Chỉ cách trồng cây phát tài sọc (thiết mộc lan) tươi tốt

phát tài sọc

Hiện nay cây Phát tài rất được ưa chuộng trên thị trường với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, như lấy thân, lá…để phục vụ cho việc cảnh quan, cắm hoa trang trí… Do vậy chúng tôi thiết lập dự án trồng cây Phát tài cùng với mục đích nêu trên để duy trì giống cây phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai, đảm bảo cung cầu hợp lý.

Sau đây là quy trình kỹ thuật trồng cây phát tài sọc hay còn được gọi là cây Thiết Mộc Lan

I.CHUẨN BỊ GIỐNG:

1. Các giống ở miền nam Việt Nam
Lựa chọn các giống trồng sinh trưởng mạnh hoặc lá đẹp, tùy vào mục đích kinh doanh cho năng suất như:

– Phát tài xanh: Lọai này sinh trưởng mạnh, thân to, phát triển nhanh, cho ra lá cứng cáp, phù hợp với mục đích kinh doanh thân và gốc.

– Phát tài sọc vàng: Phát tài sọc vàng có hai loại, loại sọc tại tâm lá và sọc hai bên viền lá. Hai loại này lá rất đẹp, có màu sắc sáng hơn loại phát tài xanh, viền lá và tâm lá có sọc vàng, loại này rất phù hợp trong việc kinh doanh lá. Và sau 5 năm có thể thu hoạch thân và gốc nếu muốn.

cây phát tài
Hướng dẫn trồng cây phát tài sọc (thiết mộc lan)

 

– Phát tài núi: Phát tài núi có hình dạng thân không thẳng, xù xì, lá to và cứng, do chủ yếu sống trên các vách đá vôi. Loại này sinh trưởng tốt và dễ chăm sóc nhưng lá thô không đẹp.
2. Kỹ thuật nhân giống
2.1 Chọn cây giống

– Chọn vườn giống tốt không có nguồn bệnh, cây không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định về thân và lá (tùy vào mục đích kinh doanh)
– Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ (lá mọc vòng quanh thân), đốt ngắn, khả năng phân nhánh do yếu tố con người tác động được để phù hợp cho mục đích kinh doanh.
– Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi

2.2 Nhân giống

Hiện nay nhân giống cây Phát tài có hai phương pháp: bằng hạt và bằng hom cây. Do hạt giống cây phát tài rất hiếm nên trên thị trường nhân giống bằng hom được người dân quan tâm nhiều hơn, và cho năng suất cao, nhanh.

Nhân giống bằng hom (dâm cành nhánh):

Đây là phương pháp phổ biến hiện nay với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành tầng hom riêng biệt. Dùng dao, hoặc cưa, cắt cây bố mẹ ra thành các hom có chiều dài từ 25cm đến 50cm.

Lưu ý: chọn các cây bố mẹ khỏe và mắt lá ngắn

Ưu điểm của phương pháp này là sẽ kích thích cho hom nẩy mầm nhanh, hom chủ tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt thông qua việc duy trì nước trong cơ thể và có bộ rễ mới xuất hiện, nhiều tế bào lông hút nhanh hơn.

– Đối với hom già: Có thể cắt ngắn hơn do cây hom chắc dự trữ nguồn dinh dưỡng cao

– Đối với hom non: Tức các phần ngọn và đỉnh sinh trưởng phải cắt dài hơn, loại hom này sinh trưởng chậm hơn hom già.

2.3 Ươm hom

Việc ươm hom cây phát tài không khó khăn do cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau do đó vườn ươm cũng không đòi hỏi khắt khe. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh chúng ta nên chọn địa điểm và nguồn đất phù hợp tạo điều kiện cho cây ổn định về sau.

Để ươm hom phát tài tại vườn ươm ta chuẩn bị: Vỏ Trấu sống + Tro trấu lớn với tỷ lệ (1:4) 1m3 vỏ trấu sống + 4 m3 tro Trấu.

Làm thành một luống dâm ươm với bề ngang 1,5m, chiều dài tùy vào diện tích dâm ươm, để dễ chăm sóc. Có thể cho trực tiếp lên luống hoặc vào bịch ươm.

Trộn hỗn hợp hai thành phần trên cho đều rồi tiến hành dâm hom giống vào theo chiều thẳng đứng, hoặc nghiêng 15 độ theo phương thẳng đứng.

Trường hợp dâm xuống đất trồng phải chú ý nguồn đất xem độ tơi xốp, nhiều mùn.

Thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.
II. THỜI VỤ TRỒNG, MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH
– Miền trung ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, và bắt đầu vào mùa mưa.
– Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7
– Miền đông nam bộ trồng tháng 4-8
– Miền tây nam bộ trồng tháng 6-9
Mật độ: Mật độ, khoảng cách phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy, có hai mật độ thường được quan tâm là:
1 x 1m2.                      10.000 cây/ha.
0.5 x 0,5m2.                20.000 cây/ha.

