Giá thể trồng lan: Bí kíp phối trộn cho bạn

giá thể trồng lan

Giá thể trồng lan

Giá thể trồng lan là môi trường sống của lan, tùy thuộc vào từng loại lan, điều kiện trồng trọt để chọn giá thể trồng lan phù hợp. Trong trồng lan công nghiệp hay qui mô hộ gia đình có thể sử dụng các loại giá thể sau:

1. Giá thể trồng lan bằng xơ dừa

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng xơ dừa

Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan, xơ dừa có nhược điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, mặt trên mau khô và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước cho lan không để bị ngậm nước gây thối rễ. Nên dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước, cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan Laelia không ưa trồng bằng xơ dừa.

2. Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng vỏ thông.

Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục để không làm chậu lan bí, đọng nước gây thối rễ. Đồng thời vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu, Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

3. Giá thể trồng lan bằng dớn

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng dớn.

Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng và hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan.

4. Giá thể trồng lan bằng rêu

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng rêu.

Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiều chất làm cho cây lan yếu đi, chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm đề trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chứa được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.

5. Giá thể trồng lan bằng than củi

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng than củi.

Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên, than phải đốt từ củi. Than trồng lan có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

6. Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa.

Giá thể trồng lan bằng đá núi lửa (lava rock) – hình minh họa.

Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu. Nhược điềm là giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá núi lửa này.

7. Giá thể trồng lan bằng đá bọt

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan bằng đá bọt.

Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.

Một vài công thức phối chế giá thể trồng lan.

Người ta trồng lan với nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công thức khá thông dụng cho một số nhóm lan chính hiện trồng phổ biến ở Việt Nam:

1. Giá thể cho địa lan (Cymbidium)

Vỏ thông nhỏ: 5 phần
Vỏ thông vừa: 2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn: 2 phần
Cát số to: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

2. Giá thể cho lan Cattleya, lan Lealia, lan hồ điệp – Phalaenopsis

Vỏ thông cỡ vừa: 6 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 2 phần
Đá bọt 1: phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

3. Giá thể cho lan Dendrobium

Vỏ thông cỡ vừa: 4 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 4 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

4. Giá thể cho lan Hài, lan Vũ nữ – oncidium

vỏ thông cỡ nhỏ: 6 phần
Vỏ dừa cỡ nhỏ: 2 phần
Than nhỏ: 1 phần
Đá bọt: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần

Phạm Tiến Khoa

Nhân giống hoa lan: Hướng dẫn để thành công toàn tập

nhân giống hoa lan

Phương pháp nhân giống hoa lan

Việc nhân giống hoa lan ngày nay trở nên đa dạng hơn trước rất nhiều, bạn có thể chọn nhân giống hoa lan bằng gieo hạt, thân giả, tách nhánh, cấy mô… sao cho phù hợp với điều kiện và tình trạng vườn lan của mình nhất.

1. Nhân giống hoa lan bằng gieo hạt

Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, bởi vì hạt của hoa lan rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và tính phân ly lớn khi trồng hoa lan bằng hạt, khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ. Nhưng cũng chính vì mang tính di truyền phức tạp, phân ly lớn cho nên là cơ hội tốt cho các nhà nhân giống hoa lan và đông đảo người trồng hoa lan tuyển chọn được những giống hoa lan quý. Bởi vậy nhân giống hoa lan bằng hạt cũng là một trong những khâu quan trọng trong việc tạo ra giống lan.

– Các phương pháp nhân giống hoa lan bằng gieo hạt

Có hai cách nhân giống hoa lan bằng hạt là vô khuẩn và hữu khuẩn:

+ Phương pháp hữu khuẩn là đem hạt gieo hat hoa lan vào giá thể của rễ lan trồng trong chậu, trước khi gieo hạt phủ rêu lên mặt chậu rồi hãy gieo hạt lên trên. Hạt giống sẽ nẩy mầm nhờ sức tác của thực khuẩn của rễ hoặc lấy thực khuẩn từ rễ cây hoa lan đem trộn với hạt rồi đem gieo thẳng xuống giá thể. Nhưng dù là phương pháp nào đi nữa thì tỷ lệ nẩy mầm cũng rất thấp.

+ Phương pháp gieo hạt hoa lan vô khuẩn được tổ nghiên cứu Gasmolin phát hiện từ những năm 20-30 của thế kỷ 20, bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng vô cơ, có thể làm cho hạt hoa lan nẩy mầm và chứng minh kỹ thuật nhân giống hoa lan hiệu quả cao được xác lập trên cơ sở trong điều kiện vô khuẩn. Cây hoa lan giống mọc từ hạt có thể sinh trưởng khoẻ mạnh cho đến khi ra hoa, đã được các nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi.

– Môi trường gieo hạt hoa lan

Chất dinh dưỡng dùng cho gieo hạt vô khuẩn được phối chế theo môi trường MS (Muzashige and Skoog, 1962) hoặc KC (Kunsun c, 1946) nhưng tùy giống loài hoa lan mà tăng thêm than và nước dừa.

– Diệt khuẩn khử trùng hạt giống hoa lan

Hái lấy quả sắp chín (80-90%) hoặc chưa chín, dùng bông tẩm cồn lau sạch bề ngoài, dùng dao tách quả để lấy hạt, dùng vải trắng gói lại, làm ướt hạt hoa lan bằng nước vô trùng, dùng giấy lọc thấm nước, đưa vào ngâm 5-10 phút đầu trong dung dịch KOH, vớt ra rửa sạch bằng nước vô trùng 3 lần, dùng giấy lọc thấm hết nước lại đưa vào ngâm trong dung dịch nước tẩy trùng (H2O2, HgCl…) để diệt khuẩn 10-20 phút rồi vớt ra rửa bằng nước vô trùng vài lần là có thể dùng được.

– Nuôi dưỡng gieo hạt hoa lan vô trùng

Dùng que bạch kim, ống hút hoặc bơm tiêm hút lấy hạt hoa lan đã qua xử lý trên bàn siêu sạch, gieo vào bình hoặc ống nghiệm, dán nhãn sau đó đưa vào phòng cấy mô nơi có ánh sáng tán xạ với nhiệt độ 20-26°C. Sau khi phôi lớn, cho chiếu sáng 2.000-3.000 Lux mỗi ngày 10-18 tiếng. Lượng giống trong bình sao cho các hạt giống hoa lan đều được tiếp xúc với dung dịch là được.

Hạt giống được phân đều trên bề mặt của dung dịch, không được chùm xuống dưới để tránh bị ngạt, thời gian nẩy mầm của hạt giống hoa lan tuỳ theo giống. Khi nẩy mầm phôi phình to, mầu vàng nhạt, rồi dần dần chuyển sang màu xanh vàng cho đến màu xanh và từ phôi xuất hiện thân hình cầu, từ thân hình cầu mọc thành mầm. Sau khi gieo hạt 1-2 tuần phôi phình to, 4-6 tuần hạt có màu xanh chứng tỏ diệp lục đã có trong phôi. Lá đầu tiên xuất hiện chính giữa đỉnh thân hình cầu. Sau khi gieo 2-3 tháng xuất hiện lá thứ 2-3 thân hình cầu dài ra và có sợi rễ đầu tiên.

Có những giống khó mọc rễ cần thay dung dịch với liều lượng và chủng loại khác nhau, cho đến khi cây mọc vài cái rễ và lá mọc đều hãy đưa cây trồng vào giá thể trồng hoa lan. Những cây sinh trưởng yếu cần chuyển vào vị trí của những cây sinh trưởng khỏe tiếp tục nuôi dưỡng.

– Lấy cây thực sinh trong ống nghiệm

Đây là khâu rất quan trọng trong việc nhân giống hoa lan, nếu thao tác không cẩn thận hoặc không chu đáo có thể bị chết do không thích nghi với môi trường bên ngoài hoặc phí công của các công đoạn trước.

Trước khi lấy cây hoa lan nên rời đến những nơi có môi trường tương tự để nó thích ứng với môi trường trồng phong lan tự nhiên và nhiệt độ trong phòng, khi cần thiết có thể bỏ nắp đậy 2-3 ngày, tiếp đó lấy cây hoa lan từ trong bình ra rửa sạch dung dịch dính vào cây, chú ý tránh tổn thương đến rễ, sau đó đem ngâm vào thuốc tím từ 5-10 phút, vớt lên đặt lên mặt báo cho ráo nước, cuối cùng đem cây hoa lan trồng vào giá thể phù hợp (hỗn hợp giữa than bùn, rêu, bã mía… với cát mịn).

Đầu tiên nên đặt cây hoa lan ở chỗ độ ẩm cao, ánh sáng yếu 6-7 ngày sau đó hãy chuyển vào phòng có nhiệt độ 25°c và độ ẩm tương đối cao và ánh sáng tán xạ khá mạnh cho đến khi cây sống, mỗi ngày tưới nước cho hoa lan 1 lần và phun thuốc diệt khuẩn theo định kỳ, sau một tháng mới đem trồng vào nơi có ánh sáng tương đối. Tùy thuộc vào độ lớn của cây hoa lan mà thay chậu, thường thường sau hai năm, cây hoa lan sẽ ra hoa.

