Trồng khoai tây ‘siêu tốc’ từ củ mọc mầm

khoai tây mọc mầm

Trồng khoai tây: Nếu bạn vô tình để quên những củ khoai tây trong bếp quá lâu ngày và chúng bắt đầu mọc mầm thì đừng vội vứt đi nhé. Khoai tây mọc mầm không thể ăn được nữa vì có hại cho sức khỏe nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng chính những củ khoai đấy để trồng thành cây mới ngay tại nhà.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 1

Khoai tây để lâu rất dễ nảy mầm. Lúc này chất lượng dinh dưỡng gần như không còn nhưng lại rất thích hợp để trồng cây mới.

 

Cũng giống như khoai lang, rau cải chíp, hành lá…, khoai tây rất dễ phát triển theo phương pháp Thạch Sanh. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước sạch và vài củ khoai tây đã mọc mầm từ các mắt khoai. Xiên 3 – 4 cây tăm vào thịt của củ khoai, rồi thả nó vào cốc nước sao cho 1/2 thân củ khoai chìm trong nước.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 2

Nước để ươm củ giống càng sạch càng tốt. Ban đầu, các bạn nên sử dụng nước ấm khoảng 30 – 35 độ C.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 3

Để cốc nước trên bậu cửa sổ hoặc vị trí nào đón được nhiều ánh sáng để hỗ trợ quá trình nảy mầm và mọc rễ.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 4

Chỉ sau 2 tuần, bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trên củ khoai. Những mầm non chìm dưới nước sẽ mọc rễ rất dài, còn bên trên thì vươn cao lên.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 5

Khi mầm non đã mọc đủ cao thì tách ra khỏi củ và bắt đầu bước tiếp theo là phát triển cây con.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 6

Đặt phần rễ mầm chìm trong bát nước sạch. Cách này giúp bộ rễ sinh trưởng hoàn thiện.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 7

Khi cây non cao được 25 – 30 cm, bạn có thể đem trồng xuống đất.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 8

Đối với các gia đình sống ở thành phố không có vườn tược hoặc quá nhiều diện tích thì có thể trồng khoai tây trong các bao tải, hộp xốp hoặc chậu cảnh đều được.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 9

Khi gặp đất, bộ rễ sẽ hút chất dinh dưỡng nuôi cây cao lớn và xanh tốt rất mãnh liệt.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 10

10 ngày sau, cây bắt đầu ra những cụm lá mới.

Trồng khoai tây 'siêu tốc' từ củ mọc mầm - 11

Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp. Năng suất của khoai tây có thể cải thiện nhờ các chất hữu cơ phân hủy, ví dụ như phân vườn. Do đó, thường xuyên tưới nước và thêm chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây.

Kinh nghiệm trồng bầu bí, mướp … trong thùng xốp sai quả

trồng bầu bí
PHẦN I – CHUẨN BỊ CHẬU – THÙNG XỐP TRỒNG CÂY
Bầu – bí – mướp là loại cây dây leo cần rất nhiều dinh dưỡng và nước trong quá trình sinh trưởng và đơm hoa kết trái. Do vậy chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước.
– Chúng ta có thể chuẩn bị một số kiểu chậu trồng cây như sau:
1. Kiểu thùng xốp :
Khác với trồng rau, lỗ để thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn.
trồng cây trong thùng xốp
Các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.
2. Tận dùng chậu sành, xi măng có sẵn trong nhà:
Do chậu được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chẩy ra ngoài và không lưu được nước bên trong chậu, đất thường xuyên bị khô. Do vậy ta phải chế lại một chút:
 
 
3. Dùng thùng nhựa loại lớn (80lít):
  – Loại này do có chiều dài lên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20-25cm so với đáy và có thể để loại chai nhựa to hơn phía trong.
   – Trong thùng Mướp để 2 chai loại 5l và 1 chai 1l
  – Thế là xong bước chuẩn bị ta bắt đầu bắt chân, bắt tay vào trồng và chăm sóc nào các bạn.
PHẦN II – TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1- Trồng cây và cách tạo rễ cho cây.
– Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.
– Bầu bí là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây.
– Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì cứ kệ nó không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc).
– Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu.
– Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.
– Ngoài ra nếu bạn sợ khi uốn, hạ thân cây xuống sẽ bị gẫy thân, gập thân thì có thể làm theo cách sau:
2. Chăm sóc cây.
– Bầu bí nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu bầu bí không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.
– Cách bón như sau: (theo kinh nghiệm của Mướp thôi nhé) Bạn nào có ý kiến xin hãy góp ý để việc trồng đạt hiệu quả hơn.

