Trồng rau thơm ngay trên bàn làm việc

rau thơm

Hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều loại cây thảo mộc (hay còn gọi là cây gia vị, rau thơm) để bổ sung hương vị thơm ngon cho các món ăn ưa thích. Đôi lúc, chúng còn là bài thuốc tuyệt vời mỗi khi trong nhà có người ho hắng, cảm cúm…

Thế nhưng, thật đáng buồn vì điều kiện sống trong những tòa nhà cao tầng, những căn hộ chung cư thiếu thốn ánh sáng tự nhiên khiến nhiều người không thể phát triển được những vườn rau sạch cho gia đình.

Bên cạnh trở ngại lớn về ánh sáng, một nguyên nhân khác khiến bạn gặp thất bại khi trồng rau trong nhà phố đó là lựa chọn sai loại cây trồng. Thực tế, có rất nhiều loại rau thơm thích hợp trồng ở điều kiện thiếu ánh sáng, không đòi hỏi sự chăm sóc phức tạp, dễ dàng trồng trong chậu và nhất là chiếm rất ít diện tích.

rau thơm

Một số loại cây thảo mộc lấy lá, có mùi thơm tuyệt vời như lá hẹ, rau húng quế, thì là, rau mùi, bạc hà, lá chanh… có thể phát triển khá tốt tại những vị trí có ánh sáng yếu. Riêng rau húng quế và thì là cần lượng ánh sáng nhiều hơn một chút.

Nếu cửa sổ trong nhà có khoảng trống thì bạn hãy cân nhắc trồng một vài chậu cây thảo mộc tại đây và tận hưởng niềm vui thu hoạch rau sạch suốt mùa hè sắp tới. Trong trường hợp, nhà bạn không có một chút không gian ngoài trời nào nhưng vẫn nhận được rất nhiều ánh nắng tự nhiên thì các loại rau này vẫn phát triển bình thường trên bàn, bậu cửa sổ đầy nắng hoặc quầy bếp tươi sáng.

Ngay bây giờ, bạn hãy thử tìm đến các cửa hàng bán cây giống hoặc đơn giản là ra khu chợ gần nhà và mua cho mình một vài cây giống yêu thích như rau mùi, lá hẹ, rau húng quế, bạc hà… Giá bán cây giống rất rẻ, chỉ 10 – 20 nghìn đồng/khóm tùy loại. Về nhà, bạn có thể tách chúng ra thành nhiều cây con hoặc giữ nguyên cả khóm để trồng.

Ngoài ra, bạn cũng cần mua thêm những chiếc chậu con hoặc một khung gỗ có sẵn lỗ thoát nước để trồng vườn rau thơm tại nhà giống trong hình, đất trồng hữu cơ và sỏi.

Chậu để trồng cây cần có đường kính tối thiểu 12 – 15 cm và khung gỗ cần có chiều rộng tối thiểu là 10 – 12 cm, không giới hạn về chiều dài. Chiều dài khung gỗ sẽ được điều chính sao cho phù hợp với vị trí bạn sẽ đặt nó.

rau thơm

Bạn nên trải một lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu hoặc khung gỗ để hỗ trợ quá trình thoát nước cho đất, giúp rễ cây không bị úng nước và ngăn chặn đất trồng thoát ra ngoài qua lỗ thoát nước. Nhiều loại cây thảo mộc đặc biệt nhạy cảm khi bộ rễ quá ấm ướt.

Khi trồng cây trong nhà, bạn nên đặt một khay nhỏ bên dưới chậu/khay trồng để hứng lượng nước thừa.

Với những người mới bắt đầu, bạn sẽ không thể bỏ qua cây bạc hà. Bạc hà là một loại thảo mộc phát triển mạnh dù thiếu ánh sáng. Thậm chí, đôi khi nó còn phát triển quá tốt và bạn sẽ phải để nó tránh xa ánh nắng mặt trời một chút. Các vị trí như trên quầy bếp, cạnh chậu rửa bát hoặc trên bàn ăn đều thích hợp.

Khi trồng nhiều cây giống chung một chậu, lưu ý để khoảng cách tối thiểu giữa mỗi cây từ 5 – 6 cm để đảm bảo đủ không gian khi cây trưởng thành.

