cơ cũng nên bón thêm phân hữu cơ, tuy ít đạm hơn nhưng chúng sẽ cung cấp thêm một số chất khoáng cần thiết cho lan, nhưng phải thận trọng vì nồng độ cao sẽ làm cho cháy lá, đọt bị thối …

Do đó với những loại phân mới pha chế, phải sử dụng từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên, khi thấy phù hợp cho sự tăng trưởng tốt ở cây lan rồi thì hãy duy trì những loại phân đó mà sử dụng, đừng thay đổi nữa. Nếu muốn thử nghiệm thì hãy thăm dò ở một ít cây, đừng tưới hết cho cả vườn lan những loại phân mà mình chưa quen dùng.

Sau cùng, điều cần biết là một cây lan gồm khoảng 90% nước và chỉ 2% là chất khoáng. Cho nên phần lớn những cây lan chỉ cần những lượng nhỏ chất khoáng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt. Lượng chất khoáng này có ở chất trồng, nước tưới và được bổ sung ở phân bón.

Nhưng bón phân nhiều quá sẽ mang đến hậu quả khủng khiếp, tệ hại hơn nhiều so với ngay cả khi không bón phân! Nếu lỡ bón phân nhiều quá, thì hãy loại sạch muối ra khỏi chậu lan càng nhanh càng tốt bằng cách tưới xả liên tục nhiều giờ, hoặc ngâm, xả với nước nhiều lần tùy theo chất trồng.

 

Nguyễn Thiện Tịch

Tổng biên tập tạp chí Hoa Cảnh

Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế (4)

kinh doanh hoa lan

Khác với trồng lan cảnh tại nhà, để kinh doanh hoa lan cần có thực tế, nghĩa là đến thăm các nhà vườn trồng lan nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Tuy vậy thì không phải ai cũng có điều kiện để đi tham quan các vườn lan, cũng như được các chủ vườn ưu ái cho vào xem tận mắt, sờ tận tay … Do vậy, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuỗi bài viết Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế để phần nào hỗ trợ khía cạnh kinh nghiệm cho bà con trồng lan.

Vườn thứ tư chúng tôi muốn giới thiệu là vườn lan Thịnh Toàn. Bên cạnh vườn lan Anh Đào, đây cũng là cơ sở trồng lan kinh doanh nổi tiếng về chất lượng cũng như uy tín. Bật mí cho bạn đọc anh Thịnh Toàn là cha ruột của chị Anh Đào – chủ vườn lan Anh Đào, và cả hai vườn lan này thật ra có nhiều “cái chung”. Theo quan sát của chúng tôi thì vườn lan Thịnh Toàn được xây dựng dựa trên thế mạnh sáng tạo và vật tư xây dựng sẵn có, cũng như khu đất đai rộng lớn của người chủ là anh Thịnh Toàn – chủ kinh doanh của công ty xây dựng Thịnh Toàn.

Vườn lan Thịnh Toàn có thế mạnh rõ rệt về nuôi cấy mô hoa lan và trồng lan con. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM. Điện thoại: 0983.922.229, 0949.207.507.  Xin lưu ý là chúng tôi chia sẻ thông tin nhằm khuyến khích bà con có điều kiện đến tận nơi học tập nếu thích, không vì mục đích quảng cáo cho vườn.

kinh doanh hoa lan
Xe chúng tôi dừng bước tham quan vườn lan Thịnh Toàn – một cơ sở trồng lan rất “hoành tráng” (theo số liệu chúng tôi có là 14 hecta và tiếp tục mở rộng)
kinh doanh hoa lan
Ngay bên tay phải là sạp phơi cây lan con vừa lấy ra từ chai cấy mô.
kinh doanh hoa lan
Hình ảnh gần hơn để các bạn thấy rõ. Phơi lan con trên hai tấm lưới xếp chồng lên nhau.
kinh doanh hoa lan
Hệ thống lưới che, giàn sắt chống và sạp lan. Khu này dành riêng cho lan vừa ra khỏi chai cấy mô.
nuôi cấy mô hoa lan
Phòng nuôi cấy mô hoa lan
nuôi cấy mô hoa lan
Phòng nuôi cấy mô hoa lan (chụp từ bên cạnh)