Hiện nay trên thế giới đã sử dụng phương pháp gieo hạt quả xanh:

Thường sau khi thụ tinh, một cây hoa lan cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để quả chín. Tuổi thành thục của địa lan ngắn hơn phong lan. Ví dụ loài lan Aspasia principissa là 400 ngày. Ngoài ra, để đảm bảo sự thành công trong tạo cây hoa lan con lai bằng kỹ thuật lai giống từ 2 loài lan có nhiễm sắc thể khác nhau, người ta đã dùng phương pháp gieo hạt hoa lan hoàn toàn mới đó là phương pháp gieo hạt xanh.

Phương pháp gieo hạt xanh được thực hiện trong phòng thí nghiệm tương tự phương pháp nảy mầm không cộng sinh nấm, nhưng có lợi là sử dụng hạt còn xanh nên những hạt bên trong không bị nhiễm các mầm bệnh như quả chín. Ngoài ra vỏ quả có thể được khử trùng với một dung dịch có cường độ mạnh nhưng hạt bên trong vẫn không bị ảnh hưởng, vỏ quả đã tách ra bằng một dụng cụ đã khử trùng trong tủ cây vô trùng, lúc này hạt hoa lan được gieo trực tiếp mà không phải khử trùng lần nữa.

Thời gian thu hoạch quả xanh của một số loài, sau khi hạt được hình thành như sau:

Hoa lan Cattleya 2 lá: 90 ngày

Hoa lan Cattleya 1 lá: 120-135 ngày

Hoa lan Dendro (Dendrobium) nobile lai: 90-100 ngày

Các loại hoa lan Dendro (Dendrobium) khác: 60-75 ngày.

Hoa lan vũ nữ (Oncidium): 60-75 ngày

Hoa lan hồ điệp (Phalaenopsis): 90-100 ngày

Hoa lan Vanda: 90-120 ngày

Những điều cần lưu ý khi gieo hạt xanh:

– Cần gieo hạt hoa lan ngay khi đã lấy ra khỏi quả, hạt hoa lan không để lâu được vì dễ mất sức nẩy mầm.

– Cần rải hạt hoa lan đều trên môi trường gieo hạt, hạt dày quá, cây con lên sẽ yếu. Nếu các hạt hoa lan dính nhau trong ống nghiệm mà lắc không ra có thể cho vào 1 giọt aerosol để tách các hạt hoa lan ra.

Khi gieo hạt xong, cần đặt bình cấy vào môi trường mát mẻ, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho hoa lan, ít biến đồi, thông thoáng. Ở vùng Đông Nam Á thì những hạt hoa lan Vanda hay cây lai của Ascocentrum, hynchostylis… thường nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 27°c và nhiệt độ ổn định là yếu tố quan trọng cho hạt hoa lan nẩy mầm.

– Sau khi hạt nảy mầm, thấy xuất hiện lá thì nên cấy chuyển sang giai đoạn 2 ngay, sau khi cấy chuyển nếu môi trường trồng lan phù hợp cây sẽ sinh trưởng rất nhanh, sau 6-8 tháng có thể mang cây hoa lan con ra khỏi chai trồng ở bên ngoài để trồng. Khi cấy chuyển phải hết sức cẩn thận, tránh sự lây nhiễm khuẩn và nấm.

Khi cây hoa lan con đã lớn khoảng 5-12 tháng sau cấy chúng có thể được chuyển ra ngoài trồng, từ khi trồng đến khi cây có hoa dài, ngắn tùy giống có thể từ 2-7 năm, thời gian này có thể rút ngắn nếu môi trường nuôi cấy và có chế độ chăm sóc đặc biệt.

2 Nhân giống hoa lan vô tính

– Tách bụi

Các cây hoa lan sau khi đã phát triển chật chậu (lan đa thân: Cattleya, Dendrobium) phải được tách chiết để trồng lại.

+ Đối với địa lan (Cymbidium): Dùng dao sắc đã khử trùng qua ngọn lửa để tách giò lan ngay sau khi hoa tàn. Vết cắt phải để khô nên bôi paraffin, vôi… Để giò lan đã tách vào đất ẩm, mỗi mắt ngủ sẽ cho một chồi mới. Mỗi chồi tách nên có gắn theo 1 số rễ chú ý tách đúng chỗ nối liền giữa cây mẹ và nhánh con.

+ Đối với hoa lan Cattleya, Dendrobium và các giống lan tương tự thấy rằng ở gốc của mỗi giả hành thường có ít nhất 1 mắt ngủ, nên có thể tách mỗi giả hành thành 1 đơn vị để trồng. Những bụi lan đã phát triển mạnh thì nên tách mỗi khóm nhỏ có 2 giả hành để trồng, điều này là bắt buộc đối với lan hài Paphiopedilum phải có 1 chồi già với 1 chồi non.

Cách làm như sau: Dùng dao sắc đã khử trùng để cắt đứt phần căn hành giữa các giả hành, bôi vôi vào kín vết cắt. Có thể tách ra khỏi chậu rồi trồng ngay, nhưng cũng có thể sau tách vẫn giữ nguyên ở trong chậu đến khi mắt ngủ phát triển thành chồi cao, rễ bắt đầu xuất hiện ở gốc chồi thì mới tách các khóm lan nhỏ ra khỏi chậu. Trước khi tách ra khỏi chậu, cần tưới nước ướt đẫm cả chậu để rễ mềm, dễ tróc và nhấc cả khóm ra khỏi chậu. Rửa sạch để loại bỏ các giá thể cũ, cắt bỏ rễ già, rễ thối hoặc quá dài, chỉ chừa lại rễ có độ dài khoảng 5cm (không chạm vào các rễ non mới nhú ra từ gốc chồi mới), sau đó đem trồng vào chậu.

Phương pháp tách bụi thường tiến hành khi cây hoa lan bò ra khỏi mép chậu, nhưng thường nhất là tiến hành đồng thời vào lúc thay chậu khi giá thể đã hết tác dụng. Tách bụi thường tiến hành sau thời kỳ lan nghỉ và bắt đầu bước vào thời kỳ tăng trưởng (cuối mùa mưa, đầu mùa khô) khi các mắt ngủ bắt đầu phình to ở giả hành và rễ bắt đầu nhú ra.

Các giống địa lan, người chơi lan thường áp dụng phương pháp nhân giống truyền thống này và đã thu được kết quả tốt. Sau đây là kỹ thuật tách nhánh hoa địa lan hoa to:

Khi thay chậu có thể kết hợp tiến hành tách cây, thông thường nhân giống hoa lan bằng tách cây 3-4 năm tiến hành một lần vào mùa xuân hoặc mùa thu, nhưng mùa xuân tốt hơn, bởi vì lúc này mặc dù thời tiết bắt đầu ấm, nhưng rễ non, mầm non chưa phát sinh, phù hợp với tách cây, nếu tách vào mùa thu nên tiến hành vào tháng 10. Nhân giống hoa lan bằng tách cây cần chọn những cây sinh trưởng khỏe, thường là mỗi khóm 10 mầm trở lên là vừa. Những cây hoa lan được chọn làm cây mẹ để tách cây, trước khi tách cây vài tháng cần thoả mãn cây được phát triển trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, nhờ đó tích lũy được nhiều chất hữu cơ, tạo cơ sở dinh dưỡng tốt sau khi tách, làm cây dễ sống, phục hồi nhanh. Trước khi tách 7-10 ngày cần khống chế nước, giữ cho giá thể hơi khô tiện cho thao tác tách cây, tránh được đứt rễ khi cho cây hoa lan ra khỏi chậu.

Các bước tiến hành như sau: trước hết nhẹ nhàng cho cây hoa lan ra khỏi chậu, dùng kéo cắt cẩn thận lá khô, rễ và xem xét kỹ trạng thái của cây, xác định chỗ cắt, khi cần thiết có thể dùng một số thuốc khử trùng để tiêu độc. Đặt khóm hoa lan vào chỗ khô mát, sau đó dùng dao sắc cắt thành vài khóm, cũng có thể dùng kéo để cắt, nhưng phải hết sức cẩn thận tránh tổn thương mầm rễ, sau đó lại dùng thuốc diệt khuẩn bôi vào vết cắt rồi đem trồng vào chậu, trước khi trồng phải tưới thêm nước cho giá thể, sau khi trồng tạm dừng tưới nước 3-5 ngày, sau khi vết cắt lên sẹo mới tưới nước để cố định rễ. Điều kiện thích hợp cho cây hoa lan mới trồng là phòng có đủ ánh sáng, thông thoáng, ban đêm chiếu bằng ánh sáng trắng khoảng 5-6 giờ, hàng ngày phun qua nước 1 lần, 3 ngày bón phân qua lá 1 lần cho đến khi ra rễ non mới đưa ra ngoài chăm sóc. Sau khi đưa ra ngoài sẽ tăng dần lượng chiếu sáng, mỗi tuần phun một lần KH2PO4 hoặc chất kích thích sinh trưởng và các nguyên tố vi lượng. Sau 3 tháng tưới nước phân loãng chủ yếu là phân kaly, ít đạm. Khi mầm cây hoa lan dài khoảng 2cm, cần tăng lượng chiếu sáng tùy từng điều kiện mà 3-5 ngày/lần phun phân qua lá và 9-10 ngày/lần tưới vào gốc.

