Tản mạn về cây xương rồng kiểng

cây xương rồng

Cây xương rồng là loại cây kiểng đẹp và lạ. Những ai thích chơi “kiểng lá” cũng quay sang chơi thêm xương rồng. Nhiều người thích nó ở điểm trồng mà không tốn nhiều công chăm sóc, tưới bón. Vì trồng xương rồng để trong nhà liên tục hàng tháng liền không tưới bón cũng không sao …

Kiểng xương rồng được xem là một khám phá mới của thế giới hoa kiểng của chúng ta, mặc dù công tâm mà nói với dáng vẻ bên ngoài thì xương rồng làm sao bì kịp được với cái bóng sắc và vẻ mướt mắt của một số loại kiểng lá, hoa đẹp khác. Tuy nhiên nó lạ, bắt mắt và rất đa dạng.

cây xương rồng
Xương rồng cũng là một loại cây cảnh trong nhà, dễ trồng, dễ chăm sóc

Nói là mới, nhưng nhiều nước trên thế giới đã chọn xương rồng, vốn là cây mọc hoang dã ở vùng sa mạc khô cằn về làm cây kiểng quý từ trăm năm nay rồi. Và, tại nước ta, kiểng xương rồng mới xuất hiện khoảng hơn năm mươi năm thôi, mà thời gian vài ba chục năm đầu ít người biết đến …

Trong quyển sách về xương rồng do tác giả Việt Chương biên soạn, ông nói: Trong suốt thập niên 60, tại Sài Gòn số nghệ nhân trồng cây xương rồng làm kiểng có tay nghề cao chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là những người trồng xương rồng tầm cỡ, trong vườn trồng được vài ba trăm chậu, nhập giống từ ngoại quốc về. Trong số nghệ nhân thuộc lớp tiên phong đó, nổi bật nhất là ông Trần Văn Ẩn, tức ông Ba Sồi, ở quốc lộ 13, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức. Ông Ẩn đã chiếm được liên tiếp ba Huy chương vàng tại Hội hoa xuân Tao Đàn trong các năm 1967, 1968 và 1971. Tuy ông đã ra người thiên cổ, nhưng vườn kiểng xương rồng của ông vẫn còn được người con là Trần Trọng Ân tiếp tục chăm lo cho đến ngày nay.

chăm sóc xương rồng
Xương rồng là một loại cây cảnh đẹp

Cây xương rồng là giống kiểng lạ. Lạ ở điểm cây chỉ có thân mập ú, có nhiều gai nhọn, nhưng cho hoa đẹp nên thu hút được sự đam mê của người chơi kiểng. Xương rồng là cây dễ trồng, dễ sống, dễ nhân giống, nhưng thời gian đầu do người biết kỹ thuật trồng thì ít, mà đa số họ lại có tính xấu giấu nghề, trong khi đó tài liệu sách vở viết về xương rồng lại quá hiếm, cho nên mới hạn chết về số lượng người chơi xương rồi trong suốt vài ba chục năm liền.

Ngay lúc này, tài liệu trồng cây xương rồng cũng chưa thể nói là đầy đủ. Nếu có chăng chỉ là một số ít bài báo đăng rải rác trên một số tạp chí chuyên ngành hoa kiểng do một số nghệ nhân kinh nghiệm về xương rồng viết ra. Vì vậy, số người thích chơi kiểng xương rồng tuy khá nhiều, nhưng đa số họ vẫn còn chút e dè lo lắng, do chưa nắm bắt được đầy đủ những hiểu biết cần thiết về kỹ thuật nuôi trồng ra sao cho đúng cách.

Đây cũng là điều dễ hiểu, vì khi trồng bất cứ một giống cây gì, nếu chưa nắm vững được phần kỹ thuật trồng và chăm sóc thì kết quả sẽ không vừa ý, dẫn đến sự giảm bớt sinh thú rất nhiều. Nếu có điều kiện, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số sách về xương rồng được xuất bản ở nước ngoài, đặc biệt hữu dụng cho những người đam mê trồng xương rồng và kinh doanh loại cây này:

  • Cactus et succulents
  • Cactées
  • Hand Cactus
  • Plantes Grasses
  • Cactées en fleur

Đặc tính sinh học của cây hoa lan

hoa lan

Đặc tính sinh học của cây hoa lan ra sao?