Dưới đây là một số hình ảnh khác về vườn lan Thịnh Toàn để các bạn học tập:

hoa lan
Thiết kế và xây dựng sạp trồng lan
trồng lan
Vật dụng làm sạp lan
trồng hoa lan
Theo chúng tôi quan sát thì phía bên phải dùng chất trồng bằng than, bên trái là xơ dừa. Có thể vườn đang thử nghiệm và so sánh hiệu quả 2 loại chất trồng cơ bản này.
kinh doanh hoa lan
Cây lan ở đây nhìn chung là khoẻ và chất lượng đồng đều hơn các vườn khác.
cấy mô hoa lan
Cây lan trong chai cấy mô
Tưới cho lan mới ra khỏi chai cấy mô. Để ý họ dùng nhà kiếng (nhựa nylon) để giảm cường độ sáng và nhiệt cho lan con. Ngày tưới 2 lần bằng béc tưới phun sương mịn hạt.
cấy mô hoa lan
Chai nuôi cấy mô hoa lan được thu gom và vệ sinh sạch sẽ trước khi tái sử dụng

IMG_0756 IMG_0757 IMG_0764 IMG_0763
IMG_0766 IMG_0783 IMG_0792 IMG_0796 IMG_0794 IMG_0793

 

Bên cạnh vườn lan Anh Đào thì vườn lan Thịnh Toàn là một trong những vườn chúng tôi khuyên bà con nên đi học hỏi thực tế, nếu có ý định kinh doanh hoa lan bài bản. Cũng như vườn Anh Đào, bà con trồng lan cũng có thể gọi điện thoại trực tiếp để đặt hàng và yêu cầu vận chuyển.

Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế (3)

Khác với trồng lan cảnh tại nhà, để kinh doanh hoa lan cần có thực tế, nghĩa là đến thăm các nhà vườn trồng lan nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Tuy vậy thì không phải ai cũng có điều kiện để đi tham quan các vườn lan, cũng như được các chủ vườn ưu ái cho vào xem tận mắt, sờ tận tay … Do vậy, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuỗi bài viết Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế để phần nào hỗ trợ khía cạnh kinh nghiệm cho bà con trồng lan.

Vườn thứ ba chúng tôi muốn giới thiệu là vườn lan Anh Đào, đây cũng là cơ sở trồng lan kinh doanh nổi tiếng về chất lượng cũng như uy tín. Địa chỉ: 59 Ấp 7B đường Nguyễn Hữu Trí, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, Long An. Tuy thuộc địa phận tỉnh Long An nhưng nơi đây giáp ranh với tp.HCM. Điện thoại: 072.3648140, 0983922229, 0938075088. Vườn lan Anh Đào có nhận giao cây lan qua đặt hàng bằng điện thoại. Xin lưu ý là chúng tôi chia sẻ thông tin nhằm khuyến khích bà con có điều kiện đến tận nơi học tập nếu thích, không vì mục đích quảng cáo cho vườn.

Vườn Lan Anh Đào
Bảng hiệu vườn Lan Anh Đào nhìn từ phía ngoài
kinh doanh hoa lan
Cũng như các vườn lan chuyên nghiệp khác ở Việt Nam, vườn Anh Đào sử dụng giàn lan bằng sắt với lưới che đen ở trên
kinh doanh hoa lan
Giựt cấp bên dưới giàn lan so với đường đi để tăng độ ẩm vườn. Các bạn chú ý là toàn bộ vườn lan Anh Đào sử dụng loại gạch lót như trong hình – lý do vì sao vườn Anh Đào dùng loại gạch khá đắt như vậy để lót thì chúng tôi sẽ bật mí trong bài sau – Vườn Lan Thịnh Toàn
kinh doanh hoa lan
Khay dưỡng cây lan con thành lan trưởng thành
vườn lan Anh Đào
Vườn lan Anh Đào là một trong những vườn lan kinh doanh quy mô nhất mà chúng tôi được mục kiến – Chất lượng dịch vụ và sản phẩm cũng cao hơn.
kinh doanh cây lan
Tận dụng các cột trụ chính để bó vào vài cây lan, làm sinh động hẳn toàn bộ khu vườn. Các bạn cũng để ý lưới ở trên có khoảng hở để vườn được thông thoáng.
lan không khí
Một góc vườn dưỡng lan không khí, một loại lan có giá cao và đang là “mốt” hiện nay.
kinh doanh hoa lan
Sát bên là các khay trồng lan Dendro mini
kinh doanh hoa lan
Một bên của vườn lan
kinh doanh hoa lan
Phía bên còn lại – hoa ở đây chất lượng đồng đều, nở bông đẹp
kinh doanh hoa lan
Hệ thống vườn và đường đi chính rộng rãi
kinh doanh hoa lan
Thu lượm những bông lẻ, cành lẻ bị rơi rụng, để kết vòng hoa sinh nhật, hoa tang … tăng doanh thu vườn.
kinh doanh hoa lan
Hình ảnh minh hoạ một dãy hoa lan để các bạn thấy được các bố trí vị trí ống tưới tiêu tự động, chiều dài, chiều rộng của dãy trồng
kinh doanh hoa lan
Thùng trữ nước và phân chính
kinh doanh hoa lan
Khách vãng lai đến mua hoa lan. Đến vườn bạn thích cây lan nào thì chỉ việc cầm ra quầy tính tiền cây lan đó.