III. BIỆN PHÁP CANH TÁC
1.Chuẩn bị đất trồng:

Cây Phát tài trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
– Đất dể thoát nước, không úng ngập, có độ dốc < 10 độ
– Tầng đất canh tác dày, đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
– Độ chua (pH) từ 5 – 6,5

– Làm đất: Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo địa hình (nếu khai hoang trồng mới hoàn toàn và diện tích rộng dùng cày được).
– Cày, cuốc sâu 20-30cm diện tích trong vườn (nếu cải tạo vườn tạp)

2. Thiết kế hàng trồng

– Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn và rữa trôi.
– Thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào.

– Chuẩn bị cọc tiêu để cắm định vị, đảm bảo hố trồng theo hàng lối tạo điều kiện dễ chăm sóc về sau.

3. Bón phân và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào giống, mật độ trồng và khoảng cách trồng.
-Phân hữu cơ sinh học: bón 1kg/ cây

– Phân urea 50g đến 100g/cây, Phân Super lân 25g đến 50g/cây, Vôi 100g/cây
Khi bón phân cần lưu ý đào rãnh theo chiếu bóng tán lá cây, không đào rảnh sát gốc cây, rãi đều phân lên rảnh và lấp đất lại.

Năm trồng Loại phân Liều lượng Ghi chú
Năm  1 Lân 0.05 kg Bón sau khi trồng được 3 tháng
NPK (20-20-15) 0.1 kg Bón sau khi trồng được 4 tháng
Phân hữu cơ 1 kg Bón lót khi trồng cây
Vôi bột 0.05kg Bón lót khi trồng cây
Năm 2 Lân 0.1kg Bón vào đầu mùa mưa
NPK 0.5kg Bón vào giữa mùa mưa
Năm thứ 3 trở đi Phân hữu cơ 1kg đến 3 kg Từ năm thứ 3 ta tiến hành bón phân hữu cơ cho cây vào đầu mùa mưa.
Ure 1kg Sau khi thu hoạch lá

 

Sau khi thu hoạch tùy vào việc mục đích thu hoạch lá hay thân mà chúng ta cần bổ sung phân bón cho hợp lý.

Bên cạnh việc bón phân cần kiểm tra các nguồn bệnh để kịp thời phòng trừ hiệu quả.

IV.CHĂM SÓC
1. Kiểm tra định kỳ:

Việc kiểm tra định kỳ hằng tháng rất quan trọng, qua việc kiểm tra chúng ta xác định được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cây trồng, đảm bảo cho việc chăm sóc hiệu quả, xác định được cây cần hay không nguồn dinh dưỡng và sâu bệnh cây.

2. Trồng dặm:

Sau trồng 01 tháng kiểm tra, cây nào chết tiến hành trồng dặm.

3. Xén tỉa, tạo hình:
Sau khi trồng 1 năm tiến hành đốn cây theo ý muốn.

– Nếu trồng với mục đích lấy thân thẳng thì không cần phải đốn thân mà để cây mọc thẳng lên

– Nếu trồng lấy lá thì phải đốn thân cây đảm bảo cho cây ra nhiều cành nhánh và không quá cao, để đảm bảo cho việc thu hoạch lá dễ dàng hơn.

– Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết để đảm bảo cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển theo mục đích sử dụng.

4. Làm cỏ xới xáo vun gốc:

Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1-2 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ. Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết.
V. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu hại
1.1 Mối:

Mối xông đất tạo thành đường di chuyển trên thân cây chính. Mối gây hại phần non của rễ, phần vỏ của thân và tạo vết thương trên các bộ phận này tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng xâm nhập và gây bệnh cho cây.
– Biện pháp phòng trừ:
Trên cây Phát tài thân cây: cạo bỏ đường đất di chuyển của mối, phun kỹ một số loai thuốc hóa học như: Pyrinex 20EC, Basudin 40EC. Dưới đất: xới đất xung quanh cách gốc cây 20cm đến 30cm, rải một trong số các loại thuốc trừ mối sau: Diaphos 10H, Padan 4H.
1.2 Rệp sáp (Pseudococidae):
Gây hại trên đọt non, lá non, và ngay cổ rễ cây, hoặc rễ cây dưới mặt đất.
– Biện pháp phòng trừ:
Trên cây phát tài: Phun rửa bồ hóng rệp sáp bằng nước sau đó phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng Diazan + dầu 99EC

– Đối với rệp sáp ở dưới gốc: bới đất có tụ mối quanh gốc, rải thuốc hột lấp đất tưới nước. Sử dụng bằng thuốc Supracide hoặc Puradon 3H.

2. Bệnh hại:

2.1. Bệnh sinh lý:

– Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá cháy, lá rụng.
– Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong

– Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi.
– Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.

2.2. Bệnh tuyến trùng

Cây Phát tài thường bị tuyến trùng gây hại chủ yếu qua bộ rễ làm cho bộ rễ cây bị thối. Rễ bị tuyến trùng xâm nhập làm cho rễ bị sưng phù và thối, lá bị vàng và sinh trưởng kém, cây không hấp thụ được dinh dưỡng, thân bị khô héo và tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập nhanh.

– Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, vệ sinh diện tích trồng. Sử dụng Mocap 10G, xới đất quanh gốc bệnh cách gốc 25-50cm, rộng 10cm, sâu 10-15cm, rải thuốc 10-20g/gốc lấp đất tưới nước. Mocap 720 ND pha 1cc/1lít nước tưới đều 2 lít/gốc hoặc sử dụng Vibasu.

2.3. Bệnh chết nhanh:

Nguyên nhân do nấm Phytophthora sp.
Do tác động của côn trùng, tuyến trùng, chăm sóc xới xáo, ngập úng… làm tổn thương rễ, sau đó nấm xâm nhập và gây hại. Các đọt mầm sinh trưởng không dài thêm, lá chuyển màu xanh nhạt, mềm yếu, cành mềm yếu. Những ngày tiếp theo lá chyển sang màu vàng làm lá rụng.
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phân của cây.

– Biện pháp phòng trừ:

Chọn giống kháng bệnh và không bị bệnh.

Bón phân cân đối làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo sức đề kháng cho cây.

Chú ý đến sử dụng nhiều phân hữu cơ sinh học để tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ và mùa mưa nên phun thường xuyên hoạt chất Chitosan để phòng trừ bệnh chết nhanh.

Tránh gây vết thương cho cây khi chăm sóc.

Thoát nước triệt để trong mùa mưa.

Tăng cường bón vôi và tiêu diệt côn trùng, tuyến trùng, mối kiến gây hại rễ.

Phun một số loại thuốc trừ bệnh, hiện có bán trên thị trường…

2.4. Bệnh chết chậm:
Bệnh do nhiều loại nấm gây hai: Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp các loại nấm này thường tồn tại trong đất, trên tàn dư của cây trồng trước, trên cây giống…
Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển chậm, lá nhạt, màu vàng hoặc biến dạng, thân cây hóa nâu.
– Biện pháp phòng trừ: (như bệnh chết nhanh)

VI. THU HOẠCH – BẢO QUẢN

1. Thu hoạch:

Khi thu hoạch lá cần chú ý: Không nên thu hoạch quá lạm dụng lá non, lá sát đỉnh sinh trưởng, vì như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hình hình thành diệp lục lá, thân tại vị trí đỉnh sinh trưởng cây.

Tốt nhất thu hoạch lá cách đỉnh sinh trưởng 20cm

Trường hợp thu thân cành thì tùy vào mục đích kinh doanh là lấy thân làm cây kiểng hay để làm hom dâm ươm mà ta có thể điều phối đường kính và chiều cao cây cho phù hợp.

2. Bảo quản:

Sau khi thu hoạch cần phải được bảo quản nơi dâm mát, không để lá, thân (sản phẩm) nơi có ánh sáng trực xạ, hoặc nơi ẩm ướt, như vậy sẽ làm cho sản phẩm bị khô héo vì mất nước, và thối nhủ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Tốt nhất là làm nhà kính trước khi thu hoạch. Để sau khi thu hoạch thì cho sản phẩm vào nhà kính để bảo quản.

 

Trồng hoa ly thành tỷ phú 35 tuổi

trồng hoa ly
Mấy năm gần đây, thu nhập của người dân ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã có bước chuyển rõ rệt. Một trong những người có công đầu làm nên sự chuyển biến đó là anh Bùi Tuấn Hải (35 tuổi) ở thôn Tháp Thượng- người giờ đây đã trở thành tỷ phú nhờ trồng hoa ly.

Duyên nợ với loài hoa quý

Tìm đến thăm nhà vườn trồng hoa ly của anh Hải vào những ngày đầu xuân, dù trời rét, mưa phùn liên miên, anh Hải vẫn cặm cụi ngoài vường chăm sóc từng bông hoa ly. Thong thả dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà vườn, anh Hải kể, năm 2010, có người cháu bắt được mối quen với một chủ hoa người Đà Lạt. “Khi đó, họ đặt vấn đề muốn tôi cùng đầu tư vào một dự án trồng hoa ly với mức vốn tham gia khoảng 500 triệu đồng. Tôi nghe thấy cũng phải giật mình, nhưng sau một vài ngày suy nghĩ, bàn với vợ, tôi đã quyết định làm liều đi vay lãi ngân hàng để tham gia dự án”- anh Hải nói.

trồng hoa ly
Anh Hải kiểm tra chất lượng hoa ly lứa muộn để chuẩn bị xuất bán tại nhà vườn của gia đình ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Ngay sau đó, anh đã đầu tư thuê đất ở huyện Thạch Thất trồng 3 mẫu hoa ly, thu hoạch bán vào đúng tết nên đã có lợi nhuận “khủng”. Sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, trả cả vốn, lãi cho ngân hàng, gia đình anh vẫn còn được chia lãi trên 200 triệu đồng.
Sang năm 2011, sẵn kiến thức và kỹ thuật học được, anh Hải cùng với một người cháu của mình đã quyết định tách riêng để đầu tư trồng hoa ly với mức vốn ban đầu hơn 1 tỷ đồng. Nhưng vụ đầu, do thời tiết thất thường, cộng với kinh nghiệm còn non nên anh mua phải giống kém chất lượng. Điều đó đã khiến cho 2 người chịu lỗ nặng nề, mất hơn 500 triệu tiền vốn.

