Non bộ: Nghệ thuật sắp xếp tài tình

non bộ

Non bộ: Thú chơi dễ … ghiền

Cũng như cây cảnh, non bộ là thú chơi đã nhiều đời và đã được nâng lên hàng nghệ thuật. Non bộ là một bố cục vật chất thu nhỏ tự nhiên phụ thuộc vào người chơi, nhỏ thì khuôn trong một cái chậu, lớn thì có trải ra trên diện tích 15 – 20 m2.

Nhưng dù lớn dù nhỏ, non bộ phải đảm bảo được nét hài hòa tự nhiên hệt như thiên nhiên thu nhỏ. Công việc đầu tiên khi thiết kế non bộ, bạn phải phân đá ra từng nhóm: loại thẳng, dài; loại có hình thù đa dạng; loại đá non, đá già… Sự phân loại này rất có lợi cho bạn khi tạo dáng hòn núi sắp dựng.

Dựng một non bộ cần phải theo những quy luật của tự nhiên và theo cả những quy luật về nhân sinh quan. Đá không thể xếp tùy tiện. Dù hòn núi có nhiều lớp nhưng cũng không nên xếp những khe, những rãnh theo chiều ngang, đó là điều tối kỵ. Bởi vì hòn tự nhiên sở dĩ có khe là do từ năm này qua năm khác , nước mưa tạo nét xói mòn, núi trong thiên nhiên bao giờ có những khe, rãnh nằm dọc, vậy nên ta chớ đặt chúng nằm ngang.

non bộ

Nhìn vào một hòn núi cảnh, ít nhiều người ta biết được tuổi tác, tâm tư người tạo đá. Người già thích núi bằng ngọn, trái lại người trẻ lại ưa những ngọn núi vút cao. Những ngọn núi “ông già” như đang trầm tư suy nghĩ về sự đời, về năm tháng đã trôi qua của đời người. Còn những ngọn núi nhọn vút lên đúng là thiên hướng của người trẻ, thích bay nhảy, hướng lên cái vô cùng. Một núi cảnh, có khi chỉ có một ngọn chính và vài ba núi phụ làm nền. Người ta gửi gắm tâm sự vào những hòn núi đó!

Một ngọn núi tượng trưng cho một người đàn ông bao giờ cũng thẳng, xù xì, cao lên trên. Hòn núi tượng trưng cho người đàn bà dứt khoát phải có những đường cong, ít đường thẳng. Núi “chị em” là hai khối đá cong vào nhau, dáng như hai người đàn bà sắp chụm đầu. Núi bạn hữu là hai ngọn núi vút lên bên nhau, biểu hiện tình bạn luôn thẳng thắn, cao thượng…

Người tạo dáng núi cảnh thường thực hiện theo tỷ lệ: chân núi rộng bao nhiêu thì thân núi mức độ nào là vừa, chiều cao cũng không phải vô cùng, nó phải hài hòa trong một quần thể. Khi chọn dáng núi, đừng quên tính quy luật vật lý, núi nghiêng phải nghĩ đến đối trọng. Núi dựng cùng một loại đá thì hướng của các hòn dá phải giống nhau. Đó là quy luật của tự nhiên. Núi phải cheo leo, hiểm trở, có nhiều chỗ “hẫng”  ở phía dưới mới đẹp, mới tạo cảm giác hùng vĩ, nên thơ và như thật.

Chọn đá thích hợp đã đành, bạn còn phải giải quyết tốt đối trọng, những lực giằng đỡ những hòn đá “hẫng”. Xi măng ít quá sẽ không bền vũng, nhiều quá chưa chắc dã tốt mà còn kém mỹ thuật. Nhiều nghệ nhân đắp núi có những thủ thuật riêng, họ khoan sâu vào đá, rồi dùng cốt thé và xi măng cố định một đầu tạo thành móc, móc này lại được đưa vào lỗ khoan của hòn đá khác đã được chọn, dùng xi măng gắn lại.

Việc làm này rất công phu, không phải một ngày là xong. Làm kiểu này đôi khi sắt hoặc xi măng lộ ra, các nghệ nhân dùng các cây thích hợp trồng vào cho tự nhiên, nhưng là để che những chỗ thô. Dựng những ngọn núi trên to dưới nhỏ, nếu không có cốt thép gắn chặt với bệ, núi rất dễ đổ. Núi có hang, có động mới đẹp. Dựng hang động là cả một kỳ công. Nó phải tự nhiên và bền vững.

non bộ

Khi dựng núi, người ta thường chọn dá già vì ít bị gió mưa xâm thực nữa, Nếu bạn để cho nhưng đá bọt, đá non gắn kết với đá già, thì nguy cơ núi sập là rất nhiều, tùy phải nhiều năm mới xảy ra. Đá non bị phân hủy, sẽ làm kết cấu của núi bị vỡ.