Rễ lan:

Họ lan bao gồm các cây thân thảo, sống lâu năm, sống ở đất, vách đá hoặc sống phụ, sống hoại…

Khi sống ở đất, chúng thường có củ giả, rễ mập và xum xuê hoặc có chân rễ bò dài hay ngắn. Tuy nhiên, nét độc đáo của họ lan là lối sống phụ ( bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các thân cây gỗ khác. Hoa lan phát triển thân rễ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai ( tuỳ thuộc vào từng loài) đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cơ thể. Nhiều loài lan rất nhỏ bé, hình dạng xấu xí, khó khăn lắm mới nhận được chúng trong kẽ nứt của vỏ cây gỗ, trên các cành, nhánh cao tít. Hệ rễ cũng nhỏ, đan thành búi, ngược lại ở các loài phong lan có kích thước lớn hay trung bình, hệ rễ khí sinh phát triển rất phong phú, mọc rất dài, mập, khoẻ vừa giữ cho cơ thể khỏi bị gió làm lung lay, vừa làm cột chống đỡ cho thân vươn cao.

Để làm nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí. Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc trên vỏ cây mà còn lấy được nước lơ lửng trong không khí (sương sớm hay hơi nước).

đặc tính sinh học của cây hoa lan
Hiểu đặc tính sinh học của cây hoa lan để nuôi trồng tốt hơn

Nhiều loài có hệ rễ đan, bện chằng chịt, là nơi thu gom mùn để làm  nguồn dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Ngược lại, có loài mọc bò dài, hệ rễ có khi buông thõng xuống theo các đoạn thân, cứng hoặc mảnh mai, treo lơ lửng trong không khí  kéo dài xuống tận đất và hoạt động phá rễ của cây khác . Ở một số loài lan có thân, lá kém phát triển (thậm chí tiêu giảm hoàn toàn) hệ rễ phá triển dày đặc và kiêm nhiệm luôn cả vai trò quang hợp. Rễ có dạng dẹt, bò rất dài, màu xanh như lá.

Đặc biệt các loài phong lan sống hoại, bộ rễ có hình dạng, cấu trúc khá độc đáo. Nó có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, dày đặc để lấy được dinh dưỡng từ những đám xác thực vật thông qua hoạt động của nấm. Tuy nhiên, có một ít loài tuy sống hoại, nhưng cây có thể dài đến vài chục mét, nó có khả năng leo, bò rất cao.

Thân cây họ phong lan:

Thân rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá. Theo M.E. Pfizer (1882) ( dẫn theo Trần Hợp, 1990), phong lan có 2 loại thân, mà đa số thuộc loại sinh trưởng hợp trục ( nhóm không thân). Thân này gồm hệ thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dải trên giá thể hay ẩn sâu trong lòng đất, gọi là thân rễ. Ngược lại, rất ít khi gặp các loài phong lan sinh trưởng đơn trục ( nhóm có thân) nghĩa là sự sinh trưởng của trục chính không giới hạn, làm cho thân rất dài, cơ thể khó có khả năng duy trì được tư thế thẳng đứng, nó phải nhờ đến các rễ chống đỡ để vươn cao, nếu không, nó đành phải bò dài hay leo cuốn. Đôi khi thân của một số loài lan rất ngắn, bị che khuất bởi hệ thống lá hay rễ mọc thành bụi dày.

Ở các loài phong lan sống phụ, có nhiều đoạn phình lớn, tạo thành củ giả (gỉa hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng  để nuôi cây trong hoàn cảnh khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất đa dạng, hoặc hình cầu, thuôn dài, xếp sát nhau hay rải rác, đều đặn (Bulbophylum) hay hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả ( Dendrobium). Kích thước của củ giả cũng rất biến động, từ dạng củ rất nhỏ chỉ lớn bằng đầu chiếc kim găm (Bulbophylum)đến to bằng chiếc mũ người lớn ( Peristeria elata).  Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp.