Ngoài ra các bạn còn có thể tìm hiểu thêm qua website http://hoalananhdao.vn/ . Ở bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vườn lan Thịnh Toàn, một vườn lan có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với vườn lan Anh Đào. Nơi đây có thế mạnh sản xuất cây lan nuôi cấy mô và lan con.

Mong rằng các bạn đã thu thập được chút ít kinh nghiệm qua hình ảnh thực tế cho việc kinh doanh hoa lan thành công.

Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế (2)

Khác với trồng lan cảnh tại nhà, để kinh doanh hoa lan cần có thực tế, nghĩa là đến thăm các nhà vườn trồng lan nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Tuy vậy thì không phải ai cũng có điều kiện để đi tham quan các vườn lan, cũng như được các chủ vườn ưu ái cho vào xem tận mắt, sờ tận tay … Do vậy, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuỗi bài viết Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế để phần nào hỗ trợ khía cạnh kinh nghiệm cho bà con trồng lan.

Vườn thứ hai chúng tôi muốn giới thiệu là vườn lan Kiều Lương Hồng (Ba Hồng). Địa chỉ: B11/10A đường Cái Trung, Huyện Nhà Bè, tp.HCM. Điện thoại: 0918293960. Vườn lan Kiều Lương Hồng chủ yếu là kinh doanh hoa lan Mokara (một loại lan đơn thân được ưa chuộng trong nước). Xin lưu ý là chúng tôi chia sẻ thông tin nhằm khuyến khích bà con có điều kiện đến tận nơi học tập nếu thích, không vì mục đích quảng cáo cho vườn.

Chủ vườn cũng “bật mí” chi phí làm vườn lan đầy đủ cơ sở vật chất tốn khoảng 700-800 triệu/công (1.000 m2), nếu làm đơn sơ thì chi phí dao động từ 300 đến 500 triệu tuỳ loại vật tư xây dựng. Nên tận dụng cột điện và dây cáp điện thoại làm vật tư trồng lan rất bền và giá cả phải chăng.

kinh doanh hoa lan
Đường vào vườn lan Kiều Lương Hồng
vườn lan Kiều Lương Hồng
Đường đi nằm một bên, rải đá mi để tiện đi lại trong mùa mưa. Đường đi trong vườn lan có nhiều rêu, trơn trợt khó đi.
kinh doanh hoa lan
Dọc theo đường vào vườn là những chậu kiểng cổ Nam Bộ, kiểng hình rồng phượng đặc sắc.
luống lan Mokara
Những luống lan Mokara thẳng tắp. Kinh nghiệm của vườn Ba Hồng là làm luống 3 hàng gạch, có hệ thống thoát nước ở từng luống để tránh úng, nhất là mùa mưa.
Nhìn trực diện đường nhỏ đi giữa các luống lan. Hai đầu luống đóng cọc bê tông (hoặc trụ điện cũ), sau đó giăng hai hàng dây để cố định cây lan.
Nhìn trực diện đường nhỏ đi giữa các luống lan. Hai đầu luống đóng cọc bê tông (hoặc trụ điện cũ), sau đó giăng hai hàng dây để cố định cây lan.
kinh doanh hoa lan
Cố định thân lan vào dây cáp (điện thoại) như trong hình bằng cọng chỉ hoặc kim loại.
trồng Mokara
Phía dưới chất trồng dùng than và phủ lên trên bằng vỏ đậu phộng (đã hoai). Vỏ đậu phộng là chất trồng ưa dùng của người trồng lan Mokara ở miền Nam Việt Nam. Đây là cách trồng đặc trưng ở Việt Nam mà ngay cả Thái Lan cũng bắt đầu học tập ứng dụng.
Một góc vườn lan Kiều Lương Hồng
Một góc vườn lan Kiều Lương Hồng. Những cột trắng xa xa là đường ống nước giúp tưới tiêu tự động.
lan Mokara
Cách bắt dây cố định luống lan Mokara
kinh doanh hoa lan
Một chùm lan Mokara e ấp
kinh doanh hoa lan
Màu sắc lan Mokara trong vườn rất đa dạng, từ đỏ cam, vàng trắng đến tím …
lan Mokara
Những chậu Mokara “đặc sản” trồng riêng, có cây cao gần 4 mét … giá bán tầm 1,5 triệu/chậu trở lên
Kiều Lương Hồng
Chủ vườn lan Kiều Lương Hồng – chú Ba Hồng, người rất tận tâm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho bà con gần xa
kinh doanh hoa lan
Mô hình trình diễn hệ thống tưới cho lan của vườn
kinh doanh hoa lan
Giàn lưới cao khoảng 4 mét, hệ thống tưới phun sương tự động từ phía trên.
kinh doanh hoa lan
Ngoài hoa lan, vườn còn trồng và kinh doanh nhiều loại cây cảnh khác (số lượng ít) như cây mai, sống đời, bonsai …