“Rút kinh nghiệm từ thất bại, bước vào năm 2012, nhờ làm cẩn thận, đầu tư công sức nhiều vào hoa, cả năm 2 chú cháu lãi được gần 1 tỷ đồng”- anh Hải phấn khởi khoe.

Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương

Khi số vốn đã hòm hòm, anh Hải đã tách hẳn ra làm một mình. Anh đầu tư mua vào hơn 20 vạn cây giống loại 1 tốt nhất và ngay trong dịp tết vừa qua, anh đã thu lãi trên 1 tỷ đồng.

Hiện nhà vườn trồng ly của anh Hải rộng hơn 5 mẫu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương từ 4-6 triệu đồng/tháng. “Thuê người dân đến làm là để họ kiếm thêm thu nhập, song điều quan trọng hơn cả là mình đào tạo nghề cho họ, sau khi về họ có thể tự đầu tư làm giàu cho gia đình, phát triển kinh tế, đóng góp vào bộ mặt nông thôn mới của xã” – anh Hải chia sẻ.

Ông Nguyễn Huy Hoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Song Phượng, cho biết: “Anh Bùi Tuấn Hải là một thanh niên gương mẫu, đi đầu trong phát triển nghề trồng hoa ly – một loại hoa mới cho thu nhập cao – của xã. Nhờ anh giúp đỡ dạy và phát triển nghề mà đến giờ xã đã có 10 hộ trồng hoa ly trên diện tích 10ha và đều có thu nhập từ 400 đến hơn 1 tỷ đồng, đóng góp vào tiêu chí thu nhập, tạo thành công trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã.

Theo ông Hoàn, thời gian tới xã sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích trồng hoa ly và các loại cây nông nghiệp cho thu nhập cao như cà chua, đủ đu lai…, nâng thu nhập của người dân lên trên 30 triệu đồng/người/năm, đứng đầu các xã nông thôn mới của thủ đô.

  Trong 3 năm gần đây, đã có hàng chục thanh niên từ các tỉnh của miền Bắc lứa tuổi từ 25 đến 35, tìm đền vườn của anh Hải xin học nghề. Anh Hải vui vẻ nói: “Có bao nhiêu kinh nghiệm tôi đã truyền hết cho họ và giờ có nhiều người đã thành danh ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên…, mong là trong những năm tới dạy nghề được nhiều hơn cho thế hệ thanh niên nữa”.

Cẩm Tú Mai: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

cẩm tú mai

Cẩm tú mai là cây cảnh được trồng phổ biến và dễ dàng bắt gặp. Loài cây này có kích thước nhỏ, hoa nở màu tím vô cùng rực rỡ. Cây hoa cẩm tú mai rất dễ chăm sóc, thích hợp trồng ở nhiều vị trí không gian khác nhau. Vậy cây hoa cẩm tú mai có đặc điểm như thế nào? Loài hoa này mang ý nghĩa gì đặc biệt?

Đặc điểm nhận biết về cây cẩm tú mai

Xu hướng trồng cây cảnh làm đẹp không gian được nhiều người ưa chuộng. Tùy thuộc vào từng vị trí sẽ phù hợp trồng các loại cây cảnh khác nhau. Tuy nhiên, với cẩm tú mai mọi người có thể trồng chúng tại nhiều nơi. Dù ở đâu cây cũng sinh trưởng tốt và mang đến vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng.

Cây hoa cẩm tú mai có tên khoa học là Cuphea hyssopifolia. Là cây thuộc họ Bằng lăng. Cây sở hữu những đặc điểm rất dễ nhận biết như thân bụi, mọc thành từng cụm. Chiều cao cây trưởng thành chỉ khoảng 14cm. Thân nhỏ và phân thành nhiều nhánh.

Kích thước lá của cẩm tú khá nhỏ. Màu xanh, hình bầu dục và mọc đối xứng với nhau. Lá của cây có màu xanh tươi quanh năm, ít khi rụng. Vào thời điểm mùa xuân tới mùa thu hoa của cây sẽ nở rộ.

Hoa cẩm tú mai có màu tím, nhỏ. Chúng thường nở thành cụm tạo nên vẻ đẹp vô cùng nổi bật. Hoa của cây không lớn, phân thành các cánh màu tím. Dưới ánh nắng mặt trời sẽ trở nên vô cùng lung linh. Loại cây hoa này vẫn có quả. Tuy nhiên, rất ít người có thể bắt gặp hình ảnh quả của chúng.

Cây cảnh cẩm tú mai có sức sống mãnh liệt. Chúng có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Đây là loài cây có tỷ lệ nảy chồi cao, có thể cho hoa quanh năm.