Lá lan

Hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ thống lá, lá mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn. Lá mọc đơn độc, hoặc xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đều đặn trên thân, trên củ giả. Hình dạng lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dài màu xanh bóng, đậm hay nhạt tuỳ theo vị trí sống của cây, đặc biệt rất hiếm loại lá hình tròn thuôn dài thành bẹ ôm lấy thân. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung (như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa, hình chữ V), những lá dưới sát gốc thường tiêu giảm đi chỉ còn những bẹ không có phiến hay giảm hẳn thành các vẩy.

Về màu sắc, phiến lá thường có màu xanh bóng, nhưng đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau thường mặt dưới lá có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lá khảm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ. Nhiều loài lan lại có lá màu hồng và nổi lên các đường vẽ trắng theo các gân rất đẹp.

Phong lan, nhất là ở các vùng nhiệt đới thường trút hết lá trong mùa khô hạn. Lúc này cây ra hoa hay sống ẩn, chờ mùa mưa đến sẽ cho chồi mới. Một số loài lan sống trong đất có chu kỳ sống rất đặc biệt, xen mùa lá với mùa hoa. Khi cây ra hoa toàn bộ lá đều chết khô đi và khi hoa tàn, củ giả sẽ cho chồi, lá mới.

hoa lan

Hoa lan

Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp nhiều loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở  hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông, nhưng  đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm (đôi khi phân nhánh thành chuỳ) phân bố ở đỉnh thân hay nách lá.

Mặc dù muôn hình, muôn vẻ nhưng nếu ta quan sát tổng quát hoa của bất kỳ cây lan nào cũng đều thấy có một tổ chức đồng nhất của mẫu hoa 3 là một kiểu  hoa đặc trưng của lớp một lá mầm, nhưng đã biến đổi rất nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh hoa ngoài cùng gọi là 3 cánh đài, thường có cùng màu sắc và cùng kích thước  với nhau, một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lưng, hai cánh đài còn lại nằm ở hai bên gọi là cánh đài cạnh hay cánh đài bên. Ba cánh đài lẽ ra phải nhỏ và có màu xanh như những loài hoa khác, nhưng ở hoa lan chúng lại to  và có màu sắc, cùng kích thước với nhau dược gọi là cánh đài dạng cánh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 2 cánh hoa, thường giống nhau về hình dạng ,kích thước cũng như màu sắc nên được gọi là 2 cánh bên, cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia được gọi là cánh môi hay cánh lưỡi . Chính cánh môi quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của cả hoa lan .

Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi giống của cây lan. Trụ ấy gồm cả phần sinh dục đực và cái nên được gọi là trục – hợp nhuỵ. Phần đực nằm ở bên trên của trục, thường có cái nắp che chở, bên trong chứa phấn khối màu vàng, số lượng phấn khối biến đổi từ 2,4,6 đến 8 có dạng thuôn hay cong lưỡi liềm, đôi khi thuôn dài, có đuôi. Phấn khối do nhiều hạt phấn dính lại với nhau. Số lượng, hình dạng, kích thước của phấn khối thay đổi tuỳ theo giống và loài lan.

Hoa phong lan có bầu hạ, thuôn dài kéo theo cuống (rất khó phân biệt giữa bầu và cuống hoa). Sự vặn xoắn toàn bộ hoa trong quá trình phát triển là đặc điểm của bầu. Hoa thường bị vặn xoắn 1800 sao cho cánh môi khi hoa bắt đầu nở hướng ra bên ngoài, ở vào phía dưới, làm chỗ đậu thuận lợi cho côn trùng. Rất ít khi gặp hoa vặn 3600 như loài Malaxia, Paludosa hoặc không vặn gì do cuống hoa rủ xuống như loài Stanhopea, khi hoa nở, cánh môi hướng lên trên, nó thích nghi với loài côn trùng ưa lộn đầu xuống khi chui vào hoa.

Bầu hoa lan có 3 ô gọi là 3 tâm bì hoặc bì đính noãn trung trụ (ở các loài lan nguyên thuỷ) hoặc đính noãn bên ở các loài lan tiến hoá hơn. Trong bầu chứa vô số các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đường, dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì. Sau khi thụ phấn, thụ tinh các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt, trong khi đó bầu noãn sẽ to phát triển thành quả.

Quả lan

Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng từ quả cải dài ( Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa ( ở đa số các loài khác). Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài, quả chín nở theo 1- 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.