Bước 1: Tưới phân:
– Hình ảnh chén đạm (chén uống nước chè nhé loại nho nhỏ thôi không phải chén cơm)
– Khi cây lên được lá thật thì bắt đầu tưới đạm ( 1 chén hòa với 1 thùng nước khoảng 18 lít).
– Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây:
  Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau
– Liều lượng tưới:
+ Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần
+ Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần.
– Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây.
– Đây là thời kỳ cây bắt đầu đẻ nhánh để chuẩn bị ra quả. Việc bỏ nhánh, bấm ngọn cho cây là cầy thiết .
– Cắt bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn.
– Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m thì tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới , còn ngọn của nhánh thì để nguyên.
Bước 2. Khi cây bắt đầu ra quả:
– Liều lượng bón: như công thức 1 nhưng tăng về lượng: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần. Về mùa hè có thể chia đôi lượng phân bón tưới 2 lần/tuần.
– Chú ý: Trước khi thu hoạch quả thì phải ngưng tưới lân đạm trước đó 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả.
Bước 3: Sau khi thu hoạch:
– Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Thời kỳ này thân cây đã cứng cáp và bộ rễ phát triển mạnh nên tưới đậm lân đạm là OK
– Liều lượng: vẫn theo công thức 1 nhưng hòa 2 chén, có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc.
– Khi cây đã hồi lại, đẻ nhánh thì liều lượng tưới quay lại bước 2.
(*)CHÚ Ý:
– Trồng cây để cho nhiều quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Chậu trồng cây: Chậu rộng chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước cây sẽ phát triển tốt hơn.
– Khâu làm đất rất quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, có nhiều phân hữu cơ hoại mục, đất trong chậu phải luôn giữ ẩm tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng cây chỉ ra quả được đợt đầu là cây đã tàn.
– Nước: Mướp, bầu bí là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước quả sẽ kém, quả chưa nở hoa đã thui. ..vv
– Chăm bón: Muốn cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngay từ ban đầu phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, phát triển kém, sâu bệnh, ngộ phân thì yếu tố cho quả cũng sẽ kém. Khi cây trưởng thành cần phải ngắt bỏ ngọn chính để cây để nhiều nhánh, có nhiều nhánh cây sẽ cho nhiều quả hơn. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo.”

Bài viết đóng góp của diễn đàn rausach.com.vn

Trồng rau mầm đơn giản từ hạt hướng dương

rau mầm

Loài hoa thể hiện niềm tin và hy vọng trong tình yêu, luôn hướng về điều tươi sáng nhất – hoa Hướng dương hay hoa Mặt trời, rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Vào dịp Tết, sắc vàng óng ả của chúng luôn thu hút người mua hoa về chưng 3 ngày tết, và cũng rất lạ – rau mầm từ hạt hướng dương, thêm một hương vị mới vào sổ tay trồng rau mầm của các bạn.

Rau mầm như chúng ta cũng biết ngày càng trở nên được ưa chuộng bởi các các cô, các bà nội trợ gia đình vì giá trị dinh dưỡng cao, tươi ngon và dễ trồng tại nhà:

trồng rau mầm hướng dương bằng khay xốp

1. Xử lí giống rau mầm Hướng Dương

– ngâm giống vào nước ấm (50-60 độ) trong 12 giờ , sau đó ủ ráu nước 12 giờ

2. Chuẩn bị đất và khay trồng rau mầm hướng dương

– dùng 2 kg đất sạch cho khay 40 x 50 , làm cho đất bằng phẳng

3. Kỹ Thuật trồng rau mầm hướng dương 

– gieo 50g hạt giống Hướng Dương đã xử lí vào khay đã chuẩn bị , gieo thưa

– phủ lên bề mặt 1 lớp đất sạch khoảng 0,5-1cm

– tưới vừa đủ ẩm bề mặt – đậy khay đã gieo hạt tối (ủ kín trong 2 ngày , mỗi ngày đều tuới 2 lần)

– ngày thứ 3 mang ra ngoài ánh sáng và tuới – ngày thứ 6 thu hoạch ( mỗi ngày tưới 2 lần)

Rất dễ để có một khay rau mầm Hướng dương phải không?

