Kinh nghiệm trồng hoa hồng

kinh nghiệm trồng hoa hồng

Hoa hồng: Cây trái tính trái nết?

Nhiều người có kinh nghiệm trồng hoa hồng cho biết đây là giống cây trái tính trái nết, nó không đến nỗi ‘Nắng không ưa mưa không chịu’, nhưng phải trồng trong điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp thì mới phát triển tốt, hoa mới đạt yêu cầu.

Đó là chưa nói đến khâu chăm sóc, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn đối với nhiều giống hoa khác.

Những nhận xét trên đố với giống hoa đẹp nổi tiếng, được mệnh danh là hoàng hậu của các loài hoa này không phải là sai.

Hoa hồng đâu phải là giống hoa mới? Nó đã xuất hiện trên Trái Đất này cả chục ngày năm, đã được nhiều nghệ nhân chơi cây cảnh bậc thầy trên thế giới bao đời khổ công lai tạo.

Từ gốc ở vùng Cận Đông thì ngày nay, trừ vùng Nam và Bắc Cực ra, nơi đâu lại không có bóng dáng hoa hồng xuất hiện.

Từ vỏn vẹn một số giống nguyên thuỷ, người ta đã lai tạo ra hàng trăm giống nổi tiếng khác nhau, nhưng vẫn chưa ai lai tạo ra những giống có sức sống bền bỉ, thời tiết nào cũng sống nổi, đất đai nào cũng sinh trưởng mạnh, chỉ cần được như giống Hồng rừng, Hồng dại của ta cũng mừng rồi!

Kể ra không buồn lòng sao được, khi một giống Hồng đem trồng ở Đà Lạt hoa nở đẹp mê hồn là thế, nhưng nếu bứng về trồng tại Sài Gòn thì nó lại … sống dở chết dở, và hoa nở không đạt chút nào!

Có những cây hoa hồng nhập từ nước ngoài về, theo catalogue thì hoa to, màu đẹp ai nhìn cũng ưa, nhưng sống ở đất nước xa lạ thì nó lại biến tướng, hoa to chỉ bằng hoa nội địa, mà màu sắc cũng tệ.

Lý do chính ở đâu? Xin thưa, đó là do sự khác biệt của môi trường sống, đó là khí hậu không thích hợp mà bạn cần phải tích luỹ kinh nghiệm trồng hoa hồng mới biết được.

Vậy thì cây hoa hồng thích hợp với loại khí hậu nào?

Cây hoa hồng chỉ dễ trồng, dễ sinh trưởng tốt, mập mạnh, hoa to, màu sắc lộng lẫy … khi được trồng trong môi trường có khí hậu thích hợp.

Nói cách khác, khí hậu đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây hoa hồng.

Như bạn đã biết, gốc tích của giống hoa hồng xuất phát từ vùng Địa Trung Hải, vùng có khí hậu nóng, nhưng đến mùa lạnh lại có tuyết bao phủ.

Thế nhưng, do nhu cầu đòi hỏi, sau hàng ngàn năm khổ công lai tạo của nhiều nhà thực vật học bậc thầy, cũng như nhiều nghệ nhân trên thế giới có lòng đam mê cao độ, hoa hồng đã lai tạo được nhiều giống Hồng có khả năng sống được trong môi trường khí hậu khác nhau. Có thể kết quả vẫn chưa làm hài lòng được đa số người chơi.

Được trồng trong vùng có khí hậu thích hợp quanh năm thì hoa hồng không những tăng trưởng mạnh, ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc sặc sỡ, mà cây còn có sức đề kháng mạnh, tránh được nhiều thứ bệnh hại có thể làm hư cành, chết cây.

Ngược lại, nếu trồng trong môi trường có khí hậu không thích hợp thì cây hoa hồng sinh trưởng chậm, sống èo uột, hoa nở không đạt, thường xuyên bị các loại nấm, vi khuẩn tuyến trùng … gây tác hại nặng trên khắp các bộ phận của cây. Như vậy, chứng tỏ sức đề kháng của cây cũng yếu.

Nước ta, một số tỉnh ngoài Bắc có khí hậu hợp với sự sinh trưởng của cây hoa hồng. Nhưng, vùng đất lý tưởng nhất trong nước giúp cây hoa hồng phát triển tốt là Đà Lạt.