Đặc điểm cây cẩm tú mai
Đặc điểm cây cẩm tú mai

Ý nghĩa của hoa cẩm tú mai

Cẩm tú mai thu hút mọi người không chỉ bởi vẻ đẹp màu xanh tươi tràn đầy sức sống mà còn là ý nghĩa xuất phát từ những bông hoa. Hoa cẩm tú mai có ý nghĩa gì? Mỗi một loài hoa khi nở rộ sẽ mang đến ý nghĩa, thông điệp riêng. Với cẩm tú mai cũng không phải ngoại lệ. Những bông hoa nhỏ xinh chấm điểm trên nền lá xanh mướt càng tôn thêm sự nổi bật, ấn tượng.

Màu tím của hoa cùng đặc điểm nở rộ thành từng chùm chính là hình ảnh đại diện cho sự đoàn kết. Ý nghĩa hoa cẩm tú mai thể hiện cho một tình bạn chung thủy, sắt son. Bên cạnh đó, sức sống mãnh liệt có loài cây cảnh này chính lời cổ vũ mọi người luôn không ngừng nỗ lực cố gắng để vươn tới thành công.

Với ý nghĩa sâu sắc của mình, cây hoa cẩm tú mai thường được trồng trong vườn nhà, hay chậu nhỏ để đặt trên bàn làm việc.

Ý nghĩa sâu sắc của cây cẩm tú mai
Ý nghĩa sâu sắc của cây cẩm tú mai

Cây cảnh cẩm tú mai trang trí không gian

Cây hoa cẩm tú mai được trồng rất nhiều nơi. Vì đặc điểm sinh thái có thể thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt nên chúng được trồng tại nhiều khu vực. Đặc biệt là tại các công trình công cộng như khuôn viên trường học, công viên, khu đô thị,…

Là nhóm cây bụi, thường mọc thành từng cụm nên cẩm tú mai thích hợp để trồng làm viền bồn hoa, lối đi trong sân vườn. Màu xanh của lá kết hợp cùng màu tím của hoa sẽ giúp chúng luôn nổi bật giữa không gian. Chỉ cần thường xuyên cắt tỉa để giữ được hình dáng viền thì ban đầu thì bạn sẽ có được một thảm hoa cẩm tú mai vô cùng đẹp mắt.

Ngoài ra, người ta còn trồng cây cẩm tú mai bonsai để trang trí không gian trong nhà. Từng chậu cây cẩm tú mai dưới bàn tay khéo léo của người trồng sẽ được cắt tỉa, uốn nắn thành từng dáng đứng nghệ thuật khác nhau. Đặt vào trong không gian sẽ là điểm nhấn vô cùng nổi bật.

Những chậu cây hoa cẩm tú mai bonsai thích hợp đặt trong không gian phòng khách, bàn làm việc hay phòng bếp. Chúng sẽ giúp cho không gian bớt đi cảm giác trống vắng. Thay vào đó là một cảm giác tươi mới, luôn tràn ngập sức sống và hài hòa với thiên nhiên.

Cây cẩm tú mai trang trí không gian
Cây cẩm tú mai trang trí không gian

Báo giá cây hoa cẩm tú mai

Cây cẩm tú mai sở hữu cho mình rất nhiều giá trị. Không chỉ là vẻ đẹp độc đáo mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Bên cạnh đó, loài cây cảnh này có thể thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt là tại những không gian công cộng, ít có sự chăm sóc thường xuyên của con người.

Bên cạnh đó, giá cây cẩm tú mai không quá cao. Mức giá bán ra chỉ dao động từ 4.500 – 5.000 đồng/ cây. Đối với những cây cẩm tú mai bonsai đẹp, mức giá bán ra có thể cao hơn từ vài chục tới vài trăm nghìn / chậu.

Chính vì những giá trị thiết thực của mình, cẩm tú mai được nhiều người lựa chọn trồng cảnh. Cây được trồng trong vườn nhà, ven đường, công trình cảnh quan tại các khu đô thị, bồn hoa công viên,… Khi mua số lượng lớn, thì mức giá của loại cây này có thể rẻ hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể tham khảo mức giá chi tiết của hoa cẩm tú mai tại đơn vị cung cấp cây cảnh uy tín.

Cách trồng cây hoa cẩm tú mai hiệu quả

Cách trồng cẩm tú mai không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, để cây luôn giữ được vẻ đẹp ấn tượng, xanh tốt thì bạn vẫn cần đảm bảo tạo ra điều kiện sống tốt. Khi tiến hành trồng hoa cẩm tú mai, hãy chú ý trong việc chuẩn bị đất trồng, cây giống và tìm hiểu về cách trồng hiệu quả.

Đất trồng cẩm tú mai

Đất trồng là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp tới quá trình sinh trưởng của cẩm tú mai trong tương lai. Nên lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Đối với khu vực có đất khá khô cằn, nghèo dinh dưỡng bạn nên tiến hành cải tạo lại trước khi trồng cây.