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

nhân giống hoa lan

– Nhân giống hoa lan bằng thân giả

Nhân giống hoa lan bằng thân giả tức là sử dụng thân giả có thể không lá hoặc không rễ, nhưng vẫn chắc mập để nhân giống hoa lan. Bởi vì mỗi thân giả thường có mấy mầm ngủ, khi nó bị tách khỏi cơ thể mẹ sẽ có khả năng nẩy mầm. Thân giả có thể chỉ có một nhưng cũng có thể là vài thân giả liền với nhau. Khi thân giả bắt đầu nẩy mầm, cắt bỏ các rễ khô và các rác rưởi sau đó ngâm vào vitamin B12 khoảng 30 phút, sau đó dùng bông ướt cuốn lại, sau nửa ngày mới đưa vào chậu để trồng, cần chú ý chỉ cần lấp một nửa thân ngầm, loại có rễ và không rễ trồng riêng. Nếu có lá già phải cắt bỏ đi giảm bớt bốc hơi nước và tiêu hao dinh dưỡng của cây. Cây hoa lan có một thân giả là tốt nhất, chậu không nên quá to, dùng 4 phần rễ mục trộn lẫn với 6 phần cát để làm giá thể. Thân giả có rễ dễ mọc mầm, sinh trưởng khỏe, dễ chăm sóc. Với những thân giả chưa có rễ có thể trồng mỗi chậu vài cây, nhưng chậu phải to hơn và thoát nước tốt, dùng 2 phần lá mục trộn lẫn với cát thô, sau khi trồng, ngâm chậu vào trong thuốc tím. Khi nào thuốc tím ngấm vào giá thể thì nhấc ra, để ráo nước rồi đưa vào nhà ươm giống thông thoáng râm mát, tránh mưa. Phương pháp giữ ẩm cho giá thể thường làm là đặt chậu chìm sâu dưới mặt đất. Khoảng sau nửa tháng mỗi ngày cho chiếu sáng nửa ngày, đất khô phải tưới nước như vậy khoảng 2 tháng sau nẩy mầm. Lúc này đưa vào vườn ươm có che nắng đề tránh ánh sáng trực xạ, chú ý khống chế nước, đến khi hoa lan ra mầm dài 2 cm, cho tiếp xúc với ánh sáng tán xạ hoặc cho tiếp xúc với ánh sáng nhẹ trước 8h30 phút sáng, lúc này độ ẩm giá thể của hoa lan cần điều chỉnh cho phù hợp, nên để hơi khô, thỉnh thoảng phun chất dinh dưỡng theo định kỳ. Chăm sóc cây hoa lan khoảng 4-6 tháng có thể thành cây giống. Mầm mới đem trồng có thể trồng với đất cát pha (hơi chua) trộn với đất mùn hoặc giá thể khác. Sau khi trồng, một tuần mỗi ngày phun 2 lần. Khi nào cây hoa lan giống đã sống mới chuyển sang chăm sóc bình thường. Thân giả bị tách lấy mầm được chăm sóc cẩn thận, sang năm vẫn có thể nẩy mầm.

– Nhân giống hoa lan bằng tách nhánh

Ở một số loài lan (Dendrobium, Thunia…) thường có hiện tượng tạo cây hoa lan con trên giả hành một cách tự nhiên, khi cây hoa lan con này có rễ là có thể tách ra khỏi giả hành để trồng.

Đối với 1 số loài lan đơn thân (Vanda, Arachnis…) khi thân cao lớn có thể cắt phần ngọn 30-50cm có ít nhất 2-3 tầng rễ để trồng. Phần gốc bên dưới nếu không có lá vẫn có thể ra chồi bên, từ đó có thể tách ra trồng như trên.

Đối với hoa lan Vanlilla và Vanda, có thể cắt thân ra từng đoạn 3-4 đốt để trồng vì loại này rất dễ hình thành rễ bất định.

– Nuôi cấy mô tế bào của hoa lan

Nuôi cấy mô tế bào còn được gọi là nuôi đường ngoài cơ thể. Nó được nuôi dưỡng vô trùng từ các cơ quan của cây như là lá, hoa, quả, rễ và kề cả tế bào. Nuôi cấy mô hoa lan mới được nghiên cứu và ứng dụng, nhưng phát triển rất nhanh, đã hình thành cả một hệ thống nhà xưởng hoàn chỉnh, sản xuất theo mục đích hàng hóa. Người ta có thể dùng thân, rễ, củ, các lát cắt để nuôi dưỡng thành cây giống. Phương pháp nhân giống hoa lan này vừa nhanh vừa không phụ thuộc vào thời tiết. Có thể sản xuất quanh năm, tiết kiệm đất, lao động, cây sản xuất từ ống nghiệm sạch bệnh và cũng có thể kết hợp với kỹ thuật mới để tạo ra cây giống sạch bệnh, nâng cao chất lượng cây hoa lan giống, phù hợp tiêu chuẩn lan quốc tế. Đặc biệt phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp nhân giống hoa lan cổ truyền là để tạo ra các cá thể lai ưu tú sớm trở thành giống tốt có tính trạng ổn định. Tồn tại lớn nhất của phương pháp này là giá thành cao, khó thao tác, cây lan ra hoa muộn, và cũng có thể sản sinh biến dị vô tính, bất lợi cho việc duy trì của giống. Hiện nay ngoài các trường Đại học và các Viện nghiên cứu, các cơ sở chuyên nhân giống hoa lan, các doanh nghiệp chuyên trồng hoa lan cũng tích cực nghiên cứu hệ thống nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện gia đình và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xây dụng hệ thống nuôi cấy mô tại gia đình

Xây dựng phòng vô trùng tại chỗ là vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống nhân giống nhanh hoa lan bằng cấy mô tại gia đình. Diện tích phòng cấy mô vô trùng không quá lớn chỉ cần đặt được một tủ cấy mô vô trùng và có chỗ thao tác là được. Trong phòng vô trùng có một bảng đèn tử ngoại kết hợp với phun diệt khuẩn và dùng acid sunfuric đậm đặc pha thêm một ít thuốc tím để phun theo định kỳ. Tủ vô trùng có thể tự làm và cũng có thể mua tại những nơi chuyên sản xuất tủ nuôi cấy mô thực vật hoặc tủ vô trùng của y tế.

Để vô trùng môi trường và dụng cụ cần có nồi áp suất gia dụng (nếu có nồi hấp của y tế là tốt nhất), bếp điện (nồi vi sóng). Ngoài ra còn cần các dụng cụ sau:

– Một cân phân tích (1OOg)

– Một nồi Inốc hoặc nồi nhôm (1-2 lít)

– Một máy ép hoa quả

– Đèn cồn, kéo y tế, dao mổ, đũa cấy mô, bình tam giác, bình đong, bình chứa dung dịch, hộp petri, ống hút, ống nhỏ giọt, bông, găng tay cao su và giấy lọc…

– Nếu có điều kiện có thể mua thêm tủ sấy, máy lắc…

Trong quá trình thao tác, tất cả các dụng cụ chịu được nhiệt độ cao đều phải khử trùng bằng nồi áp suất. Nồi áp suất gia dụng không có đồng hồ đo, khi diệt khuẩn chưa đậy nấp ngay mà đun cho nước sôi sủi bọt, hãy đậy nắp để khử trùng trong vòng 20-25 phút, sau đó để nguội tự nhiên. Những dụng cụ không chịu nhiệt thì dùng hoá chất để khử trùng.

Ở một số nơi có thể tự chế tủ cấy mô vô trùng hoa lan, các phần chính như sau:

Tủ cấy mô vô trùng tuy đơn giản nhưng rất thực dụng, có thể làm bằng gỗ, gỗ dán, kính hoặc kính hữu cơ, to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu, thông thường rộng 60-70 cm sâu 40-45 cm, cao 50 cm, phía dưới đục 2 lỗ thao tác, bên ngoài có nắp. Như vậy có thể thò tay vào để thao tác vừa giảm được ô nhiễm, trên tủ có bóng đèn 25W và một bóng đèn cực tím 8-20W.

Phần dưới bên phải mặt sau và phía trên mặt trái, để lỗ thông hơi đường kính 10 cm dưới lỗ thông hơi xếp 5-6 lớp vải màn cho khí vào, trên lỗ xếp 2-3 lớp vải màn cho khí ra, để tiện cho không khí lưu thông. Bên phải trái có thể cho một phía để lắp cửa lùa để có thể đưa những dụng cụ vào ra dễ dàng. Trước khi sử dụng 2-10 tiếng có thể bỏ 2-4g thuốc tím vào trong lọ miệng rộng sau đó đổ 10-20ml phoocmon vào, tạo thành phản ứng, hơi phoocmon bốc lên sẽ có tác dụng khử trùng. Trước khi thao tác bỏ bình ra nếu phối hợp với bật bóng đèn cực tím sẽ có tác dụng vô trùng tốt hơn.