Tuy nhiên, đối với núi dựng bằng đá già, trồng cây vào núi rất khó, cây rất dễ chết. Các nghệ nhân có kinh nghiệm thường trồng cây vào những hòn đá từ trước. Khi dựng núi, người ta gắn những hòn đá ấy vào chỗ thích hợp, cây mới sống được. Kỳ công hơn, có người trồng cây trên bệ núi, đến khi dựng núi thì cho cành lên lỏi giữa các khe, các lỗ để có cành ở thân núi, đỉnh núi.

Để trồng cây trên đá, người ta phải kiếm các loại đá non, đá bọt về đục lỗ ở trong mà trồng. Ngoài ra còn có loại đá có những mạch nhỏ bên trong, mắt ta không thấy được (gọi là đá tự thấm nước), người ta đục lỗ mà trồng vào. Nhưng trồng thế nào là ùy, xin đừng quên là trồng cây ở chân núi thì không được cao hơn núi.

Hiện nay, non bộ đã trở thành mặt hàng được chú ý, đã có nhiều người, nhiều cơ sở chuyên khai thác, buôn bán đá nguyên liệu. Đã có người phất lên từ dịch vụ dựng non bộ. Một hòn đá cảnh mang lại nhiều niềm vui cho bạn . bạn sẽ thấy cuộc sống phong phú hơn và sẽ bớt cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên.

Phạm Ngọc Trường

Làm phân hữu cơ tại làng chài ở Vịnh Hạ Long

phân hữu cơ

Cách làm phân hữu cơ

Phương pháp làm phân hữu cơ trong tài liệu này nhằm giải thích cách thức làm phân bởi vi khuẩn, mục đích chính hướng đến làm giảm và cố định lượng rác hữu cơ. Phương thức này được áp dụng ở làng chài tại Vịnh Hạ Long.

Làm phân hữu cơ là một quá trình mà trong đó rác hữu cơ bị phân hủy thông qua hoạt động của vi sinh vật như vi khuẩn và nấm. Rác hữu cơ phân hủy bởi vi sinh vật có thể bởi 2 quá trình sau: Nếu với oxy (gọi là “quán trình hiếu khí”), hoặc không có oxy (gọi là “quá trình kỵ khí”). Phân hủy hiếu khí có những ưu điểm, như được so sánh với phân hủy kỵ khí, chẳng hạn như tốc độ mau lẹ, ít mùi, ít côn trùng tới, v..v.

Do đó, phương pháp phân hủy hiếu khí được khuyến cáo sử dụng. Để giúp quá trinh phân hủy hiếu khí diễn ra, có đủ khí oxy vào trong đống ủ. Điều kiện tiên quyết là phải trộn và đảo đống ủ nhằm đưa khí oxy vào bên trong. Và khuyến cáo nên thực hiện mỗi ngày một lần.

làm phân hữu cơ

Nếu đống ủ phân quá khô, tưới nước ngọt (nước mưa, không phải là nước biển) lên trên đống ủ và đảo trộn đống ủ, làm cho nước ngấm vào đống ủ. Khi đã tưới nước vào đống ủ, hãy cho từng chút từng chút và kiểm tra lượng nước cho vào vừa đủ thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.

Trong thực tế, nếu như đống ủ phân đã quá ướt, không có cách nào có thể giảm thiểu lượng nước thừa trong đó ngoại trừ làm bay hơi lượng nước thừa đó hoặc cho thêm các nguyên liệu khô vào trong như lá khô, cỏ khô. Do đó, khuyến cáo là cần phải lượng nước cho vào trong đống ủ ở mức độ thấp, đề phòng việc quá ẩm ướt.

Thêm vào đó, không được để đống ủ ở chỗ ẩm khi trời mưa. Nhằm giúp cho đống ủ không bị ẩm khi mưa, đống ủ có thể được che bởi các tấm nhựa mỏng ở bên dưới sao cho không khí có thể vào được bên trong đống ủ.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trong tài liệu đính kèm bên dưới.