Bổ sung thêm phân bón, cuốc đất tạo độ tơi xốp nhất định. Tránh tình trạng đất nghèo dinh dưỡng khi trồng thêm cây sẽ khiến đất bị trơ, cây còi cọc không thể sinh trưởng tốt. Làm sạch bề mặt cỏ có trên đất để không tranh dinh dưỡng với cây mới trồng.

Cây giống

Người ta thường sử dụng cây hoa cẩm tú mai con để trồng. Với phương pháp này, thời gian trồng sẽ rút ngắn và cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Lựa chọn cây giống cẩm tú mai chất lượng, khỏe mạnh. Cây không có dấu hiệu của sâu bệnh tàn phá.

Cách trồng cẩm tú mai

Khi đã chuẩn bị xong đất trồng và cây giống, bạn đã có thể tiến hành trồng. Đào từng hố có kích thước và độ sâu phù hợp với cây cẩm tú mai. Đặt cây vào giữa hố và lấp đất thật chặt để giữ cây đứng thẳng. Khi trồng nên để khoảng cách giữa các cây dao động từ 15 – 20 cm. Với khoảng cách này, các tán lá sẽ đan vào nhau thay vì xếp chồng lên nhau.

Thời gian đầu mới trồng nên thường xuyên tưới nước cho cây. Cây được bổ sung nước phù hợp sẽ sinh trưởng nhanh và tốt hơn.

Cách trồng cây cẩm tú mai
Cách trồng cây cẩm tú mai

Cách chăm sóc cây cẩm tú mai

Bên cạnh việc trồng cây đúng cách thì chăm sóc là yếu tố quan trọng để cẩm tú mai luôn duy trì vẻ đẹp của mình. Quy trình chăm sóc cây cẩm tú mai không quá phức tạp. Cây sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường có điều kiện về ánh sáng, nước, phân bón như sau:

Ánh sáng

Cẩm tú mai là loại cây bán râm. Chúng có thể phát triển tốt trong môi trường nhiều ánh sáng hay dưới các tán cây cao. Cây khi tiếp xúc với lượng ánh sáng phù hợp sẽ luôn xanh tốt, ra hoa rực rỡ.

Khi trồng hoa cẩm tú mai trong nhà, bạn nên thường xuyên đưa cây ra phơi nắng. Lựa chọn vị trí đặt cây tại không gian thông thoáng, dễ tiếp xúc với ánh nắng như cửa sổ, ban công,…

Trồng cẩm tú mai nơi giàu ánh sáng
Trồng cẩm tú mai nơi giàu ánh sáng

Tưới nước cho cây

Hoa cẩm tú mai sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm thích hợp. Vào thời điểm nắng nóng, bạn có thể tiến hành tưới nước cho cây từ khoảng 2 – 3 lần trong 1 tuần. Vào mùa đông, số lần tưới nước có thể giảm xuống khoảng 2 – 3 lần trong 1 tháng.

Khi tưới nước, bạn nên sử dụng vòi sen. Tưới chậm và lượng nước phù hợp. Tránh xịt vòi nước mạnh sẽ khiến cho cánh hoa bị dập nát. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung.

Phân bón cho cây

Để cây cẩm tú mai có thể sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp bạn cần bón phân định kỳ. Phân bón thích hợp cho cẩm tú mai là NPK hoặc phân bón hữu cơ. Mỗi tháng bạn nên bón phân từ 1 – 2 lần cho cây.

cẩm tú mai

Cắt tỉa và phòng ngừa sâu bệnh

Cây hoa cẩm tú mai sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện thích hợp. Chính vì vậy, cây có thể phát triển nhanh khi được chăm sóc tốt. Để duy trì vẻ đẹp khi trồng cây thành viền bồn hoa bạn nên cắt tỉa thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc cắt tỉa những cành già, vàng lá sẽ hạn chế tình trạng sâu, rệp tàn phá cây. Các cành lá sẽ hấp thụ được lượng ánh sáng nhiều hơn.

Trồng hoa Chuối Mỏ Két như thế nào?

chuối mỏ két

Chuối Mỏ két có hình dáng đẹp và lạ. Chính vì vậy, nó được khá nhiều người ưa thích và dùng để làm cây trang trí trong sân vườn, làm đẹp cho khu nhà

Đặc điểm hình thái:

– Cây mọc thành bụi thưa, gốc có thân rễ mập, đẻ nhiều nhánh, sống lâu năm. Lá có cuống dài, phiến dạng thuôn bầu dục, gốc tròn, đỉnh thuôn, màu xanh bóng, gân hai bên mảnh song song với nhau.

– Cụm hoa trên cuống chung dài, mọc ra giữa đám lá, cụm hoa hướng thiên, xếp 2 dãy mo trên mặt phẳng. Mo hẹp, màu đỏ cam, bóng, nhọn đầu, bền. Hoa lớn có 6 cánh màu vàn cam, quả mọng.

Hoa của cây chuối mỏ két chính là điểm nổi bật  góp phần to điểm cho vẻ đẹp cho không gian sống nhà bạn thêm phần sáng và trang trọng hơn.