– Dung dịch cấy mô hoa lan thường dùng và cách pha chế

Dinh dưỡng cho nhân giống hoa lan nhanh thường dùng phương pháp pha chế của MS (Muzashige và Skooy, 1962); VW (Vacin và Went, 1949); BS (Gambozg 1968); White (1949). Nhân giống hoa lan trong gia đình nên dùng môi trường MS, tùy từng giai đoạn có pha thêm chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau.

Phương pháp pha chế chất dinh dưỡng dùng trong nhân giống hoa lan

Các hóa chất thông dụng trong nhân giống hoa lan gồm 5 loại đa lượng của dinh dưỡng MS (NH4NO3, KN02, CaCl2.2H2O, MgSO4.7H2O, H2PO4, thuốc tím, phoocmon, đường trắng, dầu quỳnh, cồn y tế, giấy lọc PH (PH 5,4-7.0), bột tẩy trắng đa dụng hoặc thuốc tẩy trắng, một số nguyên tố vi lượng của MS, phụ liệu hữu cơ và ít chất kích thích, được cân bằng cân phân tích, cũng có thể mua tại các viện nghiên cứu hoặc cơ sở chuyên nhân giống hoa lan dinh dưỡng pha sẵn để vào tủ lạnh dùng dần. Chất dinh dưỡng sau khi pha xong phải được khử trùng bằng nồi cao áp mới được sử dụng. Đối với các cơ sở chuyên nhân giống hoa lan, để tăng hiệu quả cả quá trình phải thay 3-4 loại dinh dưỡng như loại dinh dưỡng cho thân phình to, loại cho thân giả phát triển, loại cho thân giả phân hóa nẩy mầm và loại cho ra rễ. Cũng có khi dùng thêm loại dinh dưỡng tăng sinh trưởng cho cây giống. Thường là các giống lan khác nhau, thích ứng với các loại dinh dưỡng nhân giống khác nhau. Nhưng bất luận loại nào, những thành phần chủ yếu vẫn là đạm, lân, kali, canxi, ma nhê, lưu huỳnh, sắt, Bo, Mg, Cu, Zn, Mo, Cl, I…. Về một số chất hữu cơ kích thích sinh trưởng, đường trắng. Đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng mặc dù nồng độ rất thấp nhưng rất quan trọng cho tái sinh chồi, rễ của các mô lan.

Trước hết phải pha dung dịch mẹ, tức là loại dung dịch hỗn hợp, nhiều thành phần dinh dưỡng, có thể pha một lần dùng nhiều lần. Thông thường các muối được hòa tan trước sau đó được hỗn hợp lại. Bội số của dung dịch tỷ lệ nghịch với liều dùng, dùng ít với hệ số pha loãng lớn (100-1.000 lần), dùng nhiều hệ số pha loãng hơn (10-20 lần). Nguyên tố vi lượng và đa lượng phải pha riêng sau mới hỗn hợp với nhau. Khi hỗn hợp cần tách ion dương, âm tránh xảy ra phản ứng hoá học dẫn đến kết tủa, thuốc của sắt phải pha riêng, có thể pha lẫn FeS04.7H20 5,57g với 7,54g Na2.EDTA trong 1000 ml nước, 1.000 ml dung dịch dinh dưỡng chỉ cần lấy 5 ml dung dịch mẹ để pha loãng. Các chất như acid glutamic, vitamin, kích thích sinh trưởng phải pha riêng tuỳ thuộc vào liều lượng để pha (10-100 mg). Một số chất kích thích không hoà tan trong nước như IAA, IBA, GA, NAA phải dùng cồn 95% làm dung môi, một số chất như 2,4 D phải dùng 1 mol NaH2O đề hoà tan, hoặc 6 – BA dung l mol NaCl để hòa tan, sau đó mới hoà loãng bằng nước. Nồng độ thường được biểu thị bằng mg/l, sau khi pha xong đưa vào tủ lạnh để bảo quản.

Khi đã có sẵn dung dịch mẹ, sẽ căn cứ vào loại dung dịch dùng cho cấy mô mà pha loãng, trước hết hãy lấy dung dịch của các nguyên tố đa lượng sau đó theo thứ tự pha thêm dung dịch vi lượng như sắt, acid glutamic, vitamin, chất kích thích sinh trưởng và các phụ gia khác, tiếp đó dùng nước cất pha đến 1/2 định lượng, pha thêm nước đường và dầu quỳnh, đun lên cho hoà tan rồi điều chỉnh pH sao cho phù hợp với yêu cầu, tiếp tục pha thêm nước cất đến thể tích định sẵn, cuối cùng đổ dụng cụ vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng dùng cho cấy mô và đun ở 98 apmosphe, nhiệt độ 121°c để khử trùng, đến khi nguội thì bỏ ra.

– Nuôi dưỡng mô

Nuôi dưỡng mô thông thường gồm 4 bước: Lấy mô vô trùng, hình thành thân tròn, cắt thân tròn thành nhiều mảnh, thân tròn phân hoá.

Nhân giống hoa lan nhanh có thể dùng cây con từ gieo hạt trong điều kiện vô trùng, đủ ra rễ chưa có lá để làm vật liệu nuôi cấy. Các mô được cất trong điều kiện vô trùng đưa vào dịch dinh dưỡng cho hình thành thân tròn, chủ yếu dung dịch dinh dưỡng này là: 0,5-1,0 mg/l, NAA + 0,1-l,0mg/l, 6-BA và 10% nước dừa.

Sau một thời gian nuôi dưỡng trong bóng tối sẽ hình thành thân tròn màu trắng, sau đó đưa ra nuôi dưỡng trong điều kiện ánh sáng yếu với nhiệt độ 25° thân tròn sẽ chuyển màu xanh. Thân hình tròn sẽ được chuyển vào dung dịch 1/2 MS + nước hoa quả hoặc MS 4-2 mg/l NAA + 1000 mg/l than hoạt tính hoặc MS + 2 mg/l NAA + 5% nước dừa + 2% than hoạt tính với nhiệt độ trong phòng 25 + (-) 1°c, ẩm độ 60-70%, ánh sáng 2.000 Lux, mầm sẽ phát triển nhanh.

Nhân giống hoa lan nhanh cũng có thể dùng mầm từ 7-8 cm dưới gốc của những cây sinh trưởng khỏe, đem rửa bằng xà phòng và phun bằng nước máy khoảng 10-15 phút cho sạch, sau đó trong điều kiện vô trùng cắt lấy nửa trên của mầm, bóc đi 1/2 lá bên ngoài, sát trùng qua bằng cồn 25°c rồi ngâm vào NaCl 10% khoảng 10 phút, lắc nhẹ làm tăng hiệu quả khử trùng, khi bỏ ra lập tức rửa bằng nước vô trùng. Bóc tiếp 2 -3 lá rồi đưa vào khử trùng 5 phút trong nước muối, lấy ra rửa bằng nước vô trùng và bóc đến lá cuối cùng.

nhân giống hoa lan
Phương pháp nhân giống hoa lan bằng nuôi cấy mô

Các bước tiến hành nuôi cẩy mô tế bào hoa lan:

1. Cắt lấy điểm sinh trưởng
2. Đưa mẫu vào dung dịch cấy mô
3. Nuôi dưỡng trong dung dịch
4. Phân chia tế bào
5. Cắt thành miếng nhỏ
6. Hình thành thân hình cầu
7. Tách thân hình cầu
8. Nuôi dưỡng thân hình cầu phân hoá
9. Hình thành nhóm cây con
10. Tách cây con
11. Nuôi dưỡng cây khỏe
12. Đưa ra trồng
13. Trồng vào chậu.

Sau đó lấy điểm sinh trưởng làm trung tâm cắt thành hình vuông chừng 0,3-0,4 cm, đưa vào nước muối ngâm 1 phút, bỏ ra rửa vài lần bằng nước vô trùng, dùng dao mổ cắt thành vài miếng, các miếng cắt lần lượt được cấy vào dung dịch MS + 0,1-0,2 mg/l NAA hoặc 1/2 dung dịch 6-BA 0,5 – 2 mg/l rồi đưa vào phòng nhiệt độ 24-25°C và ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng khoảng 1.500-2.000 lux. Thời gian chiếu sáng khoảng 12 tiếng để tạo thân hình cầu. Như vậy sau khoảng 4-6 tuần mô sẽ hình thành nhiều thân hình cầu, nếu như cắt thân thành nhiều mảnh hoặc dùng máy ép bằng kính ép vỡ rồi lại cấy vào dung dịch, trong một thời gian ngắn sẽ hình thành nhiều thân hình cầu, hình thái và tỷ lệ hình thành thân hình cần phụ thuộc vào dung dịch nuôi dưỡng.