Hướng dẫn làm phân hữu cơ tại làng chài trên Vịnh Hạ Long

[pdf-embedder url=”http://www.caykieng.farmvina.com/wp-content/uploads/2016/04/Làm-phân-hữu-cơ-tại-làng-chài-.pdf”]

Bón phân qua lá: Những điều bạn nên biết

bón phân qua lá

Phương Pháp Bón Phân Qua Lá

Bón phân qua lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lót có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa hơn so với ở trên cây hoa lan, loài sống phụ sinh

Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ.

Những ưu điểm khi bón phân qua lá

Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.

Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Mời bạn xem video clip:

https://www.youtube.com/watch?v=SMufLl5yJB4

Cây hút thức ăn nhờ gì?

  1. Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
  2. Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:

  • Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
  • Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
  • Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
  • Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
    • Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N, K và hệ quả của khả năng cơ động thấp ở các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca, B chẳng hạn.
    • Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
    • Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.

Kinh nghiệm làm vườn

làm vườn

Kinh nghiệm làm vườn: Chỉ một khu vườn nhỏ, những chậu cây đặt trong khoảng sân hay bên bậu cửa cũng khiến ngôi nhà trông mát mắt hơn. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc, chúng sẽ khó ra hoa và tạo một màu xanh rì như mong muốn.

Cắt tỉa thường xuyên

Cắt bỏ lá úa, hư để cành lá trông xanh mượt và tràn đầy sức sống. Nên mạnh dạn loại bỏ những cành hoa nhỏ, èo uột hoặc héo rũ. Cách này không chỉ làm không gian thoáng đãng mà còn giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Những cành lá không còn khả năng tươi tốt trở lại bị loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho cây dùng chất dinh dưỡng nuôi các cành hoa khác. Cắt tỉa thường xuyên còn giúp hạn chế muỗi, côn trùng ẩn nấp trong những chậu cây. Nhờ vậy, sức khoẻ của gia đình bạn cũng được đảm bảo.

kinh nghiệm làm vườn

 

Chọn nơi nhiều ánh sáng

Một khu vườn tràn ngập ánh sáng mặt trời là yếu tố đầu tiên để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Đầu tiên, bạn cần chọn khoảnh đất thoáng đãng, gió mát và đón nhiều ánh nắng mặt trời để cây xanh có thể quang hợp. Khi ấy, cây mới sinh trưởng tốt, xanh um và khoẻ mạnh. Hơn nữa, ánh sáng mặt trời còn phát huy tối đa khả năng tạo diệp lục của cây, làm trong lành bầu không khí xung quanh nhà.

Đất tốt

Cách đơn giản giúp bạn chọn loại đất tốt là dùng tay bóp một chút. Nếu thấy tơi xếp, mịn màng là loại tốt.

Nếu trồng trong chậu, nên lót bên dưới chút đất bột xơ dừa rồi đến đất thịt. Sau đó, phủ tiếp một lớp đất xơ dừa ở trên cùng. Như thế, chậu cây vừa sạch sẽ, vừa không úng nước.

Trường hợp trồng trong vườn, bạn cũng phủ một lớp đất xơ dừa lên trên cùng để giữ ẩm cho đất. Chúng sẽ giúp cây tươi tốt hơn.

Chọn vị trí đặt chậu

Để không gian hài hoà và không đơn điệu, bạn tránh đặt chậu hoa một cách tuỳ hứng. Cách bố trí thông minh là chậu cao đặt bên trong, còn chậu thấp đặt bên ngoài, hoa thấp xen với cây bụi thấp, hoa cao để chung với cây thân cao. Như vậy, cây lớn sẽ không che hết nắng của cây nhỏ.

Những chậu hoa bé hơn nữa, bạn nên đặt trên những tảng đá cảnh cao. Cách này vừa tạo nét khác lạ, vừa dễ chăm sóc và tránh bị úng nước, làm cây chết.

Sử dụng phân bón đúng lúc

Không nên bón phân thúc ra hoa hoặc làm xanh lá quá thường xuyên cho hoa cảnh. Nếu không đủ kiến thức, việc lạm dụng này có nguy cơ tạo ra hiệu quả ngược. Cây héo lá và chết là điều khó tránh khỏi. Tốt nhất, nên bón một hoặc hai lần/tháng.

Chọn đúng loại phân và bón cách gốc khoảng 10cm. Tưới đẫm nước sau khi bón để hoà tan đều trong đất, giúp rễ dễ dàng hấp thu. Sau khi bón, nên để chậu nơi thông thoáng, tránh tầm tay trẻ em. Nếu làm trong vườn, nên bón vào buổi sáng, tránh lúc trưa nắng gắt.