Cây Hoa Mỏ két có tốc độ sinh trưởng nhanh. Phù hợp với  không gian có nhiều ánh sáng hoặc chịu bóng bán phần.

chuối mỏ két

Cây được trồng dễ dàng bằng các đoạn thân rễ có chồi thân giả. Đặc biệt là nhu cầu nước của cây khá cao. Cây có thể đẻ dày, nhiều ở những nơi ngập nước. Cây mọc khỏe, cho mo có màu sắc tươi, lâu tàn nên trồng ở các bồn hoa, ven đường, dọc lối đi trong thiết kế vườn cảnh, thích hợp trồng làm cây trang trí nội thất. Hoa đẹp, nở bền gần như quanh năm, trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay dọc lối đi xen hồ rất đẹp.

Ở Việt Nam, cây hoa chuối mỏ két thường nhìn thấy nhất là màu vàng, màu đỏ hoặc màu cam

Cách trồng hoa Chuối mỏ két

Hoa Chuối mỏ két là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Để trồng hoa Chuối mỏ két, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Chậu cây có lỗ thoát nước
  • Đất trồng cây hoa
  • Chất tạo phân cho cây hoa
  • Hoa Chuối mỏ két

Bước 1: Chọn chậu cây phù hợp cho hoa Chuối mỏ két. Chậu cây nên có đường kính khoảng 15-20cm và có lỗ thoát nước ở đáy.

Bước 2: Đổ một lượng đất trồng cây vào chậu. Đất trồng hoa Chuối mỏ két nên được pha trộn với phân bón hữu cơ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.

Bước 3: Gieo hạt hoặc cắt cành của hoa Chuối mỏ két vào chậu. Nếu bạn muốn cây hoa phát triển nhanh hơn, bạn nên chọn cành cây hoặc mua cây đã được trồng sẵn và cắm vào đất.

Bước 4: Tưới nước cho cây. Hoa Chuối mỏ két cần được tưới nước đều đặn để giữ độ

hoa chuối mỏ két

Cách chăm sóc

– Cây hoa chuối mỏ két ưa những nơi có nhiều nước, đất đai màu mỡ và có ánh sáng mặt trời, phát triển tốt nhất trong vùng khí hậu nóng ẩm.  Chim ruồi là loài chim có hình dáng mỏ phù hợp nhất với hoa chuối mỏ két. Những con chim ruồi sẽ thu được mật hoa và đổi lại, chúng sẽ thụ phấn cho cây.
– Cây hoa chuối mỏ két được nhân giống bằng thân rễ. Loài cây này cho ra hoa quanh năm, những cụm hoa chuối mỏ két có thể giữ vài ngày đến vài tháng. Ở Việt Nam, cây hoa chuối mỏ két thường thấy màu vàng, màu đỏ và màu cam.

Mẫu Đơn: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

mẫu đơn

Hoa Mẫu Đơn, hay còn gọi là hoa Anh Đào Nhật Bản, là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới. Hoa Mẫu Đơn được biết đến với hương thơm dịu nhẹ và nét đẹp thanh lịch, nên được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và cảnh quan.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn về hoa Mẫu Đơn và hướng dẫn cách trồng hoa Mẫu Đơn để bạn có thể tạo ra một vườn hoa đẹp và tươi tắn.

1. Tìm hiểu về hoa Mẫu Đơn

Hoa Mẫu Đơn là loài hoa gốc Á, đặc biệt là ở Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa có màu hồng nhạt hoặc trắng, với một số giống có màu đỏ. Hoa Mẫu Đơn thường nở vào mùa xuân, thời gian nở của chúng rất ngắn, chỉ trong khoảng 1-2 tuần.

hoa mẫu đơn

Một trong những đặc điểm nổi bật của hoa Mẫu Đơn là hương thơm dịu nhẹ. Hương thơm này được mô tả là một hương vị đặc biệt, mang lại cảm giác thư giãn và yên bình.

2. Cách trồng hoa

Trồng hoa Mẫu Đơn đòi hỏi một vài bước chuẩn bị đất và cây giống phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng và chăm sóc thường xuyên. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể cho việc trồng và chăm sóc hoa Mẫu Đơn:

Chuẩn bị đất và cây giống

  • Chọn một vị trí nơi có ánh sáng đầy đủ và gió mát, tránh vùng đất bị ngập nước và có khả năng thoát nước tốt.
  • Đảm bảo đất được chuẩn bị sạch sẽ và tốt cho việc trồng hoa Mẫu Đơn. Loại đất tốt nhất cho hoa Mẫu Đơn là đất trung tính đến hơi axit và giàu dinh dưỡng.
  • Chọn giống hoa Mẫu Đơn phù hợp với vùng đất và khí hậu của bạn. Có nhiều loại giống hoa Mẫu Đơn khác nhau, bao gồm Mẫu Đơn Nhật Bản, Mẫu Đơn Trung Quốc, Mẫu Đơn Hàn Quốc, và Mẫu Đơn Mỹ.

chăm sóc hoa mẫu đơn

Trồng hoa Mẫu Đơn

  • Sau khi chuẩn bị đất và cây giống, hãy tưới đất để đảm bảo đất ẩm và sẵn sàng cho việc trồng hoa.
  • Thả cây giống vào lỗ đất và tưới đất thêm một lần nữa để đất đủ ẩm.
  • Sau đó, đập đất xung quanh cây để đất nén lại và đảm bảo rằng cây giống không bị chìm dưới đất.