Có giống hoa lan trên bề mặt phủ kín lông tơ màu trắng, có giống thưa hơn. Hình thái thân hình cầu ổn định thì sẽ dễ dàng nuôi dưỡng, chỉ cần đưa vào dung dịch 1/2 MS + nước rau quả thích hợp hoặc dinh dưỡng MS + 2 mg/l NAA + 1000 mg/l than hoạt tính, sau 1-2 tháng nuôi dưỡng sẽ hình thành nhiều thân hình cầu và sinh trưởng thành từng bụi.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy trong thời gian nhân giống hoa lan không nên pha chất kích thích sinh trưởng vào dung dịch hoặc cố gắng hạn chế làm thay thế bằng dịch hoa quả, thân hình cầu phân hóa thành mầm được thuận lợi, cây giống ít phát sinh biến dạng.

Còn dùng chất phân chia tế bào không thỏa đáng, thân hình cầu phân chia không bình thường, có lúc không ra được mầm hoặc hình thành lá dày, cây không bình thường. Ngoài ra quá trình phân bào nồng độ ion không quá cao, vì dễ dẫn đến cây hoa lan phát triển không bình thường.

Nếu có thể nên dùng dung dịch huyền phù để tăng tốc độ nhân giống hoa lan. Để tăng lượng không khí và thay đổi không khí trong dung dịch thông thường nên dùng máy lắc (60-120 lần/phút) hoặc máy quay (2 vòng/phút), thông thường dùng máy quay tốt hơn máy lắc.

Khi cây hoa lan con cao 2-3 cm, có thể cắt và chuyển đến dung dịch 3/4 MS + dịch hoa quả + vi lượng dung dịch MS + nước rau quả để nuôi dưỡng từ 1 -3 tháng cây sẽ cao từ 10-15 cm có 3-4 lá, và 2-3 rễ có thể đem trồng.

– Trồng và chăm sóc hoa lan con từ phòng cấy mô

Cây được đem trồng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Trước khi đưa ra trồng 2-3 ngày, mở nắp bình tam giác đựng cây giống làm cho cây thích nghi với môi trường tự nhiên rồi mới lấy ra.

Nếu miệng bình rộng nên đổ vào một ít nước lắc nhẹ đế cho dung dịch tan đều rồi hãy cho nước sạch vào rửa, nếu miệng bình nhỏ sau khi đổ nước lắc nhẹ rồi dùng dây thép móc ra, tránh làm tổn thương rễ, nếu như cây to và nhiều rễ chỉ có cách đập vỡ bình để lấy cây (bọc bình và cây bằng miếng vải rồi dùng búa đập nhẹ, nhưng phải chú ý tránh làm hỏng cây và gây thương tích cho người).

Cây hoa lan con được rửa bằng nước sạch, dùng chổi lông quét sạch những thứ bám vào cây, sau khi rửa nên dùng nước sạch dội qua cho sạch, nếu không cây dễ bị thối rữa. Cây con sau khi rửa sạch tiến hành phân loại to nhỏ và xếp lên giá có lót bằng giấy báo, có thể dùng thuốc diệt khuẩn phun phòng, chờ cho cây ráo nước mới đem trồng.

Cây hoa lan con được đưa vào chậu thông khí thoát nước tốt. Nên dùng rêu để làm giá thể, rêu được ngâm, rửa sạch, ép khô với độ ẩm nhất định và vô trùng. Trước khi đưa cây vào trồng, đáy chậu được phủ một lớp rêu dầy khoảng 1cm, rễ cây được cuốn bằng rêu, sau đó đặt vào chậu theo mật độ đã định, cần phân loại cây to nhỏ để dễ chăm sóc.

Cây được chèn cho vững, không quá lỏng. Cây con lúc này rất yếu nên phải được đặt vào những nơi râm mát, thông thoáng, ánh sáng yếu, ẩm độ cao. Sau khi trồng hoa lan con, phun nước tưới ẩm cho cây và giá thể đủ ẩm. Tiếp đó mỗi ngày phun vài lần, không quá khô hoặc quá ẩm.

Sau 7-10 ngày tăng dần lượng nước. Sau 2 tuần mỗi tuần phun 1 lần thuốc bảo vệ thực vật, khoảng 3 tuần sau cây hoa lan mọc rễ non. Khi đó có thể tăng dần ánh sáng và mỗi tuần phun phân qua lá một lần có thể phun bằng KH2PO4 0,1-0,2% khoảng 6-8 tháng khi cây cao 15 cm có thể tách trồng riêng rẽ mỗi chậu một cây.

Thường dùng loại chậu có đường kính từ 8-9 cm, khi nào cây cao 60 cm chuyển sang chậu 12 cm. Sau một năm khi thân giả to mập và nhú mầm lại đổi sang chậu to đường kính 16-18 cm.

Tiêu thụ phong lan và tình hình sản xuất trên thế giới

Phạm Tiến Khoa

Tiêu thụ phong lan và tình hình sản xuất trên thế giới

tiêu thụ phong lan

Tình hình sản xuất và tiêu thụ phong lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới và ở Việt Nam

1. Trên thế giới tiêu thụ phong lan ra sao?

Trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan được trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụ phong lan trong nước. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới 31,6 triệu cây con. Trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm 5% trong số các giống hoa lan cắt cành. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 30 triệu USD từ phong lan.

tiêu thụ phong lan

Năm 2009, trị giá lan xuất khẩu Thái Lan là 79,8 triệu USD. Hoa lan Thái xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số hoa lan cắt cành và 51,4 % tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hoa lan của Thái Lan Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản hiện đang là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thái Lan, tiếp theo là Liên minh châu Âu và Mỹ (40%). Mặc dù là cường quốc xuất khẩu hoa lan, nhưng năm 2009 Thái Lan vẫn phải nhập từ 0,9 – 1 triệu USD tổng giá trị hoa lan cắt cành và lan cây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay Thái Lan có khoảng hơn 1000 loại lan bao gồm các giống lan thuần và lan lai.

Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng mộ và trở thành nơi sản xuất lan Hồ điệp chủ yếu trên toàn cầu. Những năm gần đây, Đài Loan cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị kinh tế cao như Cattleya, Dendrobium, Oncidium với chất lượng hoa thương phẩm tốt đã được tiêu thụ khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chính của sự thành công là do Đài Loan đã thành lập được một hệ thống lai tạo giống lan mới hàng đầu thế giới.

Năm 1987 Singapore bắt đầu nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn, các trang trại trồng hoa lan đã không ngừng được mở rộng. Năm 1993 Singapore đã xuất khẩu 3,8 triệu cành đến châu Âu và một số lượng lớn đến thị trường Nhật. Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37 triệu USD, chiếm 12% thị trường phong lan trên thế giới. Thời điểm hiện tại Singapore đang tập trung sản xuất hai loại lan cắt cành chính là Dendrobium và Oncidium.

Trung Quốc là nước có truyền thống chơi lan lâu đời. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 tăng lượng hoa lan cắt cành xuất khẩu đạt 5 tỷ cành, tăng 1,2 tỷ cành so với năm 2010. Trong đó tập trung chủ yếu vào các loài Cattleya, Dendrobium và Oncidium.

Công nghiệp hoa cắt cành ở Malayxia là một ngành mới phát triển so với các lĩnh vực nông nghiệp khác. Malayxia có tổng số diện tích trồng hoa cắt cành khoảng trên 1.218 ha trong đó 580 ha trồng hoa lan. Giống hoa lan được trồng phổ biến là Dendrobium, Aranda, Oncidium và Mokara chiếm 97% hoa lan cắt cành của Malayxia. Thị trường chính của Malayxia là Nhật, Singapore và Hồng Kông, trong đó Nhật Bản là thị trường hàng đầu của các loại hoa lan cắt cành.

Indonexia là nước có nhiều loài phong lan thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil, chiếm khoảng 5.000 trong tổng số 26.000 loài phong lan hiện có trên toàn cầu. Tuy nhiên, nước này hiện vẫn đứng sau Malayxia, Thái Lan, Singapore về trồng và xuất khẩu phong lan.

Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ, với khoảng 1300 giống. Mặc dù trước đây bị khai thác triệt để, nhưng tới nay Nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quí để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại, trong đó chủ yếu hướng vào sản xuất các loại hoa lan cắt cành chịu nhiệt ở một số giống thuộc các chi Dendrobium, Mokara, Oncidium.

Ở Hawai, nền công nghiệp trồng lan cũng tăng lên mạnh mẽ trong 20 năm qua, tập trung chủ yếu vào các loài lan rừng và lan công nghiệp. Thu nhập tăng từ 2,2 triệu USD trong năm 1980 lên tới 7,7 triệu USD năm 1990, và đạt 18,2 triệu USD năm 2002, đến năm 2006 đạt khoảng 22 triệu USD.

Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan Cattleya và Dendrobium rất lớn. Năm 2007 tổng giá trị nhập khẩu hoa lan gần 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006 và đứng thứ hai so với những cây hoa khác.

Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhật Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ hoa lan cắt cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan trọng. Chỉ riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm (CBI, 2007) cho tiêu dùng hoa lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium, chiếm trên 50% tổng mức tiêu dùng hoa lan thế giới. Trong đó Đức đứng đầu với khoảng 3 tỷ euro mỗi năm. Năm nước có nhu cầu lớn tiếp theo là Anh (2,82 tỷ), Pháp (1,85 tỷ), Ý (1,62 tỷ), Tây Ban Nha (0,99 tỷ) và Hà Lan (0,89 tỷ) [118], Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng 5,4 triệu USD hoa lan cắt cành/năm, Mỹ 5,5 tỷ USD. Có thể nói rằng sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát triển và phát triển. Bên cạnh đó, hoa lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium chiếm phần lớn trong tổng số lượng sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới. Điều đó chứng tỏ các loài hoa này mang lại hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loại lan phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngành sản xuất hoa lan của các nước trên thế giới. Những năm gần đây, nhờ việc mở rộng phát triển sản xuất các loài lan này đã đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho các nước như Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… Việt Nam với điều kiện khí hậu tương tự như các nước này và người trồng lan có kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển các giống lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

2. Ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium.

Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam.

Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng [23]. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hướng chính:

– Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập nội (lan công nghiệp).

– Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng).

Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,… trong những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân giống vô tính invitro và đã sản xuất mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị [28]. Viện Nghiên cứu Rau quả đang triển khai dự án “Nhân giống và phát triển sản xuất các giống lan Hoàng Thảo
bản địa” và đã có sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.

Tại Viện sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã sản xuất hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như Phalaenopsis, Cattleya, Dendrobium…, đặc biệt là một số loài lan Hoàng Thảo có giá trị như Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng…

Trung tâm kỹ thuật Rau – Hoa – Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ điệp giống và hàng vạn cây giống lan khác như Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Đặc biệt đã thành công trong việc nhân giống lan Hồ Điệp và các loại lan Hoàng Thảo rừng.

Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão) với mục tiêu sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ của Viện Sinh học Nông nghiệp – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội hoa Thái Lan. Tất cả những chính sách đầu tư trên đã đem lại hiệu quả to lớn thúc đẩy ngành sản xuất lan công nghiệp phát triển và thu được nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần được xuất ra thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập lớn cho người sản xuất, người kinh doanh trong lĩnh vực này.

Lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng ở quy mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Xã Đông La, La Phù, La Khê – Hoài Đức – Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc. Đến nay cả xã đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn lan từ 500 đến 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo, chủ yếu là chi lan Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi Điệp, Nhất Điểm Hồng…). Theo lãnh đạo xã Đông La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông nghiệp khác.

Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa, với quy mô từ 300- 500m2, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương và một số loài lan Hài.

Ở một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có điều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 – 2005. Công ty TNHH Cửu Long (Bắc Ninh), Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha/một doanh nghiệp, ngoài các loại lan công nghiệp như Hồ Điệp, Cát lan, Vũ Nữ, Hoàng Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lan rừng, làm phong phú thêm các sản phẩm hàng hoá.

Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên một qui trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 – Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm thành công. Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, trong vài năm trở lại đây, nông dân ở vùng ven và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 – 2006 thực hiện đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tư, phát triển hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2005). Đến năm 2008, diện tích trồng lan của thành phố đã tăng lên gần 80 ha và năm 2010 là 200 ha. Tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 đã có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… có trên 100 loài lan khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu từ 500 triệu – 1 tỷ đồng/ha/năm, chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và Mokara, chiếm tỷ lệ ít hơn là lan Cattleya và Oncidium.

Các chính sách đầu tư của nhà nước hầu hết tập trung vào lan cắt cành và sản xuất cây con giống của một số loài lan công nghiệp như Hồ Điệp (Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium) và một số loài lan khác. Các dự án đầu tư phát triển hoa cây cảnh của các tỉnh đều hướng tới sản xuất lan cắt cành, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Tại hội thảo về hiện trạng và hướng phát triển hoa lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Phó Chủ tịch thường trực Thành phố Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định với thế mạnh là hoa nhiệt đới, lan Dendrobium, Oncidium, Mokara cắt cành sẽ trở thành cây chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.

Hiện nay có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích mỗi doanh nghiệp khoảng 40 – 50 ha như công ty Dalat Hasfarm, công ty Lâm Thăng của Đài Loan. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội hoa lan “Dalat orchid Association” với mục đích là tập hợp những người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản xuất theo hướng hàng hoá. Hiện nay, mỗi năm Đà Lạt sản xuất được khoảng 200.000 cành lan cắt. Trang trại Rinsun tại Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất. Trang trại đã đầu tư 1 ha diện tích nuôi trồng hiện đại, cung cấp hàng ngàn chậu lan Cattleya mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước, các loại lan công nghiệp của trang trại này còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á và châu Âu.

Bằng kỹ thuật nhân giống vô tính, hàng năm Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, đã cung ứng 250.000 cây phong lan gồm các loài Dendrobium, Mokara, Cattleya cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Dự kiến sắp tới, mỗi năm Trung tâm sẽ cung cấp khoảng 300.000 – 500.000 cây phong lan để xuất khẩu sang Canada, Đài Loan…

Đối với thị trường trong nước, sản lượng hoa phong lan cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hoa lan cũng chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu lan cắt cành còn lại phải nhập từ các nước khác. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 90% lượng lan cắt cành (Dendrobium) và lan chậu (Cattleya, Oncidium).

Theo Đồng Văn Khiêm, Công ty Phong lan Xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh thì khó khăn lớn nhất là Nhà nước chưa có chính sách phát triển ngành lan, chưa có một văn bản nào để khuyến khích, chính sách thuế không rõ ràng. Mặt khác, sản xuất lan còn tản mạn, chưa tập trung vào các loài lan có giá trị kinh tế cao như Cattleya, Dendrobium, Oncidium….

Như vậy, vấn đề sản xuất, kinh doanh, hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ mới có ý nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan.

Tài liệu nghiên cứu của Ts. Hoàng Xuân Lam

Lan Hạc Đỉnh ra hoa đúng Tết làm sao?

lan hạc đỉnh

Hướng dẫn cách trồng để lan hạc đỉnh ra hoa đúng Tết

Trồng lan hạc đỉnh đã khó, trồng để lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết còn khó hơn gấp nhiều lần. Một chậu lan hạc đỉnh kín hoa trưng trong nhà ngày tết là niềm ao ước của bao nhiêu người chơi lan.

Tên gọi lan hạc đỉnh

Một loài địa lan, ở miền bắc nước ta gọi là lan Hạc đính (dấu sắc), ở miền nam gọi là lan Hạc đỉnh (dấu hỏi). Thôi thì, vùng miền nào ta cứ gọi theo vùng miền ấy. Chẳng qua là thói quen thôi mà. Nhưng tên khoa học của nó thì ta phải tôn trọng, vì các nước người ta công nhận như vậy, lẽ nào nước mình lại không?

Tên quốc tế của giống lan này là Phaius. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì xuất xứ từ tiếng Hy-lạp, phios nghĩa là màu xám. Có lẽ căn cứ vào việc màu sắc của bông hoa trở nên sẫm khi bông hoa đó bị làm hư hại hoặc đã tàn.

Phân bố

Có khoảng 40 loài ở châu Phi, Madagascar, châu Á, Australia và quần đảo ở Thái bình dương. Loài mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam là loài Phaius tankervilleae.

lan hạc đỉnh
Một chậu lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết.

Mô tả và phân loại lan hạc đỉnh

Là loài địa lan với giả hành hoặc thân giống cây sậy. Lá to, gấp nếp. Vòi hoa phát xuất từ gốc hoặc từ nách lá, không phân nhánh, hoa thường có màu nổi bật. Các lá, đài và cánh hoa phẳng, tương tự nhau. Môi hình ống có thể gắn với phần chân của trụ hoa, chỉ có 1 thùy hoặc ba thùy, có một cựa ở chân môi và một mô sần có gân nổi. Khối phấn 8, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4.

Hoa lan hạc đỉnh trở nên màu đen ngả xanh dương khi bị hư hại hoặc khi bị héo tàn, Có một số loài, các chi tiết của hoa như nhuộm màu chàm, làm cho hoa càng thêm hấp dẫn.

Lan hạc đỉnh là loài địa lan đa thân, có giả hành, dễ trồng với chất trồng nhiều mùn nhưng phải thoát nước tốt và đặt trong bóng râm, chất trồng cần thoát nước tốt, nhiệt độ từ trung bình đến ấm. Vào mùa xuân và mùa hè, chúng cần nhiều nước và phân, lúc đó cây đang trong giai đoạn phát triển. Vào mùa thu và mùa đông thì giữ cho cây khô hơn. Nhiều loài, trong đó đặc biệt là Phaius tankervilleae, phát triển tốt trong những vườn lan vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vòi hoa lan hạc đỉnh cao từ 60 cm đến 100 cm. Hoa của các loài thuộc giống lan hạc đỉnh – Phaius có ba màu: nâu, trắng hoặc vàng. Thông thường, trong điều kiện tự nhiên, hoa lan hạc đỉnh sẽ nở sau tết Nguyên đán khoảng từ 30 đến 45 ngày. Vì vậy muốn hoa lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết cổ truyền thì phải có tác động của con người (xem phần sau).