Với 3 giờ hấp thụ ánh sáng mỗi ngày là quá đủ để vườn rau thơm phát triển khỏe mạnh.

Đừng quên một điều rằng bạn trồng cây là để ăn. Bởi vậy, duy trì cắt lá thường xuyên, cắt sát gốc để cây sinh trưởng lại nhanh chóng.

Trồng rau mầm trong cốc

rau mầm

Về cơ bản, rau mầm là phiên bản tí hon của các loại rau xanh chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Điểm khác biệt là chúng được thu hoạch từ khi còn rất non và có thể sử dụng để chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng. Mặc dù nhỏ bé và non xanh nhưng hương vị của rau mầm vô cùng đậm đà, hấp dẫn khiến cho ai ai nếm thử một lần đều bị mê hoặc.

Bạn có thể trồng rau mầm quanh năm vì chúng dễ dàng phát triển trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Để bắt đầu, những gì bạn cần làm là mua một ít hạt giống rau yêu thích ngoài chợ hoặc cửa hàng bán hạt giống cây, chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng hữu cơ.

Rau diếp, cải xanh, cải xoăn, bông cải xanh… là một vài ứng cử viên sáng giá để bạn thử sức.

Thực hiện:

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 2

Bạn có thể tận dụng những đồ dùng nhà bếp như bát tô, cốc uống nước, khay nhựa… để trồng rau mầm. Tuy nhiên, vì chúng không có lỗ thoát nước như chậu trồng chuyên dụng nên bạn cần trải một lớp sỏi mỏng để hỗ trợ sự thoát nước cho đất.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 3

Sau đó, đổ đất trồng hữu cơ đã làm ẩm (trộn với một ít nước) gần đầy các chậu, cách phần miệng khoảng 1 – 1.5 cm. Với môi trường trong nhà, bạn nên tìm mua các túi đất trồng hữu cơ bán sẵn để đảm bảo sạch sẽ và tiết kiệm thời gian.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 4

Bóc các túi hạt giống ra và rắc đều chúng lên bề mặt đất.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 5

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 6

Bạn chỉ nên rắc một lớp hạt giống vừa phải, không quá dày để cây có thể nảy mầm và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ lượng đất ít ỏi trong chậu.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 7

Cuối cùng, lấp kín hạt giống bằng một lớp đất mỏng.

Rau mầm chỉ cần từ 1 – 2 tuần để sinh trưởng hoàn thiện, tùy thuộc vào từng loại hạt giống bạn gieo trồng. Nếu bạn trồng đa dạng các loại hạt giống thì chúng có thể nảy mầm ở nhiều thời điểm khác nhau.

Ngay khi chậu rau mầm của bạn xuất hiện những cặp lá mầm đầu tiên, có hình hài giống hệt với lá rau trưởng thành thì bạn có thể thu hoạch chúng. Cách thu hoạch dễ nhất và nhanh nhất là dùng kéo cắt sát tận gốc.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 8

Đặt các chậu cây trên bậu cửa sổ hoặc vị trí gần cửa sổ đầy nắng hoặc đặt dưới một bóng đèn vàng để giữ ấm cho chúng, đẩy nhanh quá trình nảy mẩm.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 9

Thời điểm cắt rau mầm tốt nhất là khi chúng bắt đầu nhú cặp lá đầu tiên.

Trồng rau mầm trong cốc ngon mê ly - 10

Dùng rau mầm làm các món salad hoặc trang trí đồ ăn thật đẹp mắt.