Cách trồng hành lá kiểu cổ điển

trồng hành lá

Hầu như trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, không thể vắng bóng cây hành, do đó những người nông dân đã trồng hành lá quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Hành lá có thể trồng trong chậu, đất trống quanh nhà hoặc thâm canh, xen vụ trên diện tích lớn.

Đất trồng hành lá không kén lắm, có thể trồng trên chân đất sét pha thịt, đất thịt, thịt pha cát,…tuy nhiên, tốt nhất là trên đất thịt.

1. Chọn giống trồng hành lá

Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: Giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương). Hành gốc tím nông dân thích trồng hơn vì năng suất cao, ít sâu bệnh và ít đổ gãy lá hơn. Hành hương cọng và gốc nhỏ nhưng rất thơm.

trồng hành lá

2. Làm đất

Luống trồng hành có thể rộng 1,2 → 1,4 m, cao khoảng 20 → 40 cm, đất phải được làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại.

Mùa nắng luống trồng có thể thấp khoảng 20→25 cm là đạt yêu cầu.

Bón vôi xử lý đất, tiêu diệt nấm và vi khuẩn tồn tại trong đất.

3. Mật độ và khoảng cách trồng

Lượng giống cần cho 1.000 m2 là: 300 → 400 kg (vụ xuân) và 400 → 500 kg (vụ thu)

Khoảng cách hàng cách hàng: 20 → 30 cm. Khoảng cách cây cách cây: 20 → 25 cm. Mỗi hốc, 2 tép hành.

Rãnh giữa 2 luống rộng: 20→30 cm.

Khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, vụ thu có thể trồng dày hơn vụ xuân.

4. Trồng hành lá

Trồng hành lá bằng phần gốc của cây, chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng.

Hành lá khi mua giống về đem trồng ngay, một luống có thể cấy 4 → 5 hàng tùy theo độ rộng của mặt luống. Rải một lớp rơm mỏng lên mặt luống trước khi trồng để giữ ấm cho cây sau khi trồng, đặt biệt là vụ xuân.

Nếu để giúp cây phát triển nhanh hơn thì dùng que có đầu nhọn chọc lỗ với độ sâu 2 → 3cm rồi tiến hành trồng.

5. Phân bón

Lượng phân cần bón cho cây tùy thuộc vào nhu cầu của cây, độ phì nhiêu của đất. Có thể tham khảo công thức phân bón như sau (tính cho 1.000 m2):

* Bón lót (trước khi trồng):

Phân chuồng (đã ủ hoai mục): 400 → 500 kg, 20kg Super lân, tro trấu đã ủ hoai mục 200 → 300kg

* Bón thúc: Có thể pha phân vào nước tưới

Đợt 1 (8 ngày sau khi trồng): 3 kg đạm + 2 kg kaly

Đợt 2 (16 ngày sau khi trồng): 5kg đạm + 3 kg kaly

Đợt 3 (23 ngày sau khi trồng): 7 kg đạm + 5 kg kaly

Lưu ý: Nên ngưng tưới phân bón trước thu hoạch ít nhất 7→10 ngày.

6. Chăm sóc

Làm cỏ: Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành.

Tưới nước: Cây hành lá rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây, nên tưới 1 → 2 lần/ngày.

7. Sâu bệnh

Bệnh thán thư là bệnh rất hay gặp khi trồng hành lá, do đó có thể hạn chế bệnh trước khi trồng nên xử lý cây giống bằng một trong các loại thuốc như: Rovral, Anvil, Validacin, Ridomyl…

Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng thuốc: Padan, Furadan dạng hạt rắc vào gốc hoặc phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:

– Biện pháp canh tác:

Luân canh với cây trồng khác họ để cắt đứt cầu nối sâu bệnh giữa các vụ.