Hạt lan

Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (do đó trước đây gọi họ phong lan là họ vi tử ). Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 – 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt thường chết  vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Do đó hạt nhiều có thể theo gió bay rất xa, nhưng hạt nảy mầm thành cây lại rất hiếm. Chỉ ở trong những khu rừng già ẩm ướt, vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt lan nảy mầm. Khối lượng toàn bộ hạt trong một quả chỉ bằng 1/10 đến 1/1000 miligam. Trong đó không khí chiếm khoảng 76 – 96% thể tích của hạt. Rõ ràng hạt cây lan hầu như không có khối lượng.

Càng đi sâu vào chi tiết thì các loài hoa lan càng khác nhau nhiều, đặc tính sinh học của cây hoa lan muôn màu, muôn vẻ, không thể nào tả hết được, chỉ cần đề cập đến cánh môi cũng rất phong phú. Cánh môi của một số loài rất to, có tua, có gờ… nhưng cánh môi của một số loài lại rất nhỏ, trơn láng hay nhẵn bóng, thường có cựa, có móc, có túi ở đằng sau.

Lịch sử cây hoa lan

cây hoa lan

Lịch sử cây hoa lan: Cây hoa lan (orchidaceae) thuộc họ phong lan (orchidaceae), bộ lan (orchidales), lớp một lá mần (monocotyledoneae).

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).

cây hoa lan

Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25.000 loài. Qua kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới (Sapror bx-Tea huntum,1953; Camphell 1994). Những cây lan là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là địa lan hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong 2 vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800 loài. Các loài đặc sản ở châu Mỹ gồm: Cattleya (60 loài), Epidendrum (500 loài), Odontoglosum (200 loài). ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khỏang 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài ( F.Gbriger, 1971). Lúc đầu lan chí được khai thác nhằm mục đích làm dược liệu và hương liệu. Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở châu Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus khoảng 379 đến 285 trước công nguyên) nhưng thực ra cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông khoảng  từ 551 – 497 trước công nguyên. Khổng Tử sau khi chu du khắp thiên hạ không được nước náo nhận sử dụng, trên đường từ nước Vệ về nước Lỗ thấy hoa lan tươi tốt mọc chen với cây cỏ ở nơi rừng sâu bèn than rằng: “Ôi hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại, chẳng khác náo bậc hiền giả không gặp thời, sống chung với bọn bỉ phu”.

Cây lan được biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (vì được tím ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa (vì quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã cứ không ưa phô chương sặc sỡ).

Lan đối với người Trung Hoa hay đối với người Nhật được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc  về phái yếu, quý phái và thanh lịch. Lan còn tượng trưng cho sự đông đủ con cái (phúc). Khổng tử đã ví lan với đức tính cao quý cho nên năm tháng lan cũng đồng nghĩa với người quân tử, cao cả, hoàn hảo. Hương thơm của lan để chỉ tình bạn. Khổng tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu. Lan chính thức ra nhậpvào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng  hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974).

Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là Gioalas Noureiro- nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã mô tả cây lan lần đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn “ flora cochinchinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaijus… mà đã được Ben  Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera plante rum” (1862 –1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố là F. gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi gần 70 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. bên cạnh đó cũng có một số tác giả  khác cung đề cấp đén lan Việt Nam. Một số người Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu về lan như “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và có hình vẽ minh hoạ.

Việt Nam có hơn 900 loài phong lan phân bố rộng rãi trên cả nước. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho hoa đẹp, có thể sử dụng làm nguồn gen quý cho công tác lai tạo giống hoa lan.

Trải qua nhiều thế kỷ, nguời ta chỉ biết gieo lan nảy mầm từ hạt. bác sỹ, y tá người Anh là Jonh Haris và Weitch đã biết đến vai trò của nấm (Fungus) trong việc nảy mầm hạt lan trong điều kiện tự nhiên.

Ngày nay, người ta nói đến công trình của TS. Knudson (Mỹ) công bố năm 1946 đã mở ra cuộc công nghệ sinh học môi trường lan. Gần đây, để thu được những dòng thuần ổn định, Morel (1965) công bố phương pháp nhân gióng lan bằng mô phân sinh. Nhờ vậy, người ta đã sản xuất được khối lượng lớn, đồng nhất trong một thời gian ngắn của những dòng đã chọn, tiến hành bảo tồn, duy trì, tạo những giống sạch virus từ các dòng được lai tạo, xây dựng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp có sản lượng lớn với giá thành hạ (Islex, 1965; Lin Derman, 1967; Molethan, 1971…).

Phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và được phát triển nhanh ra nhiều nước, đã gây, trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo… Các quốc gia có sở trường sản xuất hoa lan bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn là Australia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… giống gốc nhập nội từ các công ty của Singapo, Malaysia…

ở Thái Lan, nghề trồng phong lan và xuất khẩu hoa lan cắt cành đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước. Giống sử dụng thuộc chi Dendrobium. Giá một cây giao động từ 3- 50 USD. Có khi đến 80 – 100 USD. Loài đặc biệt có khi lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ.

Các loại cây hoa trưng bày Tết cổ truyền

cây hoa cảnh trưng tết

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, người người lại bắt đầu chuẩn bị trưng bày Tết cổ truyền. Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina xem xét một số yếu tố khi lựa chọn cây hoa trưng bày Tết Nguyên Đán và một số lựa chọn phổ biến nhất (bên cạnh Mai và Đào) bạn nhé!

Tết âm lịch truyền thống

Trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống thường bao gồm các biểu ngữ màu đỏ, đồ trang trí và đặt các loại cây hoa kiểng. Màu đỏ là màu truyền thống của sự may mắn và được cho là để xua đuổi tà ma. Các vật trang trí phổ biến bao gồm đèn lồng giấy, pháo hoa và trưng bày các con vật may mắn như sư tử, rồng và cá chép.

Việc lựa chọn hoa và động vật để trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng mặt trời, đất đai và nguồn nước ở từng địa phương. Tuy nhiên, các loại cây phổ biến được sử dụng để trưng bày bao gồm hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ trắng, poinsettias và hoa lan.

Các loại cây hoa trưng bày Tết cổ truyền

Có nhiều loại cây khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống. Một số lựa chọn phổ biến nhất bao gồm hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ trắng, poinsettias và hoa lan. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sắc đẹp và may mắn.

cây hoa trưng bày TếtChamomile được biết đến với đặc tính trấn tĩnh của nó và được cho là để tránh xui xẻo. Hoa huệ trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, vẻ đẹp và may mắn. Poinsettias thường được liên kết với Giáng sinh nhưng chúng cũng là một biểu tượng quan trọng của Tết Nguyên Đán vì chúng đại diện cho may mắn, thành công và thịnh vượng. Hoa lan cũng gắn liền với Tết Nguyên Đán vì chúng đại diện cho vẻ đẹp, sự sang trọng và giàu có.

  • Hoa hồng: Hoa hồng là một lựa chọn cổ điển cho bất kỳ trang trí kỳ nghỉ nào, và chúng là một sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ trưng bày Tết cổ truyền nào. Cho dù bạn chọn hoa hồng đỏ cổ điển hay kết hợp các màu sắc như hồng, vàng và trắng, hoa hồng luôn là một điểm nhấn vui vẻ và thanh lịch.
  • Hoa cẩm chướng: Cẩm chướng có thể thêm một điểm nhấn lễ hội vào bất kỳ màn trình diễn ngày lễ nào, và chúng hoạt động tốt với màn trình diễn Tết cổ truyền. Cho dù bạn chọn màu đỏ mộc mạc sôi động hay màu hồng pastel và màu trắng, chúng chắc chắn sẽ làm sáng căn phòng.

hoa cẩm chướng

  • Mận: Mận là một lựa chọn tuyệt vời cho trang trí ngày lễ truyền thống, và chúng cũng trông tuyệt vời để trưng bày trong dịp năm mới. Chọn giữa mận màu cam và vàng cổ điển hoặc trộn nó với một số giống màu hồng và tím.
  • Hoa lily: Hoa lily là món quà tặng bất hủ cho bất kỳ dịp lễ nào, và chúng đặc biệt phù hợp để trưng bày trong dịp Tết cổ truyền. Chọn giữa hoa huệ trắng cổ điển hoặc thêm một chút màu sắc với các giống màu hồng hoặc màu vàng.
  • Pansies: Nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó độc đáo hơn để thêm vào màn hình hiển thị Tết cổ truyền của mình, hãy xem xét Pansies. Với những cánh hoa tinh tế và màu sắc sinh động, những chiếc chảo có thể thêm một chút kỳ quái và quyến rũ cho bất kỳ món đồ trang trí nào.
  • Hoa Diên Vĩ (Irises): Irises là một sự bổ sung đẹp và độc đáo cho bất kỳ trang trí kỳ nghỉ nào, và chúng là một lựa chọn tuyệt vời để trưng bày Tết cổ truyền. Chọn từ nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau để tìm mống mắt hoàn hảo cho màn hình của bạn.