Trồng khoai lang ‘Thạch Sanh’ từ củ tại nhà

khoai lang

Để bắt đầu trồng khoai lang theo cách này không thực sự đơn giản như khi gieo hạt thông thường. Bạn cần chọn mua lấy củ khoai lang tươi – giống khoai yêu thích của gia đình, rửa sạch, cắt làm đôi. Tiếp theo, xiên 3 cây tăm vào phần thịt ở khoảng giữa của nửa củ khoai vừa cắt để làm giá đỡ, rồi đặt nó vào một cốc nước sạch.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 1

Khoai lang sau khi mua về rửa sạch, cắt làm đôi. Luôn thực hiện với củ khoai đang tươi.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 2

Chuẩn bị một cốc nước có đường kính tương đương với đường kính của củ khoai. Xiên khoảng 3 cây tăm vào thịt củ khoai để giữ nó không chìm trong nước.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 3

Thả nửa củ khoai vào trong cốc nước sạch sao cho 1/2 củ chìm trong nước và phần còn lại nổi lên trên, tiếp xúc với ánh sáng. Lúc này, rễ sẽ mọc ở dưới và mầm non sẽ mọc ở trên. Mỗi nửa củ có thể mọc đến 50 mầm và tất cả số mầm đó đều có thể trồng thành cây khoai lang.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 4

Sau một vài tuần phát triển ở một vị trí đầy đủ ánh nắng mặt trời, củ khoai sẽ mọc cả rễ và mầm đúng như những gì chúng ta mong đợi.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 5

Lúc này, rất nhiều mầm non đã mọc đủ cao, tầm 12 cm để có thể tách rời khỏi bề mặt củ khoai lang và bắt đầu phát triển thành cây con.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 6

Để tách rời mầm non, bạn nhẹ nhàng xoắn những mầm cao nhất và khỏe nhất. Nên cầm sát gốc – điểm tiếp xúc gần nhất với bề mặt củ khoai để tránh làm gãy mầm.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 7

Sau đó, đặt chúng vào một bát nước ấm tầm 30 – 35oC, phần gốc nằm trong nước, phần lá chồi lên trên, để thúc đẩy rễ sinh trưởng trực tiếp từ mầm non.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 8

Thậm chí chưa cần đến 1 ngày sau, rễ của mầm đã bắt đầu mọc. Tất cả quá trình kích thích nảy mầm đều cần ánh sáng mạnh, do đó, bạn cần để chúng ở vị trí nhiều nắng.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 9

Ngay khi rễ mầm mọc dài tối thiểu 2.5 cm là bạn có thể đem trồng chúng xuống đất. Trường hợp không có vườn, bạn có thể trồng trong chậu cảnh, bao cát hoặc hộp xốp… tùy thuộc vào điều kiện sống cụ thể.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 10

Khoảng 1 tháng sau, bạn sẽ thấy các cây khoai lang mới phát triển rất mãnh liệt.

Trồng khoai lang 'Thạch Sanh' từ củ - 11

Sau khoảng 3 tháng, khoai lang sẽ cho củ đủ lớn để thu hoạch. Trước đó, bạn có thể ngắt bớt ngọn để ăn. Khi ngắt bớt ngọn, cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi củ nhiều hơn là lá và củ sẽ mập và ngọt hơn.

Chúc các bạn thành công!

Trồng tỏi tại nhà: Hướng dẫn đơn giản cho bạn

trồng tỏi tại nhà

Trồng tỏi tại nhà: Bạn nên chọn mua loại tỏi mà gia đình ưa thích, hay ăn để trồng. Mỗi củ tỏi có thể tách thành nhiều tép con, mỗi tép con phát triển thành một cây.

Do đó, tùy thuộc vào diện tích đất trồng và nhu cầu tiêu thụ của gia đình bạn để điều chỉnh số lượng tỏi trồng trong một lần cho hợp lý.

Thực hiện trồng tỏi tại nhà:

Dùng tay nhẹ nhàng tách củ tỏi thành các tép con. Tránh dùng lực quá mạnh khiến tép tỏi bị dập.

Chọn lấy những tép to nhất để trồng. Bạn trồng tép tỏi càng to thì sẽ thu hoạch được những củ tỏi mới càng to.

Chú ý bóc hết các lớp vỏ khô bên ngoài, chỉ để lại lớp vỏ lụa trong cùng. Giữ nguyên phần gốc và đỉnh của tép tỏi.

Khi trồng, đặt phần gốc xuống đất, hướng phần đỉnh lên trên. Mỗi tép tỏi cách nhau từ 8 – 10 cm nếu trồng trong vườn. Có thể thu hẹp khoảng cách này khi trồng trong các loại chậu cảnh, nhưng không nên trồng quá dày để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nuôi củ mập mạp.