Cách trồng lan hạc đỉnh

Là loài địa lan, sinh trưởng trên các cao nguyên với ánh sáng tán xạ, không thích hợp với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Vì vậy khi đưa lan về vườn nhà, chúng ta cần lưu ý đến yếu tố này. Cách tốt nhất là trồng lan hạc đỉnh dưới vườn lan có lưới che, cường độ ánh sáng cho lan giảm còn 50%, vào mùa hè trời nắng gắt vào buổi trưa thì cần tăng thêm một lớp lưới (lớp lưới thứ hai không cố định, có thể kéo ra và cuộn lại khi cần). Chiều cao của lưới từ mặt đất đến mặt lưới khoảng 2,5 m. Số lượng cột và lưới tùy theo độ rộng của vườn, cột đủ chắc, miễn sao lưới được căng phẳng.

Giá thể cho lan hạc đỉnh – Phaius

Là địa lan, tất nhiên chúng ta có thể trồng chúng trong chậu hoặc dưới đất vườn đã làm thành luống (liếp). Luống đất được bao quanh để giá thể trồng lan không tràn ra bên ngoài, chiều cao của luống đất (lớp giá thể trên mặt) cao chừng 15 – 20 cm. Giá thể gồm ba thành phần tạo thành một hỗn hợp:

  • Đất (bùn ao đã được phơi khô hoặc đất thịt pha cát), chiếm 4/6 thể tích,
  • Than xỉ tổ ong (loại than đốt lò ở các cửa hàng ăn uống), chiếm 1/6 thể tích,
  • Trấu hun, tức là trấu được đốt theo kiểu hiếm khí (vỏ trấu cháy nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng), chiếm 1/6 thể tích.

Ba loại giá thể này trộn lẫn với nhau rồi cho vào chậu hoặc trải đều trên luống, trải trên luống thì san cho bằng phẳng rồi mới trồng.

Chuẩn bị cây giống lan hạc đỉnh

Mỗi cây lan hạc đỉnh – Phaius trưởng thành, sau khi đã cắt hoa, chúng sẽ đẻ cây con. Đợt đầu chúng nảy chùng 3 cây con, chúng ta chờ cho các cây con có ít nhất là 3 hoặc 4 lá thì dùng dao sắc cắt tách chúng ra khỏi thân cây mẹ. Tiếp đó trồng cây mẹ trở lại, cây mẹ sẽ nảy tiếp một số cây con, cũng chờ đến khi cây con đợt hai có đủ 3-4 lá thì ta lại tách chúng ra để trồng nơi khác (trong chậu hoặc trên luống). Tổng cộng số cây con do một cây mẹ đẻ ra có thể là 5 cây cho cả hai đợt.

Lưu ý: Tách cây con ra khỏi cây mẹ, nhất thiết mỗi cây lan hạc đỉnh con đều còn rễ. Và sau khi cắt thì ta dùng vôi (ăn trầu), hoặc sơn móng tay của phụ nữ, xoa đều lên mặt cắt để chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Trồng lan hạc đỉnh con trên luống (liếp)

Chiều ngang luống khoảng 1,5 m, chúng ta đặt các cây lan hạc đỉnh con nằm trên luống đã bỏ giá thể, hàng cách hàng (theo chiều ngang luống) 25cm và cây cách cây (chiều dọc luống) 30cm. Như vậy nếu chiều ngang luống là 1,5m thì ta trồng được 4 hàng. Sau khi đặt cây trên giá thể, ta dùng tay tạo một lỗ trên mặt luống sâu chừng 2-3cm, đủ để lấp kín rễ của các cây con. Dùng ngón tay ấn chặt quanh gốc để cây đứng vững. rồi dùng gáo tưới nhẹ nước quanh gốc cho đất được nén lại, sau 10 ngày mới dùng vòi phun để tưới vì lúc đó cây đã bén rễ không sợ bị làm hư hại cây.

Bón phân cho lan hạc đỉnh

Sau một tháng lấy nước tiểu pha loãng để tưới. Đó là cách làm dân gian, thực tế, nước tiểu của người cung cấp U-rê cho cây, vậy ta có thể dùng phân hóa học có thành phần u-rê để tưới cũng được, nhưng phải pha thật loãng khi tưới lần đầu. Khoảng 3-4 tháng sau bắt đầu bón phân chuồng (đã hoai). Phân được bỏ quanh gốc lan, sau đó phủ lên một lớp đất, nhớ không được để đất phủ lên mặt lá lan.

Trong 6 tháng đầu, cây lan phát triển dinh dưỡng nên cần phải tưới nước thường xuyên và bón phân cho lan theo định kỳ. Sáu tháng sau là thời kỳ cây sinh thực, tức là chuẩn bị để hình thành vòi hoa và hoa.

Chăm sóc và cách trồng để lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết

Như trên đã nói, trong thiên nhiên, giống lan hạc đỉnh – Phaius chỉ ra hoa vào thời điểm 30-45 ngày sau tết. Vì vậy để cây lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết thì ta phải đảo ngược qua trình sinh thực của chúng. Cách làm như sau:

Vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, nhiệt độ không khí lúc đó vào khoảng 30 oC. Với nhiệt độ đó, cây lan hạc đỉnh sẽ không thể chuẩn bị ra hoa. Vì vậy chúng ta phải đưa chúng vào nhà có điều hòa nhiệt độ để có nhiệt độ thích hợp là 10-15 oC. Nhưng đến trước tết âm lịch khoảng 50 ngày, nhiệt độ ngoài trời giảm xuống rất nhiều, trời trở rét (miền bắc và vùng cao nguyên), trong lúc đó cây lan hạc đỉnh lại cần nhiệt độ môi trường từ 25 đến 30 oC để phát hoa. Trong trường hợp này, chúng ta phải tạo ra tiểu khí hậu chung quanh cây lan, bằng cách sưởi ấm cho chúng và che phủ bằng tấm ny-lon trắng để thêm cường độ ánh sáng. Độ ẩm không khí cũng như độ ẩm của đất luôn cần phải giữ ở mức 85%.

Tuy nhiên, muốn điều hòa nhiệt độ và đảo ngược điều kiện sinh trưởng thì chúng ta cần phải có nhà kính. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể dùng phương pháp hóa học để cây lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết, vào thời điểm theo ý muốn.

  • Dùng SEAWEED (chiết xuất từ rong biển): 5g Seaweed pha với 8 lít nước, mỗi sào (500 m2) dùng khoảng 4-5 bình. Mỗi lần phun cách nhau 7 đến 10 ngày. Phun trước 30-40 ngày khi cây lan vào mùa sinh thực (chuẩn bị ra hoa).
  • Dùng PROGIBB phun trước thời điểm xác định cho hoa nở 30-40 ngày. Liều lượng, 1g cho 1 bình 8 lít. Mỗi 500 m2 phun chừng 30-40 lít, mỗi lần phun cách nhau 7-10 ngày.

Trồng lan hạc đỉnh vào chậu

Giá thể cũng giống như trồng trên đất. Túy chậu lớn hay nhỏ mà trồng từ 1 đến 5 cây cho một chậu. Cách trồng, tưới nước, bón phân cũng giống như trồng trên đất. Ngoài việc trồng lan con vào chậu, chúng ta cũng có thể bứng nguyên một khóm lan đã có hoa từ đất trồng vào chậu để có hoa bán hoặc trưng ngay. Khi bứng khóm lan từ đất vào chậu cần lưu ý không để phạm vào giả hành và không làm đứt toàn bộ bộ rễ.

Phòng sâu bệnh cho lan hạc đỉnh

Lan hạc đỉnh Phaius rất ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn phải phòng sâu bệnh cho lan. Có loại bệnh thường gặp là bệnh đốm vòng. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá, chúng lan dần vào bên trong, tạo thành những đốm tròn, làm cho lá khô héo. Nếu cây lan hạc đỉnh bị bệnh nặng thì không thể cho hoa. Để xử lý, ta dùng thuốc RIDOMIN, pha 25-30g cho bình 8 lít nước, phun một tuần một lần. Hoặc dùng ANTRACOL, pha 24-32g cho một bình 8 lít, phun mỗi tuần một lần.

Sâu bệnh cũng ít khi làm hại cây lan hạc đỉnh – Phaius, nhưng nếu phát hiện có sâu bệnh thì dùng REGENT, pha 1g cho một bình 8 lít, phun mỗi tuần một lần, ngưng phun khi đã hết sâu bệnh.

Góp nhặt một ít tư liệu để các bạn tham khảo. Mong các bạn có một chậu lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết. Nếu các bạn có kinh nghiệm gì khác, mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn.

Hình ảnh những chậu lan hạc đỉnh ra hoa đúng tết.

lan hạc đỉnh
Lan hạc đỉnh – Phaius peyrotii.
lan hạc đỉnh
Lan hạc đỉnh – Phaius tankervilleae.
lan hạc đỉnh
Lan hạc đỉnh – Phaius grandifolius alba SnowQueen.