vườn lan Ba Hồng

bonsai
bonsai trong vườn
kinh doanh hoa lan
Một cây lạ mà chú Hồng mang từ Thái Lan về
kinh doanh hoa lan
Tạm biệt vườn lan Kiều Lương Hồng. Hi vọng các bạn đã có được một số kinh nghiệm trồng lan quý giá.

Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế (1)

hoa lan

Khác với trồng lan cảnh tại nhà, để kinh doanh hoa lan cần có thực tế, nghĩa là đến thăm các nhà vườn trồng lan nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Tuy vậy thì không phải ai cũng có điều kiện để đi tham quan các vườn lan, cũng như được các chủ vườn ưu ái cho vào xem tận mắt, sờ tận tay … Do vậy, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuỗi bài viết Kinh doanh hoa lan: Học từ thực tế để phần nào hỗ trợ khía cạnh kinh nghiệm cho bà con trồng lan.

Vườn đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu là vườn lan Tân Xuân. Địa chỉ: 79/3A đường Phan Văn Hớn, Khu phố 5, Huyện Tân Thới Nhất, quận 12, tp.HCM. Điện thoại: 0903.826.550 hoặc 08.35920744. Vườn lan Tân Xuân chủ yếu là kinh doanh hoa lan cắt cành. Xin lưu ý là chúng tôi chia sẻ thông tin nhằm khuyến khích bà con có điều kiện đến tận nơi học tập nếu thích, không vì mục đích quảng cáo cho vườn.

Vườn lan Tân Xuân
Vườn lan Tân Xuân nhìn từ ngoài vào
kinh doanh hoa lan
Lưới trồng lan đúng kỹ thuật. Bà con nên chọn lưới màu đen thay vì lưới màu xanh.
kinh doanh hoa lan
Lan trồng trên sạp bằng sắt, có chừa đường đi khoảng 1-1,2 mét. Vào mùa mưa đường đi trơn trợt do rêu, có thể cân nhắc rải đá mi để giảm độ trơn.
kinh doanh hoa lan
Lan thu mua về, chuẩn bị trồng
kinh doanh hoa lan
Chủ yếu dùng xơ dừa làm chất trồng

kinh doanh hoa lan

lan cắt cành
Một góc vườn lan Tân Xuân
kinh doanh hoa lan
Có dấu hiệu của côn trùng chích hút

kinh doanh hoa lan

 

sạp trồng lan
Ở dưới sạp lan đào rãnh nước ở giữa độ ẩm cho vườn lan. Dưới đế chân sắt dùng xi măng trám lại để bảo vệ, tránh sét rỉ.
kinh doanh hoa lan
Vườn trồng nhiều lan Dendrobium
lưới trồng lan
Nhìn tổng thể. Cây sắt cao tầm 3,5-4 mét chống giàn lưới phía trên.

kinh doanh hoa lan

 

vườn lan
Lối đi chính, rộng tầm 4-5 mét, có 2 làn để xe chở vật tư hoặc xe hơi chở hàng cho thể vào trong sâu được.
kinh doanh hoa lan
Mỗi góc sạp đều có một bao đựng lá vàng, cây hư … đảm bảo vệ sinh cho vườn
kinh doanh hoa lan
Một góc nhìn khác
kinh doanh hoa lan
Dùng hệ thống tưới nước tự động

 

kinh doanh hoa lan
Khay đựng cây lan
sạp trồng lan
Sạp trồng lan

kinh doanh hoa lan

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan (phần 2)

hoa phong lan

Tiếp theo bài viết trước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan mà chúng ta đã đề cập là ánh sáng, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một yếu tố khác không kém phần quan trọng, đó là nhiệt độ.