Sau đó, lấp đất kín các tép tỏi và tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Lớp đất này chỉ cần dày khoảng 5 – 6 cm. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.

Thu hoạch sau khi trồng tỏi tại nhà:

Sau từ 2 – 3 tháng, tỏi sẽ ra hoa. Hoa tỏi mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Bạn có thể thu hoạch những thân trụ và hoa – được gọi là ngồng tỏi để chế biến các món xào cực hấp dẫn.

Hoặc, cắm trong bình trang trí nhà cửa cũng rất đẹp mắt.

Để thu hoạch tỏi đúng thời điểm, bạn hãy quan sát phần lá tỏi. Số lá tỏi mọc quanh thân tương ứng với số tép của củ bên dưới. Khi 1/2 số lá khô héo có nghĩa tỏi đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.

Chờ đợi toàn bộ thân và lá tỏi khô mới thu hoạch là điều sai lầm.

Trước khi nhổ tỏi, tốt nhất nên dùng bay đánh tơi phần đất xung quanh để khi kéo tỏi lên củ không bị đứt. Ngoài ra, những củ dập nát rất dễ bị thối nên bạn cần thu hoạch nhẹ nhàng và cẩn thận.

Sau đó, rũ sạch lớp đất bên ngoài và treo ở vị trí khô ráo, thoáng khi, đón được ánh nắng mặt trời trực tiếp càng tốt.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày

trồng giá

Bạn cần chuẩn bị:

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 1

– Dụng cụ ủ giá: Có thể dùng chậu, xoong nồi, hay bất cứ thứ gì nhưng phải có lỗ thoát nước ở bên dưới để tránh làm úng giá đỗ và có nắp đậy.

– Đậu xanh: Chọn nguyên liệu đậu xanh ta, hạt nhỏ, chắc, bùi, không sử dụng thuốc kích thích.

Các bước thực hiện:

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 2

Đổ một lượng hạt đậu xanh vừa phải vào dụng cụ ủ có lỗ thoát nước.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 3

Sau đó đặt vào một chiếc bát bình thường.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 4

Đổ nước ấm 38 độ C đầy bát và ngâm từ 8 – 12 tiếng để hạt mau nảy mầm.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 5

Sau khi hạt đậu nở và hơi tách vỏ, nhấc ra khỏi bát nước và đổ toàn bộ nước vừa ngâm đậu xanh đi.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 6

Rửa sạch kỹ càng với nước lạnh.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 7

Rồi đặt trở lại chiếc bát ban đầu kín.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 8

Đổ nước sạch đầy bát và đậy kín. Bạn nên đặt một vật nặng lên nắp để cố định chiếc bát và hạt mầm sẽ phát triển mập mạp và ít rễ hơn.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 9

Cứ sau 8 – 12 tiếng, bạn lại lấy đậu xanh ra xả với nước lạnh khoảng 5 phút/lần.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 10

Sau khoảng 3 ngày giá mọc sẽ tự đẩy hộp lên. Đừng lo giá bị đè đau không mọc được. Kết quả ngược lại, giá sẽ mập, rễ sẽ ngắn hơn…

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 11

Tuy nhiên, đừng nghỉ đè càng nặng giá càng mập vì nếu đè nặng quá phần thân giá không trồi lên nổi thì phần rễ sẽ đâm xuống dưới rổ, rễ sẽ dài.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 12

Nếu đè nhẹ quá giá cao nhanh và không mập. Sau một vài lần thực hành, các bạn sẽ rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 13

Mỗi lứa giá đỗ cần trung bình 4 ngày để sinh trưởng hoàn thiện.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 14

Nếu được nén và cố định đúng cách thì phần rễ không có cơ hội mọc dài.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 15

Trung bình 1- 1,5 kg đậu xanh, sẽ cho 10 – 13 kg giá. Mỗi lần chỉ nên ủ 100 gram đậu xanh, vừa đủ cho cả nhà ăn.