 Chọn giống sạch, nếu cần thiết nên nhúng lá hành giống vào dung dịch thuốc trừ bệnh Rovral để xử lý giống.

Vụ thu trồng dày , vụ xuân trồng thưa 10 → 15 cm.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. Nên bón lót phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, tưới đầy đủ nước, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh.

– Biện pháp vật lý – cơ học:

Làm đất phơi ải, xử lý vôi 100kg/1.000m2 tiêu diệt mầm mống sâu bệnh.

Lên luống cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để hạn chế mầm bệnh lây lan.

– Biện pháp sinh học:

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để bảo tồn thiên địch, nhất là ong ký sinh, cóc, ếch, nhái . . .

8. Thu hoạch

Hành lá trồng  được 45 → 60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo thị trường và giá cả.

Năng suất có thể đạt 2 → 3 tấn (vụ thu) và đạt 2 tấn (vụ xuân) trên 1.000m2.

Lưu ý: Ngưng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày.

Trồng rau mầm đậu cove

rau mầm

Chúng ta đã biết rau mầm có thể được trồng từ nhiều loại rau hoa đậu khác nhau, ví dụ như trồng rau mầm từ hạt hoa hướng dương . Trong bài viết này Farmvina chia sẻ với các bạn cách trồng rau mầm từ cây đậu cove. Đây là cách trồng đơn giản, giúp gia đình bạn có ngay một bữa rau mầm ngon, sạch, ngay từ chính vườn nhà.

Vật liệu

– Hạt giống mầm cove: 50 – 60 gr

– Giá thể : 3 dm3

– Khay trồng: 30 x 40 cm

– Bình phun

trồng rau mầm
Rau mầm đậu cove

Cách làm

– Ngâm hạt: dùng nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 3h, rửa sạch, ủ hạt trong túi vải 12h.

– Cho giá thể  vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 3 – 4 cm.

–  Rãi hạt thật đều. Phủ một lớp đất mỏng (giấy ăn) lên hạt. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều.

-Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 lần.

– Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra. Đặt khay nơi có nhiều ánh sáng, tránh mưa trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.

Thu hoạch

– 4 – 6 ngày sau gieo có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.

– Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ. Có thể phơi khô hoặc bổ sung 1 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.

* Chú ý: không nên tưới nước quá nhiều

Trồng rau mầm giá đỗ cực đơn giản tại nhà

rau mầm giá đỗ

Rau mầm giá đỗ mọc đều và khỏe khi ta chọn được hạt giống tốt, đều hạt, hạt đậu xanh trước khi cho vào khay ta nên xử lý bằng cách ủ hạt trước để hạt nứt vỏ đều.

rau mầm
Trong khoảng một ngày khi đỗ xanh nứt vỏ đưa vào khay, hạt bắt đầu nảy mầm
rau mầm
Cho nước sạch vào bình tương đương 3/4 khoang chứa nước,
trồng rau mầm
Sau 2-3 ngày mầm bắt đầu sinh trưởng.
trồng rau mầm
Để rau sạch và tươi ngon, bạn nên thay nước mỗi ngày.
rau mầm
Lá mầm bắt đầu nhú lên, báo hiệu bạn có thể sắp thu hoạch thành phẩm
rau mầm
Lúc trưởng thành. Do sử dụng hoàn toàn bằng nước sạch và oxy nên rau đảm bảo vệ sinh an toàn.
Hướng dẫn trồng rau mầm
Rau màu trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi
rau mầm giá đỗ
Có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho trẻ em và người ăn kiêng.
rau mầm
Rau chứa nhiều chất xơ và vitamin, vị ngọt giòn nhưng hơi hăng, được xem là một trong các loại rau sạch ưa chuộng hiện nay.

Chúc các bạn trồng rau sạch tại nhà thành công và thư giãn, luôn có một bữa ăn sạch sẽ và ngon lành cùng với những người mình thường yêu.