B. Nhiệt độ trồng lan

Nhiệt độ tác động ở cây lan qua con đường quang tổng hợp. Ta biết rằng cường độ quang hợp gia tăng theo nhiệt độ: thường khi nhiệt độ tăng 10 độ C thì tốc độ quang hợp tăng lên gấp đôi. Chính vì vậy mà nhiệt độ cao làm gia tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vì lý do này mà vào mùa nắng ta tăng lượng phân bón cho lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng ấy.

Nhiệt độ liên quan đến ánh sáng vì cây cỏ thu tóm nhiệt lượng từ ánh sáng sáng mặt trởi và kế đến là toả ra được thì diệp lục tố sẽ bị thiêu huỷ, lá sẽ ngả vàng và phản ứng quang hợp bị đình chỉ. Nhiệt độ ở lá dưới ánh nắng  vào bất kỳ thời gian nào cũng luôn luôn cao hơn nhiệt độ của không khí quanh nó. Sự tổn thương do nhiệt độ tuỳ vào thời gian phơi bày ra nắng. Không khí luân chuyển sẽ giúp tránh được điều đó. Phần lớn cây lan chịu được nhiệt độ thấp của ban đêm, ngắn hạn thôi chứ không dai dẳng. Ngược lại nhiệt độ cao dai dẳng trong đêm không tốt cho cây vì tiến trình hô hấp gia tăng. Chúng ta mong muốn tăng tỷ lệ quang hợp để tạo dự trữ cho sự tăng trưởng và trổ hoa của cây lan, nhưng sự hô hấp cao sẽ dùng hết chất đường và nhựa cũng nhanh bằng lúc phản ứng quang hợp tạo ra chúng. Quang hợp thì diễn tiến suốt ngày còn hô hấp thì diễn ra suốt ngày và đêm. Bằng cách làm chậm đi sự hô hấp về đêm, thì các chất tổng hợp được ban ngày sẽ không bị sử dụng hết! Có thể làm giảm sự hô hấp ấy bằng cách hạ nhiệt độ ban đêm xuống. Như vậy sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (biên độ nhiệt) có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.

sự phát triển ở cây lan
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc cây lan

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số lan: ở lan Bạch câu Dendrobium crumenatum đòi hỏi giảm nhiệt độ đột ngột khoảng 5-6 đô C trong vài giây đồng hồ thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt. Ở 18,5 độ C Paphiopedilum insigne và Dendrobium nobile chỉ tiếp tục tăng trưởng mà không ra hoa nhưng chúng sẽ ra hoa khi nhiệt độ hạ xuống 13 độ C hay thấp hơn. Ở Cymbidium cũng vậy, nhưng ở đây có sự tham gia của ánh sáng. Phalaenopsis schileriana chỉ ra hoa khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống dưới 21 độ C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp thì sẽ làm cho nước trong tế bào của cây kết tinh thành nước đá, làm gia tăng thể tích, phá vỡ các cấu trúc tế bào. Ngược lại, nhiệt độ tăng quá cao thì sự quang hợp ngừng lại vì nguyên sinh chất trong tế bào đặc quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và chết đi.

Và như vậy, chúng chỉ phát triển tốt nhất ở trong khoảng nhiệt độ cực đại là 35 độ C, nhiệt độ tối hảo là 27 độ C.

Rõ ràng nhu cầu nhiệt độ ở cây lan có khác nhau nên ta gặp chúng tập trung thành những nhóm lan khác nhau ở những vùng nhiệt độ khác nhau: lan vùng núi cao, lan vùng đồng bằng, lan vùng nhiệt đới, lan vùng ôn đới ….

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ, ta chia lan ra thành 3 nhóm:

  • Nhóm ưa nóng: chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, ban đêm không dưới 18,5 độ C. Chúng thường ở vùng nhiệt đới.
  • Nhóm ưa lạnh: chịu nhiệt độ ban ngày không quá 14 độ C, ban đêm không quá 13 độ C. Chúng thường ở vùng hàn đới, ôn đới và các chỏm núi cao vùng nhiệt đới.
  • Nhóm chịu nhiệt độ trung bình: thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C, ban đêm không dưới 13,5 độ C.

Do đó, ở thành phố Hồ Chí Minh không dễ gì trồng có hoa các giống Lycaste, Cymbidium … của vùng lạnh. Ngược lại, ở Đà Lạt lại khó phù phợp với Arachnis, Dendrobium … của vùng nóng. Trong khi đó, Cattleya thích hợp cho cả thành phố Hồ Chí Minh lẫn Đà Lạt, vì chúng là giống lan xuất xứ của vùng cận nhiệt đới nên có thể trồng ở vùng nhiệt đới lẫn ôn đới, nơi nóng cũng như xứ lạnh.