hoa diên vĩ

Đây chỉ là một trong số rất nhiều loài hoa để bạn cân nhắc trưng bày trong dịp Tết cổ truyền. Cho dù bạn thích cổ điển hay hiện đại, táo bạo hay tinh tế, chắc chắn sẽ có một loại cây hoa phù hợp với phong cách của bạn.

Kết luận:

Trưng bày Tết Nguyên đán cổ truyền là một cảnh đẹp mừng xuân mới. Việc lựa chọn cây hoa phù hợp để trưng bày phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, ánh sáng mặt trời, đất đai và nguồn nước sẵn có.

Các lựa chọn phổ biến để trưng bày bao gồm hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ trắng, poinsettias và hoa lan. Với sự chăm sóc và duy trì đúng cách, những bông hoa này sẽ mang lại may mắn, thành công và thịnh vượng cho năm mới.

Trồng lan trên vỏ cây: Kỹ thuật và cách chăm sóc

trồng lan trên vỏ cây

Trồng lan trên vỏ cây

Trồng lan trên vỏ cây: Ngoại trừ lan mọc dưới đất, phần lớn các giống lan thuộc loại Epiphyes và loại Lithophytes đều có thể trồng bằng cách gắn cây lan vào vỏ cây. Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu. Trồng trong chậu chẳng qua chỉ là một cách thuần hoa cây lan mà thôi.

Lối trồng lan trên vỏ cây có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

– Có ích cho những loại lan muốn phơi rễ ra ngoài không khí.

– Giúp cho cây lan và rễ tăng trưởng một cách tự nhiên theo chiều dọc.

– Gọn nhẹ hơn so với lối trồng trong chậu, không chiếm nhiều mặt bằng.

– Bảo đảm không thối rễ nhưng trái lại, dễ bị khô; tránh bị úng nước nhưng cần cung cấp nhiều độ ẩm.

– Nhìn tự nhiên và mỹ thuật, tùy theo độ thẩm mỹ, phối hợp giữa cây lan và vật liệu ta có một tác phẩm nghệ thuật làm tăng giá trị của hoa lan.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

Vật liệu để gắn hay buộc cây lan:

– Thân cây dương xỉ mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Cây có thân xốp, nhiều sợi, rất thoáng khí. Cây được cắt thành đoạn hay để nguyên cả cây. Loại này rất bền, kéo dài nhiều năm, rễ lan dễ bám vào. Vỏ cây dương xỉ cắt thành từng tấm là phần ngoài của thân cây.

– Vỏ cây bách sần sùi, tăng thêm vẻ thô sơ, hoang dại. Nên chọn vỏ cây dày, không tách rời gỗ, dễ bị sâu bọ ẩn trú.

– Vỏ quà dừa có thể để nguyên hay cắt làm đôi.

– Vỏ cây làm nút chai, cây này cung cấp vỏ rất dày dùng trong kỹ nghệ đóng nút chai. Cây trồng 20 năm mới thu hoạch, sống lâu từ 150-200 năm. 9 năm mới lấy vỏ một lần. Vỏ cây dày từ 2.5-5cm rất lý tưởng để buộc cây lan vào, rất có mỹ thuật để triển lãm.

– Gắn cây lan vào lưới, tốt hơn là gắn vào lưới bằng nylon để cho gió dễ dàng lùa qua. Ví dụ như cây lan không lá Chiloschista lunifera..

– Máng vào giỏ treo.