Chăm sóc hoa Mẫu Đơn

  • Tưới nước đều đặn để đất không khô. Hãy đảm bảo rằng đất vẫn ẩm nhưng không ngập nước.
  • Bón phân một lần mỗi năm để đảm bảo rằng hoa Mẫu Đơn được cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Để giữ cho cây cân đối, bạn có thể cắt tỉa những cành hoa Mẫu Đơn không đẹp hoặc quá dày.
  • Kiểm tra các bệnh và sâu bệnh thường xuyên để đảm bảo cây hoa Mẫu Đơn của bạn không bị ảnh hưởng.

3. Các loại hoa Mẫu Đơn

Có nhiều loại hoa Mẫu Đơn khác nhau trên thế giới, bao gồm:

– Hoa Mẫu Đơn Nhật Bản: Là loài hoa phổ biến nhất, được trồng nhiều ở Nhật Bản và được coi là biểu tượng của mùa xuân.

hoa mẫu đơn

– Hoa Mẫu Đơn Trung Quốc: Là loài hoa cũng rất phổ biến ở Trung Quốc và được trồng nhiều ở các khu vườn cổ điển.

– Hoa Mẫu Đơn Hàn Quốc: Là loài hoa được yêu thích tại Hàn Quốc và thường được trồng trong các vườn hoa ở các công viên và khu vực công cộng.

– Hoa Mẫu Đơn Mỹ: Là loài hoa phổ biến ở Mỹ và được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất.

Kết luận, hoa Mẫu Đơn là một loài hoa đẹp và được yêu thích trên toàn thế giới. Để trồng hoa Mẫu Đơn, bạn cần chuẩn bị đất và cây giống phù hợp và đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng và chăm sóc thường xuyên. Nếu bạn muốn tạo ra một vườn hoa đẹp với hoa Mẫu Đơn, hãy tham khảo các loại giống hoa phù hợp với vùng đất và khí hậu của bạn và bắt đầu trồng ngay hôm nay!

Cúc Bách Nhật: Hướng dẫn trồng đơn giản

cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật (Chrysanthemum morifolium) là một loài hoa đẹp và phổ biến trong nghệ thuật trang trí cảnh quan và trang trí nội thất. Nó được trồng để trang trí sân vườn, trong nhà, hoặc để làm quà tặng. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hoa và hướng dẫn cách trồng hoa cúc Bách Nhật dành cho người mới bắt đầu.

1. Giới thiệu về hoa cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật là loài hoa đa dạng về màu sắc, hình dáng và kích thước. Các loại hoa này có thể có đường kính từ 2,5 đến 12,5 cm và có màu sắc khác nhau như trắng, vàng, cam, đỏ và tím. Hoa có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau, từ trang trí trong nhà cho đến sân vườn.

2. Cách trồng hoa cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật có thể trồng trong chậu hoặc trực tiếp trồng vào đất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng:

– Chọn chỗ trồng: Hoa cúc Bách Nhật thích ánh sáng mặt trời và không khí tươi trẻ. Chọn một vị trí ngoài trời nào đó với ánh sáng mặt trời tốt nhất trong ngày, hoặc chọn một chỗ trong nhà gần cửa sổ để có đủ ánh sáng mặt trời và không khí tươi trẻ.

trồng cúc Bách Nhật

– Chuẩn bị đất trồng: Đất cần phải giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trộn đất với phân bón và cát để tạo một môi trường lý tưởng cho cây cúc Bách Nhật.

– Chọn cây giống: Chọn cây cúc Bách Nhật với cây lá đầy đủ và cây nhánh không bị gãy hoặc cụt. Cây cũng cần phải có rễ tốt.

– Trồng cây: Đặt cây cúc Bách Nhật vào chậu hoặc đất, tưới nước đều và giữ cho đất ẩm. Cây cúc Bách Nhật cần được tưới nước đều và thường xuyên để giữ cho đất ẩm.

hoa cúc Bách Nhật

3. Kết luận

Trồng hoa cúc Bách Nhật là một hoạt động thú vị và đơn giản, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu trồng cây. Với những lời khuyên trên, bạn có thể bắt đầu trồng hoa cúc Bách Nhật trong sân vườn của mình hoặc trong nhà của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một kết quả tốt nhất khi trồng hoa cúc Bách Nhật, bạn nên tìm hiểu thêm về các yếu tố khác như chăm sóc, bón phân và điều kiện thời tiết phù hợp.