Chọn bình như thế nào?

Màu sắc, kiểu dáng bình tuỳ thuộc vào mục đích, vị trí đặt chậu. Nhưng kích cỡ tuỳ thuộc vào loại cây bạn trồng. Chậu quá to so với cây sẽ dẫn đến tình trạng úng nước hoặc phân bón không phát huy tác dụng. Loại quá bé sẽ không đủ chỗ cho rễ phát triển. Cây có thể chết do không sinh trưởng hoặc rễ phát triển và đâm mạnh, gây nứt, vỡ bình.

Nên tham khảo với nhà vườn để chọn loại chậu thích hợp. Hãy nói rõ bạn định trồng cây gì, họ sẽ cho những lời khuyên hữu ích.

Chọn dụng cụ làm vườn phù hợp

Cần trang bị đầy đủ dụng cụ làm vườn để việc chăm sóc cây cối, hoa cảnh dễ dàng và an toàn hơn. Chúng vừa giúp bạn thao tác thoải mái, hợp vệ sinh, vừa bảo vệ tay khi tiếp xúc với phân hoá học. Những dụng cụ bạn cần phải có như: găng tay, xẻng, kéo, bình tưới nước…

Lưu ý, nên mua dụng cụ phù hợp với diện tích vườn. Nếu vườn rộng, bạn nên trang bị loại lớn để rút ngắn thời gian chăm sóc. Với nơi vừa phải, loại nhỏ sẽ giúp bạn dễ sử dụng hơn

Cách làm vườn đứng như thế nào?

vườn đứng

Trong thời đại hiện đại hóa thì cuộc sống bận rộn, ồn ào và chật chội nơi phố thị khiến nhiều người ngày càng muốn gần gũi thiên nhiên hơn, song không phải lúc nào ước muốn có một mảnh vườn nho nhỏ cũng thành hiện thực.

Có lẽ vì vậy mà ý tưởng về những khu vườn đứng đã ra đời như một giải pháp trang trí nội thất và ngoại thất cho nhà phố, văn phòng, mang không gian xanh vào trong nhà ở. Vườn đứng là một khái niệm khá mới đối với những người đã quen với kiểu vườn nằm ngang truyền thống. Kiểu vườn này có thể được hiểu nôm na là trồng cây trên một mặt phẳng thẳng đứng, như trên những bức tường, cửa kính, hàng rào hay những khung gỗ, thép…


vườn đứng

Cách làm vườn đứng trên tường với phương pháp phổ biến tại Việt Nam là kết hợp tấm nhựa cùng vải nilon tạo bầu, thảm làm vườn đứng là thứ nhất, phải chuẩn bị các dụng cụ như một khung sắt, một lớp nhựa PVC và vải thảm nilon. Khung sắt được treo trên tường hoặc có thể tự đứng được. Nó cung cấp một lớp không khí đóng vai trò là một hệ thống cách nhiệt và âm hiệu quả.

Lớp nhựa PVC dày 1 cm được đóng lên khung sắt. Lớp nhựa này mang lại độ cứng chắc cho toàn bộ hệ thống và chống nước. Sau đó, lớp thảm vải nỉ sẽ được tiếp tục gắn lên lớp PVC. Lớp nỉ chống lại sự ăn mòn và khả năng dẫn nước cao, sẽ phân phối lượng nước một cách đồng đều. Rễ cây sẽ phát triển lên lớp thảm nỉ này.

vườn đứng

Thông thường, trọng lượng toàn bộ của vườn đứng này, gồm cả cây và khung sắt phải thấp hơn 30 kg mỗi m2. Vì vậy, vườn thẳng đứng có thể đứng trên bất cứ loại tường nào và không bị giới hạn bởi kích thước hay độ cao. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, thực vật không nhất thiết phải cần đến đất trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi đất chỉ là một cách hỗ trợ mang tính máy móc. Chỉ có nước và khoáng chất hòa tan mới là thành phần thiết yếu cho thực vật, cộng với ánh sáng và khí CO2 để hô hấp quang hợp.

vườn đứng

Vườn đứng được tạo nên ngay trên những bức tường nhờ các loài thực vật có trọng lượng nhẹ và khả năng sinh tồn cao. Để duy trì khu vườn này, người thiết kế phải bố trí hệ thống ánh sáng và tưới tiêu để cây có thể sống và phát triển như ngoài môi trường tự nhiên.