Ở vùng đất cao nguyên này, từ Bảo Lộc đổ lên, quanh năm hoa hồng nở rộ, cây xanh tươi mơn mởn bốn mùa khoẻ mạnh.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam nói chung, khí hậu không thích hợp lắm đối với nhiều giống Hồng. Chỉ những giống Hồng chịu được khí hậu nóng ẩm như hồng nhung chẳng hạn thì trồng tươi tốt được.

Vào mùa mưa, vốn mưa to và kéo dài liên tục năm sáu tháng, đa số cây hoa hồng thường bị các loài nấm và sâu bệnh tấn công, khiến cây bị đốm lá, vàng lá, có khi lá rụng đến trơ cành, và dần dần những cây đó bị suy kiện dần mà chết.

Các loại sâu đục thân phá hoại phần lõi trong cây cũng thấy xuất hiện nhiều, khiến cây bị chết đứng trong một thời gian ngắn. Các loại sâu tơ, sâu đo chiếm lĩnh các đọt non … cào cào, dế, kiến … cũng là những tác nhân quan trọng làm cho cây hoa hồng suy yếu và chết.

Trừ những vùng như Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn và vài nơi như Tiền Giang, Sa Đéc, Hậu Giang trồng hoa hồng thành công.

Đây là những vùng trồng hoa hồng nổi tiếng xưa nay, nhờ vào đất đai tốt, nguồn nước tưới tốt, và cũng cần xác nhận là nhờ vào kỹ thuật trồng trọt, vì đây là nghề “cha truyền con nối”, họ có kinh nghiệm riêng trong việc trộn phân cũng như chăm sóc.

Cũng xin được nói thêm, cây hoa hồng không hợp với vùng đất thấp trũng. Nới nào đất thấp, mạch nước ngầm dâng cao thì phải chịu khó lên liếp cao mới trồng được hoa hồng.

Mặt khác, trong vườn trồng hoa hồng phải tạo được hệ thống thoát nước tốt và tránh nước ngập trong mùa mưa. Còn trồng trong chậu kiểng thì nên thường xuyên theo dõi các lỗ thoát nước ở đáy chậu hoặc bên hông chậu có bị tắc nghẽn hay không.

Nếu nước tưới hay nước mưa bị ứ lâu trong chậu, thì chỉ cần một ngày thôi, cây hoa hồng đã héo rũ, vàng lá và bộ rễ đã hư thối.

Kinh nghiệm trồng hoa hồng

Vì vậy, các nhà trồng hoa hồng kinh nghiệm khuyên ta nên chọn loại chậu có chân, và trổ nhiều lỗ thoát nước mới trồng hồng tốt được.

Mưa

Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy giống hoa này chịu mưa, nhưng với số lượng mưa vừa phải. Mưa nhiều, mưa dai cây sẽ sống ương yếu, hoa mau tàn, có nhiều sâu, nấm bệnh. Cần phải khai thông nước mua, đừng để ý đọng lâu trong khu vực trồng hoa hồng.

Nắng

Cây hoa hồng bất cứ giống nào cũng có khả năng chịu nắng giỏi. Trong ngày càng được chiếu sáng lâu giờ, hoa hồng càng sống khoẻ, ít bị sâu bệnh. Nhưng nó đòi hỏi nước tưới đầy đủ: sáng, chiều.

Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy thiếu nước tưới cây sẽ kiệt sức và chết hẹo.

Nhiệt độ

Thích hợp với những vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông lạnh lẽo mới tốt.

Gió

Cây hoa hồng thích gió nhẹ khoảng 3m/giây, và thổi quanh năm suốt tháng đều tốt. Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho thấy gặp gió mạnh cây sẽ ngã nghiêng, lung lay gốc, hoa mau tàn.

Vì vậy trồng vào vùng có gió mạnh, nhất là trong mùa mưa bão, ta nên dùng những que tre nhỏ cắm xuống đất để làm trụ chống đỡ cho thân và các cành hồng có thể đứng vững mới tốt.

Originally posted 2016-07-20 11:25:39.

Viết một bình luận