– Gắn lên các cây trong vườn, có thể gắn cây lan lên các cây ăn quả trong vườn, ngoại trừ những cây có nhựa độc. Cây lan chỉ bám vào cây chính mà không làm hại cây này như các cây tầm gửi khác. Các loại cây cam, bưởi, chà là, sồi, sung, cau, dừa đều có thể dùng làm chỗ gắn cây lan. Nên chọn những cây trong vườn có nhiều nắng, gần nguồn nước và ở vào chỗ ta có thể ngắm nhìn. Cách này có một bất lợi là không di chuyển được.

Những cây, vỏ cây dùng để gắn lan cần phải để thật khô để tránh nhựa cây có thể không tốt cho lan. Đối với cây ở nước mặn, nước phèn cần phải tẩy sạch trước khi gắn cây lan vào.

Những vật dụng sau đây cần có thể có để trồng lan trên vỏ cây gỗ:

– Kẹp bằng thép mạ dài khoảng 5cm, đủ cứng để gắn cây lan vào gỗ.

– Cước câu với sức chịu từ 2.7-4.5kg, màu trong để khỏi lộ khi buộc cây lan vào gỗ.

– Khoan để khoan lỗ xỏ móc thép, xỏ dây…

– Dây điện nhỏ, dây điện thoại có bọc nilon để không có gỉ sét gây độc cho cây.

Chuẩn bị:

Nên sắp sẵn các vật dụng khi trên.

– Ngâm các vật dụng để gắn lan vào từ ngày hôm trước.

– Ngâm nước một nắm sphanum moss.

– Ngâm chậu lan muốn lấy cây ra để buộc vào gỗ.

– Lấy bùi nhùi hay bàn chải sạch nhúng alcohol chùi những vết bẩn còn dính trên thân gỗ hay vỏ cây.

Lấy cây lan từ trong chậu ra giống như thay chậu.

– Làm sạch rễ, loại bỏ rễ hư thối.

– Tránh làm gãy rễ.

– Cắt hoa đã tàn, lá úa, loại bỏ rễ quá dài với dao, kéo đã hơ lửa.

Đặt trên cây miếng gỗ sao cho cân đối, tương xứng. Đánh dấu chỗ cố định gắn cây trên miếng gỗ hay vỏ cây.

Tiến hành trồng lan trên vỏ cây:

Lấy rêu đã ngâm nước trải đều và mỏng trên vỏ cây nơi muốn gắn cây lan vào, nếu cần lấy dây câu quấn lại. Mục đích là làm chất đệm và để giữ thêm độ ẩm cho cây mới gắn.

Xếp rễ đề lên lớp rêu nêu trên, cây và rễ nên xếp theo hàng dọc cho thuận chiều tăng trưởng.

Lấy dây cước cuốn cây lan vào gỗ hay vỏ cây, nơi đánh dấu. Tránh cho dây cước đừng cắt vào củ, rễ, lá. Dùng kẹp để gắn chung quanh rễ, nơi tiếp giáp với thân vào gỗ hay vỏ cây.

Cuốn thêm dây cước hay lưới cá chung quanh, nhất là chỗ còn lỏng.

Có thể dùng dây điện, dây điện thoại buộc chặt tạm thời trong khi chờ rễ tăng trưởng bám lấy gỗ hay thân cây.

Chăm sóc cây lan mới gắn:

Để cây lan mới gắn ở chỗ bóng mát trong vài tuần.

Phun hơi nước cây mới gắn cho đến khi rễ dài ra. Có thể dùng Superthrive pha với nước rồi phun lên cây.

Tưới đẫm 2-3 lần một tuần khi cây tăng trưởng và ít hơn khi cây ngủ vào mùa đông.

Nên để cây đúng hướng nắng và đừng đổi hướng liên tục làm cây chậm phát triển, nếu thay đổi liên tục 180 độ thì cây sẽ chết.

Nên gắn, máng, buộc cây lan vào lúc bắt đầu mùa tăng trưởng. Thời gian này cây đầy nhựa sống, rễ mọc nhanh, cây dễ lấy lại sức sau khi thay đổi môi trường.

Cách đánh giá bonsai đẹp

bonsai

Đánh giá bonsai: Bonsai thường được chia thành bốn nhóm: Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ (bonsai mini). Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ. Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình. Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn.

Loại dưới 15 cm là “bonsai mini“, thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.

Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)…

Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:

– Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
– Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt
– Thân cây phát triển kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai
– Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt
– Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt)
– Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu
– Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).