Một cách làm vườn hiệu quả 

làm vườn hiệu quả
Ông Nguyễn Văn Anh, 56 tuổi, hiện ngụ ấp Tân Luông B, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, khoảng 10 năm trở lại đây có lẽ ông là người đầu tiên của xã mạnh dạn áp dụng phương pháp trộn đất thành công, giúp làm vườn hiệu quả khiến vườn cây luôn sai oằn trái ngọt.

Vào những năm 80, ông theo ý nguyện của cha là phải giữ vững cây trồng truyền thống – chôm chôm. Thế là những mảnh vườn của ông lần lượt phủ đều một màu xanh bạt ngàn của tán lá chôm chôm. Lúc bấy giờ do chưa nắm bắt khoa học kỹ thuật, chưa học hỏi kinh nghiệm , mặc dù vẫn bón phân, tưới nước thường xuyên nhưng 7 năm liền vườn ông luôn bị thất mùa. Không đầu hàng với thiên nhiên, đêm suy nghĩ, ngày bám víu với mảnh vườn, cuối cùng ông cũng tìm ra nguyên nhân chính khiến cây không cho năng suất cao đó là do đất – đất này thuộc loại đất sét trắng nên không thể tốt cho cây trồng, chính vì thế ông nghĩ ngay cách làm là phải trộn đất. Ông phải mất gần 2 năm để làm công việc này, vì vườn đang có cây nên chỉ làm thủ công, ông dùng dá xắn từ trên mặt đất xuống sâu 2 lớp ven theo xung quanh gốc lấy đất để sang một bên, rồi tiếp tục lấy phần đất mềm sâu hơn cũng để sang một bên khác, rất may ông gặp phải đây là loại đất đen pha cát, lá cây mục, sau cùng cho số đất mặt xuống dưới, rồi cho đất bùn phủ trên mặt liếp.

làm vườn hiệu quả

Đất không phụ công sức của ông. Khoảng 5 năm trở lại đây, các mảnh vườn được ông trộn đất đều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, năm nào cũng được mùa trúng giá. Hiện ông có 18 công đất vườn, trong đó đã trồng 8 công chôm chôm nhãn, 3 công chôm chôm Java, số còn lại ông trồng xen canh cây có múi. Sau này, nhờ kịp thời nắm bắt các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, do đó 11 công chôm chôm hàng năm đều được ông xử lý nghịch mùa. Vì đất nhiều, cho nên cách một tháng ông xử lý một khu đất, để đến lúc thu hoạch thuận lợi mọi bề. Các khu vườn của ông bắt đầu vào vụ từ tháng 10 âm lịch, vừa thu hoạch dứt điểm 1 công chôm chôm Java giá từ 7.000-7.500đ/kg, hiện ông đang thu hoạch tiếp 3,5 công chôm chôm nhãn giá bán tại vườn 18.000đ/kg. Vườn chôm chôm của ông có số cây đều từ 8 đến trên 20 năm tuổi, bình quân mỗi công năng suất từ 2,5 – 3 tấn/công. Ông cho biết số chôm chôm còn lại sẽ thu hoạch đến tháng 3, tháng 4 âm lịch năm 2010 mới dứt điểm.

Hàng năm trừ tất cả chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu, màng phủ, dây cột, thuê nhân công (khoảng 50 triệu đồng), như vậy ông còn lời trên 200 triệu đồng/năm. Điều đáng nói, số trái cho thu hoạch luôn đạt chất lượng cao, điển hình trái to, màu đẹp, vị ngọt, không bị sâu và vườn cây của ông sau khi thu hoạch không bao giờ lá cây bị xào (hay còn gọi là bị cháy lá) như những mảnh vườn khác trong vùng. Ông tâm sự: “Số vườn cây có múi còn lại nếu thu hoạch không đạt năng suất thì tôi quyết tâm đốn bỏ, để tiếp tục với cây trồng truyền thống mà cha tôi đã từng tâm huyết, dặn dò con cháu giữ gìn!”.

Ông còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bà  con xung quanh, ông nói: “Hễ ai đến hỏi cách làm vườn đạt hiệu quả, tôi biết bao nhiêu hướng dẫn lại hết ý, không hề dấu diếm làm gì!”. Ông thường tâm niệm rằng “mình có ăn mà để người khác đói thì không thể là người tốt trong xã hội được”. Với sự cần cù, chịu khó và đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Anh được  công nhận là nông dân sản xuất- kinh giỏi cấp tỉnh 3 năm liền.