Cách trồng giá đỗ sạch trong 4 ngày - 16

Nên chế biến giá ngay sau khi ủ hoặc cất trong tủ lạnh dùng dần từ 2 – 3 ngày là tốt nhất.

 

Tự trồng gừng sạch tại nhà

trồng gừng

Bạn cần chuẩn bị:

– 1 củ gừng có nhiều nhánh con

– Chậu để trồng

– Đất trồng hữu cơ

– Phân bón hữu cơ hoặc chất dinh dưỡng

– Dụng cụ trồng: Bay nhỏ, bình tưới nước…

Các bước thực hiện:

 

Tự trồng gừng sạch ăn ngon, lợi sức khỏe - 2

Đầu tiên, bạn cần chọn củ gừng mập mạp, có lớp vỏ mượt mà để trồng. Nên chọn giống gừng gia đình bạn vẫn thường ăn. Tránh chọn những củ gừng đã bị teo lại, khô rỗng hoặc quá cũ.

Tự trồng gừng sạch ăn ngon, lợi sức khỏe - 3

Ngoài ra, cần đảm bảo củ gừng có nhiều nhánh nhỏ để tách ra trồng và trên mỗi nhánh gừng có ít nhất 1 – 2 mắt mầm nhỏ. Ngâm cả củ gừng – chưa tách nhánh – trong nước ấm (28 – 35 độ C) qua đêm.

Tự trồng gừng sạch ăn ngon, lợi sức khỏe - 4

Sáng hôm sau, vứt gừng ra cho ráo nước và tách củ thành nhiều nhánh nhỏ nhưng cần nhớ rằng nhánh gừng nào cũng phải có mắt mầm. Đổ đầy đất hữu cơ vào trong các chậu (hoặc dụng cụ trồng tự chọn.) Trường hợp chậu không có đủ lỗ thoát nước, bạn hãy rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy.

Tự trồng gừng sạch ăn ngon, lợi sức khỏe - 5

Tiếp theo, dùng tay đào một lỗ nhỏ, nông rồi đặt nhánh gừng vào và lấp một lớp đất mỏng phía trên. Để chậu trồng gừng ở vị trí ấm áp, đón được nhiều ánh nắng mặt trời.

Tự trồng gừng sạch ăn ngon, lợi sức khỏe - 6

Gừng phát triển tốt nhất khi có đầy đủ độ ẩm và ánh sáng, vì thế, bạn nhớ tưới nước và phun sương cho cây hàng ngày.

Một số lưu ý về cách chăm sóc để cây phát triển tốt và cho củ to:

– Phủ một lớp rơm mỏng bên trên bề mặt đất trồng để kìm hãm cỏ dại phát triển và giữ ẩm cho đất. Vào mùa đông, lớp rơm này còn có tác dụng tránh rét cho cây.

– Tưới ít nước và cách ngày trước khi cây bắt đầu mọc lá non để bộ rễ không bị thối. Sau đó, bổ sung nước thường xuyên hơn, nhất là thời điểm cuối mùa xuân đến đầu mùa thu ở những nơi mưa ít hoặc không có mưa.

Giữ đất luôn ẩm ướt cho đến 1 – 2 tháng trước khi và trong suốt vụ thu hoạch chính – thời điểm bạn phải ngừng tưới nước hoàn toàn để tạo nên môi trường khô ráo cho cây. Điều này kết hợp với độ dài của ngày trồng sẽ khuyến khích của phát triển.

– Sau khi trồng 3 – 4 tháng, bạn nên thu hoạch bớt một lượng củ nhỏ trước tiên. Cách làm rất đơn giản, nhẹ nhàng gỡ bỏ phần đất xung quanh cây gừng cho đến khi nhìn thấy bộ rễ đã thành củ. Nhấc cả cụm lên và tỉa bớt củ nhỏ xung quanh rồi lại trồng xuống như ban đầu. Việc tỉa bớt củ nhỏ giúp cho cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi củ chính được mập mạp hơn.

– Vụ thu hoạch chính sẽ diễn ra khi lá cây hoàn toàn héo. Gừng có thể cần tới 8 tháng hoặc hơn để củ đạt được kích thước tiêu chuẩn và hương vị thơm ngon nhất.