Phạm Tiến Khoa

Lan cấy mô: Chia sẻ kinh nghiệm trồng thực tế

lan cấy mô

Bạn đã biết về cây hoa phong lan cấy mô chưa?

Tự tay mình trồng những cây lan cấy mô còn bé xíu, hàng ngày chăm sóc, theo dõi nó lớn lên thì còn gì thú vị hơn nữa! Bài này sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm của người viết về trồng lan cấy mô.

1. Thiết kế vườn lan trồng lan cấy mô

Cây lan con trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhiệt độ mát mẻ, cường độ ánh sáng nhẹ, ẩm độ cao. Do vậy, khi chuyển cây lan từ chai cấy mô ra vườn ươm cần chú ý tạo tạo các điều kiện phù hợp cho cây lan con.

Cụ thể:

– Vườn ươm trồng lan cấy mô phải thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ chiều cao vườn 3 – 3.5m.
– Vườn lan phải có lưới che ánh sáng đạt 30 – 50% ánh sáng tự nhiên.
– Có mái che để ngăn ngừa mưa lớn vào mùa mưa.
– Có hệ thống tưới phun sương.

Trồng cây lan con đúng kỹ thuật

2. Dụng cụ

– Thau dùng chứa nước để rửa cây lan con cho sạch trong môi trường nuôi cấy.
– Giấy báo + khay (rổ) để trữ cây lan.
– Bình phun sương.
– Giá thể trồng lan là xơ dừa, dớn đen hoặc dớn trắng chuẩn bị tuỳ theo loại cây lan (lan con Dendro, Mokara, Cattleya, Ren,… sử dụng giá thể là xơ dừa; riêng lan con Hồ Điệp sử dụng giá thể là dớn trắng).
– Thuốc phòng trừ nấm bệnh như Mancozeb, Dithan…
– Vỉ bằng xốp hoặc vỉ nhựa có lỗ để trồng cây.

3. Cây lan giống

Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan con đã phát triển hoàn chỉnh, cao khoảng 3 – 4 cm, có bộ rễ cân đối với lá, có thể chuẩn bị để mang ra bắt đầu trồng.

4. Các phương pháp tiến hành

Phương pháp xử lý giá thể

Giá thể xơ dừa:

lan cấy mô
Trong việc trồng lan cấy mô, vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin.

Trong việc trồng lan cấy mô, vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin.

lan cấy mô
Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm.

Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập tơi miếng xơ dừa đã được cắt và tiếp tục xả nước 2 – 3 lần.

Ngâm xơ dừa trong thuốc nấm ở nồng độ 1‰. (có thể sử dụng xơ dừa trong vòng 3 – 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm).

* Lưu ý: Xơ dừa sử dụng là từ vỏ dừa khô.

Giá thể dớn trắng:

Ngâm nước từ 1 – 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở nồng độ 1% là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.

Phương pháp chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm trong việc trồng lan cấy mô:

lan cấy mô
Đặt chai mô từ phòng thí nghiệm vào vườn ươm cho thích nghi với môi trường bên ngoài.

Bước 1: Chai mô hoặc hộp mô lấy ra từ phòng thí nghiệm đặt vào kệ vườn ươm cho thích nghi dần với điều kiện môi trường bên ngoài. (Có thể có hoặc không).

lan cấy mô
Lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây.

Bước 2: Đối với chai mô: cho nước sạch vào chai lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây. Sau đó dốc ngược vào thau nước sạch cho thạch và cây tuột ra khỏi chai.

Đối với hộp mô: thao tác lấy cây lan con từ hộp mô cho vào thau nước sạch dễ dàng hơn và không gây tổn thương cho cây lan con.

lan cấy mô
Rửa sạch môi trường bám trên cây lan con.

Bước 3: Rửa sạch môi trường bám trên cây lan con (đặc biệt là rễ lan) bằng cách rửa 2 – 3 lần nước sạch. Loại bỏ rễ hay lá bị hư thối, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ và lá, không nên để cây lan con ngâm quá lâu trong môi trường nước vì rễ và lá bị thương sẽ dễ bị úng lá và thối rễ dẫn đến cây lan chết sau khi chuyển ra vườn ươm.

lan cấy mô
Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc.

Bước 4: Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc nấm Dithan nồng độ 1- 2‰ trong vòng 2 phút.

Bước 5: Chuẩn bị rổ nhựa: Trải giấy báo lên rổ nhựa, dùng bình xịt làm ướt giấy báo.

lan cấy mô
Vớt cây lan con sau khi ngâm thuốc nấm ra rổ nhựa.

Vớt cây lan con sau khi ngâm thuốc nấm ra rổ nhựa, trải đều các cây lan con trên rổ nhựa giúp các cây lan con thông thoáng.

Lưu ý: Không nên bó cây lan con ngay sau khi ra cây nên để sau 2 ngày mới bó cây, điều này giúp hạn chế việc cây lan con bị úng rễ sau khi trồng vào vỉ.

Bước 6: Cách trồng lan cấy mô

lan cấy mô
Lấy miếng xơ dừa đã xử lý thuốc nấm rồi quấn quanh rễ cây lan con.

Vắt khô miếng xơ dừa đã được xử lý thuốc nấm rồi quấn quanh rễ cây lan con cho vừa tay. Sau đó cho vào vỉ trồng lan cấy mô.

lan cấy mô
Cho vỉ trồng lan cấy mô ra vườn ươm.

5. Cách chăm sóc khi trồng lan cấy mô

Phương pháp tưới nước cho lan

Trong thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm không nên sử dụng phân bón. Chỉ tưới nước cho lan 2 lần/ngày (chủ động điều chỉnh liều lượng nước tưới tùy theo mùa nắng hay mùa mưa).

* Lưu ý: Chỉ phun sương cho ướt lá và giá thể, không nên phun sau 4 giờ chiều.

Phương pháp sử dụng phân bón cho cây lan con

Đối với phân bón nên phun phân vào buổi sáng và tùy vào từng giai đoạn của cây lan có chế độ phân bón khác nhau.

Cây lan con sau khi chuyển từ hộp nuôi cấy mô chỉ phun nước ngày 2 lần trong vòng 2 tuần đầu tiên.

Tuần lễ thứ 3 phun Vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước (2 lần/tuần).

Các tuần thứ 4 trở đi, có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh học BiO-1 và Vitamin B1 phun luân phiên từ 1 – 2 lần/tuần. Nồng độ phân tưới cho lan con như sau:

– Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5 – 1 g/lít nước.
– Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1 – 2 ml/lít nước.
– Vitamin B1 dùng 0.5 – 1ml/lít nước.
– Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 15 ngày/lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trừ bệnh cho lan thường dùng: Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben, Nativo…
Thuốc sâu: Confidor, Supracide, Decis, B thái lan…

* Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh theo liều lượng thấp nhất so với khuyến cáo và nên phun thuốc vào buổi chiều tối.

lan cấy mô
Cây lan cấy mô sau kho trồng được 4-6 tháng.

Sau 4 – 6 tháng, cây lan con tương đối lớn, ta có thể chuyển sang chậu lớn, cho thêm than vào và treo lên giàn để tiếp tục chăm sóc cho lan.

lan cấy mô

Riêng lan con Mokara, nên chuyển ra trồng trên mặt luống vỏ đậu phộng và tiếp tục sử dụng chế độ phân bón như trên (áp dụng phương pháp trồng tương tự cây lan Mokara lớn, với phương pháp này cây lan con Mokara tăng trưởng nhanh hơn và giá thể ít bị rêu so với các phương pháp trồng khác).

Phạm Tiến Khoa

Trúc La Hán: Loại Trúc của người quân tử

trúc la hán

Trúc La hán

Xuất xứ: Trúc La Hán vốn sinh sản ở vùng Nam bộ Trung Quốc, thường trồng nhiều ở lưu vực sông Trường Giang.

Đặc điểm: Cây trúc La Hán thích ánh sáng, đồng thời cũng rất chịu râm, thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hoà, đất tơi xốp và giàu chất mùn, không chịu đất kiềm, chịu khô hạn, không để úng nước.

Trúc La Hán
Một cây Trúc La Hán đẹp được dùng để trang trí phần mặt tiền của ngôi nhà, văn phòng làm việc.

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Nên đặt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời, thông gió như ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, vào mùa Đông đưa vào phòng ấm nhưng phải đảm bảo ánh sáng.
  2. Tưới nước: Duy trì độ ẩm của đất trong chậu, chống tích nước, vào mùa Đông vẫn cần phải tưới đủ nước, thường xuyên phun nước, duy trì độ ẩm trong đất.
  3. Bón phân: Bón gốc 1 lần vào đầu xuân trước khi măng mọc.
  4. Thay chậu: Khoảng 1-2 năm thay 1 lần

Trúc La Hán là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng các loại cây cảnh khác như cây Phong để làm cây cảnh ngắm lá trong nhà.

Kim Dân